Truyện ngắn 26/3: chú bé Lượm
Top 3 trong Top 6 Truyện ngắn 26/3 hay và ý nghĩa nhất
Câu chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe dưới đây đã xảy ra đã mấy chục năm kể từ hồi ông nội tôi còn sống, còn trẻ và đang hăng say bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp toàn dân. Lần ấy, ông nội tôi được giao nhiệm vụ đi công tác tại Thừa Thiên - Huế. Ở đó ông tôi đã gặp một thiếu niên dũng cảm, anh hùng.
Khoảng đầu năm 1947, đi cùng đoàn công tác với ông tôi có nhà thơ Tố Hữu, vào Huế để nhận làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến. Huế lúc ấy khá hoang tàn. Chỉ mới quay trở lại trong thời gian không lâu mà Pháp đã gieo rắc ở đây biết bao nhiêu tội ác. Cũng may nhờ có nhân dân che chở mà nhiều vùng căn cứ mật của ta vẫn chưa bị lộ. Sau khi sơ bộ nghe báo cáo tình hình, ông tôi cùng nhà thơ Tố Hữu và một vài đồng chí nữa quyết định đi xem xét ngay phong trào kháng chiến tại nội thành.
Họ đi bộ ngay đêm ấy men theo những con đường bí mật được bố trí cũng khá an toàn ngay bên cạnh một vài bốt canh của địch. Đến khu vực đồn Mang Cá, ông thấy không khí chiến đấu của anh em vô cùng sôi nổi nên rất vui mừng. Báo cáo tình hình xong, các đồng chí dẫn đến trước mặt ông tôi và nhà thơ một chú bé khoảng chừng 10 tuổi trông rất nhanh lẹ và hoạt bát. Một đồng chí thưa:
Báo cáo hai đồng chí, đây là em Lượm, một đồng chí liên lạc xuất sắc nhất của đồn hiện nay.
- Thế cháu mấy tuổi rồi?
- Dạ cháu 12 tuổi ạ!
- Thế cháu đi liên lạc thấy thế nào?
- Vui lắm! Ở đồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà chú ạ!
- Ừ! Rất tốt. Nếu thành Huế này cứ có những người như cháu thì thằng Pháp sẽ nhanh chóng bại trận trong một ngày không xa.
Rồi lượm chào các đồng chí để tiếp tục đi làm nhiệm vụ của mình. Cậu bé có dáng người loắt choắt nhưng đôi chân thì lúc nào cũng nhanh như sóc. Bên hông chú ra dáng với một chiếc xắc nhỏ xinh đựng công văn, thư từ, mệnh lệnh. Công việc này quả thật rất nguy hiểm thế mà lúc nào cậu cũng vui vẻ, ngây thơ. Đôi mắt cậu trong, sáng và đầy hồn nhiên rất hợp với chiếc mũ ca lô xinh xắn đội lệch trên đầu.
Vài tháng sau, một hôm ông và nhà thơ Tố Hữu đang làm việc tại cơ quan thì có một đồng chí ở đồn Mang Cá xin được vào báo cáo. Sau khi trình bày xong các phương án bố phòng và chiến đấu, đồng chí nọ đau đớn báo tin rằng: cháu Lượm đã hy sinh!
Cả ông và nhà thơ Tố Hữu đều lặng đi, những giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Đồng chí liên lạc viên kể tiếp:
- Hôm ấy cũng như bao ngày khác, Lượm nhận công văn của đồn triển khai công tác bố phòng để mang đến những vùng ngoại ô. Em tức tốc đi ngay mong nhanh chóng có thể hoàn thành nhiệm vụ. Thế nhưng không ngờ trên đường hôm ấy, em đã gặp ngay một toán phục kích của quân thù. Lượm nhanh trí xé vụn công văn vứt xuống mương rồi sau đó bỏ chạy. Thế nhưng không kịp, giặc đã bắn theo tới tấp. Lượm hy sinh. Khi chúng tôi nhận được tin rồi cùng dân làng chạy tới thì cảm giác vô cùng đau đớn khi thấy mặt em đã lạnh mà môi vẫn còn mỉm một nụ cười. Một tay chú giữ chiếc ca lô, còn một tay kim bám chặt vào một bông lúa sữa.
Đồng chí liên lạc vừa kể xong thì òa khóc. Câu chuyện về chú bé Lượm đã được ông nội đem đi kể khắp nơi cho các cháu thiếu nhi. Nơi nào ông tới làm nhiệm vụ, ông cũng mang tấm gương dũng cảm ấy để kể cho các cháu nhỏ nghe. Hòa bình lập lại, ông mang về quê để kể cho con cháu nhằm giáo dục truyền thống gia đình.
Mỗi khi nghĩ đến Lượm, tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hoà ánh nắng. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu bé đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – một sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.
Khoảng đầu năm 1947, đi cùng đoàn công tác với ông tôi có nhà thơ Tố Hữu, vào Huế để nhận làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến. Huế lúc ấy khá hoang tàn. Chỉ mới quay trở lại trong thời gian không lâu mà Pháp đã gieo rắc ở đây biết bao nhiêu tội ác. Cũng may nhờ có nhân dân che chở mà nhiều vùng căn cứ mật của ta vẫn chưa bị lộ. Sau khi sơ bộ nghe báo cáo tình hình, ông tôi cùng nhà thơ Tố Hữu và một vài đồng chí nữa quyết định đi xem xét ngay phong trào kháng chiến tại nội thành.
Họ đi bộ ngay đêm ấy men theo những con đường bí mật được bố trí cũng khá an toàn ngay bên cạnh một vài bốt canh của địch. Đến khu vực đồn Mang Cá, ông thấy không khí chiến đấu của anh em vô cùng sôi nổi nên rất vui mừng. Báo cáo tình hình xong, các đồng chí dẫn đến trước mặt ông tôi và nhà thơ một chú bé khoảng chừng 10 tuổi trông rất nhanh lẹ và hoạt bát. Một đồng chí thưa:
Báo cáo hai đồng chí, đây là em Lượm, một đồng chí liên lạc xuất sắc nhất của đồn hiện nay.
- Thế cháu mấy tuổi rồi?
- Dạ cháu 12 tuổi ạ!
- Thế cháu đi liên lạc thấy thế nào?
- Vui lắm! Ở đồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà chú ạ!
- Ừ! Rất tốt. Nếu thành Huế này cứ có những người như cháu thì thằng Pháp sẽ nhanh chóng bại trận trong một ngày không xa.
Rồi lượm chào các đồng chí để tiếp tục đi làm nhiệm vụ của mình. Cậu bé có dáng người loắt choắt nhưng đôi chân thì lúc nào cũng nhanh như sóc. Bên hông chú ra dáng với một chiếc xắc nhỏ xinh đựng công văn, thư từ, mệnh lệnh. Công việc này quả thật rất nguy hiểm thế mà lúc nào cậu cũng vui vẻ, ngây thơ. Đôi mắt cậu trong, sáng và đầy hồn nhiên rất hợp với chiếc mũ ca lô xinh xắn đội lệch trên đầu.
Vài tháng sau, một hôm ông và nhà thơ Tố Hữu đang làm việc tại cơ quan thì có một đồng chí ở đồn Mang Cá xin được vào báo cáo. Sau khi trình bày xong các phương án bố phòng và chiến đấu, đồng chí nọ đau đớn báo tin rằng: cháu Lượm đã hy sinh!
Cả ông và nhà thơ Tố Hữu đều lặng đi, những giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Đồng chí liên lạc viên kể tiếp:
- Hôm ấy cũng như bao ngày khác, Lượm nhận công văn của đồn triển khai công tác bố phòng để mang đến những vùng ngoại ô. Em tức tốc đi ngay mong nhanh chóng có thể hoàn thành nhiệm vụ. Thế nhưng không ngờ trên đường hôm ấy, em đã gặp ngay một toán phục kích của quân thù. Lượm nhanh trí xé vụn công văn vứt xuống mương rồi sau đó bỏ chạy. Thế nhưng không kịp, giặc đã bắn theo tới tấp. Lượm hy sinh. Khi chúng tôi nhận được tin rồi cùng dân làng chạy tới thì cảm giác vô cùng đau đớn khi thấy mặt em đã lạnh mà môi vẫn còn mỉm một nụ cười. Một tay chú giữ chiếc ca lô, còn một tay kim bám chặt vào một bông lúa sữa.
Đồng chí liên lạc vừa kể xong thì òa khóc. Câu chuyện về chú bé Lượm đã được ông nội đem đi kể khắp nơi cho các cháu thiếu nhi. Nơi nào ông tới làm nhiệm vụ, ông cũng mang tấm gương dũng cảm ấy để kể cho các cháu nhỏ nghe. Hòa bình lập lại, ông mang về quê để kể cho con cháu nhằm giáo dục truyền thống gia đình.
Mỗi khi nghĩ đến Lượm, tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hoà ánh nắng. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu bé đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – một sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.