Top 10 Điều không nên làm nhất trong ngày đầu năm mới

Nguyễn Văn Linh 342 0 Báo lỗi

Theo phong tục từ xa xưa, Tết là ngày đầu năm, là ngày mở đầu ra một năm mới, thế nên có rất nhiều những tục lệ kiêng cữ trong những ngày này. Theo đó, nếu ... xem thêm...

  1. Vào những ngày đầu năm, đặc biệt là mùng 1, 2, 3, các gia đình sẽ tránh việc quét rác, đổ rác vì sợ rằng sẽ quét hết tiền bạc, vận đỏ, lộc xuân ra khỏi nhà. Dân gian cho rằng, nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm thì cả năm gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất, tiền bạc không đến được với gia đình và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn. Do vậy, ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, không vứt rác bừa bãi.


    Theo quan niệm của người xưa, quét nhà vào những ngày đầu xuân là quét đi những tài lộc, thì xem như năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. Vì vậy, mọi người thường chỉ quét nhà nhưng lại không quét ra ngoài cửa. Thay vào đó, vào ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người trong gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để đón năm mới.

    Không nên quét nhà vào ngày đầu năm sớm vì sẽ hất hết tài lộc ra khỏi nhà
    Không nên quét nhà vào ngày đầu năm sớm vì sẽ hất hết tài lộc ra khỏi nhà
    Kiêng quét nhà, hót rác ngày đầu năm mới
    Kiêng quét nhà, hót rác ngày đầu năm mới

  2. Ngày mùng 1 Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn, cho người khác cái đỏ, cái may mắn trong ngày mùng 1 Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may mắn như làm ăn thua lỗ, trong nhà bất hòa, ra đường hay gặp tai bay vạ gió. Trong ngôi nhà, lửa và nước được xem như vật giữ may mắn và tiền tài cho gia đạo, các thành viên trong gia đình.


    Vì vậy mà hành động cho lửa và nước trong 3 ngày Tết được xem là không tốt, không nên làm. Nguyên nhân là do hành động này có ý nghĩa tự mang tiền tài cho người khác, một năm sau sẽ vô cùng khó khăn và chật vật để kiếm lại. Tuy nhiên, hiếm có khi nào trường hợp có người nào đó đầu năm đến nhà bạn xin lửa và nước.

    Không nên cho lửa
    Không nên cho lửa
    Không nên cho lửa
    Không nên cho lửa
  3. Ngày đầu năm đều tránh cho vay, đi vay, đòi nợ hay trả nợ. Vì theo quan niệm ngày xưa, việc vay mượn đầu năm sẽ khiến cho cả năm của chúng ta túng thiếu, lúc nào cũng không đủ tiền xài. Còn cho người khác mượn tiền sẽ làm cho tiền bạc bị phát tán, làm ăn không phát đạt được.


    Vào những ngày đầu năm mới nếu cho vay tiền bạc, hay cho của cải thì cũng giống như cho người khác tài lộc, chính vì thế cả năm gia chủ sẽ gặp nhiều rắc rối về kinh tế, túng thiếu, nợ nần. Nhiều khi chỉ một hành động rất thường tình của ngày thường nhưng với ngày Tết đó lại là một hành động phải kiêng kỵ, thận trọng.

    Kiêng cho vay tiền đầu năm mới
    Kiêng cho vay tiền đầu năm mới
    Kiêng cho vay tiền đầu năm mới
    Kiêng cho vay tiền đầu năm mới
  4. Xuất phát từ phong tục xông nhà, xông đất đầu năm, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng 1 Tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm. Vì vậy, những người nặng vía không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.


    Một trong những phong tục mà người dân trên khắp 3 miền đều áp dụng trong ngày Tết ở nước ta chính là kiêng kỵ người có tang. Nhiều người có người thân mất và đang chịu tang cũng cố gắng giữ ý tứ và hạn chế đến chúc Tết mọi người trong 3 ngày Tết. Người Việt cho rằng, người đang có tang người thân vừa mất khi đến nhà người khác vào dịp đầu năm sẽ mang theo tai ương, vận xấu đến cho họ.

    Người có tang không xông đất, xông nhà đầu năm
    Người có tang không xông đất, xông nhà đầu năm
    Người có tang không xông đất, xông nhà đầu năm
    Người có tang không xông đất, xông nhà đầu năm
  5. Nhiều cụ ông, cụ bà, các bậc lão thành, những gia đình có người lớn tuổi thường có quan niệm hơi cổ hủ về màu sắc trang phục ngày Tết. Rằng ngày Tết thì nên mặc những bộ quần áo có màu sắc tươi sáng, để thu hút sức sống, tươi vui mang ý nghĩa mới mẻ, giúp người mặc mạnh khỏe… Điều này trong phong thủy cũng được công nhận vì những màu sắc sáng thường mang đến năng lượng tích cực hơn.

    Trong ngày Tết, những màu sắc thường được tận dụng triệu để là màu đỏ, màu vàng… Và màu đen dường như bị “kỳ thị” vào ngày Tết vì có phần u ám và không phù hợp với không khí ngày Tết. Trong phong thủy lý giải, màu đen là màu sắc mang đến sự bí ẩm và có thể thu hút tà khí, đó là lý do vì sao chúng ta không nên mặc màu đen vào ngày Tết.

    Không nên mặc màu tối ngày Tết
    Không nên mặc màu tối ngày Tết
    Không nên mặc màu tối ngày Tết
    Không nên mặc màu tối ngày Tết
  6. Giống với việc quét nhà hay đổ rác, hành động mở cửa tủ được xem là làm vơi đi vận may và tài lộc trong gia đình ra bên ngoài. Người xưa quan niệm rằng, tiền thường được cất kín trong các ngăn tủ, mà việc mở cửa tủ tương tự như đang chi tiền liên tục. Trong khi đó, chi tiền, để tiền vơi đi vào ngày đầu năm được xem là điều không may mắn.

    Một số gia đình ở miền Trung vào trước đêm giao thừa còn dán niêm phong tất cả các cánh cửa tủ lại để phòng trẻ em, khách đến chơi không biết mà mở ra. Ngoài ra, một số gia đình còn tỉ mỉ lấy hết vật dụng cần thiết, quần áo trong 3 ngày Tết sẵn ở ngoài để không đụng đến tủ đồ.

    Kiêng không mở tủ ngày Tết
    Kiêng không mở tủ ngày Tết
    Kiêng không mở tủ ngày Tết
    Kiêng không mở tủ ngày Tết
  7. Đây là những việc mang lại sự ồn ào hỗn loạn và đem lại nỗi buồn cho người khác. Trong ngày Tết, mọi người thường quan tâm đến cách ứng xử đối với người xung quanh. Ngày Tết, là ngày vui của năm thì mọi người thường tỏ ra vui vẻ, hồ hởi và thân mật với những người xung quanh để tạo không khí ấm áp, vui tươi của mùa xuân.


    Không cãi nhau là một trong những việc không nên làm trong 3 ngày Tết để gia đạo luôn yên ắng, vui tươi và tràn ngập niềm hân hoan, hạnh phúc. Người Việt Nam luôn cho rằng đầu xuôi đuôi lọt, mọi việc nên có khởi đầu tốt thì suốt hành trình mới khởi sắc, kết quả mới như ý nguyện của mỗi người. Cũng chính vì vậy mà trong 3 ngày Tết, mọi người luôn cười nói vui đùa, cởi mở trò chuyện cùng nhau mới tốt lành.

    Không cãi nhau ngày Tết
    Không cãi nhau ngày Tết
    Không cãi nhau ngày Tết
    Không cãi nhau ngày Tết
  8. Cũng gần giống như việc kiêng cho lửa, nhiều người cũng kiêng cho nước đầu năm vì nước vốn là một trong những nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ nên người Việt Nam quan niệm, nước tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Bởi người ta thường nói “tiền vào như nước”. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, mát lành.


    Cho lửa là cho đi cái đỏ, cái may mắn trong năm mới sẽ khiến gia đình không giữ được tiền bạc, trong nhà sẽ gặp nhiều điều xui rủi, ra đường hay gặp tai vạ... Còn cho nước được ví như cho đi tiền tài. Do vậy, ở nông thôn, trước khi bước sang năm mới, nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng, năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.

    Nước là hình ảnh cho sự sinh sôi, mát lành
    Nước là hình ảnh cho sự sinh sôi, mát lành
    Không cho nước ngày Tết
    Không cho nước ngày Tết
  9. Ông bà ta quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ nên rất kiêng kỵ. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này phải cẩn thận, không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén… sẽ khiến gia đình chia rẽ, bất hòa.


    Người Việt rất kiêng kỵ việc làm vỡ đồ đạc, nhất là gương, thủy tinh hay sứ dù là ngày Tết hay ngày bình thường đều mang ý nghĩa của chuyện chẳng lành. Nhất là khi đến chúc Tết, thăm hỏi nhà bà con họ hàng, bạn bè, việc làm vỡ đồ đạc sẽ rất kém tế nhị, không làm hài lòng gia chủ. Thậm chí, hành động này của bạn sẽ bị họ xem là mang đến điều kém may mắn cho gia đình.

    Làm vỡ dồ vật mang lại sự xui xẻo
    Làm vỡ dồ vật mang lại sự xui xẻo
    Kiêng kỵ đổ vỡ ngày Tết
    Kiêng kỵ đổ vỡ ngày Tết
  10. Theo dân gian Việt Nam, ngày đầu năm, đầu tháng không nên cắt tóc, đặc biệt là phải kiêng cắt tóc đầu năm nếu không muốn gặp xui xẻo, không may trong suốt năm đó. Điều kiêng kỵ này vốn xuất phát từ các quan niệm của người Việt xưa, theo đó, ngày đầu năm, đầu tháng còn được gọi là ngày Sóc, là ngày tưởng nhớ tổ tiên và cũng là ngày trời đất giao hòa, đem lại nhiều may mắn, cát tường cho con người.


    Trong khi đó, tóc là một phần của cơ thể, nếu trong ngày này cắt đi một phần cơ thể cũng không khác gì cắt bỏ tài lộc, may mắn của bản thân, thậm chí, nó còn là một điềm báo xấu về sức khỏe, con đường công danh sự nghiệp. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, việc cắt tóc trong ngày đầu tháng, đầu năm sẽ đem lại may mắn, tài lộc bởi cắt tóc cũng là cắt đi những vận hạn, xui xẻo, đau ốm bệnh tật trước đó.

    Không nên cắt tóc ngày Tết
    Không nên cắt tóc ngày Tết
    Không nên cắt tóc ngày Tết
    Không nên cắt tóc ngày Tết



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy