Top 10 Dấu hiệu ung thư dạ dày bạn nên biết

Phương Bùi 2477 0 Báo lỗi

Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao. Để phát hiện bệnh sớm và giúp cho quá trình điều trị bệnh dễ dàng hơn mỗi chúng ta cần phải có ... xem thêm...

  1. Top 1

    Buồn nôn

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: lo lắng, các bênh lý ở đường tiêu hóa, tác dụng phụ của một số loại thuốc,... Chính vì thế, nhiều người xem đây là triệu chứng rất bình thường. Tuy nhiên nếu cảm thấy buồn nôn và kèm đó là cảm giác hơi đau ở dạ dày thì bạn nên cẩn thận, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khối u chèn ép dạ dày. Nếu có dấu hiệu như trên, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và phát hiện bệnh kịp thời.


    Có thể nói rằng buồn nôn là triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh về dạ dày. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc buồn nôn ở người bệnh là do đồ ăn trong dạ dày không được đẩy xuống ruột non kịp thời. Quá trình lên men cộng với việc thức ăn không được nghiền nát khiến cho thực phẩm bị phân hủy ngay tại dạ dày gây ra cảm giác khó chịu, buồn nôn.


    Bất cứ ai gặp phải hiện tượng đau dạ dày kèm buồn nôn đều vô cùng lo lắng bởi không biết mình mắc bệnh gì. Theo các chuyên gia, tình trạng này có thể giải thích như sau: Khi dạ dày gặp phải các tổn thương, chức năng hoạt động của nó cũng vì vậy mà bị giảm sút. Tất cả những thức ăn mà người bệnh đưa vào cơ thể hầu như gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, làm tích tụ lại ở bao tử.

    Tiếp đó chúng sẽ kết hợp cùng với axit dạ dày và khí hơi gây ra hiện tượng trào ngược lên họng. Người bệnh có thể sẽ cảm thấy buồn nôn ngay khi đang ăn hoặc lúc đã ăn xong.

    Buồn nôn
    Buồn nôn
    Buồn nôn
    Buồn nôn

  2. Top 2

    Kém ăn, khô miệng

    Kém ăn và khô miệng cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Nếu bị tình trạng này một thời gian mà không khỏi thì hãy lập tức đến khám bác sĩ. Vì khi để lâu, cơ thể sẽ dần bị suy nhược, sút cân nhanh và thiếu máu.


    Khô miệng là tình trạng lượng nước bọt tiết ra quá ít. Những người mắc chứng khô miệng thường có các dấu hiệu như: khó chịu, khô niêm mạc miệng, đôi khi gây cảm giác nóng rát, giảm hay mất vị giác…Lượng nước bọt tiết ra không đủ sẽ mang đến cho bạn khá nhiều phiền phức như cảm thấy chán ăn, khó nuốt, khó khăn khi nhai thức ăn, khó nói cho rõ ràng. Ngoài ra, bị khô miệng chán ăn kéo dài cũng có thể khiến răng bạn bị mục, sâu và gây ra chứng hôi miệng đáng ghét ở nhiều người.


    Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý xảy ra khi cơ vòng dưới thực quản bị tổn thương dẫn đến tình trạng axit từ dạ dày bị tràn lên thực quản cũng như vòm miệng. Ở người bình thường, cơ vòng này chỉ mở ra khi thức ăn được đưa xuống dạ dày và lập tức đóng lại để quá trình tiêu hóa thức ăn dạ dày diễn ra kín.


    Mặc dù vậy, khi cơ vòng này tổn thương, khả năng đóng-mở linh hoạt sẽ không còn nữa gây ra bệnh trào ngược. Dịch vị dạ dày cũng như axit từ dạ dày trào lên sẽ gây ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Không chỉ gây biến đổi thành phần tuyến nước bọt, lượng axit này còn gây ra khô miệng, kết hợp cùng các loại vi khuẩn trong khoang miệng gây ra bệnh lý vùng khoang miệng, hôi miệng.

    Kém ăn, khô miệng
    Kém ăn, khô miệng
    Kém ăn, khô miệng
    Kém ăn, khô miệng
  3. Top 3

    Táo bón

    Táo bón thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày do dạ dày ít hoạt động và hấp thụ nước kém. Sự suy yếu các cơ bụng và sàn chậu ở bệnh nhân ung thư dạ dày là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong quá trình điều trị, hầu hết các thuốc giảm đau mạnh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng Cholin thường gây liệt nhẹ đám rối thần kinh ở ruột, từ đó dẫn đến tình trạng táo bón.


    Táo bón là khi bạn đi vệ sinh ít hơn 3 lần/1 tuần, tình trạng kéo dài gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải. Tình trạng còn gây đau bụng, đau đầu, mất sức khi đi vệ sinh. Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày, mặc dù vậy vẫn có nhiều người bị táo bón mãn tính do có liên quan đến bệnh lý rối loạn chức năng vận chuyển của ruột hay là khởi đầu của một số bệnh lý như: bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể… Táo bón ở người già là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.


    Ngoài ra, người bệnh nên tránh ngồi lâu một chỗ mà cần phải tích cực vận động cơ thể, tập luyện các môn thể thao phù hợp với thể trạng, sở thích. Một điều rất quan trọng đó là rèn luyện thói quen đi đại tiện đều đặn, nên đại tiện vào buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn sáng, vì đây là thời điểm dễ dàng đi vệ sinh nhất. Không được nhịn đi vệ sinh khi có dấu hiệu muốn đại tiện. Có thể dùng vòi hoa sen, xả nước vào hậu môn để làm mềm phân và giảm sự khó chịu khi đi vệ sinh.


    Thói quen đi vệ sinh của bạn thay đổi, có thể gặp phải những cơn tiêu chảy hoặc táo bón tái phát không bình thường. Thậm chí, người bệnh cảm thấy buồn nôn, khó chịu ở bụng kéo dài một vài ngày.

    Táo bón
    Táo bón
    Táo bón
    Táo bón
  4. Top 4

    Đau bụng

    Đau bụng là triệu chứng bệnh lý thường mắc phải. Tất cả các cơ quan trong ổ bụng bị bất thường đều có thể gây đau bụng. Hiếm hơn, một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa toàn thân cũng có biểu hiện triệu chứng đau khắp bụng. Trước một tình huống đau bụng cấp, bác sĩ cần phải chẩn đoán nguyên nhân đau bụng là do bệnh nội khoa hay ngoại khoa vì hai hướng xử trí bệnh hoàn toàn khác nhau. Đôi khi, nguyên nhân gây đau bụng khó chẩn đoán đến mức cần các phương pháp chẩn đoán can thiệp chuyên khoa sâu như nội soi ổ bụng thám sát thương tổn.


    Khi bị ung thư dạ dày, dấu hiệu dễ thấy nhất là những cơn đau cấp tính và mãn tính ở vùng bụng. Cơn đau thường khởi phát rất nhanh, đột ngột, dữ dội, thường chuyển từ nặng đến nhẹ và thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Khi thấy cơn đau kéo dài hơn vài tuần thì hãy đến bác sĩ ngay lập tức vì có thể khối u đã di căn hoặc quá to dẫn đến chèn ép dây thần kinh.


    Nếu bạn bị đau âm ỉ ở khu vực bụng trên - phía trên dạ dày, hoặc cảm thấy đầy hơi, có thể do bị đầy bụng chướng khí, ợ hơi. Nguyên nhân là ăn nhanh, nuốt nhanh; sử dụng đồ uống có ga, bia, thực phẩm từ sữa và đậu cũng gây hình thành khí quá mức trong dạ dày. Để tránh tình trạng đau bụng âm ỉ, bạn nên ăn ít các loại thực phẩm, đồ uống này và cần duy trì lối sống lành mạnh, khoa học.


    Khi dạ dày bị viêm loét thì sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn đau. Tuy nhiên, những cơn đau này thường không liên tục, lúc có lúc không và chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn vài giờ. Thế nhưng, nếu nó là dấu hiệu ung thư dạ dày thì cơn đau thường xuyên và dai dẳng hơn. Các cơn đau cũng trở nên quặn thắt, dữ dội chứ không âm ỉ như lúc đầu. Khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu này thì bạn cũng không nên chủ quan mà cần đi khám ngay nhé.

    Đau bụng
    Đau bụng
    Đau bụng
    Đau bụng
  5. Top 5

    Đau tức vùng phía trên rốn

    Nếu đau tức vùng trên rốn và mệt mỏi kéo dài thì có nguy cơ bạn đã bị ung thư dạ dày. Thường đi kèm theo đó là tình trạng sụt cân. Nếu có cả hai trường hợp trên thì hãy thận trọng. Lúc đầu, triệu chứng đau khá giống với bệnh loét dạ dày (đau khi ăn không đúng bữa, đau khi ăn quá no, giảm nhanh sau khi dùng thuốc điều trị loét dạ dày,...). Chính vì thế, nhiều người khá chủ quan xem đó chỉ là chứng loét dạ dày thông thường, đến khi bệnh trở nặng thì đã quá muộn.


    Đau bụng trên rốn dưới ức là dấu hiệu bị đau vùng thượng vị – vùng trên rốn và dưới mũi xương ức. Tình trạng đau này xuất hiện do sự rối loạn bất thường nào đó gây ra và còn có thể xảy ra ở bất kỳ đối nào khi gặp điều kiện thuận lợi. Thường xuyên đau bụng trên rốn dưới ức không những làm cho bạn đau đớn, khó chịu và mệt mỏi mà khi không được điều trị kịp thời, nó còn gây ra những biến chứng và các bệnh nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Tùy vào đặc tính của cơn đau, vị trí chính xác, diễn tiến, các biểu hiện khác đi kèm… mà có thể phần nào xác định được các bệnh lý gây ra cơn đau bụng trên rốn dưới ức.


    Đau dạ dày: Đau bụng trên rốn dưới ức là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày. Ngoài cảm giác quằn quại tại vùng dưới xương ức, còn kèm theo ợ hơi, ợ chua, cảm giác buồn nôn, nôn ói hay cồn cào, khó chịu. Những cơn đau kiểu này hay gặp ở số một số người có thói quen bỏ bữa, ăn uống không điều độ, chế độ ăn nhiều chất chua, cay cũng như thường xuyên uống rượu bia, thuốc giảm đau hay gặp căng thẳng, lo lắng.


    Đau bụng trên rốn dưới ức cũng có thể gây ra ung thư dạ dày. Đây là một bệnh lý tổn thương ác tính. Ung thư dạ dày tiến triển rất nhanh và đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, do đó cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

    Đau tức vùng phía trên rốn
    Đau tức vùng phía trên rốn
    Đau tức vùng phía trên rốn
    Đau tức vùng phía trên rốn
  6. Top 6

    Ợ chua liên tục, hơi thở nóng

    Ợ chua liên tục và tiêu hóa không tốt là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày. Khoảng 68% số người mắc bệnh đều có triệu chứng này. Ngoài ra, bệnh ung thư dạ dày còn có biểu hiện là hơi thở luôn nóng, không muốn ăn, nhất là thịt và thức ăn dầu mỡ.


    Dạ dày dễ bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Các loại thực phẩm được đưa vào cơ thể do không được chuyển hóa hoàn toàn mà lắng đọng lại. Tình trạng này kéo dài gây đầy hơi, khó tiêu và ợ chua nóng rát cổ bắt đầu xuất hiện gây tổn thương niêm mạc thực quản khiến người bệnh cảm thấy đau rát cổ họng. Hệ tiêu hóa hoạt động kém trong một thời gian dài gây rối loạn tiêu hóa, người bệnh luôn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Đây là một trong những triệu chứng đặc trưng của người bị trào ngược dạ dày.


    Ợ chua nóng rát cổ khó tiêu kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn với chất lượng cuộc sống của người bệnh, bất tiện trong xã giao và sinh hoạt. Do triệu chứng gặp ở nhiều người và một số khác cảm thấy bản thân trước đây cũng xuất hiện những dấu hiệu này nên nhất thời bỏ qua. Chỉ đến khi cơ thể biểu hiện các dấu hiệu bất thường nặng hơn mới đi khám. Lúc này, những tổn thương tại dạ dày, thực quản có thể khá nghiêm trọng.


    Ợ chua nóng rát cổ và khó tiêu là những biểu hiện ở giai đoạn đầu, dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe mà mọi người cần chú ý. Phát hiện ra dấu hiệu bất thường càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao. Tránh trường hợp để bệnh diễn biến nặng và xảy ra biến chứng ngoài ý muốn như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí là ung thư dạ dày.


    Khó tiêu là khi a xít từ dạ dày đi ngược vào ống dẫn thức ăn. Kích ứng dạ dày cũng gây khó tiêu, thường sau khi ăn. Cảm thấy no ngay sau khi ăn mới được một chút, đây thường là triệu chứng sớm báo động ung thư dạ dày và có thể gây giảm cân. Tuy nhiên, phụ nữ nếu bị đầy hơi và táo bón liên tục trong vài tuần không thuyên giảm cũng có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng hoặc ung thư tử cung.

    Ợ chua liên tục, hơi thở nóng
    Ợ chua liên tục, hơi thở nóng
    Ợ chua liên tục, hơi thở nóng
    Ợ chua liên tục, hơi thở nóng
  7. Top 7

    Đi ngoài phân đen hoặc phân có máu

    Đi ngoài phân đen có thể xuất hiện do ăn nhiều tiết động vật như lợn, vịt, gà hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này đi kèm theo bệnh loét dạ dày và trong phân thường có máu thì hãy cẩn thận vì có thể bệnh loét dạ dày đã chuyển biến xấu thành ung thư dạ dày.


    Quan sát thấy máu trong phân có thể khiến rất nhiều người hoảng sợ và lo lắng. Sự sợ hãi tăng lên khi họ không chắc chắn về nguồn gốc của máu, và liệu có tiềm ẩn căn bệnh nghiêm trọng như ung thư liên quan đến hiện tượng này hay không. Mối quan tâm càng được phóng đại khi lượng máu tăng thêm, máu có màu đỏ tươi và đặc biệt là khi bệnh nhân không thể giải thích được nguyên nhân tại sao máu lại xuất hiện. Chảy máu có thể xảy ra trong hoặc sau khi đi đại tiện, hoặc lưu lại trên giấy lau trong khi đi vệ sinh.


    Máu có thể chảy từ bất kỳ phần nào của hệ thống tiêu hóa. Từ miệng đến hậu môn, bất kỳ chấn thương hay tổn thương mà gây chảy máu có thể dẫn đến việc bài tiết phân có máu. Bên cạnh đó, máu từ tổn thương mũi họng chảy xuống và được nuốt vào. Phân đen sệt như là hắc ín và mùi hôi thối thường là một triệu chứng của chảy máu đường tiêu hóa trên từ dạ dày, gan mật, thực quản hoặc ruột non.


    Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ giới. Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.

    Đi ngoài phân đen hoặc phân có máu
    Đi ngoài phân đen hoặc phân có máu
    Đi ngoài phân đen hoặc phân có máu
    Đi ngoài phân đen hoặc phân có máu
  8. Top 8

    Có thể sờ thấy khối u

    Một số bệnh nhân viêm loét dạ dày khi sờ vào bụng có thể cảm nhận được khối u, biểu hiện của nó là cứng, bề mặt không trơn nhẵn, khi ấn vào có cảm giác đau, hơn nữa khối u còn nhanh chóng to lên. Theo sự tăng lên về kích thước của khối u nếu xuất hiện triệu chứng buồn nôn và ngày càng nghiêm trọng hơn thì rất có thể đây đã là giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày.


    Nhiều người khi có hiện tượng bụng nổi cục cứng không khỏi cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết mình đang mắc bệnh gì. Đại tràng có sự chi phối của yếu tố thần kinh, vì một lý do nào đấy dẫn tới sự sai lệch trong truyền tín hiệu giữa cơ quan thần kinh và ruột. Kết quả là các cơ trơn của đại tràng lên cơn co thắt bất thường và nổi lên cục cứng ở ổ bụng, có thể là bụng dưới bên trái, bụng dưới bên phải hay là trên rốn.


    Ung thư dạ dày là khối u ác tính phát triển ở bất cứ vị trí nào của dạ dày. Ung thư cũng có thể lan rộng xuyên qua thành dạ dày và lan sang các cơ quan lân cận khác như gan, tuyến tụy, đại tràng,... Tuy nhiên, nếu chỉ có hiện tượng nổi cục cứng ở bụng thì rất khó để xác định ung thư dạ dày. Bạn cần tiến hành kiểm tra, thăm khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nhất.

    Có thể sờ thấy khối u
    Có thể sờ thấy khối u
    Có thể sờ thấy khối u
    Có thể sờ thấy khối u
  9. Top 9

    Sút cân

    Người bị ung thư dạ dày thường kém ăn, hoặc thức ăn không thể tiêu hóa tốt dẫn đến tình trạng sút cân. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu biếng ăn, sút cân nhanh chóng, đi kèm với đó là các cơn đau ở vùng bụng thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất và có thể kịp thời chữa bệnh.


    Sút cân là tình trạng cân nặng bị giảm có thể có chủ đích hoặc không có chủ đích. Có thể bạn sụt cân khi cố gắng luyện tập một chế độ ăn kiêng, tuy nhiên việc sụt cân nhanh mà không áp dụng chế độ ăn kiêng nào có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề. Khi sụt cân đột ngột là lúc sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Đó có thể không phải là ung thư mà là biểu hiện của những bệnh lý khác. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân bị ung thư đều có dấu hiệu sụt cân.


    Có đến 80% bệnh nhân ung thư bị sụt cân vào một thời điểm nào đó trong quá trình bệnh. Sụt cân có thể khởi phát sớm và hầu như hiện diện ở các giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn cuối của bệnh ung thư. Sụt cân thường gặp ở các ung thư phổi và đường tiêu hóa hơn so với ở các ung thư máu và một số ung thư khác (ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến…). Đáp ứng với điều trị, chất lượng cuộc sống và thời gian sống còn của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng xấu bởi sụt cân.


    Sút cân trong ung thư không chỉ mang ý nghĩa là không muốn ăn. Trước đây, khi các cơ chế sinh l‎ý bệnh chưa được làm sáng tỏ, người ta thường tin rằng “nếu bệnh nhân ăn nhiều hơn một chút, sụt cân sẽ bị đảo ngược”. Ngày nay, chúng ta biết rằng cơ chế sụt cân trong ung thư không đơn giản như thế, và cung cấp năng lượng đơn thuần không khắc phục được triệu chứng này. Thực tế cho thấy, mức độ sụt cân chỉ có 5% cũng làm giảm đáng kể đáp ứng với các liệu pháp và rút ngắn thời gian sống. Ví dụ, với bệnh nhân nặng 70 kg thì chỉ cần sụt 3,5 kg là đã sụt tới 5% trọng lượng cơ thể.

    Sút cân
    Sút cân
    Sút cân
    Sút cân
  10. Top 10

    Thiếu máu

    Tình trạng thiếu máu thường xuyên xuất hiện ở những người làm việc quá mức, cơ thể suy kiệt hay ăn uống không đủ chất. Vì vậy, khá nhiều người chủ quan và xem đó là chuyện bình thường. Thế nhưng, đây lại là một trong những triệu chứng thầm lặng của bệnh ung thư dạ dày. Nếu cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu máu, hay đau vùng bụng trên thì rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư dạ dày.


    Thiếu máu là bệnh thường gặp, thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khỏe hoặc xét nghiệm một bệnh lý khác. Thiếu máu nặng, nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của bạn. Thông thường bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi gắng sức hoặc khi thực hiện các công việc hàng ngày, mất tập trung, da xanh xao nhợt nhạt.


    Bệnh thiếu máu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Bệnh thiếu máu cũng có thể xảy ra nếu các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin. Hemoglobin là một protein giàu chất sắt làm máu có màu đỏ. Protein này giúp các hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Nếu bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không nhận được đủ máu giàu oxy khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu. Bạn cũng có thể có các triệu chứng khác như khó thở, chóng mặt, hay nhức đầu.


    Thiếu máu nặng hoặc kéo dài có thể tổn thương tim, não và các cơ quan khác trong cơ thể bạn. Thậm chí tình trạng thiếu máu rất nghiêm trọng có thể gây tử vong.Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

    Thiếu máu
    Thiếu máu
    Thiếu máu
    Thiếu máu



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy