Top 14 Bài hát hay nhất của ca sỹ Quang Lê

Hoàng Thủy 4165 0 Báo lỗi

Quang Lê sinh năm 1981 tại Huế trong gia đình gồm 7 anh chị em. Vốn có niềm say mê và yêu thích với âm nhạc từ nhỏ, một chất giọng Huế ngọt ngào mà trầm ấm ... xem thêm...

  1. Đây là sáng tác của nhạc sĩ Đinh Miên Vũ. Bài hát được viết vào năm 1970 và được ca sĩ Duy Khánh trình bày lần đầu tiên tại miền Nam Việt Nam. Vào thời điểm đó, bài hát đã gây nên một sự rúng động lớn vì giai điệu cùng lời ca tha thiết, thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, khơi gợi trúng vào tâm lý của người dân thời đất nước còn chia làm hai nửa.

    Được Quang Lê trình bày lại vào show diễn của Paris By Night những năm 90, ca khúc này lại một lần nữa tìm được sự đồng điệu và chạm đến trái tim của người hâm mộ. Đây cũng được xem là bài hát tạo nên tên tuổi và chỗ đứng của anh trong lòng khán giả.


    Lời bài hát:

    "Lội bùn dơ băng lau lách xuyên đêm
    Sương trắng rơi vai tôi buốt lạnh mềm
    Chim muôn buồn rủ nhau bay về đâu
    Ngẩn ngơ lũ vượn gọi nhau

    Nào những khi ôm thép súng tê tay
    Đắm mắt theo bao hư ảo thở dài
    Nơi chốn xa cuộc đời mẹ quẳng gánh
    Em còn khều sáng ánh đèn từ sương mai

    Mẹ biết bây giờ con ngồi gác nhỏ
    Gió hẹn mưa thề một khi con về quê ngoại xưa
    Để mẹ nhắn lời thăm
    Trường làng cũ năm nào khi con còn bé nhỏ
    Theo mẹ đến trường giờ đây con đường xưa còn đó
    Tóc liều vờn gió ru hoài ...

    Bận hành quân nên khó thăm nhau
    Nhưng có nhau như hơi thở vào đời
    Tóc em còn cỏ thơm hương cỏ may
    Để anh nói chuyện ngày mai

    Bạn bè anh theo lớp tuổi ra đi
    Dăm đứa thân đôi khi chẳng trở về
    Xin có em nguyện cầu cho đời anh
    Đá mềm chân cứng để mẹ còn tương lai."

    Ca khúc được ca sĩ Quang Lê trình bày bài tại San Jose.

  2. Trong những năm 90, thời kỳ đầu khi Quang Lê mới trở thành một thành viên của trung tâm Thuý Nga, những ca khúc về chủ đề quê hương đất nước do ca sĩ này thể hiện luôn nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ phía khán giả. Đánh đúng tâm lý của những người con xa Tổ quốc luôn mong ngóng về quê hương, cùng với chất giọng xứ Huế ngọt ngào, có thể nói rằng liên khúc Tình ca quê hương - Lối về đất mẹ đã được Quang Lê và Tường Nguyên thể hiện rất thành công.


    Lời bài hát:


    "Tôi sinh ra giữa lòng miền trung
    Miền thuỳ dương, ruộng hoang nước mặn đồng chua,
    Thôn xóm tôi sống đời dân cày.
    Quê hương tôi ấp ủ trường sơn
    Quê hương tôi là đây nước chảy xuôi nguồn,
    Sông cát dài biển xanh thái bình.
    Đêm trăng cao tiếng hò à ơi,
    Lời mẹ ru trẻ thơ giấc ngủ hiền ngoan,
    Và trai gái quê gửi lời chân tình.
    Qua bao nhiêu tuổi đời ngả nghiêng,
    Quê hương tôi tả tơi khói lửa điêu tàn
    Thôn xóm làng ngẩn ngơ lầm than.
    Hò ơi, Hương giang ơi, giã từ kinh thành mộng mơ,
    Lòng tuổi xanh, chia tay nhau biết trở về mô, ới hò..
    Đây phương nam, lúa xanh bóng dừa uốn quanh,
    Ta sức trai, đem cánh tay vẫy vùng ngày mai.
    Người đi, đem dân ca tiếng hò, tiếng hò miền trung về miền nam,
    Cho nhau nghe những lời thở than, giống nòi.
    Ta chia nhau tiêng vui tiếng buồn nước non,
    Ta quên đi bao tiếc thương tủi hờn tuổi son.
    Hôm nay đi giữa dòng lệ rơi,
    Mẹ Việt ơi từ này hiến trọn đời trai theo bước chân những người qua rồi.
    Ta yêu thương đất mẹ mà thôi,
    Quê hương ơi dù sinh tháng gửi cho người,
    Trong tiếng cười giọng khóc đầy vơi...
    Ngày qua, giã từ đất mẹ mà đi, vì nghe tình quê tình nước đôi bề.
    Nước chia hai đường nước chưa về, xót thương cho người lỡ câu thề
    Lên đường từ ly hỏi lòng mình lưu luyến gì?
    Mẹ ơi, chỉ còn đất mẹ mà thôi, để con còn đi gìn giữ cho đời.
    Đã mang trong lòng kiếp con người, phải thương nhau hoài chớ quên lời
    Mong một ngày mài chan hoà đất mẹ niềm vui.
    Hò ơi, ơi à ơi, mẹ thương con ra cầu ái từ, vợ trông chồng lên núi vọng phu.
    Chiều chiều, chiều chiều trông về biên khu, lòng căm hờn oán quân thù. Ơi à, à ơi, à ơi.
    Chiều nay, lối về đất mẹ là đây, đường xưa con ấp ủ bóng trăng gầy.
    Có nghe đêm trường tiếng ru hời, có nghe đêm trường tiếng ai cười.
    Suối lệ đoàn viên, giữa lòng đất mẹ triền miên."

    Sự song ca ăn ý giữa Quang Lê - Tường Nguyên
  3. Bài hát là một sáng tác của cố nhạc sĩ Lê Mộng Bảo. Là một người con xứ Huế mộng mơ, mang học thức uyên bác và những trải nghiệm của mình vào trong từng lời ca, câu hát nên tác phẩm được ông viết ra hàm chứa ý nghĩa nhân văn lớn.


    Một câu chuyện tình yêu buồn giữa một chàng nhạc sĩ nghèo và một cô gái đương tuổi thanh xuân. Họ yêu nhau vì lời ca, tiếng hát, vì tìm được sự đồng điệu về tâm hồn, vượt qua những cản trở, khoảng cách về thân phận và địa vị. Câu chuyện tưởng như là kết thúc có hậu ấy lại chẳng thể vẹn tròn, cũng không thể chống lại sự trêu đùa của số phận.
    Những tâm tư, tình cảm, cái hồn và ý nghĩa được ẩn chứa trong giai điệu ngọt ngào ấy sẽ được Quang Lê thể hiện một cách thuyết phục nhất.


    Lời bài hát:


    "Đập vỡ cây đàn giận đời đập vỡ cây đàn
    người ơi người ơi! Tình ơi tình ơi!
    Đập vỡ cây đàn giận đời bạc trắng như vôi
    giận người điên đảo quên lời

    Đập vỡ cây đàn giận người con gái yêu đàn
    Buồn ơi buồn ơi! Làm sao để nguôi
    Đập vỡ cây đàn giận người đổi trắng thay đen
    giận đời trở như bàn tay

    Chuyện ngày qua, tôi gặp người con gái
    Mang giọng ca thật buồn
    Em bảo tôi rằng: Anh đi học đàn
    Để đàn theo lúc em ca, những ngày hoa mộng đời ta

    Tôi yêu nàng nên vội vàng lên tỉnh
    Đi tìm theo học đàn
    Sau một năm trường, tôi trở về quê hương
    Nhưng người em gái, ngày ấy đã đi rồi

    Tôi hỏi thăm dò từng người trong xóm tin nàng
    Nàng đâu nàng đâu, nàng đâu nàng đâu
    người báo tin buồn nàng gặp nhạc sĩ vang danh
    Rồi cùng xây đắp gia đình

    Tôi xót thương nàng và rồi tôi khóc thương mình
    Đời ơi còn chi, đàn ơi biệt ly
    Đập vỡ cây đàn giận người đổi trắng thay đen
    giận đời trở như bàn tay."

    Đập vỡ cây đàn
  4. Tác phẩm này là một sáng tác của nhạc sĩ Trường Kha và đã được Quang Lê mang đến gần hơn với người yêu nhạc. Trong thời kỳ chinh chiến, đất nước chìm trong đau thương và tàn phá, những người con đất Việt sẵn sàng lên đường giành lấy sự độc lập tự do của dân tộc. Xuân đến, Tết về, nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà, nhớ mẹ và người thân trào dâng trong lòng mỗi chiến sĩ nơi biên giới xa xôi. Ở nơi quê nhà kia có mẹ già đang ngóng chờ, đang mong tin bình an nơi con, Ở nơi ấy, có các em thơ đang chờ mong những bộ quần áo mới đón Tết từ anh trai. Và cũng ở nơi quê nhà ấy, người con gái thương yêu vẫn hằng chờ đợi. Đợi một ngày đất nước được giải phóng, dân tộc được tự do, anh sẽ trở về.


    Lời bài hát:

    "Mời anh mời chị, mùa xuân lên đây thăm tôi
    Nơi xa xôi khuất nẻo thưa người, núi rừng mịt mù sương
    Mời e một lần rời xa nơi đang yên vui
    Lên đây thăm lính ở trên rừng, để cùng ngọt bùi sớt chia
    Thành phố xuân về vui rộn vui
    Chân người chen chân lụa là khoe
    Sợ rằng đồn xa này chẳng ai thăm
    E tết lại không rượu mềm môi, không bánh không trà, chẳng hạt dưa
    Chắc lại mừng xuân bằng phần lương khô
    Đón giao thừa bằng đèn hỏa châu rơi.
    Mời anh mời chị, mời e lên đây thăm tôi
    Thư xuân đi tính đã bao ngày, biết người nhận được chưa
    Nhìn mai nở vàng, lòng tôi sao nghe chơi vơi, xuân ơi xuân nếu chẳng vui gì
    Hãy đừng đừng tìm đến chi.
    Thành phố xuân về vui rộn vui
    Chân người chen chân lụa là khoe
    Sợ rằng đồn xa này chẳng ai thăm
    E tết lại không rượu mềm môi, không bánh không trà, chẳng hạt dưa
    Chắc lại mừng xuân bằng phần lương khô
    Đón giao thừa bằng đèn hỏa châu rơi
    Mời anh mời chị, mời e lên đây thăm tôi
    Thư xuân đi tính đã bao ngày, biết người nhận được chưa
    Nhìn mai nở vàng, lòng tôi sao nghe chơi vơi, xuân ơi xuân nếu chẳng vui gì
    Hãy đừng đừng tìm đến chi.
    Nhìn mai nở vàng, lòng tôi sao nghe chơi vơi, xuân ơi xuân nếu chẳng vui gì
    Hãy đừng đừng tìm đến chi."

    Thư Xuân Trên Rừng Cao
  5. Cô hàng xóm lại là một nhạc phẩm buồn ghi dấu ấn của Quang Lê trong lòng người yêu nhạc cả trong nước và hải ngoại. Một anh chàng nhạc sĩ nghèo đem lòng yêu cô gái nhà bên cạnh. Tình cảm nảy sinh, hai người tìm đến được với nhau bằng lời ca, trao gửi tình cảm qua từng nốt nhạc. Khi đã yêu nhau, dù anh có hát không hay thì cô vẫn cứ yêu, cứ mến, cứ quý trọng những lời ca ấy. Tấm lòng người con gái ấy đáng quý biết bao. Nhưng không hiểu được điều đó, chàng nhạc sĩ nghèo đã quyết tâm lên Tỉnh, đến một nơi khác nhằm quên đi mối tình ngỡ là đơn phương của mình. Những cảm xúc chân thật nhất, diễn tả sâu sắc nhất tâm trạng nhân vật sẽ được Quang Lê truyền tải đến khán giả qua nhạc phẩm "Cô hàng xóm".


    Lời bài hát:

    "Vùng ngoại ô, tôi có căn nhà tranh
    Tuy bé nhưng thật xinh
    Tháng ngày sống riêng một mình
    Nhà ở bên, em sống trong giàu sang
    Quen gấm nhung đài trang
    Đi về xe đón đưa

    Đêm đêm dưới ánh trăng vàng
    Tôi với cây đàn âm thầm thở than
    Và cô nàng bên xóm
    Mỗi lúc lên đèn, sang nhà làm quen

    Tôi ca không hay tôi đàn nghe cũng dở
    Nhưng nàng khen nhiều và thật nhiều
    Làm tôi thấy trong tâm tư xôn sao
    Như lời âu yếm mặn nồng
    Của đôi lứa yêu nhau

    Hai năm trôi qua, nhưng tình không dám ngỏ
    Tôi sợ thân mình là bọt bèo
    Làm sao ước mơ duyên tơ mai sau
    Tôi sợ ngang trái là mộng đời
    Chua xót thương đau

    Rồi một hôm tôi quyết đi thật xa
    Tôi cố quên người ta
    Những hình bóng trong xa mờ
    Nhờ thời gian, phương thuốc hay thần tiên
    Chia cách đôi tình duyên
    Nên người xưa đã quên

    Hôm nay đón cánh thiệp hồng
    Em báo tin mừng lấy chồng giàu sang
    Đời em nhiều may mắn
    Có nhớ anh nhạc sĩ nghèo này không?"

    Cô hàng xóm
  6. Ca khúc này là một ấn phẩm của cố nhạc sĩ Hoài Linh. Đây là ca khúc được ông viết vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp khi ông chuyển sang viết nhạc Vàng. Sau bài hát này, ông đã cho ra đời hàng loạt những tác phẩm nổi tiếng khác như Căn nhà màu tím, Hai đứa giận nhau, Nhịp cầu tri âm...


    Đây cũng là ca khúc đã làm nên tên tuổi của hàng loạt những ca sĩ, những cặp song ca từng vang danh trong làng nhạc Việt những năm trước đây như Chế Linh - Thanh Tuyền, Tuấn Vũ - Giao Linh hay mới đây là Quốc Đại - Cẩm Ly. Gần đây nhất, màn biểu diễn song ca của Quang Lê - Lệ Quyên đã một lần nữa làm sống dậy ca khúc này, thổi một làn gió mới cho nó khi làm mới bản phối và thay đổi cách trình diễn. Sự thay đổi hợp lý này đã nhận được sự đón nhận nhiệt tình từ phía khán giả.


    Lời bài hát:


    "Từ lúc quen nhau chưa nói một lời gì, tỏ tình ta mến nhau
    Nhiều đêm ngắm sao, mơ ước duyên tình mình,suốt đời tình thắm sâu
    Nhớ thương đầy vơi, mộng thấy ai tìm về,
    Làn môi xinh tuyệt vời
    Để rồi buồn ơi, ánh trăng soi còn đó,
    và nghe hơi gió biết rằng mình vừa mơ.
    Khi yêu hồn như nở hoa xây mộng tuyệt vời,
    Nắm tương lai trong bàn tay một câu nói thôi
    Đôi khi gặp nhau, muốn khơi nhưng rồi lại thôi,
    Nói ra e ngại, hoặc theo gió trôi
    Hôm nay nhìn xe kết hoa xuôi ngược nẻo đường,
    Gửi thư trao cho người yêu, vài câu luyến thương
    Hân hoan hồn như nở hoa, trông chờ hồi âm,
    Tắt ngay trong lòng chỉ thấy thiệp hồng
    Chiều tím không mây, đường cũ bước lần về, buồn nghe day dứt tim
    Nhìn xe kết hoa màu trắng ngỡ rằng mình mơ,
    Pháo hồng nhuộm tím đường
    Lá thu chậm rơi từng lá nghe buồn buồn tưởng bước ai tìm về.
    Mở rộng vòng tay đón em nhưng nào thấy,
    Sầu dâng lên tím biết bao giờ cho khuây"

    Phần song ca Sầu tím thiệp hồng của Quang Lê
  7. Lại một ca khúc khác của cố nhạc sĩ Hoài Linh được Quang Lê thể hiện thành công. Vẫn là những đặc trưng trong sáng tác của ông với lời ca văn hoa, có vần điệu, mang tính chất gợi hình cao cùng giai điệu dễ nghe, mượt mà, êm dịu.


    Trước khi cho ra đời MV ca nhạc này, bài hát chỉ được Quang Lê thể hiện dưới bản Audio. Tuy nhiên, nhận được sự quan tâm và yêu thích lớn từ phía khán giả, anh đã quyết định tự xây dựng kịch bản và sản xuất một câu chuyện dựa trên nội dung bài hát. Đây chắc chắn sẽ là một tác phẩm rất đáng để nghe thử một lần.


    Lời bài hát:

    "Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
    Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm
    Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
    Khép tâm tư lại thôi
    Đường hoa vẫn chưa mở lối

    Đời lắm phong trần tay trắng tay
    Trời đông ngại gió lùa vai gầy
    Lầu kín trăng về không lối chiếu
    Gác cao ngăn niềm yêu, thì thôi mơ ước chi nhiều

    Bên nhau sao tình xa vạn lý,
    Cách biệt mấy sơn khê
    Ngày đi mắt em xanh biển sâu, mắt tôi rưng rưng sầu
    Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu

    Đường phố muôn màu sao thiếu em
    Về đâu làn tóc xõa bên thềm
    Lầu vắng không người song khép kín
    Nhớ em tôi gọi tên, chỉ nghe tiếng lá rơi thềm."

    MV ca nhạc Về đâu mái tóc người thương của Quang Lê
  8. Bài hát là một sáng tác của cố nhạc sĩ Ngân Giang - một nhạc sĩ chuyên sáng tác thể loại nhạc Vàng của âm nhạc Việt Nam. Với giai điệu da diết, ngọt ngào, lời ca văn hoa, bay bổng cùng chất giọng Huế rất mượt, Quang Lê đã mang từng lời ca chạm đến trái tim người nghe. Có thể nói rằng, đây chính là ca khúc được yêu thích nhất trong những sáng tác của cố nhạc sĩ bên cạnh hàng loạt những bài ca nổi tiếng được khán giả đón nhận khác như Em về kẻo mưa, Nối lại tình xưa hay Tôi vẫn nhớ....


    Lời bài hát:

    "Chuyện tình của tôi, tan vỡ từ lâu rồi tưởng không bao giờ còn nhớ
    Nhưng bỗng một hôm trên đường ra phố thị, tôi gặp người yêu ngày nào.
    Đôi mắt ưu tư, thật buồn nàng nhìn tôi
    Rồi quay mặt bước đi, như không hề quen biết
    Cũng đôi mắt này, năm xưa lạc vào hồn tôi
    Trong những đêm không ngủ, chong đèn nhìn khói thuốc bay
    Em ơi! dĩ vãng đôi mình được dệt thành bao kỷ niệm từ khi mới quen nhau
    Ôi, đôi mắt người xưa, bao lần khóc ướt vai tôi, trong những đêm giận hờn.
    Rồi ngày tháng êm trôi, cuộc đời chia hai lối
    Bỗng một hôm có thiệp hồng báo tin vui
    Tin em lấy chồng, khi về bên ấy, em có nhớ người xưa không?
    Người tình của tôi, xa cách từ bao ngày tưởng không bao giờ gặp nữa.
    Cơn gió chiều nay, vô tình mang nỗi buồn cho kỷ niệm thêm nghẹn ngào.
    Thôi trách nhau chi, chuyện tình dù dở dang,
    Đã tan thành khói sương, xin quên vào dĩ vãng.
    Đôi mắt người xưa, xin đừng buồn vì tôi,
    Cho trái tim tôi ngủ quên chuyện tình xưa lỡ làng ...
    Em ! dĩ vãng đôi mình được dệt thành bao kỷ niệm từ khi mới quen nhau
    Ôi, đôi mắt người xưa, bao lần khóc ướt vai tôi, trong những đêm giận hờn.
    Rồi ngày tháng êm trôi, cuộc đời chia hai lối
    Bỗng một hôm có thiệp hồng báo tin vui
    Tin em lấy chồng, khi về bên ấy, em có nhớ người xưa không?
    Người tình của tôi, xa cách từ bao ngày tưởng không bao giờ gặp nữa.
    Cơn gió chiều nay, vô tình mang nỗi buồn cho kỷ niệm thêm nghẹn ngào.
    Thôi trách nhau chi, chuyện tình dù dở dang,
    Đã tan thành khói sương, xin quên vào dĩ vãng.
    Đôi mắt người xưa, xin đừng buồn vì tôi,
    Cho trái tim tôi ngủ quên chuyện tình xưa lỡ làng ..."

    Ca khúc "Đôi mắt người xưa" rất được khán giả đón nhận.
  9. Xứ Huế mộng mơ luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho những sáng tác văn thơ, nhạc họa. Lấy nguồn cảm hứng từ đây, nhạc sĩ Minh Kỳ đã viết ra ca khúc Mưa trên phố Huế để hoài niệm lại nguồn gốc của mình.


    Ca khúc đã được rất nhiều ca sĩ đi trước thể hiện thành công, tuy nhiên, với Quang Lê có một chút gì đó rất đặc biệt. Anh là người con xứ Huế, mang trong mình tình cảm với miền đất này, sở hữu chất giọng Huế ngọt ngào nên cái hồn và chất thơ trong bài hát được diễn tả một cách chân thực và đậm nét nhất.


    Lời bài hát:

    "Chiều nay mưa trên phố Huế
    Kiếp giang hồ không bến đợi,
    Mà mưa sao vẫn rơi rơi hoài
    Cho lòng nhớ ai.
    Ngày chia tay hôm nao còn đây,
    Nước trên sông Hương còn đầy
    Tình đã xa gió mưa u hoài,
    Mắt lệ ngắn dài.

    Chiều mưa trên Kinh đô Huế,
    Tiếng mưa còn vương kỷ niệm
    Ngày quen nhau dưới chân Thiên Mụ,
    Anh còn nhớ không.
    Chợ Đông Ba khi mình qua
    Lá me bay bay là đà,
    Chiều thiết tha có anh bên mình,
    Mà ngỡ hôm qua.

    Hò ơi. Ơi hò.
    Chiều mưa, phố buồn.
    Chiều mưa phố xưa u buồn
    Có ai mong đợi,
    Một người biền biệt nơi mô
    Để nhớ với thương một người.

    Chiều nay, mưa trên phố Huế
    Biết ai đã quên ai rồi,
    Hạt mưa rơi vẫn rơi rơi đều
    Cho lòng u hoài.
    Ngày xưa mưa rơi thì sao,
    Bây chừ, nghe mưa lại buồn
    Vì tiếng mưa, tiếng mưa trong lòng
    Làm mình cô đơn."

    Phần thể hiện ca khúc "Mưa trên phố Huế"
  10. Cố nhạc sĩ Nhật Ngân là người đã sáng tác nên ca khúc Xuân này con về mẹ ở đâu. Bài hát ra đời vào trước năm 75, thời kỳ đất nước đang còn bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, chìm trong đau thương và khói lửa.


    Nói về cơ duyên sáng tác bài hát này, ông có chia sẻ rằng đây là bài hát ông viết để tưởng nhớ đến người mẹ của mình. Cuộc đời ông vốn không được may mắn và suôn sẻ, người cha qua đời sớm, ông nhập ngũ tham gia vào chiến tranh giải phóng miền Nam. Quãng thời gian đó ông chưa từng được gặp lại mẹ. Sau này, khi đất nước đã lập lại hoà bình, ông lại sang Thái Lan để tị nạn. Đến khi được trở về thăm lại quê nhà thì mẹ ông đã mất.


    Với sự thể hiện của Quang Lê, bài hát sẽ khơi gợi dậy những tình cảm về mẹ sâu kín nhất trong tâm hồn mỗi chúng ta.



    Lời bài hát:


    'Xuân này con về Mẹ ở đâu?
    Quê nghèo xuân về nhớ hắt hiu
    Vườn xưa xơ xác hoa rơi rụng
    Xuân về nụ hoa kém tươi

    Xuân này con về Mẹ ở đâu?
    Bao nhiêu xuân hẹn con vẫn đi.
    Đời trôi như cánh chim phiêu bạt,
    Bao lần xuân về, để mẹ hoài ngóng trông.

    Mẹ ơi, Trong thời chinh chiến
    Bao mùa Xuân con chẳng về nhà
    Thanh bình vui cùng mẹ
    Lại đành xa cách quê hương

    Mẹ ơi, bao mùa xuân đến
    Bao lần con mong mỏi về nhà
    Xuân này con về quê tìm mẹ
    Thì mẹ giờ đã ra đi

    Xuân này con về Mẹ ở đâu
    Quê nghèo xuân buồn thêm hắt hiu
    Còn đâu năm tháng xưa thơ dại
    Giao thừa bên mẹ
    Ngồi kể chuyện tích xưa."

    "Xuân này con về mẹ ở đâu" qua phần thể hiện của Quang Lê
  11. Một nhạc phẩm đã quá nổi tiếng và đi sâu vào trái tim của những người con đất Việt chính là Xuân này con không về. Bài hát được sáng tác vào năm đầu thập niên 60 của thế kỉ trước bởi bộ ba nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân - tức là nhạc sĩ Trần Trịnh, Lâm ĐệNhật Ngân.


    Ca khúc này đã gắn liền với tên tuổi của ca sĩ Duy Khánh - một tượng đài trong làng nhạc Việt thể loại nhạc Vàng. Thời đó, ca khúc thành công đến mức khán giả còn lầm tưởng rằng Duy Khánh chính là tác giả của bài hát vì cảm xúc và cái hồn của tác phẩm đã được ông tạo dựng quá thành công. Ngoài ra, bài hát cũng được hàng loạt các ca sĩ tên tuổi khác thể hiện lại như Chế Linh, Duy Quang, Trường Vũ hay Đan Nguyên.. Với Quang Lê, bài hát được trình bày lần đầu tiên vào show diễn của Paris By Night 85 và đã được khán giả hết sức yêu thích và ủng hộ. Tâm lý của những người con xa mẹ trong thời kỳ chinh chiến, mong mỏi về quê hương, về sự hoà bình độc lập da diết là thế, tình cảm là thế. Tất cả sẽ được Quang Lê khắc họa một cách rõ nét nhất.


    Lời bài hát:

    "Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
    Khi thấy mai đào nở vàng bên nương.
    Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về,
    Nay én bay đầy trước ngỏ mà tin con vẫn xa ngàn xạ

    Ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vuị
    Nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơị
    Bên mái tranh nghèo, ngồi quanh bếp hồng
    Trông bánh chưng chờ trời sáng
    Ðỏ hây hây những đôi má đàọ

    Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm
    Mái tranh nghèo không người sữa sang.
    Khu vườn thiếu hoa vàng mừng xuân.
    Ðàn trẻ thơ ngây chờ mong anh trai
    Sẻ mang về cho tà áo mới
    Ba ngày xuân đi khoe xóm giềng.

    Con biết không về mẹ chờ, em trông.
    Nhưng nếu con về bạn bè thương mong.
    Bao đứa trai cùng chào xuân chiến trường
    Không lẽ riêng mình êm ấm?
    Mẹ ơi, con xuân này vắng nhà."

    Bài hát được Quang Lê trình bày tại Paris By Night 85
  12. Bài hát này là một sáng tác của cố ca sĩ, nhạc sĩ Mạnh Phát, còn được biết đến với bút hiệu Tiến Đạt hay Thúc Đăng. Ông cũng là người đã tạo nên tên tuổi của ca sĩ Thanh Tuyền - ca sĩ hàng đầu dòng nhạc Vàng thời kỳ những năm 70.


    Ca khúc được viết vào khoảng thời gian năm 1960 và đã được ca sĩ Thanh Tuyền thể hiện rất thành công. Một câu chuyện tình buồn giữa người chiến sĩ và cô gái nơi hậu phương, những tình cảm, những lời hứa hẹn trước khi lên đường nhập ngũ đã được tác giả thổi hồn, mang đến một làn gió mới. Ca từ không quá văn hoa, bay bổng mà ngược lại rất bình dị, gần gũi. Âm điệu nhẹ nhàng mà tình cảm, tất cả những điều ấy đã được thể hiện một cách hoàn thiện nhất qua phần song ca của Quang LêMai Thiên Vân.



    Lời bài hát:


    "Ngày xưa anh nói anh thương có em thôi không ai ngoài em nữa
    Ngày xưa anh nói em như áng mây trôi theo anh về cuối trời
    Muôn kiếp xây đời dựng lều hoa bên suối, sống cho nhau mà thôi
    Những lúc sương chiều rơi và khi gió lơi
    Rồi muà đông băng giá em không ngại sầu côi
    Ngày xưa anh nói không mơ ước cao sang hay cung vàng gác tía
    Ngày xưa anh nói anh mơ có em thôi cho tim hoà tiếng đời
    Ðôi bóng chim trời quyện vào nhau bay mãi tới phương xa nào đâu
    Đón ánh sao tình yêu buồn vui có nhau
    Ðể ngàn câu thương nhớ xanh thắm màu nhớ thương
    Thời gian đi qua bao mùa trăng
    Khoác áo hoa rừng xanh
    Anh theo lớp quân hành
    Đi xây đắp thanh bình.
    Từng đêm trông sao nhắc tên anh
    Sao ơi sáng ngời thêm soi qua lòng đất mẹ lại buồn thủi não nề
    Ngày xưa anh nói tuy xa cách đôi nơi nhưng hai người một lối
    Ngày xưa anh nói em ơi có chia phôi mới biết tình lâu dài
    Chinh chiến tan rồi đẹp mùa vui xác pháo thắm tô trên thềm hoa
    Những gió mưa buồn xưa chìm theo giấc mơ
    Chọn đời cho thương nhớ muôn kiếp trọn nhớ thương."

    Ngày xưa anh nói
  13. Được mệnh danh là "vua nhạc sến", nhạc sỹ Vinh Sử gắn bó với dòng nhạc quê hương mang tính đại chúng. Với hơn 60 năm sáng tác, tác phẩm của ông bây giờ là cả một “kho” đồ sộ với cả trăm bài là những bản bolero thất tình, buồn hiu hắt như: Nhẫn cỏ cho em, Gõ cửa trái tim, Người phu kéo mo cau, Hai bàn tay trắng, Đêm lang thang, Chuyến xe lam chiều, Vòng nhẫn cưới...Ca khúc Gõ cửa trái tim được trình bày thành công bởi ca sỹ Quang Lê.



    Lời bài hát:


    Gõ cửa trái tim van em được vào

    Dù tình xót đau chung thân huyệt đào

    Ngủ vùi với chiêm bao

    Nỗi niềm mắt xanh xao

    Nhưng anh vẫn ngóng tim em mở cửa.


    Gõ cửa trái tim sao em hững hờ

    Ngõ hồn tái tê năm canh thẫn thờ

    Nhện lòng mắc giăng tơ

    Để một mối bơ vơ

    Khi không em nhốt anh trong đợi chờ.


    [ĐK:]

    Ôi cửa tim em bằng vàng

    Nên tiếng yêu nghe bẽ bàng

    Để anh gõ cửa miên man

    Mà em không chút hỏi han

    Anh buồn lang thang.


    Gõ cửa trái tim nghe xa nghìn trùng

    Đèn mờ hắt hiu cô đơn tận cùng

    Đàn lỡ phím sai cung

    Tình này cũng mông lung

    Tim em ai bắn mũi tên lạnh lùng.

    Gõ Cửa Trái Tim
  14. Em về với người là một ca khúc bolero được nhiều người yêu thích. Bài hát mang đậm âm sắc miền Trung, trong khi tác giả ca khúc lại là dân "miền Nam chánh hiệu". Đến nay, nhạc sĩ Mặc Thế Nhân đã có khoảng gần 200 ca khúc. Trong số đó, Em về với người là một trong những sáng tác thành công cùng với những ca khúc khác của ông như: Xin trả tôi về, Ru em tròn giấc ngủ, Tương tư 5… Với ca khúc Em về với người, nhạc sĩ tiết lộ đã sáng tác sau khi nhận được... thiệp hồng của người con gái mình thầm yêu trộm nhớ.


    Lời bài hát:


    Em về với người hết rồi câu chăn gối

    Hẹn ước trọn đôi bây chừ riêng một mình tôi

    Mơ nhiều ước nhiều để rồi như mây khói

    Tình đã vời xa xa vời tiếc thương cũng rồi.


    ĐK:


    Ôi xa cách từ đây đớn đau đau đớn nào ai hay

    Xin miễn sao đời em được vui với duyên tình ai

    Anh không trách gì đâu có chăng anh trách đời riêng anh, không giữ em dài lâu để em lỡ duyên tình đầu.


    Em về với người đã vội quên hay nhớ

    Ngày đó còn nhau ái từng mơ mộng ngàn sâu

    Bây giờ hết rồi em về vui bên nớ

    Người đó và tôi chung trời cách nhau mấy đời..!!!

    Em về với người



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy