Top 10 Cây cảnh tuyệt đối không nên trồng trong phòng

Bò Trần 14390 0 Báo lỗi

Cây cảnh vừa có tác dụng trang trí, đồng thời nâng cao chất lượng cho không gian sống và làm việc. Nhưng không phải loại cây nào cũng thích hợp để trồng trong ... xem thêm...

  1. Cây xương rồng bát tiên hay cây hoa bát tiên, có xuất xứ vương quốc đảo Madagascar. Nhờ vẻ đẹp gai góc, màu sắc hoa rực rỡ, rất nhiều màu khác nhau như xanh, đỏ, tím, vàng....nên cây xương rồng bát tiên được nhiều người trồng làm hàng rào hoặc trang trí trong nhà. Ngoài ra, ở Thái Lan, hoa bát tiên còn mang ý nghĩa là loài thực vật may mắn của xứ sở này. Cái tên "Bát Tiên" cũng xuất phát từ quan niệm trong Đạo giáo của người Trung Quốc, họ cho rằng loài cây này là tập hợp sức mạnh của tám vị tiên là Hà Tiên Cô, Hán Chung Li, Hàn Tương Tử, Lam Thái Hòa, Lã Động Tân, Tào Quốc Cữu, Thiết Quải Lý, Trương Quả Lão, trồng trong nhà sẽ xua đuổi tà ma, hóa giải sát khí, mang đến nhiều phúc khí và may mắn.


    Tuy nhiên, nếu trong nhà có trẻ nhỏ, bạn không nên trồng loại cây cảnh này, bởi theo các nhà thực vật học thì nhựa của cây sẽ gây bỏng rát khi tiếp xúc, đặc biệt là với làn da mỏng manh của các bé. Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, xương rồng bát tiên là loài cây có nhiều gai, nên không phù hợp đặt trong phòng ngủ, phòng khách hay bàn làm việc bởi không tốt cho vận khí của gia chủ. Nếu lựa chọn loại cây này để trang trí, bạn nên lựa chọn vị trí đặt cho phù hợp và an toàn cho các thành viên trong gia đình của bạn nhé. Vị trí đặt chậu cây nên xã một chút như ban công hay hành lang nhà nơi mọi người ít qua lại.

    Xương Rồng Bát Tiên
    Xương Rồng Bát Tiên
    Xương Rồng Bát Tiên
    Xương Rồng Bát Tiên

  2. Sen đá vốn là loại tiểu cảnh được nhiều người yêu thích bởi dáng vẻ nhỏ xinh thích hợp bày trí trong nhà. Trong số các giống sen đá đẹp và phổ biến hiện nay, có một loại sen đá đặc biệt ngay từ cái tên toát lên sự quý tộc - sen đá chuỗi ngọc. Cây sen đá chuỗi ngọc thuộc dòng sen đá được nhiều người yêu thích bởi vẻ ngoài vô cùng độc - đẹp - lạ. Ngay từ chính tên gọi ta đã có thể cảm nhận được vẻ đẹp long lanh, quý phái như chuỗi ngọc trai sáng bóng. Cây thuộc dòng cây thân thảo, có cành nhánh khá mềm mại, thân mọng nước và có màu xanh ngọc bích, bóng rất đẹp mắt.


    Sen đá chuỗi ngọc tượng trưng cho sự trang nhã, niềm vui tươi và sự sang trọng, nên thường được nhiều người lựa chọn để trang trí trong nhà, ngoài ban công, phòng làm việc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng toàn thân Sen Đá Chuỗi Ngọc có chất làm cơ thể mệt mỏi, gây khó thở và tiêu chảy khi ăn phải, thậm chí là ảnh hưởng đến hô hấp, gây khó thở, điều tiết nhịp tim khó khăn, bởi vì trong nhựa cây có chứa chất Gucosides. Mặc dù cây cũng góp phần thanh lọc không khí, nhưng nếu bạn quyết định trồng cây này thì cũng nên cần nhắc tới những tác hại trên, hoặc lựa chọn vị trí trưng bày phù hợp và an toàn.

    Cây Sen Đá Chuỗi Ngọc
    Cây Sen Đá Chuỗi Ngọc
    Cây Sen Đá Chuỗi Ngọc
    Cây Sen Đá Chuỗi Ngọc
  3. Cây bông ổi hay còn có những tên gọi khác là: Trâm ổi, thơm ổi, ổi tàu, hoa ngũ sắc, tứ thời, tứ quý; có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, sau đó phổ biến sang các vùng nhiệt đới. Cây bông ổi là loài cây nhỏ, mọc thành bụi; lá hình bầu dục, mép lá có răng cưa; hoa nhỏ, mọc thành chùm dạng hình cầu, nhiều màu sắc rực rỡ: Trắng, vàng, vàng cam, tím hay đỏ. Ở Việt Nam hiện nay, cây bông ổi thường được trồng làm cảnh vì có hoa đẹp và nở bốn mùa. Theo y học cổ truyền cây bông ổi có tác dụng làm thuốc chữa bệnh: Rễ cây có tác dụng thanh nhiệt; lá có thể tiêu viêm sưng, chữa ngứa, rắn cắn; hoa có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên, lá của Bông Ổi cũng chứa độc tố; việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc đều cần phải qua chế biến và theo liều lượng nhất định.


    Theo y học cổ truyền cả cây bông ổi đều có tác dụng chữa bệnh. Rễ cây bông ổi có vị ngọt đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt. Lá cây bông ổi có tính mát, có tác dụng tiêu viêm sưng, chữa ngứa gãi, rắn cắn. Hoa có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên thông thường người ta chỉ hái lá, hoa và cành về phơi khô để dùng làm thuốc chữa bệnh. Bông Ổi nguy hiểm hơn khi cánh hoa tàn đi và những quả nhỏ màu xanh xuất hiện. Quả Bông Ổi có chất rất độc là Lantanin Alkaloid hoặc Lantadene A, gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong. Người bị ngộ độc sẽ có biểu hiện lờ đờ, thiếu nhanh nhẹn, tiêu ra máu... Chúng có thể làm trẻ bị ngộ độc dẫn đến tử vong sau 2 - 4 ngày.

    Cây Bông Ổi
    Cây Bông Ổi
    Cây Bông Ổi
    Cây Bông Ổi
  4. Cây hoa sứ cảnh Thái Lan hay cây sứ cùi có tên khoa học là Adenium Obesum, xuất xứ từ khu vực Châu Phi nên còn có tên gọi khác là Hoa Sa Mạc, hình dáng bên ngoài khá giống với cây Đại của Việt Nam. Cây được trồng nhiều ở các nước châu Phi như Congo, Tanzania, Zimbabwe và Kenya được thuần chủng và nhập khẩu vào Thái Lan và trở nên phổ biến. Cây có thể trồng bonsai để làm cảnh trong nhà, phòng. Tuy nhiên, ở nhiều vùng của châu Phi, người dân dùng dịch ép từ rễ hoặc nhựa mủ của cây này để tẩm tên độc, dùng săn bắn thú. Con vật trúng tên độc bị chết rất nhanh. Ở Bắc Kenya, người ta còn bôi nhựa mủ lên tóc để trừ chấy.


    Hoa Sứ Cảnh có họ hàng với cây Trúc Đào và có độc tố giống như loại cây này, đó là chất glycosid tim - loại độc tố này gây độc chủ yếu ở tim, hệ tiêu hóa và thần kinh. Người bệnh có triệu chứng nôn, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim chậm. Loại Hoa Sứ Cảnh Thái Lan khác với cây Đại có tên khoa học Plumeria acutifolia Poir (còn được biết đến với những tên gọi như bông sứ trắng, bông sứ đỏ, hoa săm pa - Lào) vốn là cây thuốc nam của người Việt dùng điều trị nhiều bệnh trong đông y. Tuy nhiên, vì có cùng những đặc điểm tên gọi, ngoại hình giống nhau nên nhiều người dân lẫn lương y dễ nhầm lẫn trong điều trị, nhất là dùng trong các bài thuốc mẹo trị ho cho bé.

    Cây Hoa Sứ Cảnh Thái Lan
    Cây Hoa Sứ Cảnh Thái Lan
    Cây hoa sứ cảnh Thái Lan
    Cây hoa sứ cảnh Thái Lan
  5. Cây Môn Trường Sinh là loài cây cảnh khá phổ biến và dễ trồng. Cùng thuộc họ cây ráy như cây Vạn Niên Thanh hay Vạn Thiên Thanh, có đặc điểm bên ngoài tương tự như các cây này, nên nhựa của cây Môn Trường Sinh cũng chứa tinh thể Calcium Oxalat, có tác dụng hút khí độc, nhưng lại gây ngứa da, nếu tiếp xúc lâu trong môi trường sống có thể gây mỏi cơ, lú lẫn. Chính tinh thể Calcium Oxalat chứa trong lá và thân của cây Môn Trường Sinh gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng hoặc kết mạc mắt khi người ăn nhầm hoặc dính phải dịch tiết của nó, đặc biệt là đối với trẻ em.


    Hoa và quả của cây trường sinh có độc tính rất mạnh, nếu da tiếp xúc sẽ bị ngứa, nếu ăn nhầm sẽ làm cho khoang miệng, yết hầu sưng đau, nóng rát, thậm chí làm thương tổn đến dây thanh quản. Trẻ nhỏ sẽ cảm thấy như bị ngạt thở và sẽ nhanh chóng tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Người xưa gọi cây Trường Sinh Đốm hay Môn Trường Sinh là "cây câm điếc", cả người lẫn vật ăn phải đều có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp trẻ em bị nhiễm độc do nhựa cây Môn Trường Sinh đã xảy ra tại Việt Nam. Vì vậy đây là một trong số những loại cây không nên trồng trong nhà mà bạn cần lưu ý.

    Cây Môn Trường Sinh
    Cây Môn Trường Sinh
    Cây Môn Trường Sinh
    Cây Môn Trường Sinh
  6. Hoa đỗ quyên là cây thân gỗ, mọc thành bụi, hoa có nhiều màu sắc rực rỡ, mang vẻ đẹp ấm áp, gần gũi, khiến không gian xung quanh trở nên tươi vui. Hoa đỗ quyên còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, may mắn và thịnh vượng. Chính vì vậy, vào những dịp lễ tết, rất nhiều gia đình đã chọn mua chậu cây đỗ quyên để trang trí trong nhà. Nhưng đằng sau đó, hoa đỗ quyên lại mang một vẻ đẹp quyến rũ "chết người". Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới thì Đỗ Quyên có tới mấy trăm loài, từ tự nhiên cho đến lai tạo và hầu hết các loài hoa này đều chứa chất độc từ thân, cành đến lá.


    Có thể nói tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc tố mang tên Andromedotoxin và Arbutin Glucoside. Những người bị độc do cây hoa đỗ quyên thường có biểu hiện như buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt và mất cân bằng. Theo nghiên cứu cho thấy, chỉ cần 100 đến 225 gram lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em. Vì vậy, nếu có trẻ nhỏ, tốt nhất bạn không nên trồng cây hoa đỗ quyên trong nhà Nếu không nỡ rời xa vẻ đẹp của loài cây này, bạn cần đặt ở vị trí xa tầm với của người già và trẻ nhỏ.

    Hoa Đỗ Quyên
    Hoa Đỗ Quyên
    Cây Hoa Đỗ Quyên
    Cây Hoa Đỗ Quyên
  7. Nhắc đến hoa thủy tiên chúng ta đều biết đến vẻ đẹp thanh khiết, trong sáng, cùng hương thơm mát của loài hoa này và nhiều quan niệm còn cho rằng đây là loài hoa đem lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình trong những dịp năm mới, nên thường được trồng nhiều ở ban công, trước nhà. Tên khoa học của hoa thủy tiên là Narcissus Tazetta. Có một truyền thuyết Hy Lạp gắn với cái tên này, truyện kể rằng thần Narcises mê say vẻ đẹp của mình quá đáng, luôn mê mải ngắm bóng mình bên dòng nước và biến thành cây Hoa Thủy Tiên. Vì vậy, trong tiếng Hy Lạp, từ "narkao" (phiên âm từ Narcises) có nghĩa là tê cóng.


    Cũng chính bởi truyền thuyết này mà hoa thủy tiên mang một vẻ đẹp chết người, toàn thân cây thủy tiên đều chứa độc chất Alkaloids, đặc biệt tập trung trong thân, củ. Ăn nhầm phải cây hoặc hoa Thủy Tiên sẽ bị nôn mửa, đau bụng, mạch đập rối loạn, ra mồ hôi lạnh, hô hấp không đều, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mê man, nghiêm trọng có thể bị co giật, tê liệt mà chết. Đặc biệt, lá của hoa thủy tiên có hình dạng dẹt dài, màu xanh, thân - củ màu trắng, đặc điểm rất giống với các loại cây hành, hẹ, người già và trẻ em rất dễ bị nhầm lẫn mà ăn phải. Vì vậy, cây hoa thủy tiên được xếp vào danh sách những loại cây không nên trồng trong nhà. Ngoài ra, trong rễ của cây thủy tiên còn có chứa chất Narcissin. Độc chất này thay đổi theo tuổi của cây. Người ăn phải trước khi cây ra hoa có thể bị giãn đồng tử, khô nước bọt, tim đập nhanh, còn sau khi cây ra hoa thì bị tháo mồ hôi, buồn nôn, ỉa chảy.

    Cây Hoa Thủy Tiên
    Cây Hoa Thủy Tiên
    Cây Hoa Thủy Tiên
    Cây Hoa Thủy Tiên
  8. Mã Tiền thường được biết đến như một vị thuốc Đông y quý, có tác dụng kích thích thần kinh tương đối mạnh, dùng để điều trị các bệnh phong tê thấp, bại liệt, bán thân bất toại... Ngoài ra, đây cũng là loại cây thường được người ta chọn làm cây cảnh trong nhà, bởi khi phát triển, cây cho ra những chùm quả nhỏ, có hình dáng và màu sắc khi chín rất giống quả cam, khá độc đáo. Tuy nhiên, vẻ đẹp độc lạ này lại là độc dược cực mạnh, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của chính bạn và mọi người trong gia đình. Hạt của quả cây mã tiền chứa nhiều chất Alcaloid, nếu ăn nhầm sẽ bị co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp, gây ngạt thở dẫn đến tử vong.


    Việc sử dụng hạt của cây mã tiền để làm thuốc cũng phải qua chế biến rất kỹ lưỡng và đều phải dùng ở liều lượng thấp nhất, tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của thầy thuốc, mọi tình huống sử dụng một cách vô thức hoặc thiếu hiểu biết loại hạt này đều có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng. Theo các bài thuốc Đông y, nếu phát hiện thấy ngộ độc do cây Mã Tiền gây ra (giật giật ở môi và các cơ; nặng hơn thì thấy ngáp, nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu), có thể lấy Nhục Quế sắc nước uống để giải độc.

    Cây Mã Tiền
    Cây Mã Tiền
    Cây Mã Tiền
    Cây Mã Tiền
  9. Thực chất vạn thiên thanh là một trong các chi của loài cây vạn niên thanh, hình dáng tương đối giống nhau, có tên tiếng anh là Aglaonema, hay còn gọi là Minh Ty, xuất xứ từ khu vực Đông Nam Á. Chính vì lý do đó, nhiều người thường bị nhầm lẫn cây Vạn Thiên Thanh với cây Vạn Niên Thanh, nên chủ quan trồng cây này trong nhà mà không phân biệt được. Cây có lá hình trứng hoặc kim, hoa nhỏ, phiến lá có loang màu xanh - trắng, thuộc họ ráy, có nhiều chủng loài lai tạo, hình dáng lá rất đẹp và cũng thuộc một trong những loại cây phong thủy, nên thường được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trong nhà. Thế nhưng, ít ai biết rằng trên tất cả các bộ phận của loại cây này đều chứa độc tố Calcium Oxalate, tập trung nhiều nhất ở lá cây.


    Nhựa cây vạn thiên thanh gây ngứa và nếu chẳng may dính vào mắt thì rất khó chịu, ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng. Trẻ em nếu không may ăn phải lá, hoa hoặc quả của cây này sẽ bị ngộ độc. Nếu ăn với số lượng nhiều có thể gây chết người. Do vậy, nếu có ý định trồng cây vạn thiên thanh làm cảnh hay phong thủy, bạn nên đặt ngoài ban công hoặc vườn nhà, xa tầm tay trẻ em và phải cẩn thận khi va chạm, di chuyển hay chăm sóc loại cây cảnh này. Theo lời khuyên của các chuyên gia, nếu không may da bị ngứa do dính phải nhựa cây thì không nên gãi mà hơ nóng vùng da bị dính sẽ khỏi. Nếu bị dính nhựa vào miệng, mắt thì cần súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm, rồi dùng máy sấy tóc hơ ấm sẽ đỡ ngứa hơn.

    Cây Vạn thiên Thanh
    Cây Vạn thiên Thanh
    Cây Vạn thiên Thanh
    Cây Vạn thiên Thanh
  10. Hoa trúc đào có dáng đẹp sặc sỡ, nhiều màu sắc như trắng, hồng nhạt, hồng đậm hoặc hơi đỏ cam, đỏ tía, hoa đơn hoặc hoa kép. Trong đó, loại có hoa màu hồng là phổ biến nhất. Hoa có mùi thơm nhẹ. Cũng chính vì những lý do nói trên mà trúc đào là cây rất được ưa chuộng để chọn trồng làm cảnh. Ngoài việc cho hoa đẹp, trúc đào còn có những giá trị khác có ích cho y học. Chẳng hạn trong lá trúc đào người ta đã chiết được các glycoside như: oleandrin (neriolin), neriin, adynerin và neriantin. Chất neriolin được dùng làm thuốc trợ tim, chữa suy tim, khó thở, chữa phù do suy tim. So với digitalin hay digoxin, neriolin có các ưu điểm là không bị phá hủy bởi men của dịch tiêu hóa, đào thải nhanh và không gây tích lũy.


    Tuy nhiên, khi được sử dụng để làm cây cảnh thì phải hết sức cẩn trọng bởi trúc đào là một trong những loài thực vật chứa nhiều hợp chất có độc, có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Sau khi chất độc vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng rất nhanh như nôn mửa dữ dội, sau đó người mệt lả không muốn nói năng cử động gì, có khi nhức đầu, chóng mặt đau bụng. Ngộ độc nặng hơn thì có thể trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê rối loạn nhịp tim. Ngộ độc quá nặng sẽ dần dần thiếu ôxy lên não. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

    Cây Trúc Đào
    Cây Trúc Đào
    Cây Trúc Đào
    Cây Trúc Đào




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy