Top 10 Lời khuyên hữu ích nhất cho bệnh nhân tiểu đường

Mai Tuyet Nguyen 295 0 Báo lỗi

Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm và biến chứng của nó có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này cần đặc biệt lưu ý. Dưới đây, ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chú ý chế độ ăn uống khoa học

    Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh nhân kiểm soát được lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng, tránh yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao. Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều calo, đặc biệt là chất bột đường và chất béo, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ gia tăng, có thể làm tổn thương thần kinh, thận và tim. Do đó, các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân tiểu đường cần giữ đường huyết ổn định bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lựa chọn thực phẩm lành mạnh và theo dõi thói quen ăn uống hàng ngày.


    Bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ ăn khoa học và hợp lí để hạn chế lượng đường trong máu tăng cao và ngăn chặn những biến chứng do căn bệnh này gây nên. Người bệnh cần có chế độ ăn kiêng, cần ăn thức ăn nhiều chất xơ như bột yến mạch, ăn bún, miến dong sẽ giúp ổn định lượng đường. Bệnh nhân cần ăn nhiều rau xanh, ăn nhiều bữa và không ăn quá nhiều trong một bữa cũng không được để đói, bệnh nhân không được ăn quá nhiều muối. Hạn chế tối đa việc ăn các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và các thức ăn chế biến sẵn. Khi nấu thức ăn cần phải thật chín và hạn chế các đồ uống có cồn và nhiều chất ngọt. Đặc biệt nên ăn nhiều trái cây tươi như ổi, bưởi rất tốt cho người bệnh.

    Chế độ ăn nên áp dụng cho người tiểu đường
    Chế độ ăn nên áp dụng cho người tiểu đường
    Chú ý chế độ ăn uống khoa học
    Chú ý chế độ ăn uống khoa học

  2. Top 2

    Chuẩn bị sẵn sàng tâm lí để đối đầu với bệnh tật

    Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường, là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định (có thể thiếu thậm chí thừa). Nếu bị đái tháo đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.


    Bạn phải hiểu rằng tiểu đường là một căn bệnh mãn tính và cực kì nguy hiểm. Chính vì vậy khi có dấu hiệu của bệnh hay đã mắc bệnh thì cần chú trọng tới nó, không được lơ là hay phó mặc. Căn bệnh này khi mắc phải đòi hỏi bệnh nhân chuẩn bị tâm lí sống chung với bệnh, phải thay đổi các thói quen trước đó như ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều rượu bia và cũng không được ăn quá nhiều một lúc. Phải chuẩn bị tâm lí thật tốt để chung sống với bệnh, nếu bạn chủ quan thì căn bệnh này có thể cướp đi mạng sống của bạn bất cứ lúc nào đấy.

    Tâm lí thoải mái, vui khỏe
    Tâm lí thoải mái, vui khỏe
    Chuẩn bị sẵn sàng tâm lí để đối đầu với bệnh tật
    Chuẩn bị sẵn sàng tâm lí để đối đầu với bệnh tật
  3. Top 3

    Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

    Những người mắc tiểu đường có nhiều nguy cơ gặp các vấn đề về miệng, như bệnh nướu răng, nấm và khô miệng. Đó là lý do tại sao việc chăm sóc răng miệng rất quan trọng. Vì thế, khi chăm sóc bệnh nhân Đái tháo đường, bạn cần nhắc họ nên đánh răng bằng bàn chải với lông mềm sau mỗi bữa ăn chính và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Bệnh nhân Đái tháo đường rất dễ bị mất cảm giác ở bàn chân, do đó họ không nhận biết được tình trạng đau hay viêm sưng của mình. Móng chân nếu không được cắt bỏ thường xuyên dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và các vấn đề khác.


    Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường không nên đi chân trần ngay cả khi ở trong nhà. Hãy sắm cho họ một đôi giày/dép vải mềm với đế đệm hỗ trợ tốt. Giày/dép phải là loại bít hết các ngón chân. Nếu mang vớ, nên mang vớ không quá chật để không làm hạn chế tưới máu đến chân. Việc chăm sóc bệnh nhân tiểu đường hằng ngày cần một sự kiên nhẫn và thường xuyên quan sát nhắc nhở cũng như một sự tinh tế để nhận ra được khi nào họ cần giúp đỡ. Tuy nhiên, tuân thủ các nguyên tắc thường xuyên đủ để hình thành thói quen, bạn và người thân sẽ không cảm thấy việc này là nhọc nhằn nữa. Hãy cùng hướng đến mục tiêu giúp người thân kiểm soát tốt đường huyết với HbA1c < 7% và hưởng được chất lượng sống tốt như người bình thường.

    Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
    Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
    Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
    Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  4. Top 4

    Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

    Người bị tiểu đường tập thể dục đều đặn sẽ giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ thể. Tăng tác dụng của insulin, khi tập thể dục đều đặn, liều insulin cần thiết có thể giảm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL). Cải thiện được huyết áp khi huyết áp cao ở mức nhẹ và trung bình, làm tăng hiệu quả của tim, phổi và hệ thống tuần hoàn cả khi nghỉ cũng như khi làm việc. Cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể, duy trì và tăng cường sự linh hoạt của khớp: giúp bạn dẻo dai và giữ thăng bằng tốt. Kiểm soát trọng lượng cơ thể: giúp đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ ở tế bào mỡ), từ đó giúp giảm cân hoặc duy trì trọng lượng của cơ thể.


    Người bị tiểu đường tập thể dục đều đặn giúp chế ngự căng thẳng (stress) trong sinh hoạt hằng ngày. Qua tập thể dục bạn có nhiều năng lượng hơn, thư giãn hơn và sẽ cảm thấy ít mệt hơn. Các nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, việc luyện tập thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, vận động thể lực còn góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường týp 2. Theo Chương trình Phòng ngừa Tiểu đường (Diabetes Prevention Program) của Mỹ, kết hợp ăn kiêng tốt và tập luyện thể lực vừa phải để giảm 5-7% cân nặng còn có thể làm chậm xuất hiện và phòng ngừa tiểu đường týp 2.

    Luyện tập thể dục thể thao duy trì sức khỏe
    Luyện tập thể dục thể thao duy trì sức khỏe
    Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
    Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
  5. Top 5

    Thường xuyên đo lượng đường trong máu

    Tự kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên có tác dụng rất lớn với bệnh nhân mắc căn bệnh này. Kiểm tra lượng đường giúp bệnh nhân biết được các loại thuốc bạn đang dùng có tác dụng không, những thực phẩm bạn ăn có phù hợp cho bệnh không, có khiến lượng đường huyết tăng lên không và việc vận động của bạn đã phù hợp chưa. Đo đường máu mao mạch thường xuyên 1 trong những yếu tố quyết định điều trị thành công bệnh tiểu đường. Các biểu hiện lâm sàng của tăng đường máu thường ít hoặc mơ hồ, nhất là ở người bệnh đái tháo đường type 2, do đó việc theo dõi glucose mao mạch thường xuyên là biện pháp duy nhất để phát hiện các thời điểm tăng đường máu.

    Hạ đường máu cũng tương tự, ở những người bệnh đái tháo đường lâu năm, các dấu hiệu báo động cũng mờ nhạt, chỉ theo dõi đường mao mạch thường xuyên mới giúp phát hiện sớm các cơn hạ đường máu. Mặt khác, bệnh nhân tiểu đường cần cố gắng duy trì đường máu ở mức càng gần bình thường càng tốt và nếu không đo đường máu thì không thể đạt được mục đích này. Kiểm tra đường máu thường xuyên, hàng ngày và điều chỉnh ngay chế độ ăn uống, thuốc men nếu kết quả đường máu là bất thường, trước khi bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng là biện pháp tối ưu nhất để đi đến thành công.

    Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên
    Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên
    Thường xuyên đo lượng đường trong máu
    Thường xuyên đo lượng đường trong máu
  6. Top 6

    Áp dụng một số bài thuốc dân gian hạn chế lượng đường

    Không hẳn chỉ có sự can thiệp của tây y mới có tác dụng với bệnh nhân tiểu đường mà áp dụng một số bài thuốc dân gian cũng giúp cho lượng đường trong máu giảm và ổn định. Vấn đề của người bệnh là phải tìm hiểu thật kĩ trước khi áp dụng, không phải ai chỉ gì làm nấy mà cần xem xét thật kĩ, thử vài lần có tác dụng thì áp dụng còn không thì dừng lại. Các bài thuốc hay kinh nghiệm dân gian giúp hạn chế lượng đường trong máu như uống nước lá mật gấu hàng ngày, áp dụng bài thuốc từ cây chuối hột, hay từ trứng gà nhà có trống ngâm giấm sau 3 - 4 ngày ăn sẽ rất hiệu quả. Sự phối hợp đông tây y trong các bài thuốc trị bệnh sẽ đưa đến hiệu quả không ngờ cho bạn đó.


    Ngoài ra, kiểm soát chế độ ăn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc. Khi bạn đi khám bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, quản lý cân nặng và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh về tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu cao. Khi bạn ăn các thức ăn có chứa nhiều calo, lượng đường trong máu có thể tăng vọt gây mất kiểm soát. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương đến thần kinh, tim và thận. Điều này đòi hỏi bạn cần có một chế độ dinh dưỡng và một thói quen ăn uống lành mạnh.

    Lá mật gấu - một bài thuốc dân gian hiệu quả với người tiểu đường
    Lá mật gấu - một bài thuốc dân gian hiệu quả với người tiểu đường
    Áp dụng một số bài thuốc dân gian hạn chế lượng đường
    Áp dụng một số bài thuốc dân gian hạn chế lượng đường
  7. Top 7

    Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

    Bác sĩ là người hiểu những vấn đề mà bệnh nhân tiểu đường mắc phải và giúp bệnh nhân hạn chế độ nguy hiểm của bệnh mà bạn mắc phải. Khi bị bệnh cần đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh, cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và chú ý phải thăm khám định kì để biết tình trạng hiện tại của bạn. Đặc biệt trong uống thuốc thì bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi dùng loại thuốc nào đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bởi một số thuốc bệnh nhân tiểu đường không dùng được.


    Một sai lầm mà rất nhiều người bệnh tiểu đường mắc phải hiện nay là họ thường cho rằng thuốc Tây không thể điều trị bệnh tận gốc và có nhiều tác dụng phụ. Do đó, họ có xu hướng bỏ thuốc Tây, chuyển sang sử dụng các phương pháp khác như thuốc nam, Đông y, thậm chí là các phương pháp truyền miệng chưa rõ nguồn gốc. Điều này khiến bệnh tình trở nặng, gây ra các biến chứng về mắt, thận, tim mạch, biến chứng bàn chân và nhiều biến chứng khác cực kỳ nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.

    Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ
    Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ
    Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
    Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
  8. Top 8

    Chú trọng sức khỏe đôi chân

    Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc bảo vệ bàn chân khỏi các vết thương bên ngoài là điều nhiều người quan tâm và chú ý. Bởi vì, biến chứng do thần kinh cũng như việc khó khăn trong lưu thông có thể khiến quá trình chữa lành các vết loét, vết thương trở lên khó khăn. Hơn thế nữa, việc bàn chân của người bị tiểu đường bị nhiễm trùng từ những vết thương rất nhỏ là việc thường xuyên xảy ra. Nếu bệnh nhân bị nặng quá thì cần phải sử dụng xe lăn để giảm áp lực lên đôi chân. Cũng do các tổn thương về thần kinh, những người bị tiểu đường không thể nhận ra các vấn đề ở chân ngay lập tức, vì thể việc phát triển và trở nặng của các vết thương thường không được chú ý đến, đã có rất nhiều trường hợp phải cắt bỏ chân.


    Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường thường bỏ quên hay không có cảm giác với đôi bàn chân của mình. Vì thế hãy thường xuyên kiểm tra chúng, nắn, sờ nhìn để xem có dấu hiệu nào bất thường đến từ đôi bàn chân của bạn không nhé. Dùng gương soi để quan sát góc khuất, lưu ý những vết xước, vùng tấy đỏ, sưng, nóng, đau, mụn nước, nứt và chai chân. Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường có vết thương ở chân là do sự tiếp xúc của 2 bàn chân với nhau khi có móng chân quá dài. Những vết thương nhỏ làm người bệnh không để ý và rất dễ bị nhiễm trùng. Cắt và dũa móng chân thường xuyên là biện pháp tốt nhất để bạn có thể tự bảo vệ đôi chân của mình. Lưu ý: Luôn cắt móng chân theo chiều ngang.

    Chăm sóc sức khỏe đôi chân và giảm áp lực lên nó
    Chăm sóc sức khỏe đôi chân và giảm áp lực lên nó
    Chú trọng sức khỏe đôi chân
    Chú trọng sức khỏe đôi chân
  9. Top 9

    Chọn sữa công thức riêng

    Người bị tiểu đường cần bổ sung thực phẩm vào cơ thể nhưng phải đảm bảo lượng huyết càng gần mức bình thường càng tốt. Hạn chế các chất béo có hại cho tim mạch, lưu ý kiểm soát huyết áp và sức khỏe tim mạch. Theo dõi cân nặng để giữ cân ở mức hợp lí với cơ thể. Thực phẩm có khả năng ngăn chặn và làm chậm những biến chứng của bệnh. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí, một tinh thần lạc quan, khỏe mạnh. Tuy nhiên, tùy vào sự khác nhau về giới tính, cân nặng và mức độ lao động khác nhau, chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường cũng sẽ khác nhau. Chỉ có sữa dành cho người tiểu đường là sản phẩm chung dành cho đối tượng này.


    Người tiểu đường cần được cung cấp sữa cho cơ thể, theo chuyên gia dinh dưỡng thì sữa là một trong sáu thành phần dinh dưỡng cần thiết hằng ngày cho bệnh nhân mắc bệnh. Nhưng không phải loại sữa nào những bệnh nhân này cũng có thể dùng mà cần chọn sữa riêng phù hợp. Hàm lượng carbohydrate, hàm lượng chất béo và chỉ số đường huyết là những thành phần bạn cần chú ý khi mua sữa cho bệnh nhân tiểu đường. Chọn sữa có chỉ số đường huyết thấp, carbohydrate thấp và phải là sữa ít béo nhất. Bạn có thể lựa chọn sữa đậu nành bởi vì thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao, giàu đạm, giàu calci và đặc biệt không có cholesterol.

    Chọn loại sữa phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường
    Chọn loại sữa phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường
    Chọn sữa công thức riêng
    Chọn sữa công thức riêng
  10. Top 10

    Bổ sung thêm nước

    Bệnh tiểu đường thường làm gia tăng bài tiết nước tiểu của cơ thể khi lượng đường trong máu tăng lên, nên hầu hết các bệnh nhân tiểu đường không duy trì mức độ đầy đủ hydrat hóa trong thời tiết nóng. Độ ẩm cũng làm cho cơ thể đổ mồ hôi. Ra mồ hôi nhiều có thể dẫn đến mất nước. Mất nước kéo dài có thể dẫn đến khô miệng, giảm mồ hôi và giảm lượng nước tiểu. Nếu bệnh nhân không uống đủ nước, điều này sẽ gây ra các thành phần nước trong máu giảm và sẽ sản xuất xeton, dẫn đến hôi miệng và có thể làm cho tình trạng mất nước trầm trọng hơn.


    Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường nên uống nước không hoặc chứa ít carbohydrate và calo để ngăn chặn việc tăng đột ngột lượng đường trong máu. Vì thế, nước lọc sẽ là “ứng cử viên” tốt nhất vì nó không chứa hai thứ này. Ngoài uống nhiều nước, hãy bổ sung cho cơ thể những thức uống bổ dưỡng khác. Bạn có thể chọn trà để làm thức uống bổ sung, nhưng hãy nhớ không được bỏ thêm đường. Có thể nói, trà xanh là sự lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường.

    Bổ sung thêm nước
    Bổ sung thêm nước
    Bổ sung thêm nước
    Bổ sung thêm nước



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy