Top 10 Điều nên làm trong ngày vía Thần Tài

Green Apple 1576 0 Báo lỗi

Ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm chính là ngày vía Thần Tài và để được may mắn cả năm thì dân gian ta quan niệm cần phải cúng bái một cách cẩn thận. Ngoài ra, ... xem thêm...

  1. Thờ Thần Tài được rất nhiều chủ hộ kinh doanh, buôn bán thực hiện. Đây cũng là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt từ xưa. Lễ cúng Thần Tài - Ông Địa được thực hiện quanh năm nhưng đặc biệt nhất là vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch).


    Làm lễ cúng vào ngày vía Thần Tài chính là điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải cúng bái một cách hoành tráng, quan trọng chính là lòng thành và cầu nguyện Thần Tài cho cả năm được may mắn.


    Trước khi cúng Thần Tài, bạn nên lau dọn bàn thờ một cách cẩn thận, bởi việc lau dọn và giữ cho bàn thờ sạch sẽ còn là cách bạn thể hiện sự tôn kính với Thần Tài. Nếu chỉ lau dọn bàn thờ Thần Tài qua loa, không thể hiện cái tâm của mình với các vị Thần, không chú ý đến những điều kiêng kỵ có thể sẽ ảnh hưởng đến công việc buôn bán, đem tới những xui rủi không đáng có.

    Lau dọn bàn thờ sạch sẽ trước khi cúng bái
    Lau dọn bàn thờ sạch sẽ trước khi cúng bái
    Lau dọn bàn thờ và làm lễ cúng
    Lau dọn bàn thờ và làm lễ cúng

  2. Nếu bạn là người kinh doanh, buôn bán thì việc cúng vía Thần Tài là vô cùng cần thiết. Bạn nên chuẩn bị mâm cỗ mặn để cúng Thần Tài.


    Thông thường, mâm cúng ngày vía Thần Tài ngoài món thịt quay (do dân gian truyền tai nhau Thần Tài ngày còn ở nhân gian thích ăn thịt quay) còn có thêm mâm cỗ “Tam sên” gồm: miếng thịt heo luộc, quả trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc.


    Bên cạnh đó, trong ngày cúng Thần Tài cũng không thể thiếu hoa và trái cây. Bạn nên chọn những loại quả có tên hoặc màu sắc biểu tượng cho sự may mắn (thường là táo, lê, chuối, cam, quýt,…); hoa dùng làm lễ nên là hoa thật, có nụ và tỏa ngát hương thơm.


    Mâm cỗ mặn cúng vía Thần Tài
    Mâm cỗ mặn cúng vía Thần Tài
    Chuẩn bị mâm cỗ mặn để cúng
    Chuẩn bị mâm cỗ mặn để cúng
  3. Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng Thần Tài rất phổ biến trong giới kinh doanh. Họ cúng Thần Tài quanh năm. Tuy nhiên ngày mùng 10 Âm lịch hằng tháng được dân gian xem là ngày vía Thần Tài.

    Ngày thường cúng hoa quả, đồ chay còn ngày vía này người ta cúng mặn với cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc.

    Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm. Có người còn cúng thêm cả cá nướng và cua... cái này cũng tùy điều kiện và hoàn cảnh của gia chủ.

    Cỗ tam sên cúng Thần Tài
    Cỗ tam sên cúng Thần Tài
    Chuẩn bị cỗ tam sên
    Chuẩn bị cỗ tam sên
  4. Việc mua vàng trong ngày vía Thần Tài được đặc biệt chú trọng. Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian lâu đời, vàng chính là một kim loại quý có giá trị rất cao và được xem là "của để dành" của đa số người dân Việt Nam, do đó, mua vàng vào ngày này đồng nghĩa với việc rước của cải vào nhà với sự phù hộ của vị thần quản lý tài sản. Việc làm này khiến cho tài vận của người đi mua vàng được khởi sắc và ngày càng tốt đẹp trong năm.
    Nên mua vàng trong ngày vía Thần Tài
    Nên mua vàng trong ngày vía Thần Tài
    Mua vàng
    Mua vàng
  5. Khi mua vàng, bạn nên đặt lên bàn thờ Thần Tài để cúng, sau khi cúng xong thì nên mang theo người để luôn gặp may mắn trong kinh doanh, buôn bán. Bởi theo quan niệm dân gian, nếu đặt một chút vàng (tùy vào điều kiện của mỗi người) khi cúng trong ngày vía Thần Tài thì bạn sẽ luôn gặp may mắn về tài chính, tiền vào như nước.

    Tượng Thần Tài bằng vàng để cúng
    Tượng Thần Tài bằng vàng để cúng
    Đặt vàng lên bàn thờ cúng Thần Tài để xin lộc
    Đặt vàng lên bàn thờ cúng Thần Tài để xin lộc
  6. Theo tín ngưỡng phương Đông thì Thần Tài là một trong những vị thần cai quản về tiền tài, vàng bạc cho gia chủ và ngày mùng 10 tháng Giêng - ngày Thần Tài bay về trời được chọn là ngày vía Thần Tài. Bởi vậy, mà khi cúng bạn cần sử dụng bài văn khấn nguyện sau để được may mắn, phúc lộc:


    "Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Con kính lạy Thần Tài vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
    Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:………………….. Trú tại………………………………………………………………………..
    Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
    Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần tài tiền vị và chư vị tôn Thần.Cúi xin Thần tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
    Phục duy cẩn cáo!"

    Sử dụng văn khấn khi cúng Thần Tài
    Sử dụng văn khấn khi cúng Thần Tài
    Sử dụng bài văn khấn nguyện cầu Thần Tài
    Sử dụng bài văn khấn nguyện cầu Thần Tài
  7. Tiếp nhận Thần Tài cho năm mới là nghi lễ mà nhiều người rất hay quên, đó là việc đi bộ về phía sau nhà 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân (tùy thuộc vào từng điều kiện).


    Với cách làm này, gia chủ sẽ nghênh tiếp được Thần Tài một cách đúng đắn nhất, góp phần giúp gia chủ may mắn và phát tài.

    Bạn cần làm nghi lễ nghênh đón Thần Tài đúng cách
    Bạn cần làm nghi lễ nghênh đón Thần Tài đúng cách
    Làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài
    Làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài
  8. Đối với những người làm kinh doanh, buôn bán thì bàn thờ Thần Tài là vô cùng quan trọng. Bởi vậy mà ngoài việc lau dọn bàn thờ, chuẩn bị mâm cỗ, đi mua vàng, sử dụng văn khấn,... thì họ rất chú trọng việc ăn mặc và cung cách lễ khấn. Khi cúng, bạn nên ăn mặc một cách chỉnh tề, trong khi cúng thì nên đọc to, rõ ràng. Để cung thỉnh thần tài về, mọi nhà khi hành lễ nên đọc to bài văn khấn trong ngày cúng vía thần tài.

    Ngoài ra, trong quan niệm của người Việt thì bàn thờ Thần Tài cực kỳ quan trọng đối sở hữu các người đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Lúc thờ ông Thần Tài giống như quý nhân phù trợ sở hữu thể với lộc tới mang cuộc sống của chủ nhân. Chính bởi vậy, khi đã tìm sửa đủ bàn thờ chuẩn bị đọc văn khấn thần Tài và thỉnh rước tượng Thần Tài và Ông Địa về thờ cúng là cực kỳ quan trọng.

    Đọc đúng bài văn khấn thần Tài thì hầu hết việc hành thông, công việc buôn bán, buôn bán của chủ nhân sẽ không phát tài phát lộc. Trên thực tế nhiều người chưa biết bí quyết cúng, đọc bài văn khấn Thần Tài không đúng bí quyết phải hạn chế vận may và tài lộc. Điều khác biệt lớn so với nhiều lễ cúng khác, đó chính là lộc cúng xong chỉ cho người nhà mà không cho người ngoài.

    Dù lễ bái ở đâu cũng phải ăn mặc chỉnh tề
    Dù lễ bái ở đâu cũng phải ăn mặc chỉnh tề
    Ăn mặc chỉnh tề và đọc to khi lễ khấn
    Ăn mặc chỉnh tề và đọc to khi lễ khấn
  9. Bàn thờ Thần Tài nên đặt ở nơi tôn nghiêm, không nên đặt gần nhà tắm, lối đi lại hay nhà vệ sinh. Vị trí đặt bàn thờ phải là nơi mọi người ra vào có thể quan sát được, lưng bàn thờ nên dựa vào tường hoặc tủ cố định.


    Ban thờ Thần Tài cần được lau chùi sạch sẽ, đặt ở hướng cửa ra vào, sạch sẽ và khô ráo; một là theo hướng tốt của chủ nhà, hai là nên chọn lấy các cung Thiên Lộc, Quý Nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc. Cách đặt tượng thờ là vô cùng quan trọng vì điều này quyết định đến tài lộc của bạn. Theo hướng từ bàn thờ nhìn ra, vị trí đặt tượng Thần Tài chuẩn xác là ở bên phải, vị trí bên trái là của Ông Thổ Địa (thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với Ông Thổ Địa).


    Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy (3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay) và ở giữa bàn thờ là bát nhang. Hai bên bát hương là 2 cây đèn nhỏ, 1 khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu; bên trái ngoài cùng là lọ hoa (hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền,…), đĩa trái cây bên tay phải (nên chọn ngũ quả). Phía ngoài cùng ở giữa, bạn để một cái bát hoặc đĩa sứ/thủy tinh, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng trên mặt nhằm biểu trưng cho việc giữ tiền bạc. Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.

    Lưng bàn thờ Thần Tài nên dựa vào tường
    Lưng bàn thờ Thần Tài nên dựa vào tường
    Đặt bàn thờ nơi tôn nghiêm
    Đặt bàn thờ nơi tôn nghiêm
  10. Bàn thờ Thần Tài luôn được đặt ở dưới mặt đất và hướng về phía cửa chính để đón lộc vào nhà. Bên cạnh đó, để thuận tiện nhất thì bàn thờ Thần tài được đặt ở góc chéo bên trái hoặc bên phải đối diện với cửa chính. Nên đặt bàn thờ thần tài dựa lưng vào góc tường hoặc dựa vào kệ tủ cố định để tạo sự vững chãi.


    Thần Tài được xem là mang lại nhiều may mắn trong công việc, làm ăn. Bởi vậy bạn cần chọn hướng tốt, hướng thích nghi với đất cát mới tốt. Bạn cũng nên chú ý là không đặt bàn thờ Thần Tài nhìn ra hướng Ngũ Quỷ như: Đông Bắc và Tây Nam.

    Chọn hướng tốt cho bàn thờ
    Chọn hướng tốt cho bàn thờ
    Chọn hướng tốt cho bàn thờ
    Chọn hướng tốt cho bàn thờ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy