Lá trầu không và nước dừa

Trầu không là loài cây vô cùng quen thuộc với mỗi gia đình người dân Việt chúng ta. Nó có tên khoa học là Piper Betle, thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae, là loại dây leo mọc nhiều ở nước ta cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khoa học đã nghiên cứu rằng trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu bao gồm các nhóm hoạt chất như: Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol… Lá trầu còn giúp tránh được bệnh ho và các bệnh về răng miệng, hôi miệng, cùng với một số tác dụng khác như làm tăng hưng phấn, kích dục, hỗ trợ táo bón. Lá trầu nó còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt, giúp giảm viêm phổi, giảm viêm phế quản, tan đàm, vì thế mà cải thiện được tình trạng phổi tắc nghẽn phổi mãn tính. Tác dụng trị nấm của lá trầu cũng khá hiệu nghiệm, kể cả nấm da. Chúng ta có thể giã nát lá trầu rồi xát vào những vùng da bị nấm sẽ thấy hiệu quả. Bên cạnh đó, trầu không còn có tác dụng đối với việc điều trị bệnh gut.

Nước dừa dùng trong phối hợp trị liệu cùng với lá trầu có vai trò như một chất hòa tan, giúp chiết xuất hoạt chất trong lá trầu ra một cách nhanh chóng. Nước dừa còn là một chất điện phân tự nhiên, giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp cân bằng chuyển hóa. Nước dừa làm tăng HDL (một chất có lợi cho mạch máu, giúp dọn dẹp các cholesterol xấu trong lòng mạch). Trong thành phần của nước dừa còn có nhiều kali rất tốt cho tim mạch và các thành phần khác tương tự như huyết tương máu người. Nước dừa còn có tác dụng kháng virút, kháng viêm, chống oxy hóa và khử độc rất tốt, làm giảm sự hình thành axít lactic (axít lactic từ rượu là chất cạnh tranh đào thải với axít uric qua thận, gây ứ đọng, tăng cao lượng uric trong máu. Đó là nguyên nhân tại sao mỗi khi đi nhậu về thì gút nặng thêm). Khi uống nước dừa giúp cải thiện các bất thường về tiết niệu và thận, tăng đào thải axít uric. Vì vậy mà phương thuốc phối hợp lá trầu và nước dừa là một cách tuyệt vời để khống chế bệnh gút.


Cách thực hiện:

  • Mỗi sáng thức dậy các bạn hãy dùng 100g lá trầu tươi sau đó cắt nhuyễn ngâm vào trong một trái dừa xiêm vừa vạt nắp gáo. Chúng ta nên chắt bớt một chút nước dừa ra để khỏi bị tràn khi cho lá trầu nhuyễn vào, sau đó đậy nắp lại và ngâm đúng 30 phút.
  • Sau 30 phút ta chắt ra ly, uống một mạch. Không ăn sáng ngay mà chờ đến khi nước dừa, trầu được cơ thể hấp thu hoàn toàn, sau khi đi tiểu trở lại rồi mới được ăn sáng.
  • Làm như vậy trong vòng một tuần thì các cơn đau nhức do bệnh gút về đêm chắc chắn sẽ giảm hẳn. Người bệnh có thể ngủ ngon một mạch đến sáng và cảm thấy khoan khoái tươi tỉnh ra, cơn đau giảm đi vì thế mà đầu óc minh mẫn, dễ chịu. Cần phải uống liên tục trong 1 tháng liền để trị bệnh triệt để và hiệu quả.
Lá trầu không
Lá trầu không
Nước dừa
Nước dừa

Top 10 Cách chữa bệnh gút hiệu quả nhất

  1. top 1 Lá trầu không và nước dừa
  2. top 2 Lá tía tô
  3. top 3 Đậu xanh
  4. top 4 Đu đủ xanh và lá trà xanh
  5. top 5 Lá lốt
  6. top 6 Dấm táo
  7. top 7 Bột gừng
  8. top 8 Baking soda
  9. top 9 Nước chanh
  10. top 10 Quả anh đào

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy