Top 10 Trái cây tốt nhất cho bà bầu

  1. Top 1
  2. Top 2 Táo
  3. Top 3 Kiwi
  4. Top 4 Cherry
  5. Top 5 Ổi
  6. Top 6 Thanh long
  7. Top 7 Nho
  8. Top 8 Dâu tây
  9. Top 9 Chanh
  10. Top 10

Top 10 Trái cây tốt nhất cho bà bầu

La Lune 931 1 Báo lỗi

Trái cây không chỉ cung cấp vitamin và các loại khoáng chất cho cơ thể, nó còn chứa chất chống ôxy hóa, giúp tăng sức đề kháng và “hạ gục” nhanh chóng một số ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bà bầu ăn bơ có tốt không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu bí. Bởi quả bơ chứa một lượng chất dinh dưỡng quan trọng khá cao như chất béo tốt, vitamin và khoáng chất khác. Do đó, bơ được xem là loại thực phẩm an toàn trong chế độ ăn của bà bầu.

    Tuy nhiên, việc bà bầu có được ăn bơ sữa không còn phụ thuộc vào số lượng ăn hàng ngày. Những mặt tốt của quả bơ sẽ phản tác dụng nếu như bà bầu ăn quá nhiều. Việc ăn điều độ, đa dạng các loại thực phẩm luôn là chìa khóa vàng cho sức khỏe. Vì vậy, bà bầu ăn bỏ chỉ nên ăn tần suất 1 ngày 1 quả, chia làm 2 bữa và mỗi bữa nửa quả. Việc bà bầu ăn bơ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, cung cấp thêm dưỡng chất cho thai nhi trong bụng mẹ.


    Bà bầu rất dễ gặp tình trạng thiếu hụt axit folic gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Trong khi đó, bơ là nguồn dưỡng chất khá phong phú, có thể cung cấp khoảng 5mcg axit folic/100g bơ. Do đó, bà bầu hãy cân nhắc bổ sung bơ trong thai kỳ để thai nhi khỏe mạnh hơn nhé.

    Bơ
    bơ

  2. Top 2

    Táo

    Táo là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết như axit malic, tannin và chất xơ. Đối với những mẹ bầu mang thai không muốn tăng cân quá nhiều và táo là thực đơn lý tưởng hàng ngày, bởi táo làm mẹ bầu không tăng cân quá nhanh mà nó lại giúp ích cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt mẹ bầu nên ăn cả vỏ táo để đảm bảo tốt nhất lượng chất dinh dưỡng trong loại quả này. Loại trái cây này cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa đặc biệt là căn bệnh táo bón hoặc tiêu chảy.


    Táo là loại trái cây mà các chuyên gia khuyên mẹ nên ăn 1 quả/1 ngày vì táo có nhiều tác dụng tốt cho mẹ và bé như: Tăng hệ miễn dịch, giảm chứng dị ứng ở trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh ở thai nhi, giảm cholesterol cho mẹ bầu, giúp bảo vệ xương,..

    Lưu ý khi chọn mua táo, mẹ nên mua ở những địa chỉ uy tín để tránh táo ngâm phun các loại thuốc hoá học. Trước khi ăn, mẹ nên ngâm táo 5-10 phút trong nước muối để đảm bảo vệ sinh.

    Táo
    Táo
    Táo
    Táo
  3. Top 3

    Kiwi

    Kiwi nổi tiếng ở NewZealand, là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng. Kiwi đúng là loại quả “nhỏ nhưng có võ”, khi mà 1 quả kiwi chưa tới 80 dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt tốt với các bà bầu. Với hàm lượng axit folic cao gấp 10 lần so với táo, kiwi sẽ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, tăng cường phát triển hệ thần kinh cho thai nhi. Kiwi cũng chứa hàm lượng cao chất xơ giúp ngừa táo bón. Lượng lớn vitamin C trong Kiwi sẽ giúp các mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch.

    Tuy vậy, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều kiwi trong ngày, chỉ nên ăn 1 – 2 quả/ngày. Đặc biệt lưu ý các mẹ bị sỏi thận thì không nên ăn kiwi vì có chứa oxalate trong đó.

    Kiwi
    Kiwi
    Kiwi
    Kiwi
  4. Top 4

    Cherry

    Khi nói đến giá trị dinh dưỡng cao, cherry gần như đứng đầu trong bảng xếp hạng các loại trái cây tốt cho bà bầu. Cherry (hay còn gọi là anh đào) là một loại quả nhập khẩu từ Mỹ, Úc. Tuy có giá thành khá đắt nhưng những giá trị dinh dưỡng quả cherry mang lại là vô cùng quý giá, tốt cho nhiều đối tượng, đặc biệt với các bà bầu. Chúng được các chuyên gia công nhận và khuyến khích nên sử dụng thường xuyên.


    Trong thành phần dinh dưỡng quả cherry có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, chất xơ, kali, đồng, magie, mangan, sắt, canxi, kẽm và phốt pho. Đó là lý do vì sao tác dụng quả cherry đối với bà bầu là rất tốt và các chị em nên “kết thân” với cherry trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mình.


    Theo các chuyên gia, tăng cường hệ miễn dịch là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bà bầu. Cherry với hàm lượng vitamin C dồi dào, cao hơn rất nhiều so với dâu tây hoặc các loại trái cây khác là ứng cử viên tuyệt vời cho mẹ bầu. Đây cũng là tác dụng của quả cherry đối với bà bầu cần được nhắc đến đầu tiên. Không chỉ tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các loại nhiễm trùng hô hấp, ăn cherry còn trực tiếp giúp giảm thiểu đáng kể các triệu chứng do cảm cúm thông thường gây ra như ho, sổ mũi và nhiều lợi ích tuyệt vời khác.

    Cherry
    Cherry
    Cherry
    Cherry
  5. Top 5

    Ổi

    Ổi được xếp vào danh sách những loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, quanh năm bốn mùa đều có. Ngoài việc cung cấp nhiều vitamin C như chúng ta đã biết, ổi còn mang lại nhiều lợi ích đặc biệt khác nữa mà mẹ bầu không nên bỏ qua.


    Nhiều người nghĩ rằng ăn ổi sẽ nóng, gây táo bón, nhưng sự thật lại không phải như vậy nếu mẹ bầu biết ăn đúng cách. Mẹ bầu có thể ăn ổi theo cách thông thường (nhưng nên bỏ hạt để tránh táo bón) hoặc ép nước ổi uống hàng ngày cũng rất tốt, vì lượng Vitamin C trong ổi rất cao.


    Ăn ổi giúp giảm nguy cơ tiểu đường, ổn định huyết áp và giảm nguy cơ thiếu máu của mẹ bầu trong thai kỳ. Đặc biệt ổi có chứa lượng axit folic và vitamin B9 – rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

    Ổi
    Ổi
    Ổi
    Ổi
  6. Thanh long có vị chua ngọt nhẹ là loại hoa quả nhiều người ưa chuộng. Trái thanh long có chứa hàm lượng cao vitamin C, các vitamin nhóm B, kali, magiê, canxi, chất béo có lợi và chất xơ. Do đó, các mẹ bầu ăn thanh long sẽ được tăng cường sức đề kháng tự nhiên, ổn định tim mạch và huyết áp, ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ, giảm các triệu chứng mệt mỏi và đặc biệt còn giúp phát triển não bộ của thai nhi.

    Trong thời kỳ mang thai, việc cung cấp đủ vitamin C từ chế độ ăn uống rất quan trọng để hỗ trợ nướu răng và quá trình phát triển xương của thai nhi. Theo các chuyên gia, khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ bầu nên bao gồm ít nhất 70mg vitamin C. Trong 100g thanh long có chứa từ 4 – 25mg vitamin C. Do đó, bạn có thể cân nhắc việc thưởng thức món quả này vào các bữa phụ hoặc tráng miệng sau bữa chính.


    Cũng như các loại hoa quả khác, mẹ bầu không nên sử dụng thanh long quá nhiều. Mức sử dụng khuyến nghị cho bà bầu là 1-2 quả/tuần. Các mẹ có tiền sử tiểu đường cao và tiểu đường không nên sử dụng thanh long vì có lượng đường cao.


    Thanh long
    Thanh long
    Thanh long
    Thanh long
  7. Top 7

    Nho

    Nhiều người ví nho là "người bạn của bà bầu" vì rất nhiều tác dụng tích cực mà loại quả này mang lại. Bà bầu ăn nho không chỉ tốt cho chính bản thân mà còn có tác dụng tuyệt vời cho thai nhi.


    Quả nho là loại trái cây thơm ngon mà mẹ bầu có thể nhâm nhi vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Khi bà bầu ăn nho, một lượng lớn những chất dinh dưỡng có lợi sẽ được bổ sung vào cơ thể bao gồm: Vitamin A, C, B1; Beta-carotene; Phốt-pho; Canxi; Sắt; Ma-giê; A-xít folic; Omega-3 và DHA; chất xơ…

    Trong quả nho có chứa a-xít folic. Đây là dưỡng chất không thể thiếu đối với sự hình thành hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Đối với thai nhi trong giai đoạn mới hình thành, việc bổ sung đầy đủ a-xít folic sẽ giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Ăn nho là một trong những cách bổ sung a-xít folic giúp kiến tạo não bộ, các dây thần kinh trong não bộ và tủy sống của thai nhi.

    Bên cạnh đó, chất omega-3 và DHA trong nho cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển bộ não của thai nhi.

    Nho
    Nho
    Nho
    Nho
  8. Dâu tây là thực phẩm giàu vitamin C, kali và mangan đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bà bầu. Ngoài ra, dâu tây còn dồi dào vitamin nhóm B có tác dụng duy trì sức khỏe tim mạch. Các sợi tự nhiên trong dâu tây giúp thai phụ có cảm giác nhanh no và duy trì vóc dáng lý tưởng khi mang thai. Dâu tây chứa phytochemical (chất thực vật tự nhiên) tốt cho sức khỏe thai nhi cũng như của mẹ.

    Mangan trong dâu tây có tác dụng chống viêm, chống lại các gốc tự do, hạn chế giảm viêm trong thời kỳ mang thai. Mangan cũng có vai trò trong xây dựng xương thai nhi và giúp xương của mẹ luôn chắc, khỏe. Kali và vitamin K, magiê trong dâu tây cũng có tác dụng phát triển xương cho mẹ và thai, giống mangan. Dâu tây còn có tác dụng đẩy lùi bệnh gout và đau khớp khi mang thai. Các loại quả mọng, trong đó có dâu tây giàu iốt, hữu ích cho hoạt động của bộ não và hệ thần kinh của bào thai. Dâu tây cũng thuộc nhóm quả chứa nhiều folate, có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở bào thai.

    Những lưu ý khi mẹ bầu ăn dâu tây:


    Nếu ăn nhiều dâu tây bị nhiễm thuốc trừ sâu và hóa chất có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở bé. Ở một số bà bầu nhạy cảm, dâu tây có thể gây dị ứng với các dấu hiệu như tiêu chảy, đau bụng, nổi ban, khó thở, buồn nôn…

    Dâu tây
    Dâu tây
    Dâu tây
    Dâu tây
  9. Top 9

    Chanh

    Chanh là loại trái cây phổ biến trong mọi gia đình và đặc biệt rất dễ mua. Chanh giúp kích thích khẩu vị mẹ bầu, giảm tình trạng thai nghén, phòng ngừa cảm lạnh, ngăn ngừa xuất huyết bên trong, đồng thời có vai trò lớn trong việc duy trì huyết áp ổn định khi mang thai cho mẹ bầu rất hiệu quả.


    Quả chanh từ lâu đã là loại quả quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình Việt. Một trái chứa vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể bà bầu bao gồm canxi, các vitamin nhóm B, polate, phốt pho, magiê, axit pantothenic và hàm lượng cao vitamin C.

    Ngoài tác dụng giải nhiệt, nước chanh tươi còn giúp giải độc cơ thể, ổn định huyết áp, ổn định huyết áp, giảm thiểu tình trạng ốm nghén, và tăng khả năng miễn dịch.

    Lưu ý:
    Nếu các mẹ bầu thường xuyên bị ợ nóng, hệ tiêu hóa khó chịu, men răng yếu thì không nên dùng nước chanh tươi vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.

    Chanh
    Chanh
    Chanh
    Chanh
  10. Top 10

    Ăn lê rất an toàn và tốt cho sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai, vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất chống oxy hóa và vitamin P. Tuy nhiên, bạn cần phải rửa chúng sạch sẽ trước khi ăn. Lê chưa rửa có chứa vi khuẩn và ký sinh trùng có hại, có thể dẫn đến các bệnh truyền qua thực phẩm như nhiễm khuẩn listeriosis và nhiễm ký sinh trùng toxoplasmosis. Vậy lợi ích sức khỏe của việc ăn lê trong thời kỳ mang thai là gì?

    Trái lê chứa nhiều vitamin A, C, K, B9, PP, và nó có nhiều hàm lượng khoáng chất như lưu huỳnh, pectin, phốt pho, kali, sắt, kẽm, đồng, chất xơ, coban, canxi, iốt và tannin. Tuy nhiên, các vitamin và khoáng chất có ích như thế nào cho phụ nữ trong những tháng thai kỳ? Đây là những lợi ích bạn có được thông qua việc thưởng thức quả lê. Quả lê giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm thông thường như cảm lạnh, ho, cúm. Ngoài ra, chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị nhiễm trùng phổi (viêm phế quản, viêm phổi) và viêm gan. Lê còn là nguồn giàu vitamin C, rất tốt cho thai kỳ. Một quả lê đơn chứa 10mg vitamin, chiếm tới 11% lượng bổ sung thực phẩm được đề nghị hàng ngày (RDA) cho phụ nữ. Vitamin C chống lại các bệnh nhiễm trùng trong cơ thể. Tiêu thụ lê cùng các loại thực phẩm có chất sắt cao như đậu, thịt hoặc gạo, vì vitamin C trong trái cây giúp cơ thể hấp thụ sắt.

    Một quả lê chứa 7g chất xơ, bao gồm 2g pectin (một chất xơ hòa tan giúp tiêu hóa). Lê là một nguồn cung cấp chất xơ tốt giúp chống lại chứng táo bón, một vấn đề thường gặp trong thai kỳ. Táo bón trở nên cấp tính hơn bao giờ hết do thai phụ phải bổ sung sắt vào thời điểm này. Bạn nên ăn lê cùng với vỏ của nó để hấp thụ nhiều chất xơ hơn.

    Lê
    Lê



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy