Táo bón
Táo bón thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày do dạ dày ít hoạt động và hấp thụ nước kém. Sự suy yếu các cơ bụng và sàn chậu ở bệnh nhân ung thư dạ dày là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong quá trình điều trị, hầu hết các thuốc giảm đau mạnh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng Cholin thường gây liệt nhẹ đám rối thần kinh ở ruột, từ đó dẫn đến tình trạng táo bón.
Táo bón là khi bạn đi vệ sinh ít hơn 3 lần/1 tuần, tình trạng kéo dài gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải. Tình trạng còn gây đau bụng, đau đầu, mất sức khi đi vệ sinh. Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày, mặc dù vậy vẫn có nhiều người bị táo bón mãn tính do có liên quan đến bệnh lý rối loạn chức năng vận chuyển của ruột hay là khởi đầu của một số bệnh lý như: bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể… Táo bón ở người già là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.
Ngoài ra, người bệnh nên tránh ngồi lâu một chỗ mà cần phải tích cực vận động cơ thể, tập luyện các môn thể thao phù hợp với thể trạng, sở thích. Một điều rất quan trọng đó là rèn luyện thói quen đi đại tiện đều đặn, nên đại tiện vào buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn sáng, vì đây là thời điểm dễ dàng đi vệ sinh nhất. Không được nhịn đi vệ sinh khi có dấu hiệu muốn đại tiện. Có thể dùng vòi hoa sen, xả nước vào hậu môn để làm mềm phân và giảm sự khó chịu khi đi vệ sinh.
Thói quen đi vệ sinh của bạn thay đổi, có thể gặp phải những cơn tiêu chảy hoặc táo bón tái phát không bình thường. Thậm chí, người bệnh cảm thấy buồn nôn, khó chịu ở bụng kéo dài một vài ngày.