Top 6 Điều cha mẹ "nên" và "không nên" làm sau buổi họp phụ huynh

Phương Trinh 364 0 Báo lỗi

Hẳn với nhiều học sinh vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, hè đến là khi một năm học kết thúc , là lúc số trang sách phải học tạm gấp lại, là niềm vui khi sắp ... xem thêm...

  1. Top 1

    Không nên khoe thành tích của con

    Nhóm phụ huynh có con dẫn đầu lớp: Không nên hỷ hả chụp bảng điểm, bảng xếp hạng thành tích up face. Hay đặt những câu hỏi làm tổn thương đến những vị phụ huynh khác như: con chị xếp hạng gì? Ôi con tôi không bao giờ hư như thế đâu? … Có thể từ sự vô tình, đôi khi cũng là sự cố ý vì tâm lý so sánh của người lớn mà chúng ta gián tiếp tạo nên những đòn đánh tâm lý cực mạnh mẽ vào cái tôi của cha mẹ có con ở vị trí thấp trong lớp và cuối cùng tất cả điều đổ lên những đứa trẻ. Điều ấy chẳng nói lên điều gì cả, đừng tận dụng điều này để câu like, xấu hổ lắm. Chưa kể làm tổn thương những vị phụ huynh khác, tạo cơ hội để vợ chồng họ cãi vã nhau kiểu "đấy nhìn con người ta thế".


    Cần hiểu biết rằng, điểm số xếp hạng đến từ tỷ tỷ các nguyên do khác nhau không thể đánh giá phiến diện được.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Không nên tra khảo lũ trẻ, vặn vẹo trách móc đủ kiểu

    Nhóm phụ huynh có con xếp cuối bảng: buồn ra mặt, cả năm làm ăn vất vả đầu tư học hành cho con, giờ nhận cái này, về biết nói thế nào với đứa kia... Rồi lại tra khảo lũ trẻ, vặn vẹo trách móc đủ kiểu.


    Tra khảo, đánh đập và miệt thị là những điều các bậc phụ huynh nên tránh sử dụng, đặc biệt là khi chúng ta không có quá nhiều thời gian bên con, theo dõi quá trình học tập của con.


    Trong khi nó nghịch đứng đầu lớp, vận động đứng đầu, nói chuyện huyên náo số 1, thì lại chê bai đủ điều. Nhưng ở khía cạnh khác, một đứa trẻ nói chuyện riêng nhiều trong lớp chỉ chứng tỏ đó là đứa trẻ sôi nổi. Bạn đâu có muốn con bạn ngơ ngơ hay lầm lì ít nói, cạy miệng không ra một câu chứ?


    Cấm tuyệt đối thái độ “con người ta" để thể hiện sự ghen tị và tôn vinh hết lời bạn A bạn B nào đó trong lớp. Đây là một sự xúc phạm nhất đối với lòng tự trọng của các con và chính điều này đã làm cho lũ trẻ mặc cảm, tự ti, lâu dần biến thành trầm cảm, rối loạn tâm sinh lý. Cha mẹ hãy nhớ lại xem ngày xưa mình bằng tuổi chúng nó mình ngoan hơn hay hư hơn, học giỏi hơn hay học dốt hơn con bây giờ? Nếu không bằng thì hãy hạnh phúc đi. Còn nếu chúng dốt hơn, hư hơn thì cũng chẳng phải lỗi tại chúng. Là chúng ta đã dành cho chúng bao nhiêu thời gian?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Không nên ghen tỵ

    KHÔNG NÊN ghen tỵ, tôn vinh hết lời bạn A bạn B trong lớp trước mặt trẻ. Đối với những nhóm trẻ hay quậy phá, đánh bạn bè, hay thái độ trong lớp, hơn bao giờ hết chúng ta cần ngồi lại với con để hiểu con nhiều hơn, để biết nguồn gốc của những vấn đề mà con gặp phải và để trả lời cho những câu hỏi: Người bạn thân nhất của con là ai? Tại sao con lại thích chơi với bạn ấy? Bạn con ghét nhất là ai, tại sao thế? Cuối cùng bằng sự đồng cảm và tấm lòng yêu thương của cha mẹ bạn sẽ có thể cho chúng một liều thuốc hữu hiệu.


    Nên nhớ: Những đứa trẻ giỏi giang hơn con bạn hôm nay chưa chắc là những đứa trẻ sẽ thành công trong ngày mai. Đừng mang chúng ra bắt con bạn học theo. Cẩn thận chúng sẽ gọi bố mẹ của đứa bạn ấy là bố mẹ thay cho bạn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Cùng con tổng kết lại những điều mình làm được

    Nên tổng kết cùng con xem 3 đến 5 điểm con thấy mình tiến bộ nhất năm qua là gì? Tại sao con lại thấy tự hào với điều này? Trong năm học tiếp theo, con muốn thay đổi hay điều chỉnh những gì? Tại sao con lại muốn thay đổi những điều ấy? Môn học con thích nhất là gì, tại sao? Môn học con ghét nhất là gì tại sao? Bạn có thể làm gì (đừng nhờ thầy cô) để giúp tăng thích, giảm ghét.


    Một lần nữa phải nhắc các cha mẹ rằng: Điểm số không phản ánh năng lực thực sự của con bạn. Nó không phải là đứa trẻ bỏ đi nếu như Toán chỉ 2 điểm, Văn chỉ 2 điểm trong khi điểm Vẽ là 10. Tiếng Anh của nó có thể siêu tệ nhưng bài văn của nó thì siêu hay. Hãy tìm ra điểm xuất sắc ở con mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Tâm sự với con để hiểu con hơn

    Người bạn thân nhất của con là ai, tại sao con lại thích chơi với bạn ấy, Bạn con ghét nhất là ai, tại sao chế? Bạn sẽ ngạc nhiên vì mình hiểu con hơn sau nhưng câu trả lời này.


    Ngoài ra cũng không nên cắt những chuyến đi của trẻ, thay vào đó hãy cho con có thêm trải nghiệm với những điều mới mẻ để con được xả những áp lực học tập vì thành tích không tốt nhé các bạn.


    Con bạn có thể không mang về giấy khen cho thành tích học tập của nó nhưng bạn mới là người giữ những lời khen mà con bạn muốn nghe nhất, muốn đạt được nhất.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Kết quả học tập của con kém không phải lỗi mà là nhiệm vụ để sửa.

    Kết quả học tập của con kém không phải lỗi mà là nhiệm vụ để sửa. Một trận đòn không thay đổi được kết quả học tập. Thay vào đó, hãy là một kế hoạch thay đổi trong học kỳ sau.


    Những gì con làm khiến bạn cảm thấy xấu hổ chưa chắc đã là vì con làm sai mà chỉ là bạn coi trọng bản mặt của bạn hơn mà thôi. Mọi thứ đều có thể bắt đầu lại từ sau hôm nay.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy