Top 30 Trò chơi trẻ em ngày xưa

Anh Cuong Nguyen 22170 0 Báo lỗi

Nếu bạn là 8x hoặc 9x đời đầu thì bạn có thể đã từng chơi những trò chơi vô cùng thú vị này rồi. Thời gian trôi qua sẽ không trở lại, nhưng chúng ta hoàn toàn ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chơi bài quẹt nhọ nồi

    Tuổi thơ dữ dội, những cuộc chơi bài quẹt nhọ nồi luôn hồi hộp và rộn rả tiếng cười mỗi khi bị thua với những gương mặt nhem nhuốc khiến bạn không thể nhịn cười được.


    Đây là một trong những trò chơi dữ dội nhất của tuổi thơ, là một hình thức của chơi bài nhưng hình phạt là người thua sẽ bị bôi nhọ nồi vào mặt. Chơi xong nhìn nhau không ai không thể nhịn được cười vì mặt mũi lắm lem, rất buồn cười.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Chơi bài quẹt nhọ nồi
    Chơi bài quẹt nhọ nồi

  2. Top 2

    Súng phốc

    Những lần chơi bắn nhau đến bầm tím cả người nhưng rất là vui, những đứa trẻ chia nhau ra hai phe rồi núp bụi rình bắn nhau đầy kịch tính, nhắc tôi lại nhớ về quá khứ một thời trẻ trâu đáng nhớ, suốt ngày đi chặt ống nứa làm súng mỗi khi đến mùa bù lời.


    Súng phốc rất dễ làm. Từ các ống tre được dùi lỗ, các bé đặt các viên giấy vo tròn vào và thục que tre để “đạn” bay vào kẻ địch. Có thể sẽ bị đau nhưng con trai lại rất thích chơi trò chơi này. Trò chơi này khá nguy hiểm nên khuyến khích các bạn nhỏ không nên nghịch ngợm nhé!

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Súng phốc
    Súng phốc
  3. Top 3

    Thả diều trên những cánh đồng bờ đê

    Mỗi khi hè về vào những buổi chiều đầy gió, trên những cánh đồng lũy tre làng là hàng loạt những bạn trẻ thi nhau thả diều chạy tung tăng trên những con đê làng, cảm giác thật thoải mái và bình yên cứ muốn mình trẻ mãi thôi.


    Bầu trời diều là cả vùng ước mơ của trẻ con trên cánh đồng hay những dòng sông. Những cánh diều được làm bằng các nan tre làm sườn tựa như hình thoi, giấy tập hay giấy màu được phết keo (hồ) dán lên và nối đuôi dài bằng dây ni-lông hay giấy. Diều được mắc vào cuộn dây thật dài và thả ngược gió lên bầu trời nhờ sợ khéo léo của người chơi.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Thả diều
    Thả diều
  4. Top 4

    Tết dây su

    Dây nịt, nhiều nơi gọi là dây thun, sợi dây cao su nhỏ, hình tròn, đường kính to cỡ quả trứng gà, nhuộm xanh đỏ tím vàng đủ màu cả. Đây là trò chơi bọn tôi rất hay chơi. Chơi nịt thì có nhiều kiểu lắm. Đá nịt, gảy nịt, bắn nịt…Đá nịt, dây nịt đem buộc lại với nhau, rồi đá đến khi bung ra là thắng. Có thể chơi tay đôi hoặc chơi túm năm tụm ba. Trước tiên, các bên thỏa thuận xem ván này chơi bao nhiêu. Chơi 10 cái – 20 cái – 30 cái hay 50 cái… Sau đó nịt được buộc thắt nút lại, mỗi phe đá lần lượt một cái một.


    Trò này chỉ lợi mấy thằng chân to và khỏe, đá vài cái là nịt bung ra. Lại còn có trò đá móc, tức là xêu ngón chân vào bó nịt rồi sút văng lên trời cho tung tóe hết cả ra. Kỹ thuật này rất chi là lợi hại và đẹp mắt nên được các cao thủ rất ưa chuộng.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Tết dây thun
    Tết dây thun
  5. Top 5

    Rồng rắn lên mây

    Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát, nếu người thầy thuốc bắt được cái đuôi thì xem như thắng.


    Không giới hạn người chơi, một trẻ làm thầy thuốc đứng đối diện với những người làm rồng rắn. Các bé khác túm đuôi áo nhau (hoặc tay ôm lưng nhau) thành rồng rắn. Người đứng đầu thường to con nhất, khoẻ nhất trong nhóm, rồng rắn đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao: “Rồng rắn lên mây, có cây núc nắc, có nhà điểm binh, thầy thuốc có nhà hay không?”.

    Thầy thuốc đuổi bắt rồng rắn, trẻ đứng đầu dang tay cản thầy thuốc, thầy thuốc tìm mọi cách để bắt được khúc đuôi (trẻ cuối cùng).

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Rồng rắn lên mây
    Rồng rắn lên mây
  6. Top 6

    Nhảy dây

    Chắc các bạn cũng không lạ gì trò này đúng không, đó là hai bạn đứng ra làm cột kéo một sợi dây su được bện lại thành chuỗi, và một người còn lại nhảy trên sợ dây đó, sợi dây được kéo căng ra và độ cao tăng dần từ mắt cá đến đầu, nếu bạn nào nhảy không qua có nghĩa là thua thì phải vào làm cột cho bạn kia nhảy.

    Hai bạn sẽ đứng căng dây và số người còn lại thì lần lượt nhảy qua dây từ mức căng thấp đến cao. Ai nhảy vướng dây thì sẽ vào thay cho một trong hai bạn đứng giữ dây. Đơn giản mà vui ghê!


    Nam nữ đều thích chơi nhảy dây, rèn luyện khả năng nhảy cao và sự linh hoạt của thân thể.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Nhảy dây
    Nhảy dây
  7. Top 7

    Kéo co

    Các bé được chia thành hai đội có số lượng bằng nhau. Hai bé đầu hàng mỗi bên sẽ nắm tay hoặc nắm dây nối dài cho các bé phía sau. Các bé phía sau nắm eo bạn phía trước hoặc nắm dây và dùng sức kéo ngược về phía mình.


    Đội nào bị kéo sang bên kia của vạch mức kẻ giữa hai đội sẽ thua. Đề cao tinh thần đồng đội, kéo co xứng đáng cho vị trí số một về tinh thần đoàn kết.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Kéo co
    Kéo co
  8. Top 8

    Bắn bi

    Các bé trai rất thích chơi trò này cùng các bạn hàng xóm. Chỉ cần vẽ một vòng tròn hoặc hình vuông nhỏ gọi là lỗ, cách đó chừng 2-3 mét vẽ một vạch thẳng (gọi là mức). Mỗi người chơi góp một số lượng bi bằng nhau và cho vào lỗ.


    Những người chơi lần lượt bắn bi cái từ vạch thẳng về phía lỗ. Viên bi của người nào dừng lại ở gần lỗ nhất nhưng không nằm trong lỗ thì người đó được quyền chơi lượt đầu tiên và cứ như thế cho đến người cuối cùng.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Bắn bi
    Bắn bi
  9. Top 9

    Bịt mắt bắt dê

    Đây là trò khá phổ biến trên cả nước và thường được chơi trong trường học. Bạn bị bịt mắt sẽ đi tìm “dê” là những thành viên đang nắm tay tạo thành vòng tròn kín.


    Các bạn đang nắm tay nhau sẽ phối hợp để vòng tròn không bị rời mà “dê” không bắt trúng được ai. Bạn nào bị chạm vào người thì sẽ thay vị trí bạn bị bịt mắt và tiếp tục bắt những chú dê khác.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Bịt mắt bắt dê
    Bịt mắt bắt dê
  10. Top 10

    Chơi nhà chòi

    Lấy lá, gom cây dựng thành nhà và bày đồ hàng ra bán là cả tuổi thơ của những đứa trẻ vùng quê.


    Chỉ cần chịu khó lấy củi hoặc chặt các nhánh cây làm cột nhà, rồi lấy lá chuối che lên làm mái là ngôi nhà đã hoàn thành. Các bé sẽ lấy đồ chơi gồm có nồi, chảo, bát… Chúng ta sẽ nấu cơm giả, làm bánh và đem bán cho “hàng xóm” với tiền là… lá cây. Trò chơi nhà chòi được các bạn nữ vô cùng yêu thích.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Chơi nhà chòi
    Chơi nhà chòi
  11. Top 11

    Chọi dế

    Với chọi dế, trẻ con sẽ bắt dế và để hai con to khỏe nhất để “chiến đấu” vào trong một cái hộp (hay bát) cho chúng đá nhau. Cả đám con nít ngồi thành vòng tròn xung quanh hô hào cổ vũ cho chú dế mà mình tin sẽ thắng.


    Con thắng cuộc là con trụ lại sau khi con kia đã không thể tiếp tục chiến đấu. Nghe có vẻ hơi bạo lực một chút, nhưng đảm bảo sẽ rất vui và hào hứng!

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Chọi dế
    Chọi dế
  12. Top 12

    Trốn tìm

    Dù ở thành thị hay thôn quê, chắc chắn trẻ em đều chơi qua trò chơi trốn tìm. Một người sẽ bịt mắt, vừa đứng xoay mặt vào cột vừa đếm đến một con số đã thỏa thuận trước. Người trốn sẽ đi tìm nơi nào kín đáo để trốn vào.


    Sau khi đếm xong, người đếm sẽ đi tìm cho được người trốn đồng thời giữ vị trí cột mình đứng sao cho người trốn không chạy ra vỗ tay vào cột. Nếu như vậy, người đếm phải đếm lại vòng khác.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Trốn tìm
    Trốn tìm
  13. Top 13

    Đánh sỏi

    Các bé gái mê tít trò đánh sỏi này với luật chơi không quá khó. Người chơi trước sẽ thảy một viên đá lên, chụp nhanh một viên khác phía dưới sao cho không chạm tay vào các viên xung quanh và bắt được viên đang rơi xuống.


    Cứ lần lượt cho đến bốn trong số năm viên đá. Nếu không chụp kịp hay chạm vào các viên đá xung quanh, người chơi sẽ nhường phần chơi cho người kế tiếp.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Đánh sỏi
    Đánh sỏi
  14. Top 14

    Banh đũa

    Banh đũa có luật chơi khá đơn giản. Một nắm đũa, vài quả banh lông và tụi bạn là có thể chơi trò ấy rồi. Mỗi người ném trái banh lên cao và cầm đũa xoay 2 vòng, banh nảy lên thì người đó phải chộp được.


    Tiếp đến chộp 2, 3 đũa. Ai chộp được nhiều đũa nhất thì sẽ thắng. Nhưng tùy vùng miền mà quy luật có thể khác nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Banh đũa
    Banh đũa
  15. Top 15

    Ném lon

    Trò chơi ném lon rất được ưa chuộng ở cả trai lẫn gái thuở bấy giờ. Cảm giác “tạt” trúng chiếc lon đằng xa thật sự rất vui! Một trẻ cầm một chiếc dép ném vào lon cho lon ngã xuống, sau đó chạy nhanh lên nhặt dép rồi chạy về điểm xuất phát.


    Trẻ đứng nhặt lon phải chạy thật nhanh nhặt lon để vào vòng rồi chạy bắt các bạn. Nếu bắt được một bạn thì đổi chỗ, bạn bị bắt phải ra nhặt lon. Trò chơi tiếp tục.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ném lon
    Ném lon
  16. Top 16

    Ô ăn quan

    Ở nhà, ở trường các bạn đều có thể bày trò chơi ô ăn quan. Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau.


    Ở hai đầu hình chữ nhật kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.


    Từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ô ăn quan
    Ô ăn quan
  17. Top 17

    Trồng nụ trồng hoa

    Trồng nụ trồng hoa có luật chơi là 2 trẻ ngồi đối diện nhau, 2 chân duỗi thẳng chạm vào bàn chân của nhau, bàn chân của bé này chồng lên bàn chân bé kia (bàn chân dựng đứng).


    Hai bé khác nhảy qua rồi lại nhảy về. Sau đó một bé lại chồng 1 nắm tay lên ngón chân của bé kia làm nụ. Hai bé lúc nãy lại nhảy qua, nhảy về. Rồi bạn đối diện bạn làm nụ sẽ dựng đứng tiếp 1 bàn tay lên trên bàn tay nụ để làm hoa. Hai bé lại nhảy qua, nếu chạm vào nụ hoặc hoa thì mất lượt phải ngồi thay cho một trong 2 bé ngồi.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Trồng nụ trồng hoa
    Trồng nụ trồng hoa
  18. Top 18

    Kéo mo cau

    Mo cau là phần đầu của tàu cau, giúp tàu cau bám vào thân cau, khi những nhánh lá cau già, khô héo thì tàu cau rụng xuống. Ngoài công dụng cắt phần mo cau ra để làm quạt, nó trở thành một chiếc xe mo cau để lũ trẻ nhỏ thay phiên nhau kéo bạn mình loanh quanh trong sân nhà.


    Trò chơi kéo mo cau đã đi vào ký ức của bao nhiêu thế hệ, nhất là những ai đã sinh ra, lớn lên ở làng quê. Một chiếc tàu mo cau bình dị nhưng chuyên chở cả một thiên đường tuổi thơ nếu ta được ngồi trên đó cho bạn kéo. Không có sự phân định thắng thua ở cái trò này. Chỉ là thay nhau kéo để đỡ mất sức vừa được thưởng thức niềm vui sướng được người khác phục vụ mình trên một chuyến xe... mo cau.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Kéo mo cau
    Kéo mo cau
  19. Top 19

    Tập tầm vông

    Tập tầm vông là trò chơi dân gian rất phù hợp với trẻ em. Trò chơi giúp luyện tập khả năng phán đoán, khả năng ghi nhớ, cũng như ca hát và đọc đúng nhịp điệu bài đồng dao. Cách tổ chức trò chơi tập tầm vông rất đơn giản, dễ dàng chơi ở mọi lúc mọi nơi.


    Cách chơi là hai nguời chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau. Hai người sẽ cùng hát bài Tập tầm vông khi chơi với nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Tập tầm vông
    Tập tầm vông
  20. Top 20

    Nhảy lò cò

    Với trò nhảy lò cò, người chơi chọn một viên gạch, đá thảy vào ô đầu tiên, không cho chạm vào nét kẻ hoặc ra ngoài, nhảy đi qua khắp các ô, bỏ qua ô có gạch.


    Người chơi nhảy một chân vào ô đơn và giữ thăng bằng để bật đi tiếp. Không dừng lại quá lâu, tới hai ô sát nhau nhảy dang hai chân đứng trong hai ô. Vòng về đứng ở ô gần ô có gạch nhất, cúi lấy tay lượm gạch, nhảy ra khỏi vòng và nhảy mức tiếp theo. Khi đang di chuyển mà mắc lỗi phạm quy, người chơi phải dừng lại, để gạch nằm lại trong ô ở mức vừa hoàn tất. Hồi tiểu học, bạn có chơi trò này không?

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Nhảy lò cò
    Nhảy lò cò
  21. Top 21

    Nu na nu nống

    Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra. Một người trong hàng sẽ đập nhẹ vào từng chân theo nhịp bài hát Nu na nu nống và theo thứ tự chân từ đầu đến cuối.


    Khi từ cuối cùng của bài hát vang lên, các bé trong hàng phải rụt nhanh chân lại không để tay của người đập chạm vào. Ai bị chạm vào chân sẽ bị loại hoặc bị phạt tùy theo quy luật do người chơi đặt ra. Bài đồng dao được sử dụng cũng có vài dị bản.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Nu na nu nống
    Nu na nu nống
  22. Top 22

    Oẳn tù tì

    Oẳn tù là trò chơi đơn giản để tìm ra người chiến thắng, được trẻ em và cả người lớn yêu thích, thường được sử dụng trong các cuộc cá cược đơn giản. Cả người lớn bây giờ đôi khi vẫn quyết định chuyện gì đấy bằng cách sử dụng trò chơi đáng yêu này.


    Người chơi giấu tay ra sau, tất cả cùng hô “Oẳn tù tì ra cái gì ra cái này”, khi đó, người chơi đồng loạt xòe tay ra trước mặt với lựa chọn nấm đấm, hai ngón tay trỏ và giữa hoặc xóe cả 5 ngón tay. Qui luật là nấm đấm tức Búa sẽ thắng Kéo, Kéo thắng Bao và Bao thắng Búa.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Oẳn tù tì
    Oẳn tù tì
  23. Top 23

    Chi chi chành chành

    Một bé ngồi xoè bàn tay ra, các bạn đứng xung quanh và cùng đặt 1 ngón trỏ vào lòng bàn tay bé đó, tất cả đồng thanh đọc bài ca dao “chi – chi – chành – chành”: “Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa chết trương, ba vương ngủ đế bắt dế đi tìm, ù à ù ập”.


    Khi đọc đến “ập”, bé đó nắm chặt bàn tay lại, các bạn khác phải rút thật nhanh ngón tay của mình ra, nếu không sẽ bị bắt lại.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Chi chi chành chành
    Chi chi chành chành
  24. Top 24

    Mèo đuổi chuột

    Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát bài Mèo đuổi chuột. Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột.


    Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau.


    Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục. Mèo ơi, chuẩn bị xuất phát để bắt gọn Chuột nào!

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Mèo đuổi chuột
    Mèo đuổi chuột
  25. Top 25

    Cướp cờ

    Cướp cờ là một trò chơi dân dã khá phổ biến, thậm chí, nó còn được sử dụng trong giờ thể dục ở các trường học để tạo không khí vui tươi. Cờ được đặt ở giữa (có khi thay bằng dép, ống lon).


    Hai đội đứng ở hai vạch xuất phát, được đánh số. Trọng tài ở ngoài hô số nào, người mang số ấy đi lên, cố gắng cướp cờ về đội mình. Nếu thấy hai người được gọi quá lâu, trọng tài có thể gọi thêm số khác lên hỗ trợ, hoặc “tổng động viên” cả đội.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Cướp cờ
    Cướp cờ
  26. Top 26

    Đánh quay

    Đánh quay là trò chơi dân gian mà bất cứ cậu bé nào cũng yêu thích mười, hai mươi năm về trước. Có thể bây giờ, những món đồ công nghệ, các trò chơi điện tử cuốn hút các cậu bé hơn. Nhưng với các chàng trai thế hệ 7x, 8x, thú vui tuổi thơ của họ chính là chơi quay.


    Để chơi được trò này, cần có một con quay và một sợi dây. Quấn chặt sợi dây vào con quay, sau đó người chơi giữ chặt một đầu dây, lăng cho con quay văng ra và kết hợp với lực giật đầu dây đang giữ để con quay quay được nhiều vòng hơn. Kỹ thuật này được gọi là “bổ”.


    Trò quay có nhiều luật chơi: có thể thi xem con quay của ai quay lâu hơn, văng xa hơn, hoặc vẽ một vòng tròn, con quay chỉ di chuyển trong đó, vượt ra ngoài là thua, hoặc “hầm”, tức là nhiều người “bổ” con quay vào con quay của một người,…

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Đánh quay
    Đánh quay
  27. Top 27

    Nhảy ngựa

    Ở một vài nơi, trẻ em gọi trò này là nhảy ngựa. Cách chơi rất đơn giản, oẳn tù tì, người thua làm ngựa, phải đứng để các bạn nhảy qua người.


    “Ngựa” cúi xuống, còn những người còn lại chống tay lên lưng, chạy từ xa lấy đà, rồi đặt tay lên lưng “ngựa” làm điểm tựa, dang chân sang hai bên nhảy qua. “Ngựa” ngày một đứng cao hơn, các bậc nâng lên, ai không nhảy qua được, là thua, phải vào làm “ngựa”.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Nhảy ngựa
    Nhảy ngựa
  28. Top 28

    Búng dây thun (Lùa vịt)

    Nếu như tuổi thơ của các bé gái là trò chơi nhảy dây bện từ vòng thun, thì các bé trai lại dùng những vòng thun này để chơi búng dây thun.


    Trò chơi rất đơn giản, mỗi người chuẩn bị khoảng 10 vòng dây thun. Người làm cái gom tất cả dây thun của mọi người lại, tung lên sao cho mỗi vòng dây rơi ra một vị trí khác nhau.


    Người làm cái đi đầu tiên, búng dây thun sao cho dây này chồng lên dây khác, nếu búng trúng, thì được quyền “ăn” luôn vòng thun đó, nếu búng trượt thì chuyển sang lượt chơi của người khác. Cuối buổi, ai có nhiều vòng thun nhất, người đó chiến thắng.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Búng dây thun
    Búng dây thun
  29. Top 29

    Chọi cỏ gà

    Ngày bé, các bạn thường chạy trên những con đường đất dài miên man, kiếm cỏ gà bên đường về chọi. Bây giờ, cỏ gà không còn nhiều như xưa, trò chơi chọi cỏ gà vì thể cũng dần lùi vào dĩ vãng.


    Những cọng cỏ được “chọi” nốt sần vào nhau, nốt sần nào bị đứt rời ra thì coi như “gà” thua. Hoặc gập đôi lại rồi móc “gà” vào nhau và giật, cọng cỏ gà của ai đứt thì bị thua.


    Để gia tăng độ bền cho “gà”, trẻ em thời đó thường cho cỏ gà vào miệng nhai cho chỗ gập đôi khô nước, bã ra thành xơ nhỏ rồi bện lại thành sợi thừng con chắc chắn.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Chọi cỏ gà
    Chọi cỏ gà
  30. Top 30

    Đánh trận giả

    Đánh trận giả là một trong những trò chơi hấp dẫn và thú vị nhất bởi sự đông vui và kịch tính của nó. Đoàng, đoàng… bụp, bụp… những âm thanh vang lên chát chúa, tiếng “ư hự” khi trúng đạn, reo hò khi chiến thắng… cảm giác như đang ở giữa khung cảnh của thời chiến tranh ác liệt… Thực ra, đó chỉ là một phần hấp dẫn của trò chơi.


    Các bạn nhỏ sẽ chia làm hai hoặc nhiều đội trở lên và đối kháng với nhau bằng những vũ khí tự chế như súng, kiếm bằng các ngọn đu đủ, thân tre,… dàn trận đánh nhau hệt như những bộ phim kiếm hiệp.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Đánh trận giả
    Đánh trận giả




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy