Top 10 Điều tuyệt đối không được nói với bất kỳ ai
Sống ở đời, một trong những điều đặc biệt quan trọng đó chính là “tu cái miệng”. Người xưa có câu: “Nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành”. Mỗi lời nói ra cũng ... xem thêm...giống như bát nước hắt đi, thật khó lòng thu hồi về được nữa… Quả thật, nói chuyện là một nghệ thuật, cho dù là lời hay ý đẹp cũng phải đắn đo. Nói điều không tốt khiến đôi bên nghe xong đều mất hứng thì đương nhiên là không nên nói. Vậy những lời thế nào là không tốt và không nên nói ra? Hãy cùng Toplist tìm hiểu về những điều tuyệt đối không được nói với bất kỳ ai.
-
Không nên nói những lời chán nản, làm mất ý chí
Chẳng có chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, là con người, ai cũng có những lúc bế tắc, chán chường trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên đôi lúc cuộc sống không quá khó khăn như ta nghĩ, chỉ là ta chưa biết cách suy nghĩ thoáng hơn, tích cực hơn mà thôi.
Đừng lúc nào cũng suy nghĩ tiêu cực, đừng nên buông những lời chán nản, lời làm nhụt ý chí, kỳ thực cuộc sống nên nhận được sự cổ vũ khích lệ của người khác, cho dù không có người động viên mình thì cũng phải tự động viên mình. Tự bản thân mình không cổ vũ, khích lệ chí hướng của mình, ngược lại còn thường xuyên nói những lời chán nản thì tự nhiên sẽ khiến mình đắm chìm trong tuyệt vọng. Khi con người đắm chìm trong tuyệt vọng, nhìn đâu đâu cũng không thấy có hy vọng có tương lai thì sẽ không còn quý trọng bản thân mình và họ dễ dàng bị rơi vào sa đọa mà hủy hoại cuộc sống của mình.
Nếu không biết cách điều tiết cảm xúc, người ta có thể gây ra những hành động dại dột, không cách nào vãn hồi được. Vì vậy, việc quan trọng nhất mỗi khi cảm thấy chán chường chính là suy nghĩ tích cực để bản thân không rơi xuống đáy vực thẳm.
-
Không nên nói những lời tức giận
Có ai đó từng nói rằng: "Nóng giận và tức giận chính là liều thuốc độc giết chết chính bản thân mình. Vì thế cần học cách kiềm chế và bỏ qua…", bạn nghĩ sao? Tức giận là một cơ chế phản xạ của con người khi đứng trước một sự việc không như ý. Tuy nhiên việc tức giận quá mức sẽ dẫn đến ức chế tinh thần, khi không kiểm soát được ắt sẽ bộc phát gây ra những hành động sai trái.
Thiếu suy nghĩ, dễ làm tổn thương người, tổn thương mình chính là hậu quả của việc nói trong lúc tức giận. Nếu có bị khinh bỉ xúc phạm thì tốt nhất, chúng ta nên giữ vững tỉnh táo, đừng tùy tiện lên tiếng, bởi vì lời nói lúc nổi nóng sẽ rất khó nghe, thậm chí có thể khiến người khác ám ảnh cả đời mà không thể quên được. Đối với cha mẹ, thì lời nói trong lúc tức giận của con cái sẽ khiến họ rất đau lòng. Đối với con cái, trẻ nhỏ thì lời nói trong lúc bực tức của cha mẹ có thể khiến trẻ chán nản mà tìm đến con đường cùng.
-
Không nên nói những lời phàn nàn, oán trách
Khi không hài lòng, người ta thường nói ra những lời bất mãn, oán giận ông chủ, oán giận bạn bè, thậm chí oán giận cả người nhà. Nếu bạn thường xuyên nói những lời oán trách, người khác nghe được sau này sẽ mượn đó làm đề tài để nói về bạn, gây ra bất hòa thị phi, khiến bạn phải đối phó với người này, đối phó với người kia, cuối cùng tự mình làm khổ mình, bạn việc gì phải khổ như vậy?
-
Không nên nói những lời tổn hại người khác
Bạn đã bao giờ cảm thấy buồn bã, thất vọng, thậm chí là tổn thương chỉ vì một câu nói có thể là vô tình, cũng có thể là cố ý của người khác hay chưa? Người ta thường nói, ngôn ngữ chính là vũ khí đáng sợ nhất trên đời này. Bởi có đôi khi, vết thương ngoài da có thể lành, còn những tổn thương do lời nói gây ra sẽ còn in hằn mãi. Một câu nói vô tình, một lời trêu chọc vô tâm, một câu phán xét không chủ đích, tất cả đều có thể trở thành nguyên nhân cho một sự đau lòng khó xóa nhòa.
Có người lỗ mãng nói năng tùy tiện, không biết bao dung tôn trọng người khác, thường hay nói những lời tổn thương người khác, có lúc “hại người ích ta”, nhưng cũng có khi “hại người hại mình”. Lời nói tổn thương người khác có thể chỉ là nhất thời, nhưng nhân cách của mình đã bị người ta xem thường rồi đó, tổn thương ấy là vĩnh viễn!
-
Không nên nói những lời khoe khoang
Sự khoe khoang của bản thân bạn chính là thứ khiến người khác khó chịu nhất, và họ muốn nghĩ cách để giúp bạn loại bỏ sự khoe khoang, kiêu ngạo đó đi. Bạn càng hãnh diện về cái gì, thì lại càng dễ mất đi cái đó! Điều này chưa bao giờ sai. Có thể bạn sẽ nói: Cái đáng tự hào là sự thành thật, mà không khoe khoang, tại sao lại không thể được? Nhưng, bạn lại dùng sự kiêu ngạo của mình để làm tổn thương sự kiêu ngạo trong lòng người khác, một khi người đó bị bạn làm tổn thương, liệu có còn đối xử tốt với bạn nữa hay không?
Khoe khoang vẻ đẹp bề ngoài, thì phải cẩn thận kẻo sau này bạn lại trở thành một người xấu xí. Bạn khoe khoang sự giàu có, thì phải cẩn thận sau này sẽ bị phá sản. Bạn khoe khoang thành tích học tập tốt, thì phải cẩn thận kẻo sau này thi không đỗ. Tốt nhất là bạn không nên tự hào khoe khoang con cái trong nhà thế nào. Bạn phải giúp con bạn bớt đi kẻ thù, để khiến cho người đời không ganh tỵ với chúng, mà ngược lại khiến họ bảo vệ và ủng hộ chúng mới phải.Thực tế cho thấy, có người khi nói chuyện thường thích tuyên truyền về bản thân, tự mình quảng cáo rùm beng, tự mình thổi phồng chính mình, người khác nghe xong nhất định không đồng tình. Cho nên khoe khoang thực tế cũng chẳng được lợi ích gì, trái lại còn làm mình bị tổn thương. Con người muốn vĩ đại thì phải làm những việc vĩ đại, vĩ đại ấy là phải để người khác nói, không thể tự nhận được đâu, bản thân mình khiêm tốn là tốt hơn cả.
-
Không nên nói những lời dối trá
Phật giáo giảng “Ngũ giới”, “cấm nói dối” là một trong năm giới cấm này. Nói dối tức là “thấy mà nói không thấy, không thấy mà nói thấy, đúng mà nói là sai, sai mà nói là đúng”, nói một cách đơn giản thì đó là những lời không thật.
Truyện ngụ ngôn “Sói đến rồi” (hay “Chú bé chăn cừu”) từng nói về hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối. Một ví dụ khác, ban đầu có 1 chiếc máy bay, qua tai người khác nói thành 11 chiếc, cuối cùng biến thành 91 chiếc, đây chính là những tin đồn thất thiệt, chuyện bé xé ra to, cũng tương tự như là nói dối. -
Không nên nói những lời thuộc về bí mật
Trên đời này có lắm điều bí mật, từ gia đình đến công ty không đâu là không có, nghiệp vụ có bí mật nghiệp vụ, quốc gia có bí mật quốc gia. Hiện nay các quốc gia đều rất coi trọng việc bảo mật, nếu chẳng may tiết lộ bí mật quốc gia thì bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc và chịu hình phạt nặng nề.
Cho nên chúng ta cần phải tạo thành thói quen giữ bí mật, không được tùy tiện phát ngôn. Trước khi nói ra những chuyện bí mật, bạn phải nghĩ đến những hậu quả xấu có khả năng xảy ra, hiểu rõ tính nghiêm trọng của nó thì sẽ không dám tùy tiện ăn nói lung tung. -
Không nên nói những lời riêng tư
Mỗi người đều có những điều riêng tư của bản thân mình, việc riêng tư của bản thân mình đương nhiên cũng sẽ không muốn người khác biết cho nên việc riêng tư của người khác họ cũng không muốn mình nói ra. Cho dù việc bạn nói ra việc riêng tư của người khác mà không bị họ phản kháng lại thì cũng đã thể hiện ra bạn là người không có hậu phúc.
Mỗi người cần một căn phòng, một căn hộ không phải chỉ là để che mưa, che nắng, vì an toàn mà điều quan trọng nữa là vì sự riêng tư của bản thân. Bạn mặc quần áo là để giữ ấm nhưng điều quan trọng là để che giấu đi cơ thể mình. Vì vậy, để tôn trọng lẫn nhau thì việc trước hết là cần phải tôn trọng việc riêng tư của nhau.
-
Đừng nói những lời thật lòng với người bạn chỉ vừa quen biết
Khi chúng ta có những áp lực lớn mà bản thân không thể gánh vác, sẽ có xu hướng muốn trút hết ra bằng cách nào đó. Có những lúc chúng ta vừa quen được một người bạn, liền cảm thấy cả hai nói chuyện rất hợp ý ăn rơ. Thế là vội vã nói những lời từ tận đáy lòng mình cho họ nghe, ngay lập tức kể hết những chuyện trong cuộc sống của mình cho người đó - kể cả những chuyện thầm kín nhất. Nhưng không lâu sau đó, chúng ta mới phát hiện thì ra người bạn thâm giao đó đã trở thành một người xa lạ qua đường. Bạn cũng không kiềm nổi mà tự trách bản thân sao ngày đó cái gì cũng đi kể cho họ nghe như vậy.
Nên nhớ, đừng bao giờ nói những điều thật lòng cho một người xa lạ. Bởi vì những lời bạn nói, người khác có thể không hứng thú để nghe, chỉ tạo một ấn tượng trong mắt họ rằng bạn là người nhiều chuyện. Trước khi trở nên thân thiết với họ, bạn rõ ràng không thể biết nhân phẩm người này như thế nào, có đáng tin hay không. Bởi biết đâu sau khi bạn trút hết mọi thứ trong lòng với họ, vừa quay lưng đi thì câu chuyện này đã trở thành một câu chuyện cười cho người khác nghe rồi.
-
Mục tiêu tương lai của bản thân
Đa số chúng ta đều tin rằng nếu công bố kế hoạch và mục tiêu của mình cho những người khác, họ sẽ góp ý và giúp đỡ chúng ta, nhờ đó kế hoạch dễ thành công hơn. Tuy nhiên, Giáo sư Peter Gollwitzer của Đại học New York đã chứng minh điều ngược lại dựa trên kết quả một nghiên cứu trong cuốn "Symbolic Self-Completion" (xuất bản năm 1982): "Việc tiết lộ kế hoạch cho người khác sẽ làm giảm khả năng thực hiện được kế hoạch đó".
Mục tiêu đặt ra chính là sức mạnh bên trong mỗi con người. Không nên đề cập mục tiêu với người khác bởi nếu thành công, mọi người sẽ tự nhiên biết đến và ngưỡng mộ bạn. Ngay cả khi thất bại, cũng chẳng ai cười bạn. Nên kín tiếng, kiệm lời, không tiết lộ những mục tiêu của mình bởi nếu khoa trương sẽ bị nhiều người nhòm ngó.
Trung Thành Nguyễn 2019-01-04 22:16:42
Bài viết được chọn làm video cho kênh youtube của Toplist. Thanks tác giả