Top 12 Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Sơn La

Khánh Tiêu 5767 0 Báo lỗi

Sơn La là một tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc của nước ta. Với khí hậu mát mẻ, địa hình núi non, người dân chất phác, hiếu khách, Sơn La đã và đang trở thành một ... xem thêm...

  1. Thác Dải Yếm còn có tên gọi khác là thác Nàng hay thác Bản Vặt thuộc xã Mường Sang, tỉnh Sơn La. Theo truyền thuyết thác là dải yếm của của người con gái dùng để cứu chàng trai khỏi dòng nước lũ vì vậy người ta dùng tên “Dải Yếm” để đặt tên cho thác. Thác Dải Yếm có chiều cao lên đến 100m, chia làm hai nhánh, một nhánh có đến chín tầng, nhánh còn lại 5 tầng, hai bên cách nhau khoảng 20m.


    Từ tháng 4 - tháng 9 là thời gian đẹp nhất để ngắm thác, lúc này nước đổ nhiều, từng giọt nước vỡ ra hàng trăm tia nước trắng xóa tạo nên một vẻ đẹp đầy hùng vĩ nhưng cũng đầy nên thơ, trữ tình. Để đến thác Dải Yếm, từ trung tâm thị trấn Mộc Châu bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô, đi theo hướng về Sơn La đến ngã ba cửa khẩu Lóng Sập rẽ phải về phía quốc lộ 43 sau đó đi chừng 5km là tới nơi.

    Thác Dải Yếm
    Thác Dải Yếm

  2. Mộc Châu nằm ở phía Bắc tỉnh Sơn La, là cao nguyên rộng lớn và đẹp nhất nhì ở Việt Nam. Bạn có thể đến Mộc Châu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, song mỗi mùa, mỗi thời điểm lại mang những vẻ đẹp riêng. Trước và sau tết âm lịch là thời điểm hoa đào nở, tháng 3 hoa ban, tháng 11 hoa cải, tháng 12 hoa dã quỳ… nếu là người thích hoa bạn có thể lên lịch cho chuyến đi của mình.


    Nếu đã đến Mộc Châu thì đồi chè trái tim là địa điểm không thể bỏ qua. Phương tiện di chuyển đến Mộc Châu: Nằm cách Hà Nội khoảng 200km, bạn có thể có nhiều sự lựa chọn về phương tiện di chuyển. Nếu là người yêu thích những con đường đèo, và phong cách du lịch bụi bạn có thể chọn xe máy làm phương tiện hoặc bạn cũng có thể bắt xe giường nằm lên Mộc Châu rồi sau đó thuê xe để di chuyển, tham quan các địa điểm khác.

    Cao nguyên Mộc Châu
    Cao nguyên Mộc Châu
  3. Bảo tàng Sơn La thuộc khu di tích lịch sử Bảo tàng và Nhà tù Sơn La được Pháp xây dựng vào năm 1908. Bảo tàng là nơi lưu giữ và trưng bày hàng ngàn hiện vật từ thời tiền sử, những hiện vật thể hiện đời sống văn hóa của 12 dân tộc anh em cư trú ở tỉnh. Các bộ sưu tập sách chữ Thái, chữ Dao cổ với các tác phẩm thuộc các thể loại như sử thi, trường ca, truyện dân gian… cũng được trưng bày.


    Giữa lòng thành phố Sơn La có ngọn đồi mang tên Khau Cả nằm soi mình bên dòng suối Nậm La, nơi đây còn lưu giữ chứng tích lịch sử Nhà Tù Sơn La - minh chứng của một thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng, tinh thần bất khuất của những người cộng sản kiên cường đã bị đầy ải bởi thực dân Pháp giam cầm

    Di tích nhà tù Sơn La
    Di tích nhà tù Sơn La
  4. Tỉnh Sơn La có khu di tích văn bia “Quế Lâm Ngự Chế” thuộc địa phận trung tâm thị xã Sơn La. Đây là nơi ghi dấu bút tích của vua Lê Thái Tông với một bài thơ được khác trên vách đá thẳng đứng ở cửa động. Di tích văn bia Quế Lâm ngự chế là khu di tích văn hóa - lịch sử này nằm ngay trung tâm thành phố Sơn La.


    Đây là bút tích của Vua Lê Thái Tông, vào tháng 5 năm 1440 sau khi đi chinh phạt vùng Tây Bắc cùng các binh sĩ, nhà Vua đã dừng nghỉ chân tại động La (Thẩm Ké), trước khung cảnh yên bình và đẹp như tranh nhà Vua đã viết nên bài thơ “ Quế Lâm ngự chế” và được khắc lên trước cửa động. Bài thơ được viết bằng 140 Hán tự. Bài thơ có 140 chữ Hán tạm dịch như sau:

    “Nghĩ đến người xa đêm khổ tâm

    Thổ tù sao lại dám quên thân?

    Thế gian đã có anh hùng chúa

    Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thân

    Đường xá khó khăn đừng cậy hiểm

    Hang cùng đã ấm áp hơi xuân

    Yên được dân lành nhơ nhớp hết

    Dân xa được hưởng tấm lòng nhân”

    Di tích Văn bia Quế Lâm ngự chế
    Di tích Văn bia Quế Lâm ngự chế
  5. Nhà máy thủy điện Sơn La - Nằm tại xã Ít Ong, huyện Mường La đây là thủy điện có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng và nhất định phải ghé khi đến Sơn La vì đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Sơn La mà còn là niềm tự hào chung của Việt Nam.


    Hiện sở Văn hóa - Thể Thao và du lịch đã tổ chức các tour du lịch lòng hồ bằng thuyền. Việc tổ chức như vậy không giúp du khách có thể dễ dàng đi lại mà còn đảm bảo an toàn.

    Nhà máy thủy điện Sơn La
    Nhà máy thủy điện Sơn La
  6. Suối nước nóng bản Mòong thuộc bản Mòong, xã Hua La cách trung tâm thành phố Sơn La 7km. Với nhiệt độ dòng nước khoảng 36 độ C đến 38 độ C cùng những đặc tính lý hóa, thành phần khoáng chất tự nhiên thích hợp để chữa một số loại bệnh ngoài da, thấp khớp, tim mạch… Hiện có khoảng 20 hộ dân mở dịch vụ kinh doanh suối nước nóng, hệ thống bồn tắm hiện đại, khoa học, rộng rãi thoải mái. Đây là điểm đến thu hút nhiều quan khách trong nước và quốc tế.


    Đến với bản Mòong, ngồi trong những nếp nhà sàn truyền thống, quây quần quanh mâm cơm của dân tộc Thái, thưởng thức các món ăn đặc trưng: Cá nướng, gà nướng, thịt hun khói, cơm lam, các món nộm rau rừng, chấm cùng “chẳm chéo”- một thứ đồ chấm của người Thái. Những món ăn tưởng chừng đơn giản nhưng khi thưởng thức và cùng trải nghiệm chắc rằng du khách sẽ phần nào cảm nhận được sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ Thái trong việc chế biến món ăn. Khi đêm về, du khách được ngồi quây quần bên bếp lửa hồng vào mùa đông hoặc tụ họp ngoài sàn ngắm trăng vào mùa hè, để cùng nhau nghe những làn điệu dân ca trầm bổng thiết tha do các thiết nữ thể hiện hoặc tiếng sáo véo von của các chàng trai gọi bạn tình, đâu đó sập sình trong điệu múa xòe “ Inh lả ơi”…

    Suối nước nóng bản Mòong
    Suối nước nóng bản Mòong
  7. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 2km, đi về hướng Mường Lát, Chiềng An ta sẽ thấy hang động Thẩm Tét Tòong. Đây là một địa điểm hết sức hoang sơ và chưa được khai thác để du lịch nhưng đây là điểm đến của rất nhiều bạn trẻ đặc biệt là các bạn mê du lịch bụi.


    Hoang sơ và chưa có đơn vị nào khai thác du lịch song đây là điểm đến của rất nhiều bạn trẻ người Kinh, người Thái ở Tp Sơn La cũng như các xã, huyện trong tỉnh. Ba bạn trẻ ở địa phương chúng tôi gặp lúc khám phá hang cho biết: “Chưa ai đi hết Thẩm Tét Tòng nên không biết hang dài bao nhiêu, chỉ đi độ hơn một vài giờ thì mọi người đã trở ra…”.

    Hang Thẩm Tét Tòong
    Hang Thẩm Tét Tòong
  8. Cách thành phố Sơn La khoảng 70 km, Cầu Pá Uôn là một cây cầu nằm trên quốc lộ 279 bắc qua sông Đà thuộc địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai. Với phần trụ cao kỷ lục, cầu Pá Uôn đã được Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam xác nhận lập kỷ lục về chiều cao với trụ chính cao tới 98,6m.


    Cầu Pá Uôn hoàn thành, đưa vào sử dụng như một món quà ân tình dành cho người dân Tây Bắc - những người sống bên bờ sông Đà đã hi sinh nhà cửa, ruộng vườn cho thủy điện Sơn La. Đồng thời, có vị trí rất quan trọng trong tuyến giao thông nối Sơn La với các tỉnh vùng Tây Bắc như: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai...

    Hiện nay, cầu Pá Uôn không chỉ tạo huyết mạch giao thông thuận lợi cho các tỉnh vùng Tây Bắc mà còn là điểm nhấn cảnh quan, là điểm đến của các tour du lịch, thu hút sự chú ý của người dân cùng du khách trong và ngoài nước, tạo đà phát triển ngành du lịch cho Sơn La nói riêng và cho cả vùng núi Tây Bắc nói chung.

    Cầu Pá Uôn
    Cầu Pá Uôn
  9. Hồ Tiền Phong thuộc Xã Mường Bon, nằm sát trục đường quốc lộ 6 cách Tp Sơn La 23 km, cách Thị trấn Hát Lót 7 km và cách sân bay Nà Sản 2 km. Đến Hồ Tiền Phong, một trong những điều đặc biệt hấp dẫn bạn là được du ngoạn trên mặt Hồ bằng thuyền chèo tay, thuyền đạp chân hay thuyền máy. bạn có thể đem theo cần câu thả mồi để câu cá dưới hồ như cá chép, cá trắm cỏ, trắm đen, các trôi, cá mè.


    Tới chân đập, bạn có thể đi bằng thuyền lên đỉnh đập để chiêm ngưỡng công trình chắn ngang hai ngọn núi, tạo nên hồ nước mênh mông, và ta bỗng thấy khâm phục những con người đã làm nên công trình này. Đừng quên ghé thăm các bản làng và thưởng thức các nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Thái sinh sống từ lâu đời bên cạnh hồ như: Bản Nà Si, Bản Mé, Bản Un …

    Hồ Tiền Phong
    Hồ Tiền Phong
  10. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” do nhà văn Tô Hoài viết năm 1952 được xây dựng từ những nguyên mẫu có thật trong đời sống xã hội thời bấy giờ ở Tường Sơn, Châu Phù Yên (cũ) thuộc huyện vùng cao Bắc Yên, ngày nay.


    Xã Hồng Ngài giản dị giữa thung lũng xanh. Vào xã hiện còn vài km đường đất. Đến mùa mưa cũng làm nản lòng nhiều tay lái lạ. Hồng Ngài hôm nay đã khác rất nhiều so với trước kia. Phiên chợ họp ríu rít đông đảo bà con dân tộc. Mùa táo mèo, đâu đâu cũng thơm phức hương táo quyến rũ.


    Vào Hồng Ngài, bạn nên nhờ dân bản chỉ đường lên thăm hang A Phủ, được xem là nơi vợ chồng A Phủ từng trốn khỏi ách của cha con thống lý Pá Tra. (Gọi là hang A Phủ bởi trong phim có cảnh quay A Phủ và Mỵ cùng du kích trốn vào hang).

    Hang A Phủ
    Hang A Phủ
  11. Đường lên xã Xím Vàng như dải lụa vắt ngang núi non trùng điệp, thi thoảng có sương giăng bảng lảng làm cho phong cảnh nơi đây trở nên huyền ảo, cảm nhận rõ hơn tiết trời thu se lạnh. Đến gần trung tâm xã, những thửa ruộng bậc thang trập trùng, uốn lượn như những cơn sóng vàng óng ả trên các sườn đồi hay dưới thung lũng.


    Ruộng bậc thang đẹp nhất là ở bản Háng Gò Bua, Sồng Chống, Cúa Mang, trên các triền đồi trập trùng nối tiếp nhau đến ngút tầm mắt, lúa uốn câu, trĩu nặng, phủ kín một màu vàng óng ả, thấp thoáng giữa cánh đồng là những chòi gỗ nhỏ canh lúa, tạo thành bức tranh phong cảnh hữu tình.

    Xím Vàng
    Xím Vàng
  12. Sân bay Nà Sản là một sân bay ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc Việt Nam. Sân bay nằm trên Quốc lộ 6, cách thành phố Sơn La khoảng 20 km về phía Nam. Năm 2004, sân bay được “tạm đóng cửa để nâng cấp” nhưng đến nay vẫn chưa mở cửa hoạt động trở lại.


    Sân bay Nà Sản được người Pháp xây dựng vào khoảng năm 1950, phục vụ cho nhu cầu đi lại của những người thực dân Pháp, sau khi họ chiếm lại được quyền kiểm soát được vùng Sơn La từ tay Việt Minh. Ban đầu, sân bay có một đường băng ngắn với nền đất nện; về sau được mở rộng kéo dài thêm và có nền lát ghi sắt, có thể đáp ứng cho loại máy bay Dakota cất và hạ cánh.

    Sau năm 1954, sân bay Nà Sản bị bỏ hoang một thời gian. Mãi đến đầu thập niên 1960, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới quyết định khôi phục lại hoạt động của sân bay nhằm phục vụ nhu cầu đi lại đường không của vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, không lâu sau, sân bay một lần nữa bị đóng cửa do lượng khách đi lại khi đó còn rất ít. Đến năm 1994, sân bay tái hoạt động trở lại thêm 10 năm nữa, từ năm 1994 đến 2004. Ngày 17 tháng 5 năm 2004, sân bay một lần được “đóng cửa” để sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đường băng với tổng vốn dự kiến khoảng 550 tỷ đồng (giai đoạn 1). Nhưng cho đến hết năm 2009, sân bay Nà Sản vẫn chưa có vốn đầu tư để thực hiện việc nâng cấp. Nguyên do trong việc chậm trễ nâng cấp sân bay là do kém hiệu quả kinh tế khi chỉ cách Hà Nội 300 km về phía Tây Bắc và cách sân bay Điện Biên Phủ 180 km về phía Nam.

    Sân bay Nà Sản
    Sân bay Nà Sản



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy