Trò chơi “gia đình” (chủ đề gia đình)

Trò chơi gia đình rất quan trọng với sự phát triển về ngôn ngữ, tình cảm và giao tiếp của trẻ. Trẻ từ sau 1,5 tuổi đã bắt đầu biết “giả vờ”, trước hết là "giả vờ" bản thân, ví dụ như: cầm cái cốc đưa lên môi giả vờ uống nước, ở giai đoạn này, nội dung trò chơi và đạo cụ đều xuất phát từ sinh hoạt hàng ngày của trẻ; bắt đầu dùng cái cốc cho chó bông uống nước. Sau 2 tuổi, trí tưởng tượng của trẻ tiếp tục phát triển. Tuổi lớn thêm trí lực nâng cao thêm, các tình huống của trò chơi gia đình cũng dần dần phức tạp hơn. Ví dụ trò chơi Gia đình của bé:


Cô cho trẻ đóng vai là bố, mẹ, con... Bố, mẹ thương yêu con, chăm sóc con, lo lắng khi con ốm đau. Con ngoan biết nghe lời bố mẹ, lễ phép, kính trọng bố mẹ... Với trò chơi này, cô giáo có thể tạo tình huống mới để trò chơi phát triển.


Với vài ngày đầu trẻ vào góc cô cho trẻ đóng các vai bố, mẹ và các con nấu các món ăn trong gia đình. Sang đến vài ngày sau cô chuyển chủ đề rộng hơn có Ông Bà đến chơi gia đình và cả gia đình đi mua sắm đồ dùng trong siêu thị hay cùng nấu món ăn tổ chức sinh nhật cho con gái. Vài ngày sau tiếp cô lại tạo tình huống cả nhà đi tham quan công trình xây dựng hoặc cho trẻ đi thăm công viên. Với ví dụ miêu tả đơn giản như trên để thực hiện tốt cô giáo cần cung cấp cho trẻ những kỹ năng cùng biết tổ chức trò chơi với cô và cô cùng tham gia vào buổi chơi với trẻ để khuấy động nội dung chơi giúp trẻ phấn khởi khi chơi bởi trò chơi không phải lặp lại.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy