Top 10 Điều mà cha mẹ tuyệt đối không nên nói với con cái

Thảo Nhiên 1396 0 Báo lỗi

Từ ngữ có rất nhiều sức mạnh. Những điều chúng ta nghe được từ cha mẹ khi còn là những đứa trẻ có thể tồn tại mãi mãi. Bởi vậy, lời yêu thương và trí tuệ sẽ ... xem thêm...

  1. Thật ra thế giới người lớn nhiều mâu thuẫn hơn trẻ thơ, vậy nên các bậc cha mẹ cũng không nên quá áp đặt suy nghĩ của con mình rằng người nào đó không tốt. Trừ trường hợp đó là một người rất xấu có khả năng đe dọa đến sự an toàn của bé, nếu không, hãy để cho con giữ cái nhìn lạc quan hơn đối với mọi người xung quanh, đặc biệt là bà con họ hàng. Đặc biệt khi cha mẹ ly hôn lại hay áp đặt tư tưởng của mình lên con cái khi nhìn về bố hoặc mẹ chúng. Khi bố mẹ bất hòa hoặc ly hôn, chắc chắn con trẻ sẽ không tránh khỏi sự buồn tủi, mặc cảm và xấu hổ với bạn bè.


    Nếu cộng thêm vào đó chúng phải hứng chịu “cơn bão” ngôn từ nói xấu từ bố mẹ nữa thì bi kịch là điều khó tránh khỏi. Có rất nhiều trẻ rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, căng thẳng và thiếu tự tin, dẫn tới dẽ bị sa vào các tệ nạn xã hội. Nếu không duy trì được mối quan hệ tốt khi còn là vợ chồng hoặc sau ly hôn, thì ít nhất bạn cũng phải là người bố, mẹ tốt để giúp con vững bước trong tương lai, chứ đừng chỉ vì lòng ích kỷ, nhẫn tâm và kém hiểu biết mà giáng những tấn bi kịch lên đầu chính những đứa con thơ dại, yêu quý của mình.

    Cha, mẹ, cô, dì của con rất đáng ghét
    Cha, mẹ, cô, dì của con rất đáng ghét
    Không nên quá áp đặt suy nghĩ của con mình rằng người nào đó không tốt
    Không nên quá áp đặt suy nghĩ của con mình rằng người nào đó không tốt

  2. Là cha mẹ, những gì chúng ta làm xung quanh các con có thể để lại những tác động lâu dài, nhưng những lời nói của chúng ta cũng có ảnh hưởng không kém. Những câu nói mà các bậc cha mẹ hay nói với con cái, hoặc với những người sống xung quanh đứa trẻ không chỉ phản ánh niềm tin của chúng ta về thế giới này, mà còn tác động đến nhân sinh quan của đứa trẻ khi nó lớn lên.


    Người lớn nhất thiết phải hiểu một điều thế này, trẻ con rất nghịch ngợm và chuyện chúng đi chơi về với một chiếc áo bẩn là bình thường. Bọn trẻ con trong xóm luôn có nhiều trò vui và đừng cố ngăn cản con bạn hòa mình vào thiên đường vui nhộn ấy. Bạn thật sự muốn tuổi thơ của con mình chỉ có hình ảnh của những chiếc laptop hay smartphone thôi sao?

    Nếu con chơi bẩn, mẹ sẽ đánh con
    Nếu con chơi bẩn, mẹ sẽ đánh con
    Trẻ con rất nghịch ngợm và chuyện chúng đi chơi về với một chiếc áo bẩn là bình thường
    Trẻ con rất nghịch ngợm và chuyện chúng đi chơi về với một chiếc áo bẩn là bình thường
  3. Một chuyên gia đã từng đưa ra nhận xét rằng, muốn tìm kiếm sự can đảm nhất, hãy hỏi một đứa trẻ. Sở dĩ như vậy là vì người lớn có quá nhiều nỗi sợ, sợ thất bại, sợ xấu hổ, sợ tốn thời gian, sợ tốn tiền, vì thế, hãy chỉ nên làm một người cố vấn và bảo vệ con mình từ xa thay vì cứ mãi bảo bọc lấy chúng. Hai tác giả William Stixrud và Ned Johnson khẳng định, câu nói này chỉ khơi dậy nỗi sợ hãi chứ rất kém hiệu quả trong việc kích thích động lực bên trong của con. Thậm chí nó còn gây ra áp lực cho trẻ khiến chúng dần tránh né những lời khuyên của cha mẹ.

    Ngoài ra, người lớn đang vẽ ra một viễn cảnh khá xa, nằm ngoài tầm hiểu biết của trẻ. Chính vì thế việc giáo dục sẽ không đạt hiệu quả. Thay vào đó, cha mẹ hãy cho con thấy hậu quả trước mắt để trẻ nhìn thấy được và rút kinh nghiệm. Ví dụ nếu con không chịu quét nhà, nhà sẽ rất bẩn; con không chịu học phép tính này con sẽ không biết tính toán... Nếu bạn thẳng thừng nói với con rằng "con không làm được đâu" sẽ khiến con bạn mất tự tin vào bản thân ngay lập tức.

    Con không làm được đâu
    Con không làm được đâu
    Hãy chỉ nên làm một người cố vấn và bảo vệ con mình từ xa thay vì cứ mãi bảo bọc lấy chún
    Hãy chỉ nên làm một người cố vấn và bảo vệ con mình từ xa thay vì cứ mãi bảo bọc lấy chún
  4. Đây gần như là điều mà mọi bố mẹ đều dễ dàng mắc phải. Bạn có nhiều mối quan hệ trong ngành kinh doanh và mong muốn con mình phải theo hướng đó để dễ thành công sau này, nhưng bạn đã có bao giờ hỏi xem bé có yêu thích công việc đó hay không? Có đủ đam mê và kiên nhẫn để gắn bó với nó suốt 8 tiếng một ngày, 365 ngày trong một năm và toàn bộ cuộc đời còn lại hay không? Bạn có bao giờ nghĩ đến việc lỡ như sau này mối quan hệ giữa bạn và người trong ngành kinh doanh đó chẳng may không còn tốt đẹp nữa thì công việc của con sẽ ra sao?


    Hãy để con tự do lựa chọn đam mê của mình, khi chọn đúng đam mê, chúng sẽ tự biết cách để khiến mình thành công. Việc cha mẹ mong con giỏi giang, thành công là điều dễ hiểu. Song áp đặt những kỳ vọng, mong muốn của cha mẹ lên con là một sai lầm. Bởi con sẽ cảm thấy có gánh nặng vô hình. Chúng phải thực hiện ước mơ, hoài bão của cha mẹ. Thậm chí nhiều cha mẹ chạy theo thành tích, chỉ ép con học mà bỏ mặc những nhu cầu con đáng được hưởng ở độ tuổi của mình. Vì vậy chỉ nên khuyến khích trẻ chứ đừng quá kỳ vọng khiến con ngộp thở!

    Con hãy chọn ngành này, thay vì ngành này
    Con hãy chọn ngành này, thay vì ngành này
    Hãy để con tự do lựa chọn đam mê của mình
    Hãy để con tự do lựa chọn đam mê của mình
  5. Kể cả khi con bạn có vẻ chậm hiểu như những đứa trẻ khác thì cũng đừng nên nói với con những lời như vậy vì chúng sẽ khiến bé bị tổn thương một cách sâu sắc. Hãy nhớ rằng khi nhìn tất cả bạn bè đã hoàn thành bài tập đó một cách dễ dàng còn mình thì vẫn còn loay hoay không hiểu thì đã là rất hoang mang rồi. Thay vì chỉ biết la lối, trách móc, hãy dành nhiều thời gian bên cạnh hướng dẫn cho con. Không ít trường hợp, khi trẻ làm sai hoặc không làm hoàn chỉnh một việc gì đó để giúp bố mẹ, phụ huynh sẽ mất bình tĩnh và dễ dàng nói với con rằng "Con thật là ngu ngốc", "con là đứa vô dụng", "tao thật sai lầm khi sinh ra mày"...

    Trẻ sẽ cảm thấy tổn thương, dần dần tự ti, mặc cảm vào bản thân và cho rằng mình là người kém cỏi. Câu nói này cũng khiến khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa hơn. Chúng không muốn chia sẻ, càng không muốn cố gắng để thay đổi vì "đằng nào trong mắt cha, mẹ, mình cũng không làm gì nên hồn". Đừng bao giờ nói với con rằng con là ngoài ý muốn hay chỉ là một sai lầm, dù có là nói đùa. Điều đó sẽ khiến con bạn cảm thấy bị bỏ rơi và con sẽ dần xa cách cha mẹ.

    Con thật ngu ngốc và vô dụng
    Con thật ngu ngốc và vô dụng
    Thay vì chỉ biết la lối, trách móc, hãy dành nhiều thời gian bên cạnh hướng dẫn cho con
    Thay vì chỉ biết la lối, trách móc, hãy dành nhiều thời gian bên cạnh hướng dẫn cho con
  6. Nếu chồng của bạn một ngày đột nhiên nói rằng "tại sao em lại béo và già như thế trong khi cô A hàng xóm vừa trẻ lại vừa xinh" bạn sẽ cảm thấy thế nào? Con của bạn khi bị đem ra so sánh cũng sẽ có cảm giác như vậy. Không ai trên đời này thích bị đem mình ra so sánh với một phiên bản hoàn hảo cả. So sánh con mình với "con nhà người ta" là hành động của nhiều phụ huynh. Cha mẹ cứ nghĩ, con sẽ lấy người đó làm gương và tốt lên. Nhưng sự thật lại không như vậy. Thực chất nó chỉ thể hiện sự ghen tị, kỳ vọng của cha mẹ mà thôi. Thường xuyên so sánh con với con nhà người ta, cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, coi thường. Trẻ sẽ mất sự tự tin, chúng sẽ coi bản thân là yếu kém.


    Từ đó tiềm năng của con không được phát triển. Thậm chí mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái xấu đi. Trẻ sẽ nghĩ rằng cha mẹ không thương mình mà chỉ muốn có được con nhà người ta. Việc chỉ so sánh con cái mà không chỉ ra cho chúng những bài học cần làm sẽ khiến con mất phương hướng phát triển. Lớn lên, con sẽ lại theo vết xe đổ của cha mẹ, chạy theo thành tích, nhồi nhét con học để bằng bạn bằng bè... Những đứa trẻ kém hơn thì có thể ngày càng sống khép kín. Đôi khi chúng sẽ dễ sinh lòng đố kị, ghen ghét người khác.

    Tại sao mẹ lại sinh ra con dở như vậy trong khi cu Tí hàng xóm lại giỏi như thế
    Tại sao mẹ lại sinh ra con dở như vậy trong khi cu Tí hàng xóm lại giỏi như thế
    Không nên so sánh con mình với
    Không nên so sánh con mình với "con nhà người ta"
  7. Khen con không có gì là sai, thế nhưng để con quá tự phụ là một điều không bao giờ đúng đắn. Trẻ con rất hiếu thắng, cũng rất dễ mặc cảm. Hãy vừa khen con và động viên con cố gắng hơn, chỉ dẫn cho các bạn yếu hơn mình, như vậy bé mới có cái nhìn nhân đạo và thân thiện với mọi người xung quanh.


    Đành rằng việc khen con, khuyến khích con là điều vô cùng quan trọng nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý khi thể hiện sự động viên này. Thay vì nói “con giỏi quá”, “con làm tốt lắm”… cha mẹ nên nói “Bố/mẹ rất vui vì con đã cố gắng”. Việc thường xuyên khen con mình sẽ khiến con trở nên phụ thuộc vào sự công nhận đó, thậm chí làm xuất hiện trong con trẻ tính tự thỏa mãn với kết quả của mình và không còn muốn sự nỗ lực cao hơn thế nữa.

    Con là giỏi nhất
    Con là giỏi nhất
    Đừng bao giờ nói với con câu
    Đừng bao giờ nói với con câu "con là giỏi nhất"
  8. Dù biết rằng công việc của bạn rất bận rộn, nhưng tuyệt đối không nên nói lời từ chối với con quá hai lần một ngày. Bạn không thể biết được trẻ con luôn yêu quý cha mẹ như thế nào đâu, và cũng có thể chúng đang gặp một vài rắc rối nhỏ cần bạn giúp đỡ. Sự từ chối liên tục từ bạn có thể khiến bé bị tổn thương và sinh ra trầm cảm vì nghĩ rằng không ai cần mình nữa. Bố mẹ nào thì cũng không thể tránh khỏi những lúc lúc bận rộn và cần những phút giây yên tĩnh.


    Tuy nhiên, khi bạn cứ thường xuyên nói với con những câu như “Đừng làm phiền bố/mẹ.”, “Bố/Mẹ đang bận” thì sẽ dần dần tạo nên một bức tường ngăn cách với con cái. Sự từ chối liên tục từ bạn có thể khiến bé bị tổn thương và sinh ra trầm cảm vì nghĩ rằng không ai cần mình nữa. Các con sẽ có xu hướng ít chia sẻ và bày tỏ với bố/mẹ khi lớn lên. Thay vì thế, mẹ hãy chia sẻ với trẻ lí do vì sao bố/mẹ bận và yêu cầu con tạm thời yên tĩnh một lúc: “Bố/mẹ còn phải làm nốt việc này nữa. Con ngoan ngồi vẽ tranh một lát nhé. Rồi lát nữa bố/mẹ con mình đi chơi sau”.

    Bố, mẹ không rảnh đâu
    Bố, mẹ không rảnh đâu
    Tuyệt đối không nên nói lời từ chối với con quá hai lần một ngày
    Tuyệt đối không nên nói lời từ chối với con quá hai lần một ngày
  9. Hãy nhớ rằng khích lệ khác với yêu cầu. Khi thấy con vui vẻ về khoe một thành tích mà con vừa đạt được trên lớp, hãy cứ hòa cùng niềm vui với bé, đừng cau có và tỏ ra rằng đó chỉ là một danh hiệu nhảm nhí, đồng thời không ngừng nói rằng con phải đạt được bằng A bằng B mới gọi là giỏi. Việc đặt quá nhiều tham vọng lên vai con mình là điều vô cùng sai vì nó sẽ khiến bé rơi vào tâm lí khủng hoảng, mệt mỏi.


    Mong con cái thành đạt là tâm nguyện chung của tất cả các bậc cha mẹ. Để con cái có thể chuyên tâm vào chuyện học hành, phần lớn bố mẹ sẽ quan tâm đến sức khỏe mà bỏ qua các yếu tố tinh thần. Khi nói đến sức khỏe tinh thần của con cái, nhiều bố mẹ không biết phải làm gì. Điều đầu tiên bố mẹ cần chú ý là cách nói chuyện của mình với con cái, đặc biệt cần chú ý tới một số câu nói có thể để lại bóng đen tâm lý cả đời nhé.

    Con phải giỏi hơn nữa
    Con phải giỏi hơn nữa
    Cần khích lệ con sao cho phù hợp
    Cần khích lệ con sao cho phù hợp
  10. Thay vì giận dữ vì một việc gì đó mà con bạn gây ra, cách phản ứng tốt hơn sẽ là: "Bố/mẹ không thích khi con làm điều đó" và sau đó giải thích tại sao lại như vậy. Việc bọn trẻ hiểu được hành vi của chúng có thể ảnh hưởng đến người khác ra sao là rất quan trọng. Nó sẽ khuyến khích chúng chú ý hơn tới cảm xúc của người khác thay vì chỉ chăm chăm quan tâm tới cảm xúc của chính bản thân chúng. Cũng như vậy, bằng cách giữ bình tĩnh, bạn đang dạy con của mình rằng chúng ta hoàn toàn có khả năng kiểm soát cảm xúc của chính mình và điều này phụ thuộc vào cách chúng ta quản lý nó 1 cách lành mạnh.


    Sau cùng, hẳn là bạn sẽ không muốn con mình lớn lên và thấy không sao với việc đổ lỗi cho người khác khi chúng không vui. Tất nhiên, chúng ta đều là con người và thi thoảng sẽ có những lúc chúng ta không giữ được bình tĩnh. Nếu điều này xảy ra mà bạn nói những điều khiến bạn hối hận, hãy bắt đầu bằng lời xin lỗi, kiểu như: "Bố/mẹ xin lỗi con vì đã mất bình tĩnh. Lần sau, bố/mẹ sẽ dành ra chút thời gian để bình tĩnh lại".

    Con làm mẹ phát điên lên mất
    Con làm mẹ phát điên lên mất
    Thay vì giận dữ vì một việc gì đó mà con bạn gây ra, cách phản ứng tốt hơn sẽ là:
    Thay vì giận dữ vì một việc gì đó mà con bạn gây ra, cách phản ứng tốt hơn sẽ là: "Bố/mẹ không thích khi con làm điều đó" và sau đó giải thích tại sao lại như vậy




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy