Thung lũng Chết Kamchatka, Nga
Được tình cờ phát hiện trong thế kỷ 20, cho đến nay, Thung lũng Chết trên bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông Nga vẫn được xếp vào danh sách một trong những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh. Được tình cờ phát hiện trong thế kỷ 20, cho đến nay, Thung lũng Chết trên bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông Nga vẫn được xếp vào danh sách một trong những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh. Là vùng đất “chết chóc” nhưng nơi này lại tập trung các loài động vật hoang dã như gấu xám, tuần lộc, cừu tuyết, cáo, đại bàng… Địa danh nguy hiểm này còn sở hữu nhiều điểm tham quan thú vị, bao gồm núi lửa, hồ nước, mạch nước phun… Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lịch sử của nơi này được bắt đầu từ rất lâu trước khi nó được phát hiện. Tài liệu cũ ghi lại, thung lũng chết được một người kiểm lâm có tên VS Kalyaev và nhà nghiên cứu núi lửa Leonov V tìm ra. Trong khoảng thời gian từ 1975-1983, Liên Xô cũ đã tiến hành nhiều cuộc thám hiểm tới khu vực hẻo lánh này với các đoàn chuyên gia hàng đầu.
Tại đây, các nhà nghiên cứu thu thập được nhiều mẫu phân tích. Cũng trong khoảng thời gian đó, họ tìm thấy số lượng lớn xác động vật bỏ mạng tại vùng đất chết người. Thậm chí ngay cả các nhà khoa học cũng trở thành nạn nhân của nơi này khi họ tới nghiên cứu mà không có mặt nạ dưỡng khí. Vậy nguyên nhân của cái chết đến từ đâu? Thực chất, nguyên nhân dẫn tới những cái chết khó hiểu tại khu vực này là các thành phần đặc biệt của khí được giải phóng từ vết nứt của vỏ trái đất, bao gồm hydrogen sulfide, carbon disulfide và carbon dioxide. Tất nhiên, nếu lượng khí hít bình thường sẽ không đủ mạnh. Nhưng nếu chúng sống tại đây trong thời gian dài sẽ “lĩnh án tử”. Trong nhiều thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy triệu chứng nghiêm trọng thường xuất hiện nhất như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, thậm chí tê liệt cơ quan hô hấp dẫn tới tử vong. Và khu vực này trở nên nguy hiểm hơn trong những ngày thời tiết bình thường, bởi khi đó lượng chất độc tích tụ tập trung hơn.