Tiến binh ra Bắc giúp họ Trịnh
Top 5 trong Top 10 Chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
Tháng giêng năm 1592, Trịnh Tùng đem quân đi đánh bại Mạc Mậu Hợp lấy lại được Đông Đô. Tháng 5 năm 1592, Nguyễn Hoàng ra Bắc yết kiến Trịnh Tùng, Trịnh Tùng phong ông làm Trung quân đô đốc phủ tả đốc chưởng phủ sự thái úy Đoan quốc công.Sau đó Nguyễn Hoàng ở lại giúp Trịnh Tùng đánh dẹp các cuộc chống đối của họ Mạc và các cuộc phản loạn khác.
Bấy giờ tướng Mạc là Kiến và Nghĩa đều tụ họp có tới mấy vạn quân, Kiến chiếm giữ phủ Kiến Xương, đắp lũy đất ở bên sông, Nghĩa chiếm giữ huyện Thanh Lan (nay là huyện Thanh Quan), cắm cọc gỗ ở sông Hoàng Giang để chống cự nhà Lê. Tướng nhà Lê là Bùi Văn Khuê và Trần Bách Niên đánh không được. Nguyễn Hoàng đốc suất tướng sĩ, thống lãnh chiến thuyền của thủy quân các xứ nối tiến, dùng hỏa khí và đại bác đánh phá tan, chém được Kiến và Nghĩa tại trận, bắt sống, chém chết hàng vạn. Trấn Sơn Nam (nay là Nam Định) được dẹp xong. Mạc Kính Chương lại cùng đồ đảng chiếm giữ Hải Dương. Nguyễn Hoàng dời quân sang đánh dẹp được, bắt sống không kể xiết.
Năm 1594, tháng 5 Mạc Ngọc Liễn chiếm giữ núi Yên Tử, đánh cướp huyện Vĩnh Lai. Nguyễn Hoàng đem thủy quân tiến đến Hải Dương đánh phá được. Mạc Ngọc Liễn thua chạy, chết ở châu Vạn Ninh. Tháng 9 năm đó, Mạc Kính Dụng (tự xưng Uy vương) sai người đảng là Văn và Xuân (hai người đều không rõ tên họ, tự xưng quốc công) đánh úp Thái Nguyên. Nguyễn Hoàng đem đại binh đánh quân Mạc ở huyện Võ Nhai, dẹp yên. Mùa đông,tháng 10 năm 1594 tướng làm phản nhà Lê là Vũ Đức Cung cướp phá các huyện thuộc Sơn Tây, và lùa những cư dân hai huyện Đông Lan và Tây Lan (nay là Hùng Quan và Tây Quan) vào đất Đại Đồng. Nguyễn Hoàng lĩnh thủy quân cùng Thái úy nhà Lê là Nguyễn Hữu Liêu dẫn bộ binh cùng tiến, thẳng tới Đại Đồng, giáp đánh phá được. Đức Cung chạy đến đất Nghĩa Đô. Năm 1595, nhà Lê thi tiến sĩ, Nguyễn Hoàng được cử làm đề điệu.
Năm 1595, 1596 2 lần Nguyễn Hoàng hầu vua Lê đi Lạng Sơn thiết lập bang giao với nhà Minh, việc thành, Bắc Nam thông hiếu. Năm 1598 mùa xuân tháng 3 Nguyễn Hoàng đem thủy quân đánh dẹp Hải Dương phá tan quân thổ phỉ ở dãy núi Thủy Đường, bắt được đồ đảng đem về. Đến năm 1600 Nguyễn Hoàng đã ở lại Đông Đô được 8 năm đánh dẹp bốn phương đều thắng, vì có công to nên họ Trịnh ghét.
Tám năm ở lại Đông Đô, 2 người con của Nguyễn Hoàng là hoàng tử thứ 2 tên là Hán và hoàng tử thứ 4 tên Diễn chết trận. Gặp lúc tướng nhà Lê là Phan Ngạn, Ngô Định Nga và Bùi Văn Khuê làm phản ở cửa Đại An (nay thuộc Nam Định), Nguyễn Hoàng nhân dịp đem quân tiến đánh, liền đem cả tướng sĩ thuyền ghe bản bộ, đi dường biển thẳng về Thuận Hóa, để hoàng tử thứ 5 là Hải và hoàng tôn là Hắc ở lại làm con tin. Trịnh Tùng ngờ Nguyễn Hoàng vào chiếm Thanh Hóa, bèn đưa vua Lê chạy về Thanh Hóa để giữ vững căn bản. Đi đến huyện An Sơn, hoàng tử Hải đón đường nói rằng Nguyễn Hoàng về Thuận Hóa chỉ nghĩ việc bảo vệ đất đai, thực không có ý khác. Sau khi Nguyễn Hoàng trở về, Trịnh Tùng đã gửi thư dọa trách, để làm dịu tình hình, Nguyễn Hoàng đã viết thư nhận lỗi, lấy thóc lúa vàng bạc ra Bắc cống nộp cho Trịnh Tung và hẹn kết nghĩa thông gia.
Mùa đông năm 1600 Nguyễn Hoàng gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con cả của Trịnh Tùng. Từ đó, Nguyễn Hoàng không ra chầu ngoài kinh nữa, quyết định "rạch đôi sơn hà" lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.
Bấy giờ tướng Mạc là Kiến và Nghĩa đều tụ họp có tới mấy vạn quân, Kiến chiếm giữ phủ Kiến Xương, đắp lũy đất ở bên sông, Nghĩa chiếm giữ huyện Thanh Lan (nay là huyện Thanh Quan), cắm cọc gỗ ở sông Hoàng Giang để chống cự nhà Lê. Tướng nhà Lê là Bùi Văn Khuê và Trần Bách Niên đánh không được. Nguyễn Hoàng đốc suất tướng sĩ, thống lãnh chiến thuyền của thủy quân các xứ nối tiến, dùng hỏa khí và đại bác đánh phá tan, chém được Kiến và Nghĩa tại trận, bắt sống, chém chết hàng vạn. Trấn Sơn Nam (nay là Nam Định) được dẹp xong. Mạc Kính Chương lại cùng đồ đảng chiếm giữ Hải Dương. Nguyễn Hoàng dời quân sang đánh dẹp được, bắt sống không kể xiết.
Năm 1594, tháng 5 Mạc Ngọc Liễn chiếm giữ núi Yên Tử, đánh cướp huyện Vĩnh Lai. Nguyễn Hoàng đem thủy quân tiến đến Hải Dương đánh phá được. Mạc Ngọc Liễn thua chạy, chết ở châu Vạn Ninh. Tháng 9 năm đó, Mạc Kính Dụng (tự xưng Uy vương) sai người đảng là Văn và Xuân (hai người đều không rõ tên họ, tự xưng quốc công) đánh úp Thái Nguyên. Nguyễn Hoàng đem đại binh đánh quân Mạc ở huyện Võ Nhai, dẹp yên. Mùa đông,tháng 10 năm 1594 tướng làm phản nhà Lê là Vũ Đức Cung cướp phá các huyện thuộc Sơn Tây, và lùa những cư dân hai huyện Đông Lan và Tây Lan (nay là Hùng Quan và Tây Quan) vào đất Đại Đồng. Nguyễn Hoàng lĩnh thủy quân cùng Thái úy nhà Lê là Nguyễn Hữu Liêu dẫn bộ binh cùng tiến, thẳng tới Đại Đồng, giáp đánh phá được. Đức Cung chạy đến đất Nghĩa Đô. Năm 1595, nhà Lê thi tiến sĩ, Nguyễn Hoàng được cử làm đề điệu.
Năm 1595, 1596 2 lần Nguyễn Hoàng hầu vua Lê đi Lạng Sơn thiết lập bang giao với nhà Minh, việc thành, Bắc Nam thông hiếu. Năm 1598 mùa xuân tháng 3 Nguyễn Hoàng đem thủy quân đánh dẹp Hải Dương phá tan quân thổ phỉ ở dãy núi Thủy Đường, bắt được đồ đảng đem về. Đến năm 1600 Nguyễn Hoàng đã ở lại Đông Đô được 8 năm đánh dẹp bốn phương đều thắng, vì có công to nên họ Trịnh ghét.
Tám năm ở lại Đông Đô, 2 người con của Nguyễn Hoàng là hoàng tử thứ 2 tên là Hán và hoàng tử thứ 4 tên Diễn chết trận. Gặp lúc tướng nhà Lê là Phan Ngạn, Ngô Định Nga và Bùi Văn Khuê làm phản ở cửa Đại An (nay thuộc Nam Định), Nguyễn Hoàng nhân dịp đem quân tiến đánh, liền đem cả tướng sĩ thuyền ghe bản bộ, đi dường biển thẳng về Thuận Hóa, để hoàng tử thứ 5 là Hải và hoàng tôn là Hắc ở lại làm con tin. Trịnh Tùng ngờ Nguyễn Hoàng vào chiếm Thanh Hóa, bèn đưa vua Lê chạy về Thanh Hóa để giữ vững căn bản. Đi đến huyện An Sơn, hoàng tử Hải đón đường nói rằng Nguyễn Hoàng về Thuận Hóa chỉ nghĩ việc bảo vệ đất đai, thực không có ý khác. Sau khi Nguyễn Hoàng trở về, Trịnh Tùng đã gửi thư dọa trách, để làm dịu tình hình, Nguyễn Hoàng đã viết thư nhận lỗi, lấy thóc lúa vàng bạc ra Bắc cống nộp cho Trịnh Tung và hẹn kết nghĩa thông gia.
Mùa đông năm 1600 Nguyễn Hoàng gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con cả của Trịnh Tùng. Từ đó, Nguyễn Hoàng không ra chầu ngoài kinh nữa, quyết định "rạch đôi sơn hà" lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.