Tiếng kêu
Cá voi xanh được mệnh danh là những ca sĩ lãng du khắp các đại dương. Vì cá voi xanh có thể phát ra âm thanh siêu trầm ở tần số 14 Hz.Và nó cũng phát ra thứ âm thanh lớn nhất trên thế giới, lớn hơn cả tiếng rít của máy bay phản lực với cường độ 200 decibel. Nếu so sánh với tiếng hét của loài người ở 70 decibel, âm thanh cao hơn 120 decibel gây nguy hiểm cho tai người.
Người ta không rõ mục đích của những tiếng kêu này là gì. Richardson et al. (1995) nêu ra một số lý do có thể:
- Giữ khoảng cách giữa các cá nhân
- Nhận biết loài và cá nhân trong loài
- Truyền đạt thông tin (ăn, báo động, tán tỉnh)
- Giữ tổ chức xã hội (ví dụ như các tiếng kêu giữa con đực và con cái)
- Location of topographic features
- Đánh dấu vị trí nguồn thức ăn
Trong khi những âm thanh phức tạp của cá voi lưng gù (và một số loài cá voi xanh) được cho là chủ yếu được sử dụng trong chọn lọc giới tính, âm thanh đơn giản hơn của các loài cá voi khác có sử dụng quanh năm. Trong khi cá voi có răng có khả năng sử dụng định vị bằng tiếng vang để phát hiện kích thước và bản chất của vật thể, khả năng này chưa từng được chứng minh ở cá voi tấm sừng hàm. Hơn nữa, không giống như một số loài cá như cá mập, khứu giác của cá voi không phát triển cao. Do đó, do tầm nhìn kém của môi trường nước và âm thanh truyền đi rất tốt trong nước, âm thanh mà con người nghe được có thể đóng một vai trò trong việc điều hướng. Ví dụ: độ sâu của nước hoặc sự tồn tại của vật cản lớn phía trước có thể được phát hiện bởi tiếng ồn lớn do cá voi tấm sừng phát ra.