Top 10 Trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mầm non thú vị nhất

Phương Trinh 56607 0 Báo lỗi

Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động chơi đóng vai trò chủ đạo, chơi chính là cuộc sống của trẻ. Thông qua trò chơi, trẻ được lĩnh hội và rèn luyện những kĩ năng ... xem thêm...

  1. Một bé sẽ đóng vai làm bệnh nhân còn các bé còn lại sẽ đóng vai bác sỹ, y tá. Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, y tá phụ giúp và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân phục tùng ý kiến của bác sĩ và y tá. Thông qua trò chơi này, trẻ có thể đạt được ý thức làm chủ tình huống vượt qua cả tầm kiểm soát của chúng. Một buổi gặp gỡ bác sĩ, một bệnh nhân hay thăm một bệnh viện sẽ dễ hiểu hơn và khá tốt cho trẻ nếu cô giáo muốn giúp trẻ giải thích những điều chưa biết vì tất cả đã được tái hiện trong khi chơi.


    Muốn trẻ hứng thú và có kĩ năng trong khi chơi, cô giáo hãy hướng dẫn trẻ một cách tỉ mỉ và cụ thể: lời nói, cử chỉ, cách sử dụng dụng cụ để trẻ hiểu được “bé đóng vai bác sĩ thì phải chơi như thế nào”. Chẳng hạn, trước khi đến phòng khám của bác sĩ, cô giáo hãy cho trẻ biết chính xác những gì sẽ diễn ra. Đề cập đến những vấn đề có liên quan như “con có thể sẽ phải ngồi chờ một lúc trong phòng đợi”, “con có thể sẽ phải cởi quần áo ra”, “Cô y tá sẽ muốn đặt nhiệt kế vào miệng con”, “mọi người sẽ mặc những chiếc áo khoác trắng”,... để trẻ biết được những gì chúng sẽ gặp phải khi đến bệnh viện và cảm thấy tin tưởng vào những người chăm sóc chúng.


    Thường thì trẻ được chơi nhóm bác sĩ thông qua hoạt động góc. Ở đây, trẻ được hòa mình, nhập vai để được làm bác sĩ, đồng thời còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ khi giao tiếp với bạn bè.


    Các vật dụng bác sĩ cần có:

    • Ống nghe
    • Mũ bác sĩ
    • Băng gạc
    • Đồ nghề bác sĩ
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

  2. Trò chơi này để các bé hiểu hơn về công việc buôn bán cũng như hiểu được giá trị của những thứ mình có xung quanh.


    Chuẩn bị: Một số đồ chơi mô phỏng bánh, kẹo, rau, củ, quả, tôm, cá…(nếu có điều kiện cô có thẻ chuẩn bị rau, quả thật như: rau ngót, rau muống, củ cải, quả mận, quả quýt…).


    Cách chơi:

    Yêu cầu nhóm trẻ đóng vai người bán hàng sắp xếp thực phẩm theo từng loại.

    Các nhóm trẻ đóng vai người mua thực phẩm phải đưa ra yêu cầu. Ví dụ: “Bác ơi bán cho tôi mớ rau ngót; Bác bán cho tôi quả mận…”. “Người mua” trả tiền và nói cảm ơn. “Người mua” và “người bán” chào tạm biệt nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  3. Trò chơi gia đình rất quan trọng với sự phát triển về ngôn ngữ, tình cảm và giao tiếp của trẻ. Trẻ từ sau 1,5 tuổi đã bắt đầu biết “giả vờ”, trước hết là "giả vờ" bản thân, ví dụ như: cầm cái cốc đưa lên môi giả vờ uống nước, ở giai đoạn này, nội dung trò chơi và đạo cụ đều xuất phát từ sinh hoạt hàng ngày của trẻ; bắt đầu dùng cái cốc cho chó bông uống nước. Sau 2 tuổi, trí tưởng tượng của trẻ tiếp tục phát triển. Tuổi lớn thêm trí lực nâng cao thêm, các tình huống của trò chơi gia đình cũng dần dần phức tạp hơn. Ví dụ trò chơi Gia đình của bé:


    Cô cho trẻ đóng vai là bố, mẹ, con... Bố, mẹ thương yêu con, chăm sóc con, lo lắng khi con ốm đau. Con ngoan biết nghe lời bố mẹ, lễ phép, kính trọng bố mẹ... Với trò chơi này, cô giáo có thể tạo tình huống mới để trò chơi phát triển.


    Với vài ngày đầu trẻ vào góc cô cho trẻ đóng các vai bố, mẹ và các con nấu các món ăn trong gia đình. Sang đến vài ngày sau cô chuyển chủ đề rộng hơn có Ông Bà đến chơi gia đình và cả gia đình đi mua sắm đồ dùng trong siêu thị hay cùng nấu món ăn tổ chức sinh nhật cho con gái. Vài ngày sau tiếp cô lại tạo tình huống cả nhà đi tham quan công trình xây dựng hoặc cho trẻ đi thăm công viên. Với ví dụ miêu tả đơn giản như trên để thực hiện tốt cô giáo cần cung cấp cho trẻ những kỹ năng cùng biết tổ chức trò chơi với cô và cô cùng tham gia vào buổi chơi với trẻ để khuấy động nội dung chơi giúp trẻ phấn khởi khi chơi bởi trò chơi không phải lặp lại.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  4. Mục đích: Luyện cho trẻ các hành vi giao tiếp, ứng xử lịch thiệp.


    Chuẩn bị:

    • Các đồ vật, đồ chơi để làm quà.
    • Một số tiết mục văn nghệ: đọc thơ, kể chuyện.
    • Bánh kẹo, hoa quả (do phụ huynh mang đến để tổ chức sinh nhật tại lớp).
    • Trẻ cùng nhau trang trí lớp.
    • Cô thông báo cho cả lớp biết những ngày sinh nhật của trẻ trong tuần (tháng) và cùng với trẻ bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bạn. Trẻ có thể tự làm những món quà (đồ chơi, vẽ tranh, nặn quả) để tặng bạn.

    Cách chơi:

    • Tổ chức sinh nhật: Có thể tổ chức riêng cho từng trẻ vào đúng ngày sinh nhật của trẻ đó hoặc tổ chức chung cho tất cả trẻ có ngày sinh nhật trong cùng tuần hay tháng đó.
    • Trong bữa tiệc sinh nhật của mình, trẻ phải tự giới thiệu và nó cảm xúc của mình về ngày sinh nhật trước cả lớp.
    • Cả lớp tặng quà sinh nhật cho bạn và chúc những điều tốt đẹp.
    • Biểu diễn văn nghệ và ăn bánh kẹo, trái cây.
    • Kết thúc buổi sinh nhật: Trẻ được tổ chức sinh nhật , nói lời cảm ơn với các bạn đến dự rồi chia tay và chào tạm biệt khi các bạn ra về.
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  5. Mục đích: Phát triển ngôn ngữ, nhận biết đồ dùng


    Chuẩn bị: Cửa hàng bày bán các loại đồ dùng học tập, đồ chơi (bút chì, hộp màu, bảng, vở, truyện tranh, búp bê, gấu bông…).


    Cách chơi: Nhóm trẻ phục vụ trong cửa hàng xếp đồ chơi theo công dụng. Trẻ ở nhóm khác đến chọn mua. Những thứ cần thiết cho vào giỏ và ra quầy trả tiền. Người bán và người mua cảm ơn và chào nhau sau khi mua hàng.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  6. Khi tham gia chơi trò chơi nấu ăn, các bé sẽ tự mình sáng tạo ra cách chơi mới và học được cách chia sẻ đồ chơi để cùng vui chơi cùng bạn bè. Các bé có thể trở thành người đầu bếp tài ba hay một bác bán hàng vui tính, bán hàng cho các khách hàng nhí là những người bạn của mình. Để trò chơi được thú vị hơn, trẻ sẽ tự suy nghĩ để làm những món ăn sáng tạo của riêng mình. Khi chơi cùng bạn bè, anh chị, các bé sẽ học được cách hợp tác, chia sẻ với người khác, biết cách phân công công việc cũng như giải quyết mâu thuẫn xảy ra khi đang chơi. Việc này sẽ giúp bé trở nên tự tin và hòa đồng hơn rất nhiều.

    Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
  7. Khi tham gia chơi trò chơi nấu ăn, các bé sẽ tự mình sáng tạo ra cách chơi mới và học được cách chia sẻ đồ chơi để cùng vui chơi cùng bạn bè. Các bé có thể trở thành người đầu bếp tài ba hay một bác bán hàng vui tính, bán hàng cho các khách hàng nhí là những người bạn của mình. Để trò chơi được thú vị hơn, trẻ sẽ tự suy nghĩ để làm những món ăn sáng tạo của riêng mình. Khi chơi cùng bạn bè, các bé sẽ học được cách hợp tác, chia sẻ với người khác, biết cách phân công công việc cũng như giải quyết mâu thuẫn xảy ra khi đang chơi. Việc này sẽ giúp bé trở nên tự tin và hòa đồng hơn rất nhiều.


    Trong trò chơi, một vài bé có thể đóng vai khách hàng ở quán ăn, hay có thể giả ốm để những trẻ còn lại nhận thức được nhiệm vụ của mình, nhận ra rằng mọi người cần đến sự giúp đỡ của bé.


    Bé sẽ bắt đầu nấu các món ăn để chiều lòng khách hàng, hay nấu một bát cháo con con để chăm sóc người ốm. Khi đó các bé sẽ dần dần học được cách quan tâm người khác. Cô giáo cũng cần nhắc nhở để bé ý thức được việc sau khi chơi xong, bé cần dọn dẹp gọn gàng mọi thứ, và cất gọn trước khi làm việc khác. Dần dần bạn sẽ tạo được một thói quen tốt cho trẻ, để khi trưởng thành, bé sẽ là một người biết quan tâm người khác và gọn gàng, có ý thức.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  8. Đây cũng là một trò chơi khá thú vị về nghề nghiệp để trẻ thỏa sức sáng tạo. Cô giáo chọn một bé vào vai khách hàng và một bé là thợ làm tóc, các dụng cụ phục vụ kèm theo như: đồ uốn tóc, kéo, lược,...


    Tạo các tình huống khi khách vào tiệm thì chào khách hàng, hỏi khách muốn làm kiểu tóc như thế nào, chăm sóc tóc cho khách,..

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  9. Chủ đề: Nghề nghiệp


    Cô giáo cho trẻ nhập vai làm bác sỹ thú y để khám cho các con vật, cô giáo có thể cho bé học qua các từ về bộ phận cơ thể thông qua trò chơi này.


    Cần chuẩn bị các dụng cụ như sau:

    • Các con vật đồ chơi như: gà, lợn, vịt, thỏ,...
    • Dụng cụ, đồ nghề của bác sỹ
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
  10. Đối với chủ đề về nước, thì trò chơi cửa hàng nước giải khát cũng là một ý tưởng không tồi mà các cô nên áp dụng. hãy chuẩn bị cho các bé quầy giải khát với các loại: nước dừa, nước mía, nước cam, tắc, chanh, nước ép trái cây,... đồng thời giải thích cho trẻ đây đều là những loại thức uống tốt cho sức khỏe, có tác dụng giải nhiệt cho mùa hè,...

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy