Tào Tháo
Nếu như ba nhân vật ở bên trên đều là người của nước Thục, thì nhân vật được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa tiếp theo lại là người đứng đầu nước Ngụy. Đó không phải ai khác, mà chính là "Thiên hạ đệ nhất gian hùng" Tào Tháo. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tào Tháo gần như là nhân vật phản diện chính, vậy nhưng ở nhân vật này có rất nhiều điểm đặc biệt khiến người đời kính nể, vừa ghét lại vừa yêu thích.
Tào Tháo, tự Mạnh Đức, có biệt danh là Tào A Man, sinh ra trong một gia đình bình thường, từng làm quan nhỏ trong triều đình nhà Hán. Vào lúc đó có giặc Đổng Trác hoành hành tác quái, chính Tào Tháo đã tự nguyện đi ám sát Đổng Trác nhưng không thành nên mới phải trốn chạy, về sau tập hợp được binh mã, cùng các chư hầu do Viên Thiệu triệu tập, khởi binh đánh Đổng Trác. Sự nghiệp của Tào Tháo đầy gian truân cho tới khi cứu được vua Hiến Đế, sử dụng Hiến Đế để ra lệnh chư hầu và xây dựng nước Ngụy. Sau chiến thắng Lã Bố rồi Viên Thiệu, Tào Tháo đã thu phục được cả vùng đất trung nguyên về với mình, trở thành thế lực hùng mạnh nhất trong tam quốc.
Vào thời đại trước, Tào Tháo thường bị người đời nhận định sai lầm và căm ghét. Tuy nhiên từ thế kỷ 20 trở lại đây, đã có nhiều đánh giá khác khách quan hơn về Tào Tháo. Tào Tháo được xem như là một kẻ gian hùng tài giỏi, xảo quyệt đầy cá tính và chiến lược. Một tay thu phục cả trung nguyên, gây dựng nên nước Ngụy thịnh trị từ một nước Hán đổ nát, chia cắt, rõ ràng Tào Tháo có công rất lớn trong việc nhất thống Trung Nguyên. Nhắc đến Tào Tháo, ta không thể không nhắc đến những điển tích về sự gian hùng, ví dụ như Tào Tháo từng giết hết người nhà của bạn của cha vì họ nói với nhau đi mổ lợn thì Tào Tháo lại tưởng họ chuẩn bị bắt và giết mình. Tào Tháo có một câu nói nổi tiếng để đời, đó là "thà ta phụ cả thiên hạ, chứ không để thiên hạ phụ ta". Nhìn chung Tào Tháo là một nhân vật gây tranh cãi, nhưng cũng là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.