Top 8 Kỹ năng cần thiết cho trẻ khi bước vào tiểu học

Tâm Thanh 14 0 Báo lỗi

Để con trẻ có thể thích ứng nhanh chóng môi trường xung quanh, ba mẹ cần trang bị các kỹ năng cần thiết cho con từ sớm. Bởi đây là cột mốc khá quan trọng nên ... xem thêm...

  1. Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Đây được xem là một trong những kỹ năng sống rất cần thiết mà bố mẹ nên dạy và giáo dục con trẻ ngay từ khi còn nhỏ.


    Kỹ năng tự phục vụ bản thân bao gồm cả thể chất và tinh thần, từ những việc làm đơn giản đến phức tạp, để hình thành những thói quen và lối sống tốt đẹp cho trẻ. Ở độ tuổi tiểu học, các bé hoàn toàn có thể làm những việc nhỏ như tự biết ăn, biết ngủ, tự đi vệ sinh, dọn dẹp chăn gối, tự biết thay quần áo, tự biết cho quần áo bẩn vào máy giặt và giúp đỡ mọi người trong gia đình. Nên gia đình cần có cách giáo dục con cái cho phù hợp.

    Bố mẹ cũng có thể dạy trẻ quét nhà, lau nhà, tưới cây hay trông em, nhặt rau, rửa chén bát hay chế biến những món ăn đơn giản. Khi giao cho trẻ một công việc, trẻ sẽ thấy mình là người quan trọng trong gia đình và có trách nhiệm thực hiện công việc một cách tốt hơn.


    Những công việc này không khó để trẻ thực hiện vì đa phần đều là thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vậy nên, để trang bị các kỹ năng cho con ở lứa tuổi tiểu học, ba mẹ hãy bắt đầu từ những kỹ năng này trước nhé. Ban đầu, cha mẹ hãy kiên nhẫn hướng dẫn con cách làm và thứ tự từng bước. Tiếp theo, hãy quan sát để con tự mình thực hiện và điều chỉnh nếu con vẫn còn thiếu sót. Sau đó, cha mẹ không cần giám sát trẻ nữa để kiểm tra xem liệu trẻ có tự chủ động làm những điều được chỉ dạy nếu không có cha mẹ ở đó hay không.

    Kỹ năng tự phục vụ bản thân, tự chăm sóc
    Kỹ năng tự phục vụ bản thân, tự chăm sóc
    Kỹ năng tự phục vụ bản thân, tự chăm sóc
    Kỹ năng tự phục vụ bản thân, tự chăm sóc

  2. Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. Không phải tất cả mọi trẻ đều biết cách kết bạn. Một số trẻ phải học hỏi kỹ năng kết bạn giống như học nói, học đi. Và trong trường hợp này, bạn với vai trò là cha mẹ có thể giúp trẻ xây dựng các kỹ năng xã hội quan trọng đó.


    Các nhà tâm lý học và một số cha mẹ đồng ý rằng nếu trẻ khó khăn trong việc kết bạn thì quả thực là điều đáng lo lắng. Mọi trẻ đều muốn có bạn bè, và điều quan trọng là chúng cần biết kết bạn. Do đó, nếu trẻ không kết bạn, cha mẹ cảm thấy rất buồn. Nhưng bạn cần dạy trẻ học hỏi các kỹ năng giao tiếp xã hội cũng giống như các kỹ năng khác như học ăn, học nói, học đi, và bạn là người hoàn hảo để dạy trẻ các kỹ năng đó. Ví dụ một số phương pháp giúp con dễ dàng hơn trong việc kết bạn:
    • Học cách giới thiệu bản thân, từ tên, tuổi đến sở thích cá nhân.
    • Chủ động chào hỏi, bắt chuyện nếu trẻ muốn làm quen với bạn nào đó.
    • Biết cách đặt những câu hỏi để tìm hiểu thêm về bạn.
    • Luôn giúp đỡ bạn bè dù cho các trẻ chưa quen biết nhau nhiều.
    • Giữ được thái độ lịch sự, hòa nhã khi giao tiếp với bạn bè.
    • Thấu hiểu được những ưu điểm, nhược điểm của người.
    • Không bao giờ có suy nghĩ bắt nạt hay chê bai bạn bè.
    Kỹ năng làm quen, kết bạn
    Kỹ năng làm quen, kết bạn
    Kỹ năng làm quen, kết bạn
    Kỹ năng làm quen, kết bạn
  3. Kỹ năng lắng nghe người khác rất quan trọng trong cuộc sống. Ngay từ khi con còn bé, hãy dạy con cách lắng nghe người khác, bắt đầu từ bố mẹ.

    Biết lắng nghe là một trong những yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ em. Áp dụng thái độ này trong quá trình nuôi dạy con cái sẽ củng cố lòng tự trọng của trẻ và cũng làm tăng sức khỏe tinh thần của chúng.


    Các bạn nhỏ ở lứa tuổi này vẫn còn hạn chế trong việc tập trung lắng nghe lời người khác nói. Tuy nhiên, kỹ năng này sẽ mang đến nhiều lợi ích tích cực cho trẻ. Kỹ năng lắng nghe giúp trẻ biết tôn trọng mọi người xung quanh, biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè.


    Hướng dẫn trẻ kỹ năng mềm cho học sinh tiểu học này không khó. Cha mẹ hoàn toàn có thể dạy con ngay trong cuộc sống hàng ngày bằng cách:
    • Cho phép con nói lên quan điểm của mình và không ngắt lời hay áp đặt suy nghĩ của cha mẹ lên con.
    • Thể hiện thái độ lắng nghe chăm chú, nhìn vào mắt trẻ hoặc có một số cử chỉ như gật đầu, mỉm cười với con.
    • Trò chuyện với con thường xuyên hơn và hãy xem con như một người bạn để chia sẻ, trao đổi và bàn luận.
    • Đọc sách, đọc truyện để tập cho con thói quen tập trung và lắng nghe trọn vẹn một câu chuyện.
    Kỹ năng lắng nghe
    Kỹ năng lắng nghe
    Kỹ năng lắng nghe
    Kỹ năng lắng nghe
  4. Bản chất trẻ em thì rất đơn giản. Đối với người lớn, cảm xúc của chúng có vẻ phi lý và hoàn toàn không phù hợp với hoàn cảnh. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, trẻ được phép cảm nhận bất cứ điều gì chúng muốn. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng có thể cư xử theo cách chúng muốn.


    Bạn có thể điều chỉnh hành động nếu con bạn vi phạm các quy tắc, làm tổn thương người khác hoặc cư xử theo những cách không phù hợp với xã hội. Đồng thời, cho chúng biết cảm thấy tức giận, buồn bã, sợ hãi, phấn khích hoặc bất kỳ cảm xúc nào khác mà chúng trải qua là điều hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng là trẻ cần được học các kỹ năng ứng phó để kiểm soát cảm xúc và hành động theo hướng tích cực. Kỹ năng sống tiểu học góp phần xây dựng con người của trẻ thì không thể không nói đến kỹ năng quản lý cảm xúc.


    Các gợi ý ứng phó với sự căng thẳng:

    • Hãy đề nghị con mô tả những cảm nhận mà con đang cảm thấy hay gọi tên những “cảm xúc khó chịu”.
    • Hãy thảo luận những hoạt động có thể giúp con giải tỏa những cảm xúc đó như: tập luyện thể dục thể thao, sáng tạo nghệ thuật, đọc truyện tranh, chơi trò chơi…
    • Hãy dạy con nói những điều tốt đẹp về bản thân hoặc đóng vai người bạn gặp vấn đề để đề nghị con đưa ra những lời khuyên hay nói những lời tử tế.
    • Hãy cùng con chia sẻ người có thể giúp đỡ con giải quyết những khó khăn này.
    Kỹ năng quản lý cảm xúc/kiểm soát cảm xúc
    Kỹ năng quản lý cảm xúc/kiểm soát cảm xúc
    Kỹ năng quản lý cảm xúc/kiểm soát cảm xúc
    Kỹ năng quản lý cảm xúc/kiểm soát cảm xúc
  5. Lịch sự là nền tảng cơ bản để hình thành nhân cách mỗi con người. Việc dạy con những phép lịch sự từ khi còn nhỏ không chỉ là trách nhiệm của cô giáo mà cần có sự ủng hộ, kết hợp của các bậc cha mẹ.


    Cũng tương tự như những kỹ năng sống tiểu học khác, hãy dạy con biết nói lời cảm ơn, xin lỗi ngay từ sớm. Dạy trẻ kỹ năng này, cha mẹ sẽ hình thành cho trẻ một giá trị sống đáng quý trong cách ứng xử với người khác. Dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, trẻ sẽ dần khiêm tốn và yêu thương mọi người xung quanh. Cách ứng xử này sẽ thể hiện được rằng trẻ là một đứa trẻ hiểu chuyện và biết cách tôn trọng người khác. Hơn nữa, khi thấy được thái độ chân thành của trẻ trong lời cảm ơn và xin lỗi đó, bất kỳ ai cũng sẽ có cảm tình và sẵn lòng tha thứ/giúp đỡ trẻ trong những lần tới.


    Cha mẹ hãy:

    • Nói với trẻ rằng dù bất kỳ ai lớn tuổi, bằng tuổi hay nhỏ tuổi hơn, trẻ cũng cần bày tỏ lời cảm ơn hoặc xin lỗi một cách chân thành nhất.
    • Dạy trẻ biết cách nhận lỗi và không được có thái độ đổ lỗi cho người khác.
    • Mỗi khi nhận được sự giúp đỡ hay bất cứ thứ gì của người, trẻ hãy mỉm cười đón nhận và bày tỏ lòng biết ơn của mình.
    Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
    Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
    Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
    Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
  6. Việc rèn luyện cho con tư thế ngồi học ngay từ khi còn bé là rất quan trọng, bởi tư thế ngồi học tác động trực tiếp tới khung xương, bả vai, lồng ngực, vùng cổ và cột sống của trẻ. Khi trẻ duy trì tư thế ngồi học sai trong một thời gian dài, thì các góc xương bả vai cách xa cột xương sống và bắt đầu nhô lên, lồng ngực dần thu hẹp thành phẳng đều, lưng gù.


    Nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống, và làm gù lưng của trẻ. Bên cạnh đó việc ngồi sai tư thế còn làm tăng nguy cơ cận thị ở trẻ. Do đó, hãy dạy con tư thế ngồi học đúng ngay từ những ngày đầu tiên.


    Ba mẹ hãy lưu ý những quy chuẩn sau đây:

    • Tư thế ngồi thoải mái, không gò bó.
    • Khoảng cách từ mắt đến bàn học là 25 – 30 cm.
    • Cột sống luôn ở tư thế thẳng, vuông góc với mặt ghế ngồi.
    • Hai chân duỗi thoải mái, không co chân, vắt chéo chân.
    • Hai tay giữ đúng điểm tựa: Tay không viết bài sẽ xuôi theo chiều ngồi và giữ lấy tập và làm điểm tựa chọn nửa người bên đó.
    • Ánh sáng phải được đảm bảo vừa đủ và thuận chiều.
    • Độ cao của bàn và ghế cũng phù hợp với chiều cao của trẻ.
    Kỹ năng ngồi học đúng tư thế
    Kỹ năng ngồi học đúng tư thế
    Kỹ năng ngồi học đúng tư thế
    Kỹ năng ngồi học đúng tư thế
  7. Kỹ năng thuyết trình có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển thành công trong học tập và cuộc sống. Kỹ năng này không chỉ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp mà còn giúp họ trình bày ý tưởng một cách mạch lạc và logic. Thay vì chờ đến khi trẻ lên bậc cao hơn, việc dạy kỹ năng thuyết trình cho trẻ từ giai đoạn tiểu học là điều vô cùng quan trọng.


    Bước vào tiểu học (khi trẻ ở độ tuổi từ 6- 12 tuổi), kỹ năng thuyết trình sẽ là một kỹ năng thiết yếu giúp trẻ tự tin trình bày ý tưởng. Việc dạy kỹ năng thuyết trình cho trẻ từ bậc tiểu học sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ. Kỹ năng này còn góp phần bổ trợ các kỹ năng khác cùng phát triển.


    Một số trường học sẽ rất chú trọng trong việc trang bị cho học sinh tiểu học kỹ năng thuyết trình cần thiết. Để tạo thêm động lực cho con tự tin với kỹ năng của mình, cha mẹ cũng có thể hướng dẫn thêm cho con một số cách để thuyết trình tự tin hơn, bao gồm:

    • Cho con xem các bài diễn thuyết của những người nổi tiếng hoặc của một bạn nhỏ nào đó.
    • Động viên con mạnh dạn nói lên quan điểm của mình trước đám đông.
    • Tạo cơ hội để con tham gia các hoạt động mà ở đó mỗi bạn đều có cơ hội thực tập kỹ năng thuyết trình.
    • Khuyến khích con đặt nhiều câu hỏi và tìm ra câu trả lời để có tư duy lập luận tốt hơn.
    Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục
    Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục
    Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục
    Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục
  8. Kỹ năng phản hồi tích cực được biểu hiện qua cách trẻ tập trung lắng nghe, quan sát tỉ mỉ, tóm tắt được những ý trọng điểm… Nói một cách dễ hiểu, kỹ năng phản hồi tích cực là việc trẻ dựa trên những chia sẻ của người khác để đưa ra ý kiến của bản thân một cách khách quan thay vì tự áp đặt suy nghĩ của mình.

    Kỹ năng phản hồi mang tính xây dựng sẽ giúp cho trẻ tạo được sự tin cậy, tin tưởng ở người khác. Họ sẽ yêu thích việc trò chuyện và tìm lời khuyên cho trẻ vì trẻ luôn đưa ra những cái nhìn khách quan cho họ. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ xây dựng cho mình một đức tính tốt khác là không bảo thủ và luôn biết cách lắng nghe người khác.


    Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách lắng nghe kỹ càng những gì người khác nói. Thay vì áp đặt suy nghĩ của mình lên con, cha mẹ cũng nên lắng nghe những chia sẻ của con để đưa ra những đánh giá/lời khuyên phù hợp. Cha mẹ cũng cần dạy con không nên phán xét vội vàng một vấn đề nào đó. Để trẻ hiểu hơn về kỹ năng này, cha mẹ hãy trở thành tấm gương tốt để con học tập theo.

    Kỹ năng phản hồi tích cực
    Kỹ năng phản hồi tích cực
    Kỹ năng phản hồi tích cực
    Kỹ năng phản hồi tích cực



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy