Top 7 Câu nói bạn không bao giờ nên nói với con

Mai Ly 87 0 Báo lỗi

Làm cha mẹ cần có trách nhiệm ngay cả khi phải lựa chọn từ ngữ để nói chuyện và dạy dỗ con. Những cụm từ vô tình được thốt ra có thể thay đổi thế giới quan của ... xem thêm...

  1. Top 1

    "Con luôn phải nghe lời người lớn"

    Nghe đến đây, hầu hết những đứa trẻ sẽ nghĩ: "Tất cả người lớn đều thông minh và giỏi giang. Mình phải làm theo lời họ". Cụm từ này khá nguy hiểm vì đứa trẻ bắt đầu tin tưởng tất cả người lớn, kể cả người lạ, và không đề phòng được những điều xấu từ họ.


    Câu nên nói: "Con phải nghe lời cha mẹ và những người thân trong gia đình." Điều này sẽ giúp đứa trẻ phát triển tư duy phản biện và không tin tưởng vào người lạ.

    "Con luôn phải nghe lời người lớn"

  2. Top 2

    “Cấm khóc lóc"

    Khi nghe những lời quát mắng này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Thật tệ khi bộc lộ cảm xúc. Cứ khóc là mình sẽ bị mắng". Trẻ có thể lớn lên trong im lặng và thu mình hơn. Những cảm xúc tiềm ẩn sớm muộn gì cũng sẽ bộc lộ ra ngoài bằng sự hung hăng, thịnh nộ và đẫm nước mắt.


    Bạn nên nói với con: "Hãy kể cho mẹ chuyện gì đã xảy ra với con ?." "Tại sao con lại khóc?" Nếu trẻ bị ngã hay bị bầm tím, hãy thử hỏi "Con khóc vì đau hay vì sợ hãi?" Điều này sẽ khơi gợi một cuộc trò chuyện giúp đứa trẻ xác định được cảm xúc của chính mình.

    “Cấm khóc lóc
    “Cấm khóc lóc"
  3. Top 3

    ”Con đừng tham lam và ích kỷ như vậy !”

    Khi nghe được câu nói dễ tổn thương này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Mình phải chia sẻ mọi thứ. Không có gì là của mình". Theo thời gian, những suy nghĩ này sẽ phát triển thành hành vi dễ bị thao túng. Trẻ sẽ không bảo vệ được giá trị và tài sản của chính mình, luôn nghĩ rằng con không xứng đáng với chúng.


    Bạn nên nói: "Con có thể cùng chơi đồ chơi với bạn được không?". Hãy cho con bạn một cơ hội để tự quản lý mọi thứ của chúng. Nếu trẻ chống lại việc chia sẻ, thì đừng trách mắng con quá.

    ”Con đừng tham lam và ích kỷ như vậy !”
    ”Con đừng tham lam và ích kỷ như vậy !”
  4. Top 4

    "Ai dạy con cái này?" (về một trò nghịch ngợm)

    Khi nghe được lời quát mắng này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Cha mẹ mình không biết mình đã nghĩ ra điều này." Một đứa trẻ như vậy sẽ nghĩ rằng mình có thể không bị trừng phạt vì đã đổ lỗi cho người khác.


    Bạn nên nói: "Tại sao con lại làm điều đó?". Câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu được con mình đã tự làm điều đó hay nhờ sự khuyến khích của ai. Hãy cho trẻ cơ hội để giải thích hành động của mình.

    "Ai dạy con cái này?" (về một trò nghịch ngợm)
  5. Top 5

    "Nhìn bé gái kia đáng yêu chưa kìa"

    Nghe được lời nói so sánh này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Mình tệ hơn những người khác. Làm bất cứ điều gì cũng không có ý nghĩa vì không hiệu quả". So sánh mình với những người khác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ nghĩ rằng mình không bao giờ đạt được bất cứ điều gì sau này.


    Bạn nên nói với con: "Mẹ luôn yêu con và mẹ tin rằng con cũng có thể làm được điều này." Chỉ ra khả năng của con và thể hiện rằng bạn tin tưởng vào con bạn. Hãy nhớ rằng, con bạn là duy nhất và luôn có những tài năng riêng.

    "Nhìn bé gái kia đáng yêu chưa kìa"
  6. Top 6

    "Về nhà chúng ta sẽ nói chuyện"

    Khi nghe được lời trách móc này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Cha mẹ có thể làm tổn thương mình. Họ không thích mình. Mình không muốn về nhà". Cha mẹ không còn yêu thương mà đe dọa, và ngôi nhà trở thành nơi đứa trẻ luôn nhận được sự trừng phạt.


    Bạn nên nói với con: "Để mẹ nói lý do tại sao con lại khiến mẹ buồn nhé." Nghe được quan điểm của bạn, đứa trẻ sẽ học cách cân nhắc những hành động trong tương lai của mình và quan tâm đến cảm xúc của bạn hơn.

    "Về nhà chúng ta sẽ nói chuyện"
  7. Top 7

    "Con còn quá nhỏ để nghĩ về điều này"

    Khi nghe được câu nói mất hết động lực này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Mình muốn biết và mình sẽ hỏi người khác!" Nếu con bạn hỏi bạn những câu hỏi khó chịu nhưng không nhận được thông tin, trẻ sẽ nhận được thông tin đó từ những nguồn khác - những nguồn kém chất lượng hơn nhiều.


    Bạn nên nói với con: "Hiện tại mẹ chưa thể trả lời ngay được. Mẹ cần một chút thời gian con nhé." Đừng từ chối hay đánh mất sự hứng thú trong trẻ ngay. Nếu con hỏi bạn một câu hỏi, hãy cố gắng trả lời trong khả năng của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ vẫn là người có uy quyền trong mắt của con và không đánh mất lòng tin ở trẻ.


    Nguồn: BRIGHTSIDE

    "Con còn quá nhỏ để nghĩ về điều này"




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy