Top 10 Điều bạn nên làm khi cảm thấy tức giận với chính bản thân mình

Thu Hoai 10 0 Báo lỗi

Giận dữ là đáp ứng tự nhiên của cơ thể, là cảm xúc theo bản năng khi chúng ta phản ứng với các mối đe dọa hoặc nguy hiểm trong cuộc sống. Cảm xúc tức giận là ... xem thêm...

  1. Cảm xúc của con người liên tục thay đổi trong ngày. Lúc thì bạn cảm thấy vui, có lúc lại thấy buồn, đôi khi cảm xúc hạnh phúc bỗng dâng trào nhưng chỉ được ít giờ cảm giác lo sợ thậm chí giận dữ lại đan xen. Nếu bạn không biết cách kiểm soát cảm xúc, nhất là các cảm xúc tiêu cực thì rất có thể sẽ tạo ra hành vi sai trái.


    Những suy nghĩ tiêu cực cũng dễ đến khi bạn đang nóng giận và nó khiến bạn cứ mãi chìm trong cảm xúc này, không tìm ra cách giải quyết. Chính vì vậy, nếu chưa thể tìm ra hướng đi, hãy để cho đầu óc được “trống rỗng” thay vì lấp đầy nó với một mớ viễn cảnh tiêu cực rất ít hoặc không có khả năng xảy ra.

    Tránh suy nghĩ tiêu cực
    Tránh suy nghĩ tiêu cực
    Tránh suy nghĩ tiêu cực
    Tránh suy nghĩ tiêu cực

  2. Trong Phật pháp có nói rằng, con người chúng ta nên bắt đầu từ tâm của mình. Và hãy xem cuộc đời như một con đường, sẽ có những đoạn đường phẳng phiu dễ đi, nhưng cũng có những khúc gập ghềnh với nhiều ngã rẽ. Con đường đó thật vô tận, chúng ta sẽ chẳng biết phía trước sẽ có điều gì xảy ra. Lúc này, sự kiên nhẫn và tinh thần tích cực, lạc quan là điều duy nhất sẽ giúp bạn đi đến điểm cuối cùng.


    Cảm xúc, dù tích cực hay tiêu cực đều có vai trò quan trọng trong đời sống. Mỗi cảm xúc không được phân chia bởi chức năng mà là bởi những tình huống thích nghi mà nó hữu dụng. Ví dụ như cảm xúc lo âu sợ hãi khi gặp phải tình huống nguy hiểm đến tính mạng là cần thiết để sinh tồn.


    Cách xử lý và giải quyết tình huống tốt chỉ có 3 phần:

    • Thực sự chấp nhận rằng có đôi lúc chuyện sẽ xảy ra theo hướng mà chúng ta không thích một chút nào cả.
    • Đừng làm nó tồi tệ thêm.
    • Nhận ra rằng bạn có thể giải quyết nó bằng cách trả lời những câu hỏi sau đây:
      • Điều xấu nhất là gì và hậu quả ra sao?
      • Khả năng xảy ra có cao hay không?
      • Nếu nó thật sự xảy ra, mình sẽ giải quyết nó như thế nào?

    Giải quyết vấn đề không chỉ đơn giản là bạn sẽ sửa chữa nó vì có những vấn đề bạn không thể nào sửa chữa được mà bạn nhận ra rằng dù có chuyện gì xảy ra thì bạn vẫn vượt qua được và bước tiếp.

    Chấp nhận cảm xúc tiêu cực
    Chấp nhận cảm xúc tiêu cực
    Chấp nhận cảm xúc tiêu cực
    Chấp nhận cảm xúc tiêu cực
  3. Khó khăn hay thất bại cũng giống như là một sắc màu không thể thiếu trong cuộc sống và tất nhiên mỗi người ai cũng sẽ phải trải qua khoảng thời gian đầy thách thức như vậy. Chúng ta hãy xem nó là thử thách, là những trải nghiệm để cuộc đời thêm nhiều điều thú vị. Vì thế, thay vì trốn tránh, bạn đương đầu với khó khăn và tìm cách vượt qua chúng. Không chỉ trích người khác, mà học cách tranh luận để kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân.


    Bạn hãy luôn ghi nhớ rằng “mọi khó khăn, thử thách chỉ là nhất thời” và sau cơn mưa, bầu trời sẽ lại sáng. Thật vậy, nếu gặp khó khăn bạn hãy trấn tĩnh tinh thần thật tốt, không nên lo lắng hay sợ sệt. Bởi những điều này sẽ càng làm cho bản thân bạn không thể tập trung vào vấn đề cốt lõi, dẫn tới việc đưa ra quyết định sai lầm.


    Hãy tận dụng nguồn năng lượng lạc quan, tích cực trong bạn và chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực trở lên tốt hơn một chút. Những lúc tinh thần bạn rối ren, có thể ngồi thiền, nghe nhạc hay đọc những cuốn sách tâm hồn để bình ổn trở lại.

    Học cách đối mặt với khó khăn
    Học cách đối mặt với khó khăn
    Học cách đối mặt với khó khăn
    Học cách đối mặt với khó khăn
  4. Liệu đã có ai đó nói với bạn: “Nếu cố gắng ôm khư khư sự tức giận, bạn sẽ cảm thấy khó chịu như nắm một hòn than nóng trong lòng bàn tay. Trước khi có ý định ném vào người khác, bạn là người bị tổn thương đầu tiên”. Thiếu kiên nhẫn và mất bình tĩnh cũng giống như hút thuốc lá. Một vài điếu sẽ không giết chết bạn, nhưng theo thời gian, các chất độc sẽ ngấm ngầm gây hại từ sâu bên trong và dần cướp đi sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bạn.


    Trong cuộc sống này, có rất nhiều tình huống xảy ra khiến chúng ta mất đi sự bình tĩnh của mình. Nhưng dù lý do dẫn đến phản ứng “bùng nổ” của bạn là gì thì điều quan trọng nhất vẫn là tìm cách để kiểm soát bản thân và đưa cảm xúc trở lại trạng thái ban đầu.

    Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
    Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
    Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
    Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
  5. Phương thức tức thời hiệu quả nhất để giữ bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng là ngưng tương tác với những tác nhân khiến bạn mất kiểm soát. Đôi khi, chỉ cần bạn dừng lại vài giây trước khi tiếp tục cũng đủ để hạ nhiệt cơn tức giận.

    Chẳng hạn nếu như bạn và chồng của bạn đang trong một cuộc cãi vã, hãy ngưng tranh luận, bạn có thể ngồi xuống và im lặng trong vài giây hoặc bước ra ngoài để tạm thời ngắt quãng cuộc xung đột này. Như vậy, tình huống căng thẳng sẽ dịu xuống. Cho tới khi cả hai thấy bình tĩnh hơn, các bạn có thể quay trở lại để nói chuyện với nhau.

    Khi bạn cần tạm vắng mặt, hãy giải thích rằng bạn không cố gắng né tránh vấn đề khó khăn chỉ là bạn đang cố gắng kiềm chế cơn giận của mình. Chắc chắn chúng ta sẽ không thể trò chuyện lịch sự hoặc giải quyết xung đột hiệu quả khi cảm thấy thực sự khó chịu. Bạn có thể quay trở lại cuộc thảo luận hoặc giải quyết lại vấn đề khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.

    Ngưng tương tác với nguyên nhân khiến bạn mất kiểm soát
    Ngưng tương tác với nguyên nhân khiến bạn mất kiểm soát
    Ngưng tương tác với nguyên nhân khiến bạn mất kiểm soát
    Ngưng tương tác với nguyên nhân khiến bạn mất kiểm soát
  6. Đôi khi, việc ngồi yên một chỗ sẽ không giúp bạn kiềm chế cảm xúc khi tức giận. Vậy bạn nên làm gì? Hãy thử đi bộ, đạp xe, tập vài động tác yoga thư giãn hoặc thậm chí là nhảy và hát theo nhạc. Khi tâm trí tập trung vào sự di chuyển, nó sẽ không nghĩ đến những chuyện khiến bạn cảm thấy căng thẳng hoặc tức giận nữa.


    Cũng giống như vận động, các bài tập thư giãn sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh khi đang tức giận. Đây cũng là những cách kiềm chế cảm xúc được các chuyên gia hướng dẫn. Một số cách thư giãn lấy lại bình tĩnh phổ biến là thiền, thở sâu, nói và lặp lại những cụm từ giúp bạn bình tâm, nghe những bản nhạc làm tâm hồn thư thái hoặc viết nhật ký.

    Luyện các bài tập thư giãn
    Luyện các bài tập thư giãn
    Luyện các bài tập thư giãn
    Luyện các bài tập thư giãn
  7. Sự tức giận có thể khiến bạn không có đủ nhận thức chính xác về sự việc. Từ đó, bạn có thể đưa ra những quan điểm, hành động hoặc lời nói sai lầm. Bất cứ khi nào bạn bị xâm chiếm bởi cảm xúc tiêu cực hay nóng giận, hãy cho mình được “tạm nghỉ ngơi”. Một khoảng thời gian ngắn ở một mình để cho đầu óc tách biệt khỏi những suy nghĩ lúc nóng giận và suy nghĩ thấu đáo hơn là rất cần thiết.


    Khoảng thời gian quý báu này là bước chuẩn bị để bạn lên dây cót đối mặt với những vấn đề còn dang dở cần được giải quyết. Khi mà cơn nóng giận đã không còn chi phối được bạn nữa, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

    Cho phép mình nghỉ giữa giờ
    Cho phép mình nghỉ giữa giờ
    Cho phép mình nghỉ giữa giờ
    Cho phép mình nghỉ giữa giờ
  8. Khi gặp phải một tình huống khó khăn, ngay lập tức suy nghĩ của bạn sẽ bị ảnh hưởng trước tiên. Giả sử, sáng mai thức dậy bạn nhận được email của sếp với nội dung bạn phải làm việc đến cuối tuần. Nhưng cuối tuần này, bạn đã lên kế hoạch gặp gỡ bạn bè từ trước. Tất nhiên, lúc này cảm xúc của bạn sẽ tức giận và buồn bã.


    Tiếp theo, trong ngày bạn phải đi gặp đối tác nhưng chiếc váy công sở yêu thích, thoải mái nhất của bạn lại bị bẩn. Mặc dù sự bất tiện này là nhỏ, nó có thể là con sâu làm rầu nồi canh. Rõ ràng, cả ngày của bạn đã đi sai hướng, sai mục đích ban đầu. Tuy nhiên, vấn đề thực sự không phải là những thách thức liên tiếp đến với bạn mà đó là quan điểm của bạn.


    Ngay từ lúc đọc email, bạn đã đặt một ý kiến tiêu cực lên mọi thứ. Kể từ đó, tất cả mọi thứ xảy ra, dù nhỏ hay lớn đều khiến bạn mệt mỏi, cáu gắt. Trên thực tế, suy nghĩ tiêu cực của bạn đã khiến bạn phản ứng thái quá.

    Thay đổi suy nghĩ
    Thay đổi suy nghĩ
    Thay đổi suy nghĩ
    Thay đổi suy nghĩ
  9. Trên cuộc đời này, có hàng triệu người sẽ trải qua hoàn cảnh tương tự như bạn. Chắc chắn nếu để ý, bạn có thể biết ít nhất một cá nhân đã từng trải qua những khó khăn hay thất bại như vậy. Đó có thể là một người nổi tiếng, một người nào đó trong khu phố của bạn, một người đồng nghiệp của bạn, một thành viên trong đại gia đình của bạn hay bất kỳ ai từ bất cứ nơi đâu.


    Kinh nghiệm của người này sẽ là nguồn động lực cũng như kim chỉ nam hướng dẫn để bạn vượt qua khó khăn thử thách. Vượt qua thử thách có thể đơn giản, dễ dàng như việc bạn quan sát những người xung quanh mình về lâu dài.


    Nếu bạn không tìm ra, không nghĩ ra ai phù hợp với mình thì cũng chẳng sao cả. Rồi sẽ có một ngày bạn tìm ra họ, tìm được người có điểm tương đồng với mình, từng đối mặt với tình huống tương tự như mình. Dù thế nào đi nữa, hãy cố gắng làm theo những cách phù hợp với bạn. Đưa ra các lựa chọn thay thế cho phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Miễn là bạn có một ví dụ để xem, bạn sẽ có ý chí mạnh mẽ để tiếp tục bước tiếp.


    Bởi một ví dụ thực tế sẽ là động lực tốt nhất để bạn tiếp tục cuộc hành trình chống lại những trở ngại trong cuộc sống.

    Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước
    Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước
    Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước
    Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước
  10. Bạn bước vào thế giới này một mình, và bạn cũng sẽ rời đi một mình. Tuy nhiên, mỗi con người ai cũng cần sự phụ thuộc, sự giúp đỡ của người khác để vượt qua thử thách. Ngay cả những nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới cũng phụ thuộc lẫn nhau.


    Nếu bạn không thể tự mình thoát khỏi khó khăn, hãy tiếp tục và tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc giúp đỡ từ những người xung quanh. Một bên thứ ba có thể nhìn nhận và đưa ra những quan điểm mà bạn chưa từng nghĩ đến.


    Có người bước tiếp với bạn, hỗ trợ bạn vượt qua thời gian khó khăn là điều tuyệt vời. Ngay cả khi họ không thể trực tiếp giúp đỡ, nhưng sự hỗ trợ về mặt tinh thần là quá đủ để bạn tiếp tục cố gắng trong những thời điểm khó khăn.

    Đừng ngại những sự giúp đỡ
    Đừng ngại những sự giúp đỡ
    Đừng ngại những sự giúp đỡ
    Đừng ngại những sự giúp đỡ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy