Top 10 Bài phân tích "Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng" của Lí Bạch

Bình An 5318 0 Báo lỗi

Lí Bạch (701 - 762) tự là Thái Bạch. Ông là nhà thơ lãng mạn Trung Quốc với trên 1000 bài thơ và được mệnh danh là thi tiên. Phong cách thơ Lí Bạch rất hào ... xem thêm...

  1. Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc ông có rất nhiều những tác phẩm hay và để lại cho người đọc nhiều hình ảnh mang giá trị rất đặc sắc nó cũng thể hiện được tình yêu thơ ca của ông, tiêu biểu đó là bài Hoàng Hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.


    Bài thơ đã thể hiện được một tình bạn sâu sắc qua đó nó thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những người bạn của mình, đứng trên lầu hoàng hạc để tiễn người bạn thân của mình đi, đó là những nỗi buồn day dứt làm cho tâm hồn của tác giả đang phải mang những nỗi buồn đó là nỗi buồn về tình bạn xa cách và không gian địa lý càng xa thì sự nhớ thương tới người bạn của mình càng lớn.


    Tiễn bạn lên đường tác giả đã đang có những cảm giác thật buồn và nó mang một nỗi buồn xa xăm, khi gặp nhau chưa có thời gian nói với nhau nhiều câu chuyện đã phải xa nhau, niềm vui khi đón bạn trở về, và nỗi buồn khi phải tiễn bạn đi, người đi sẽ có những cảm giác tiếc nuối, và người ở lại thì có những nỗi buồn man mác. Nỗi buồn man mác trong tâm hồn của tác giả đã thể hiện được những nỗi niềm sâu kín trong lòng của tác giả, tác giả đang có những cảm xúc rất đặc biệt trong cuộc đưa tiễn này, một hình ảnh về một sự chia ly đã xuất hiện trong tác giả, những nỗi buồn đó đã mang đậm những nét đặc sắc trong tâm hồn của tác giả:


    Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây,

    Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu.

    Bóng chiếc buồm đơn màu xanh mất hút,

    Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy bên trời.


    Bạn cũ là những người bạn đã gắn bó với nhau trong khoảng thời gian khi còn bên nhau, khi đón tiếp trên hoàng hạc và sự tiếp đón đó thật nồng hậu, cuộc vui nào cũng đến hồi kết thúc, không thể nào có thể bền lâu và kéo dài mãi được dù tình cảm đó có gần gũi thì những tình cảm đó chỉ mang trong lòng và mỗi người cần trân trọng những tình cảm và khoảnh khắc ấy. Sự yêu thương và quý mến nhau đã làm cho cuộc chia ly này có những phần rất níu kéo, khi tiễn người bạn của mình lên đường tại lầu hoàng hạc tác giả đang có những cảm giác buồn và nỗi buồn đó đã man mác và cũng làm cho tâm hồn của tác giả có những nỗi nhớ mong về người bạn của mình.


    Mùa tháng ba là mùa hoa khói, mùa của sự chia ly, trong không gian cao của lầu Hoàng Hạc tác giả đã đưa mắt nhìn xa xăm nhìn những cánh thuyền mãi đi vào không gian và xa khỏi tầm mắt của tác giả, tác giả đã thể hiện những điều đó qua những hình ảnh sinh động đó là cánh thuyền trôi lênh đênh trên dòng sông, và mãi mãi xa khỏi tầm mắt của người bạn ở lại, nhìn theo những cánh thuyền đó cũng mãi xa đi. Tạm biệt tại lầu Hoàng Hạc, tác giả đã thể hiện tình cảm của mình đối với người bạn hữu, khi hai người gắn bó đó là tình cảm của sự yêu thương và quý trọng tình cảm của bạn bè đó là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và nó gợi ra cho tác giả những tình cảm và những cảm xúc về người ở lại.


    Tình bạn bè trong tác giả đã thể hiện những nỗi buồn man mác giữa người đi và người ở lại, người ở lại đứng trước lầu Hoàng Hạc tiễn bạn ra đi nhìn sự ra đi của bạn mà tâm hồn có những cảm giác trống rỗng và nó làm cho tâm hồn của tác giả như có điều gì đó mờ nhạt và không còn vui tươi khi đón bạn về nữa, nhìn từ trên cao dõi theo từng hành động của người bạn của mình từ những chi tiết đầu tiên khi bạn ra đi đứng trên chiếc thuyền giữa dòng nước mênh mông, mỗi lúc chiếc thuyền lại trôi đi, tác giả vẫn đưa cặp mắt ngắm nhìn nó nhưng hình ảnh chiếc thuyền ngày càng xa xăm nó đi vào sâu thẳm và khuất bóng điều đó làm cho tác giả tuyệt vọng, nỗi buồn lại được dâng lên giờ đây chỉ còn thiên nhiên và con người thì mãi ra đi, không còn những hình ảnh về sự gắn bó giữa tình bạn nữa tình cảm đó chỉ còn trong lòng.


    Trong không gian rộng lớn đó tác giả chỉ còn thấy hình ảnh dòng nước trên sông Trường Giang vẫn chảy vẫn trôi nhẹ nhẹ nhưng hình ảnh chiếc thuyền đã không còn, tác giả đã sử dụng từ mất hút để thể hiện những hình ảnh về đoàn thuyền đã ra đi và không còn trong không gian và trong tầm ngắm của tác giả nữa, mất hút đã thể hiện nó không còn hiện hữu trong tâm trí hay trong mắt của tác giả nữa, đứng trên một không gian cao như lầu Hoàng Hạc dường như có thể ngắm được tất cả mọi sự vật nhưng nay không còn nhìn thấy chiếc thuyền trở người bạn của mình nữa, tác giả chú ý từng bước di chuyển của nó, nhưng mỗi lúc nó lại ra xa, trôi nhẹ trên một không gian rộng lớn của dòng sông.


    Dòng sông Trường Giang rộng lớn hòa vào tâm trạng của tác giả đang buồn và có cảm giác choáng váng khi đứng trên một không gian rộng lớn đó, tác giả đã thể hiện và để lại cảm xúc của mình qua sự nhớ thương, một tình cảm gắn bó và tình bạn đó sẽ là mãi mãi, tác giả buồn khi người bạn thân của mình đi, dường như mỗi cuộc chia tay nào cũng đều rất buồn và cũng để cho tác giả có những nỗi nhớ và có cảm giác tuyệt vọng và nhớ nhung nhiều điều về hình ảnh người bạn của mình.


    Cảnh chia ly ở đây thật rộng lớn, tác giả đã mượn hình ảnh thiên nhiên rộng lớn để nói về tâm trạng của chính mình, mỗi khi nhìn vào dòng nước mênh mang đó tác giả lại có cảm giác nhớ thương và mong sẽ có ngày sớm gặp lại người bạn thân của mình, tiễn trên lầu Hoàng Hạc một lầu có vị trí cao, với dịp tháng ba của sự chia ly, nỗi buồn của sự chia ly đã tác động rất lớn đến tâm hồn của tác giả, những hình ảnh đó đã mang đậm về sự chia ly và nỗi buồn thầm kín sâu sắc của tác giả. Không sử dụng những chi tiết hoa mĩ những tác giả đã làm cho người đọc hiểu được nỗi buồn của sự chia ly, nỗi buồn đó thật lớn lao và nó mang một âm điệu nhẹ nhàng và cũng thể hiện được sâu sắc tình cảm của tác giả vào nó.


    Bóng thuyền xa xôi kia đã thể hiện niềm tin yêu của tác giả về một tình bạn vĩnh cửu của tác giả có niềm tin lớn về tình bạn này, nó sẽ vĩnh cửu và tác giả sẽ nhớ thương và quý trọng tình bạn này, hình ảnh hoa khói đã thể hiện sự nhớ thương đó, hình ảnh về hoa khói là hình ảnh về khói bếp hình ảnh này cũng gợi nhớ sự nhớ thương, tác giả đã thể hiện được tình yêu thương của mình trong đó, mượn hình ảnh hoa khói để nói về sự nhớ thương của mình, nó là những nỗi niềm của tác giả đã thể hiện trong đó, tác giả sử dụng hình ảnh hoa khói để nói về nỗi nhớ thương của mình, dường như những hình ảnh đó đã mang đậm và thấm nhuần trong thơ ca của người Trung Quốc xưa, hình ảnh tháng ba của hoa khói của đất Dương Châu, những hình ảnh đó vang dội trong tâm hồn của tác giả. Người bạn đã về thăm vùng đất Dương Châu và giờ đang ra đi về vùng đất mới và những người bạn cũ đã ở lại và cũng đang tiễn đưa người bạn đi trên lầu Hoàng Hạc.


    Trong không gian rộng lớn đó làm cho tác giả lại có những cảm xúc buồn thương và nhớ nhung về tình bạn của mình, tình cảm đó là vô cùng thiêng liêng, không gian rộng lớn cũng tác động đến tâm hồn của tác giả qua đó thể hiện nhớ thương và những nỗi buồn man mác ở đây là một người bạn đi và một người ở, dù không muốn xa nhau nhưng do hoàn cảnh họ vẫn phải xa nhau, xa nhau có những nỗi nhớ và những nỗi niềm mong ước sẽ sớm gặp lại nhau, sự đưa tiễn đã thể hiện và là chủ đề chủ đạo trong tác phẩm này, và hình ảnh buồn ảnh buồn và tâm trạng buồn thương.


    Tình bạn của của tác giả đã thể hiện sâu sắc trong tác phẩm này và nó cũng thể hiện không gian rộng lớn đang tác động đến tâm hồn của tác giả, tác giả đang hình dung và những hình ảnh buồn thương về sự tiễn đưa bạn trên lầu Hoàng Hạc, những hình ảnh chiếc thuyền hun hút xa săm và mất hút trong không gian đã tác động lớn đến tâm hồn của tác giả, đây là một cuộc đưa tiễn đầy buồn thương, và những tiếc nuối của tác giả về người bạn của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Sống trong thời đại nhà Đường, Lí Bạch luôn là một trong những nhà thơ có tầm trong nền văn học. Chẳng bởi thế mà người đời tôn ông là bậc “thi tiên” vĩ đại. Là một nhà thơ lãng mạn lớn bậc nhất, những thành quả ông để lại là hơn 1000 bài thơ chủ yếu viết về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu... Con người tài hoa, sống tự do phóng khoáng, mang hình ảnh đâm nét của một người tri thức có hoài bão và ước mơ lớn lao. Trong đó bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu:


    Bài thơ ghi lại một kỉ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Manh Hạo Nhiên đi về Quảng Lăng, qua đó nên tình lưu luyến, thương nhớ bạn, thơ Lý Bạch có phong cách phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, khát vọng tự do và thái độ xem thường công danh, phú quý.


    Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện tình cảm bạn bè, cố nhân xa xưa nay nhớ nhung lại những cảm xúc, hai chữ "cố nhân trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ. Và cả những khoảng không gian khi bạn tới thăm, thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu – một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường:


    "Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu".

    Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu"


    Bạn cũ từ Hoàng Hạc Lâu tới thăm, cố nhân có những cảm giác mến thương và gần gũi bởi những tình cảm đó, tạo nên một tình bạn đẹp và gắn bó hơn. Cả hai đã hẹn ước cả những khoảng thời gian gập nhau và những hẹn ước giữ hai người đó là những khoảnh khắc đẹp. Nhưng câu thơ tiếp theo lại nói về những khoảng thời gian người bạn đi khỏi Hoàng Hạc Lâu, những cảm giác lưu luyến và tiếc thương khi tình bạn mới gặp nhau đã lại xa cách cảm giác buồn cô đơn được thể hiện:


    Bạn từ lầu hạc ra đi

    Dương Châu hoa khói giữa kì tháng ba


    Đón bạn đến tâm trạng của tác giả vui mừng nhưng khi tiễn bạn đi thì tâm trạng lại lưu luyến, và có những cảm giác trống trải trong tâm hồn, người đi, người ở, những tình bạn đẹp sẽ mãi gắn kết nhưng mỗi người lại mỗi phương. Những câu thơ cuối có những hình ảnh buồn gợi những nỗi nhớ thương của tác giả đó là dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lí Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa.. Cánh buồm đơn côi, lẻ loi xa dần, mờ dần rồi mất hút vào trời xanh, vào cuối chân trời. Tâm trạng, lưu luyến, nhớ thương… như những con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền của bạn, mất hút dần, mờ dần trên dòng sông Trường Giang:


    "Cô phàm viễn ảnh bích không tận

    Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu"


    Trong muôn ngàn cánh buồm ở trên sông. Lí Bạch chú ý nhất đến cái thuyền của bạn, nhìn mãi cho đến lúc nó mất hút trong "bầu trời xanh biếc" Tác giả đứng trông cánh thuyền xa dần tầm mắt của mình, tâm hồn buồn cô đơn lạc lõng giữa khoảng trời mênh mông rộng lớn đưa tiễn bạn trong một tâm trang lưu luyến không lỡ rời xa, những hình ảnh trong bài thơ càng làm cho nỗi nhớ nhung đó tăng lên gấp ngàn lần khi cánh thuyền xa dần, những hình ảnh của tác giả lúc này chỉ là cảm giác gần gũi với bạn và những lưu luyến khi bạn ra đi, người ở người đi khiến cho tâm trạng bâng khuâng xao xuyến, bài thơ đã thể hiện tình cảm đẹp của tác giả đối với người bạn của mình đó là Mạnh Hạo Nhiên, người bạn có cũng những chí hướng có những khát vọng giống với mình.


    Lí Bạch tả về cái buồn của sự li biệt, nhưng vẫn giữ được phong cách phóng khoáng khi ông miêu tả cái hùng vĩ của thiên nhiên với những không gian mênh mông rộng lớn, với những khoảng khống gian trên cao bầu trời rồi những làn nước trôi nổi giữa những dòng sông xanh.


    Một tình bạn đẹp của Lý Bạch với Mạnh Hạo Nhiên đã làm cho người đọc có rất nhiều những cảm giác lưu luyến và có nhiều cảm xúc đặc biệt đối với bài thơ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Lý Bạch (701-762) là một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường, được người đời ca ngợi là “Thi tiên” và đã để lại hơn một nghìn bài thơ tuyệt tác. Là một kiếm khách – thi sĩ, ông coi thường danh lợi, thích ngao du sơn thuỷ, cầu tiên phỏng đạo. Trăng, rượu, hoa, cảnh núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương lòng khao khát tự do… chứa chan trong những vần thơ lãng mạn tràn đầy hùng tâm tráng chí.


    Ông có làm quan khoảng 3 năm ở kinh đô Tràng An nhưng đã vứt bỏ áo mũ, với thanh gươm túi thơ lại lên đường… “Vọng Lư Sơn bộc bố”, “Hành lộ nan”, “Tĩnh dạ tư”, "Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng", ”Tảo phát Bạch Đế thành”… là những bài thơ nổi tiếng của “Thi tiên” cho thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.


    Bài thơ Hoàng hạc lâu tống mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng ghi lại một kỷ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi về Quảng Lăng, qua đó nói lên tình lưu luyến, thương nhớ bạn. Nơi Lý Bạch đưa tiễn bạn lên đường đi xa về phía tây là lầu Hoàng Hạc, một thắng cảnh thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Lầu Hoàng Hạc gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên, đã từ đây cưỡi hạc ra đi.


    Bạn là Mạnh Hạo Nhiên (689-740) một nhà thơ nổi tiếng, bạn vong niên của Lý Bạch một kẻ sĩ hào hiệp hào hoa, phóng khoáng, ưa ngao du, rất tâm đầu ý hợp với Lý Bạch Hai chữ “Cố nhân” (bạn cũ, người xưa) trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ. Đó là bạn tao nhân mặc khách:


    “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu”

    (Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường)


    Câu thơ dịch rất hay và thanh thoát, nhưng chữ “tây” chưa dịch được để nói lên hướng đi của bạn. Chữ “bạn” chưa lột tả hết ý và cảm xúc của từ “cố nhân”. Trong thơ cổ, mỗi lần từ “cố nhân” xuất hiện, gợi tả bao tình nghĩa làm rung động hồn người:


    “Dạng chu tầm thuỷ tiện

    Nhân phỏng cố nhân cư”

    Mạnh Hạo Nhiên

    (Thuật dòng đủng đỉnh thuyền bơi

    Cố nhân gần đó, qua chơi thăm nhà)

    “Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân”

    (câu 2330- “Truyện Kiều”)


    Câu hai phát triển và hoàn thiện câu thơ thứ nhất, nói rõ thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu – một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường:

    “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”

    (Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)


    Chữ “há” có bản phiên âm là “hạ”, được Ngô Tất Tố dịch thành “xuôi dòng”, thật là sáng tạo. “Yên hoa” là một thi liệu, một ẩn dụ giàu chất thơ mà ta gặp nhiều trong Đường thi. Câu thơ không chỉ xác định thời gian và không gian đi, đến mà còn diễn tả nỗi niềm của kẻ ở người đi. Lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng nghìn dặm như hiện lên qua vần thơ. Đằng sau hai địa danh mà nhà thơ nói đến là cả một nỗi niềm, một không gian trống vắng vô bờ, một trời thương nhớ biệt ly của đôi bạn tri âm. Có một bản dịch khác đọc lên nghe rất thú vị:

    “Bạn từ lầu Hạc ra đi

    Dương Châu Hoa khói giữa kỳ tháng ba”

    (Nhữ Thành)


    Có thể nói trong hai câu “Khai thừa”, yếu tố tự sự chỉ là bề nổi của câu chữ: nỗi niềm của một tâm sự thầm kín mới là tầng sâu hàm ẩn. Nơi “thi hội tao nhân” cũng là nơi ly biệt, đó là Hoàng Hạc Lâu. Lý Bạch đứng trên lầu cao hay trên một cao điểm nào đó trên bến sông, dõi theo chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đến chân trời xa? Cấu trúc không gian hai điểm mút “cận – viễn” là một thủ pháp trong hội hoạ, ta thường bắt gặp trong Đường thi, trong các bức hoạ cổ Trung Hoa. Lý Bạch đã vận dụng thành công thủ pháp ấy tạo nên điểm nối giữa câu 1, 2 với câu 3, 4 thành một chỉnh thể nghệ thuật hoàn hảo.


    Hai câu cuối là linh hồn của bài thơ, giãi bày những tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, cảm động của Lý Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. ẩn hiện sau ba hình ảnh được miêu tả trực tiếp: dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lý Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa…


    Cánh buồm đơn côi, lẻ loi (cô phàm) xa dần, mờ dần (viễn ảnh) rồi mất hút vào trời xanh, vào cuối chân trời xa (bích không tận). Hay tầm lòng “Thi tiên” với bao ái ngại, lưu luyến, nhớ thương… như những con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền của bạn, mất hút dần, mờ dần trên dòng sông Trường Giang? “Con sông sẽ trở nên rộng bao la khi cái hữu hạn của nó đồng nhất với cái vô hạn của bầu trời. Chiếc thuyền buồm lẻ loi chở Mạnh Hạo Nhiên đã tan biến trong dòng sông bao la đó mang đi tình bạn của Lý Bạch.


    Dòng sông càng rộng, chiếc thuyền buồm càng nhỏ mất hút vào khoảng không gian vô tận. Rõ ràng, sau khi tiễn bạn lên đường, Lí Bạch dừng lại khá lâu dõi mắt nhìn theo chiếc thuyền buồm lẻ loi đến tận chân trời xa tít. Lí Bạch mượn cái khung cảnh thiên nhiên sau buổi tiễn đưa để nói lên tình cảm nhớ bạn da diết… Lí Bạch tả về cái buồn của sự li biệt, nhưng vẫn giữ được phong cách phóng khoáng khi ông miêu tả cái hùng vĩ của thiên nhiên”. (Trần Xuân Đề)

    “Cô phàm viễn ảnh bích không tận

    Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”

    (Bóng buồm đã khuất bầu không

    Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời).


    Cái tiêu điểm đầy ám ảnh của bài thơ là “cô phàm viễn ảnh”. Cái tâm cảnh của Lí Bạch được diễn tả bằng hai chữ “duy kiến” – chỉ nhìn thấy. Ta đã biết Lí Bạch sống trong thời Thịnh Đường. Lúc bấy giờ kinh tế phát triển mạnh, thương nghiệp mở mang, nhiều đô thị sầm uất mọc lên: Tràng An, Dương Châu, Thành Đô v.v… Trên con sông Trường Giang suốt đêm ngày thuyền bè ngược xuôi như mắc cửi.


    Thế mà trong muôn ngàn cánh buồm ở trên sông, Lý Bạch ”duy kiến” chiếc “cô phàm” của bạn, nhìn mãi cho đến lúc nó mất hút trong “bầu trời xanh biết”. Chỉ sống với một tình bạn tri âm, thắm thiết thì mới có cái nhìn “duy kiến” ấy.Mặc dầu chưa dịch được hai chữ “cô” (cô phàm), “bích” (bích không tận) nhưng Ngô Tất Tố đã lột tả được “điệu Đường”, “hồn Đường” của nguyên tác, đọc lên rất thấm thía về nỗi buồn thương, lưu luyến bạn của nhà thơ Lý Bạch


    Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng là một trong những tuyệt tác về thơ thất ngôn tứ tuyệt của Lý Bạch Vừa cụ thể vừa phổ quát cho muôn đời về nỗi buồn tống biệt và ức hữu. Cấu trúc không gian xa – gần (cận – viễn), lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ, trang nhã, gợi cảm, hàm súc… đó là những yếu tố nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp văn chương và cốt cách của bài thơ này. Bài thơ đã phản ánh một tâm hồn đẹp, một tình bạn đẹp của Lý Bạch, cũng là của những tao nhân mặc khách đời Đường.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Mỗi nhà thơ mang trong mình một phong cách riêng,đến với thơ Lý Bạch là đến với phong cách thơ phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, khát vọng tự do và thái độ coi thường công danh,phú quý.Trong rất nhiều những bài thơ của Lý bạch,có lẽ không người yêu thơ nào quên được bài Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.Bài thơ ghi lại một kỉ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, bài thơ được sáng tạo bởi những hình tượng độc đáo, những cảnh sắc huyền ảo, lung linh điều đó tạo ra ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của bạn đọc.

    Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện tình cảm bạn bè, cố nhân xa xưa nay nhớ nhung lại những cảm xúc, hai chữ “cố nhân trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ. Và cả những khoảng không gian khi bạn tới thăm, thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu – một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường:

    “ Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu

    Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”

    Chữ “há” có bản phiên âm là “hạ”, được Ngô Tất Tố dịch thành “xuôi dòng”, thật là sáng tạo. “Yên hoa” là một thi liệu, một ẩn dụ giàu chất thơ mà ta gặp nhiều trong Đường thi. Câu thơ không chỉ xác định thời gian và không gian đi, đến mà còn diễn tà nỗi niềm của kẻ ở người đi. Lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng nghìn dặm như hiện lên qua vần thơ. Đằng sau hai địa danh mà nhà thơ nói đến là cả một nỗi niềm, một không gian trống vắng vô bờ, một trời thương nhớ biệt li của đôi bạn tri âm.


    Hai câu đầu chứa đựng nỗi niềm của một tâm sự thầm kín mới là tầng sâu hàm ẩn.Đứng trên lầu Hoàng Hạc lâu, Lí Bạch từ trên cao nhìn xuống hay từ một điểm cao nào đó trên bến sông, dõi theo chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên xa dần.. Cấu trúc không gian hai điểm mút “cận – viễn” là một thủ pháp trong hội họa, ta thường bắt gặp trong Đường thi, trong các bức họa cổ Trung Hoa. Lí Bạch đã vận dụng công thủ pháp ấy tạo nên điểm nối câu 1,2 với câu 3,4 thành một chỉnh nghệ thuật hoàn hảo.

    Đến với hai câu cuối là chúng ta đến với linh hồn của bài thơ, giãi bày những tình cảm những tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, cảm động của Lí Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. Ẩn hiện sau ba hình ảnh được miêu tả trực tiếp: dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lí Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa:

    “Cô phàm viễn ảnh bích không tận

    Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”

    Cánh buồm đơn côi, lẻ loi (cô phàm) xa dần, mờ dần (viễn ảnh) rồi mất hút vào trời xanh, vào cuối chân trời xa (bích không tận). Hay tấm lòng “thi tiên” với bao ái ngại, lưu luyến, nhớ thương… như những con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền của bạn, mất hút dần, mờ dần trên dòng sông Trường Giang?

    “Con sông sẽ trở nên rộng bao la khi cái hữu hạn của nó đồng nhất với cái vô hạn của bầu trời. Chiếc thuyền buồm lẻ loi chở Mạnh Hạo Nhiên đã tan biến trong dòng sông bao la đó mang đi tình bạn của Lí Bạch. Dòng sông càng rộng, chiếc thuyền buồm càng nhỏ mất hút vào khoảng không gian vô tận. Rõ ràng, sau khi tiễn bạn lên đường, Lí Bạch dừng lại khá lâu dõi mắt nhìn theo chiếc thuyền buồm lẻ loi đến tận chân trời xa tít. Lí Bạch mượn cái khung cảnh thiên nhiên sau buổi tiễn đưa để nói lên tình cảm nhớ bạn da diết.


    Bạch được diễn tả bằng hai chữ “duy kiến” – chỉ nhìn thấy. Ta đã biết Lá Bạch sống trong thời thịnh Đường. Lúc bấy giờ kinh tế phát triển mạnh, thương nghiệp mở mang, nhiều đô thị sầm uất mọc lên: Tràng An, Dương Châu, Thành Đô… Trên con sông Trường Giang suốt đêm ngày thuyền bè ngược xuôi như mắc cửi. Thế mà trong muôn ngàn cánh buồm ở trên sông. Lí Bạch “duy kiến” chiếc “cô phàm” của bạn, nhìn mãi cho đến lúc nó mất hút trong “bầu trời xanh biếc”. Chỉ sống với một tình bạn tri âm, thắm thiết thì mới có cái nhìn “duy kiến” ấy.

    Mặc dầu chưa dịch được hai chữ “cô” (cô phàm), “bích” (bích không tận) nhưng Ngô Tất Tố đã lột tả được “điệu Đường”, “hồn Đường” của nguyên tác, đọc lên rất thấm thía về nỗi buồn thương, lưu luyến bạn của nhà thơ Lí Bạch.

    Qua bài thơ ta không chỉ nhận được tình bạn đẹp,một tâm hồn đẹp của cao nhân mặc khách thời Đường. Mà bài thơ còn là một tuyệt tác điển hình cho thể thơ thất ngôn tứ tuyệt của Lí Bạch. Đồng thời bài thơ còn để lại nỗi buồn khôn nguôi về cuộc tống biệt và ức hữa. Thêm vào đó cấu trúc không gian xa- gần(cận-viễn), lấy ngoại cảnh để biểu thị nội tâm, ngôn ngữ trang nhã, gợi cảm, hàm xúc …tất cả những yếu tố đó đã làm nên một bài thơ khó quên với bạn đọc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Lí Bạch nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc, ông để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ, khoảng 1000 bài thơ. Tác phẩm của ông mang âm hưởng phóng khoáng, tự do, tiêu biểu cho hồn thơ lãng mạn. Tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng thể hiện tâm trạng của kẻ ở người đi. Qua đó bộc lộ tình cảm, tình bạn bè thắm thiết, sâu nặng.


    Đề tài tình bạn và đưa tiễn bạn đi xa là một đề tài tương đối phổ biến trong thơ ca cổ Trung Quốc. Tình bạn là niềm khao khát, là đối tượng tìm kiếm của con người xưa. Mỗi nhà thơ đều mong muốn tìm được người bạn của mình, hiểu mình, tri âm, tri kỉ của mình: Hoàng kim vạn lạng dung dị đắc/ Nhân sinh tri kỉ tối ngang tầm. Và đặc biệt Lí Bạch được coi là nhà thơ của tình bằng hữu, bởi vậy thơ viết về tình bạn trong ông rất nhiều. Chủ đề tống biệt: là đề tài để thể hiện tình bạn sâu sắc nhất trong sáng tác của ông.


    Tác phẩm mở ra không gian đưa tiễn tại lầu Hoàng Hạc: Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu. Hoàng Hạc lâu là điểm xuất phát của Mạnh Hạo Nhiên, cũng là nơi đưa tiễn bạn của Lí Bạch, nó nằm ở phía Tây Trung Quốc. Hoàng Hạc lâu là một thắng cảnh thần tiên với không gian tĩnh lặng, gắn với truyền thuyết Phí Văn Vi cưỡi hạc vàng. Còn Dương Châu: điểm đến của Mạnh Hạo Nhiên, nằm ở phía đông Trung Quốc - là nơi đô hội phồn hoa bậc nhất Trung Quốc đương thời. Đặt trong mối quan hệ tổng thể nối kết với nhau, các địa danh này tạo nên không gian rộng lớn, mênh mông.


    Thời gian đưa tiễn được ông đưa ra tương đối cụ thể: “Tam nguyệt” (tháng ba). Đó là khoảng thời gian tiết trời trong lành, ấm áp, tươi sáng. Và khung đưa tiễn trên sông nước được tác giả tái hiện rất đẹp: “yên hoa” (hoa khói). Hình ảnh này mang đến cho người đọc hai cách hiểu: Hoa khói là sương khói trên sông đang tạo thành tầng tầng lớp lớp những bông hoa khói. Nhưng cũng có thể hiểu những bông hoa của mùa xuân bên bờ sông đã bung nở, lại được đắm chìm trong sương khói tháng ba. Dù hiểu theo cách nào, khung cảnh đang bày ra cũng là khung cảnh diễm lệ, nên thơ.


    Lí Bạch dùng từ “Cố nhân” (bạn cũ) để xác lập mối quan hệ giữa người đi và kẻ ở. Người đi là Mạnh Hạo Nhiên, là bạn, là người Lí Bạch rất ngưỡng mộ cả về tài năng và nhân cách. Chữ “cố” cho thấy sự gắn bó bền chặt, thậm chí tri âm tri kỉ giữa hai người. Đồng thời chữ ấy cũng gợi một cảm giác hụt hẫng, tiếc nuối, nhớ thương trào dâng trong lòng tác giả.


    Đến câu thơ thứ ba, tâm trạng của người đưa tiễn đã thực sự rõ nét: “Cô phàm viễn ảnh bích không tận”. Lí Bạch lặng dõi theo con thuyền chở bạn đến khi nó dần biến mất vào chân trời mênh mông, vô tận. Hình ảnh cánh buồm lẻ loi cô đơn nhìn bên ngoài có vẻ là hình ảnh phi lí. Vì Trường Giang là tuyến giao thông huyết mạch của Trung Quốc, bởi vậy chắc chắn thuyền bè lúc nào cũng đi lại tấp nập.


    Nhưng nếu lí giải theo tâm trạng của kẻ ở lại lặng nhìn người ra đi thì nó lại hoàn toàn hợp lí. Nhà thơ chỉ nhìn thấy một cánh buồm lẻ loi cô đơn trên dòng sông vì tấm lòng đã định hướng cho đôi mắt, chỉ dõi theo con thuyền của bạn nên không nhìn thấy những con thuyền khác. Người ở lại thấy lẻ loi, cô đơn, trống trải, hụt hẫng nên nghĩ rằng người bạn đang đi về nơi mĩ lệ, phồn hoa kia cũng cô đơn, lẻ loi như vậy. Con thuyền chở bạn nhưng chở theo cả nỗi lòng của người ở lại. Câu thơ thứ tư là câu thơ đã nghĩa, tác giả lấy cái có để nói cái không:


    Duy kiến trường giang thiên tế lưu. Cái hiện ra trước mắt ông là dòng sông mênh mông, chảy dài tới tận chân trời. Dòng sông ấy cũng đưa con thuyền, người bạn – tri âm tri kỉ của ông biến mất vào cõi xa xôi. Nhưng cái có ở đây chính là ánh mắt của người ở lại vẫn đau đáu dõi theo bóng bạn, bóng thuyền. Nhìn vào khoảng không chỉ còn thấy dòng sông bên trời, điều đó cho thấy sự trống trải, hẫng hụt, nỗi nhớ thương và tình cảm sâu nặng Lí Bạch dành cho Mạnh Hạo Nhiên.


    Bài thơ sử dụng pháp tả cảnh ngụ tình tài hoa, điêu luyện, đằng sau bức tranh sông nước tháng ba hữu tình, đẹp đẽ là tâm trạng, nỗi luyến tiếc, nhớ thương của Lí Bạch khi tiễn bạn đi xa. Ngôn ngữ thơ vô cùng giản dị, hàm súc, cô đọng, giàu giá trị, ý nghĩa. Hình ảnh thơ tươi sáng, gợi cảm giàu giá trị biểu đạt.


    Với ngôn từ giản dị mà tinh tế, gợi tình gợi cảm, bài thơ đã thể hiện tình bạn chân thành, sâu sắc của Lí Bạch dành cho Mạnh Hạo Nhiên. Qua bài thơ ta cũng có thể thấy được ý nghĩa, vai trò quan trọng của tình bạn: tình bạn trong thời đại nào cũng vô cùng quý giá và đáng trân trọng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Những cuộc tiễn đưa bao giờ cũng để lại trong lòng người đi, kẻ ở những ấn tượng và kỉ niệm khó quên. Trong xã hội xưa, khi điều kiện đi lại và trao đổi thư từ còn rất khó khăn, những cuộc chia tay càng dễ để lại cho đôi bên nhiều nỗi nhớ nhung, lo âu thấp thỏm. Đó là những lí do giải thích vì sao "thơ tống biệt", nói đầy đủ hơn là thơ "tống hành tặng biệt" (thơ tiễn chân và thơ từ biệt), chiếm một tỉ lệ khá cao trong văn học cổ điển.


    Lí Bạch là một người giao thiệp rất rộng, tính tình hồn nhiên cởi mở, suốt đời đi lại xê dịch nên tác phẩm viết về đề tài tiễn biệt chiếm tỉ lệ rất cao trong sự nghiệp thơ văn của ông. Trong đa số trường hợp, Lí Bạch xuất hiện với tư cách người đưa tiễn. Có đến 150 bài thơ mà đề thơ mở đầu bằng chữ "tống" hay "biệt".


    Trong hơn 150 bài văn thơ "tống hành tặng biệt" nói trên, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng được xem là tác phẩm hay nhất. Nêu bức tranh toàn cảnh là điều cần để thấy vị trí của bài thơ sẽ phân tích trong thư tống biệt của Lí Bạch:


    Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,

    Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.

    (Bạn từ lầu Hạc lên đường,

    Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)


    Ở hai câu đầu, nhà thơ thường chỉ tường thuật một cách giản đơn hoàn cảnh hoặc nguyên do sự việc. Ngôn từ không chỉ bình dị tự nhiên mà lại còn sát hợp. Các dòng sông lớn ở Trung Quốc thường chảy theo hướng tây - đông, Hoàng Hạc lâu lại ở phía trên dòng nên đặt trạng ngữ "tây" trước động từ "từ", dùng động từ "há" trước Dương Châu là rất chuẩn xác. Động từ "từ" (từ giã, từ biệt) được sử dụng khá đắt, mang sắc thái biểu cảm và có tác dụng gợi cảm cao. Tác giả nói mình đưa tiễn "cố nhân" song không nói cố nhân từ giã mình mà lại nói "từ biệt lầu Hoàng Hạc".


    Như vậy, vừa kết hợp xác định địa điểm đưa tiễn, vừa đem lại cho bản thân hình ảnh lầu Hoàng Hạc một ý nghĩa hoán dụ, lại vừa gợi cho độc giả liên tưởng tới động tác, tâm tư của cả người đi, kẻ ở: sau khi tiễn bạn ở bến sông, có lẽ Lí Bạch đã vội dời chân lên tít lầu cao để tiếp tục ngóng theo và Mạnh Hạo Nhiên, sau khi lên thuyền, có lẽ cũng đang ngước trông lên lầu cao tiếp tục vẫy tay từ biệt.


    Hai câu đầu đã được người xưa gọi là "lệ cú" (câu đẹp), danh cú, song ai cũng thừa nhận hai câu sau mới là linh hồn của bài thơ. Hầu hết hai câu kết ở những bài thơ thuộc đề tài tống biệt của Lí Bạch đều dùng cảnh để biểu hiện tình (dụng cảnh kết tình) song thủ pháp rất đa dạng. So sánh, nhân cách hóa, đồng nhất tình và cảnh là những thủ pháp hay được sử dụng.

    Lần tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, lòng nhà thơ cũng nao nức xao động, song rung động theo một kiểu khác và được biểu hiện hoàn toàn khác.


    Hai câu thơ mở đầu nói tới người ra đi (Mạnh Hạo Nhiên) và tường thuật sự việc (nêu lên đầy đủ các yếu tố của một cuộc đưa tiễn) song trong đó vẫn chứa đựng bao niềm lưu luyến của người đưa tiễn. Không bao lâu sau khi rời khỏi quê hương, Lí Bạch đã kết giao với Mạnh Hạo Nhiên, nhà thơ tiền bối, nhà thơ hơn mình đến hơn chục tuổi và bấy giờ danh tiếng đã lừng lẫy. Lí Bạch luôn nói về người bạn vong niên ấy với tất cả sự tôn kính và ngưỡng mộ:


    Ngô ái Mạnh phu tử

    Phong lưu thiên hạ văn.

    (Ta yêu Mạnh phu tử

    Đã nổi tiếng phong lưu khắp thiên hạ)


    Mối quan hệ đặc biệt thân tình ấy đã thểhiện đầy đủ, sinh động qua chỉ một từ "cố nhân". Lí Bạch là "chủ" tiễn khách song không phải là tiễn khách tại nhà mình, quê mình, thậm chí cũng không phải là nơi nhiệm sở như trường hợp Bạch Cư Dị ở Tì bà hành mà là tiễn khách nơi đất khách, ở một điểm dừng chân trên bước đường ngao du, hơn nữa lại là một thắng tích nổi tiếng gắn với những truyền thuyết từng làm xao động tâm hồn bao thế hệ.


    Cuộc tiễn chân diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, trong không khí cực kì phồn vinh của xã hội Thịnh Đường. Bạn ra đi giữa một ngày xuân đẹp (tam nguyệt, yên hoa), bạn đi về Dương Châu, thành phố phồn hoa nổi tiếng nhất của cả vừng Giang Nam đương thời mà Lí Bạch trước đó đã từng đặt chân tới. Cho nên, qua lời thơ bề ngoài có vẻ như trung tính, đạm bạc, ta không chỉ thấy phút giây bịn rịn của buổi tiễn đưa mà còn thấy sự nao nức của người đưa tiễn.


    Có phàm viễn ảnh bích không tận

    Duy kiến trường giang thiên tế lưu.

    (Bóng buồm đã khuất bầu không,

    Trông theo chỉ thấy bóng sông bên trời.)


    Trong hai câu thơ này tình đã hòa vào cảnh. Vô tình củaLý Bạch ở lầu Hoàng Hạc lúc tiễn MạnhHạo Nhiên không gì có thể đưa raso sánh, nó không thể so sánh với sông Trường Giang, không thể so sánh với bầu trời. Hay nói chuẩn xác hơn, cả sông Trường Giang, cả bầu trời đều không thể sosánh với nó mà nó hòa tan man mác vào cảbầu trời mông mênh, vào cả dòng sông bất tận, vào cả vũ trụ bao la vì cuối cùng cả bầu trời và dòng sông cũng đã hòa nhập làm một!


    Đáng chú ý là hai câu thơ đã vẽ ra một cảnh tượng mênh mông song đồng thời cũng khắc họa được những đường nét tinh tế. Từ bản thân "chiếc buồm cô độc", đến "bóng" của nó, đến bóng "xa" ... xa dần của nó, cho đến lúc nó mất hút vào bầu trời bát ngát là cả một quá trình, quá trình chuyển dịch ngày càng xa của con thuyền và quá trình ngóng trông theo vời vợi của cặp mắt người đưa tiễn.


    Thuyền đã mất hút song người tiễn đưa vẫn còn đứng đó, trơ vơ, đơn côi trên lầu Hoàng Hạc. Chiếc buồm hẳn là màu trắng, vệt trắng rồi điểm trắng ấy, dưới bầu trời biếc, trên dòng nước mùa xuân trong xanh hẳn là "mục tiêu" dễ thấy, dễ tăng cường thị lực Lí Bạch. Song quan trọng hơn là từ phía Lí Bạch, dù ở thời Thịnh Đường thuyền bè đi lại trên sông Trường Giang tấp nập như lá tre, tất cả thị lực của Lí Bạch chỉ đặt vào ở một điểm duy nhất đó mà thôi!


    Hai câu cuối, bên ngoài như vẫn tiếp tục nói về người ra đi song thực chất đã chuyển sang nói tâm tình người ở lại. Bên ngoài như là thơ tả cảnh thuần túy - mà xét về yêu cầu tả cảnh cũng đạt mức xuất sắc - song thực chất là tả tình.


    Hàm súc khêu gợi, ý tại ngôn ngoại, lời cạn ý sâu, lấy cảnh nói tình, từ nhỏ thấy lớn... tất cả những đặc trưng thi pháp ấy của thơ Đường nói chung, của thơ tuyệt cú nói riêng, chúng ta đều có thể tìm thấy sự thể hiện mẫu mực ở Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (...), của Lí Bạch.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Thông thường, trước mỗi cuộc chia li dù là người ra đi hay kẻ ở lại thì đều có chung một tâm trạng lư luyến, không lỡ rời xa. Trong xã hội xưa, khi những phương tiện đi lại cũng như thông tin còn chưa phát triển thì những cuộc chia tay lại càng để lại trong lòng người ta những bất an, thấp thỏm. Trong bài thơ Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đã vẽ ra một khung cảnh đưa tiễn đầy lưu luyến giữa tác giả Lí Bạch và người bạn Mạnh Hạo Nhiên của mình.


    Trong cuộc đời của mình, Lí Bạch giao tiếp rất rộng, ông cũng có rất nhiều lần tiễn đưa những người bạn đi xa, mỗi lần tiến đưa nhà thơ lại viết một bài thơ và lấy nhan đề Tống biệt. Trong tổng số 150 bài thơ tống biệt ấy, bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng được coi là bài thơ hay nhất.


    “ Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu

    Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”

    Dịch:

    Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường

    Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)


    Ở trong hai câu thơ đầu tiên, tác giả Lí Bạch đã khắc họa lại khung cảnh đưa tiễn, và thời điểm diễn ra khung cảnh đưa tiễn ấy. Các dòng sông lớn ở Trung Quốc đều có chung một hướng chảy đó là hướng Tây- đông, ta có thể hiểu ý của câu thơ này là Mạnh Hạo Nhiên đã cùng Lí Bạch chia tay ở Lầu Hoàng Hạc và đi về phía Tây đến Dương Châu. Hai câu thơ đầu được coi là lệ cú của bài thơ, tuy nhiên, hai câu thơ sau đó lại là linh hồn của bài thơ:


    “Cô phàm viễn ảnh bích không tận

    Duy kiến Trường giang thiên tế lưu”

    Dịch:

    Bóng buồm đã khuất bầu không

    Trông theo chỉ thấy bóng sông bên trời”


    Nếu như trong hai câu thơ đầu, tác giả Lí Bạch chỉ đơn thuần mô tả khung cảnh đưa tiễn tại lầu Hoàng Hạc thì đến hai câu thơ sau khung cảnh lại chan chứa tình cảm của người ở lại. Có thể thấy, Lí Bạch đã ở trên lầu Hoàng Hạc trông theo bóng thuyền của Mạnh Hạo NHiên cho đến khi bóng buồm ấy khuất hẳn vào trong không gian mênh mông của đất trời.


    Nhà thơ đã vẽ ra một khung cảnh mênh mông của không gian nhưng đồng thời cũng chấm phá bằng những đường nét đầy tinh tế. Hình ảnh của chiếc thuyền cô đơn cho đến khi hình ảnh ấy chìm khuất vào trong không gian là cả một quá trình dõi theo đầy lưu luyến của người ở lại.


    Thuyền tuy đã khuất nhưng người đưa tiễn vấn đứng đó một mình đầy đơn độc trên lầu Hoàng Hạc. Hai câu thơ cuối tuy nói về người ra đi những thực chất lại biểu lộ được tâm tình của người ở lại. Về hình thức, bài thơ là bức tranh tả cảnh thuần túy nhưng thấm đượm trong những câu thơ ấy lại là tình cảm đầy dạt dào, lưu luyến của nhân vật trữ tình trong bài thơ.


    Mạnh Hạo Nhiên tuy hơn Lí Bạch hơn chục tuổi nhưng hai người đều có chung niềm đam mê với thơ văn nên sớm trở thành những người tri kỉ. Theo dõi những trang thơ của Lí Bạch, ta có thể thấy tình cảm trân trọng, ngưỡng mộ của tác giả đối với Mạnh Hạo Nhiên:


    “Ngô ái Mạnh phu tử

    Phong lưu thiên hạ văn”

    Dịch:

    (Ta yêu Mạnh Phu tử

    Đã nổi tiếng phong lưu khắp thiên hạ)


    Mối quan hệ đầy đặc biệt của Lí Bạch với Mạnh Hạo NHiên dã được thể hiện trực tiếp qua cách sử dụng từ “cố nhân” trong bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Đó là tình tri kỉ, tình bạn thiêng liêng, cao đẹp mà nhà thơ luôn trân trọng.


    Bài thơ Tại Lầu hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng đã thể hiện xúc động khung cảnh chia li giữa người đi và người ở lại,qua đó ta cũng thấy được tình bạn, tình tri kỉ đáng trân trọng giữa nhà thơ Lí Bạch và người bạn Mạnh Hạo Nhiên của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Lí Bạch là nhà thơ trữ tình thời Đường, ông nổi tiếng học rộng biết nhiều Qua thơ ông, chúng ta có thể dựng lại hình ảnh của một trí thức có hoài bão. có tài năng, sống trong chế độ chuyên chế đang bước vào thời kì suy thoái Thơ ông phóng khoáng, tự do, có những hình tượng độc đáo. Ông viết về tình yêu, tình bạn về chiến tranh và đặc biệt là nói về tình yêu thiên nhiên. Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” là một trong những bài thể hiện rõ đặc trưng thơ ông.


    “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu

    Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu

    Cô phàm viễn ảnh bích không tận

    Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu’’.


    Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu cố nhàn là người tri âm tri kỉ. Người bạn ấy từ phía Tây đi đến điểm hẹn chia li là lầu Hoàng Hạc. Như vậy bại. đã từ giã, lí tưởng ẩn cư xuất thế của mình để ra đi. Điểm gặp hẹn ước là một nơi người trần đã thoát lên tiên. Vậy mà, con người tiên cốt của Mạnh Hạo Nhiên lại từ bỏ giấc mơ tiên để về với đời trần. Để rồi sau đó bạn xuôi xuống vùng đô hội của thành Dương Châu vào tiết cuối xuân có những bông hoa khói tụ trên những lớp sóng của Trường Giang. Câu thơ tả cảnh rất đẹp.


    Với một người có cốt cách tiên ông như Mạnh Hạo Nhiên thì con thuyền của Mạnh đi giữa sự êm dịu của sóng nước tràn lan. Đi tới đâu hoa khói cứ nở búp trên đầu ngọn sóng sao mà đẹp thế. Hiểu bạn mình như vậy quả là tri ki bởi Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ có khí vị tiên phong đạo cốt. Tuy nhiên xuống “Dương Châu” là nguyên nhân để cho cuộc đời ý nghĩa nhất của mình di vào những ngày tàn cuộc, đi xuống Dương Châu giấc mộng phồn hoa sẽ như những búp sóng có đấy rồi sẽ tan đấy.


    “Cô phàm viễn ảnh bích không tận”. Đã nói về hình ảnh chiếc thuyền chở bạn mình đi xa dần xa dần chi còn thấy cánh buồm và cánh buồm ấy như một chấm nhỏ cứ nhích dần nhích dần vào khoảng không gian vô tận của màu xanh ngọc bích. Câu thơ đã gợi về thời gian rất dài, từ khi con thuyền xuôi bến, đôi mắt của nhà thơ đã dán vào nó, rồi con thuyền đã xuôi mãi về phía chân trời xanh. Bạn đã ra đi để lại một mình nhà thơ cô đơn nhưng chính Lí Bạch lại thấy điều ngược lại. Thấy bạn mình ra đi trong cô đơn và cuộc phiêu lưu phía trước chưa hứa hẹn điều gì tốt đẹp. “Cô phàm” đâu phải chỉ là cánh buồm cô đơn?


    Như vậy kèm theo đôi mắt đăm dăm, Lí Bạch đã gửi vào cánh buồm lẻ loi cô đơn của bạn một niềm ái ngại không biết chuyến đi này của bạn lành dữ ra sao. Có lẽ chính vì những nỗi lo âu ấy mà họ Lí không tin bạn mình xuống Dương Châu. Kì lạ thay con thuyền xuôi dòng sông nước lại được nhìn như cánh thuyền nâng mình bay vào vũ trụ của màu xanh mênh mông. Vậy là trong ý thức, Lí Bạch biết bạn mình xuống Dương Châu nhưng trong mơ ước, trong mong mỏi, ông muốn bạn mình là con người của cõi tiên tìm ý nghĩa của cuộc sống không phải ờ nơi bụi bậm mà ở nơi của cái cao siêu thanh sạch - nơi “bích không tận”.


    Câu cuối cùng của bài thơ có một cách chiếm lĩnh hiện thực rất riêng biệt của Lí Bạch như cánh buồm đã hòa tan vào không gian xanh. Trước mắt Lí Bạch chỉ còn một dòng sông tràn lan mênh mông chạy mãi phía bên trời. Bạn đi tất cả đều trống vắng. Đây là tâm cảnh chứ không phải là thực cảnh. Bởi không ai có thể tin được dòng Trường Giang phía thành Dương Châu đô hội đầy những thuyền bè tấp nập buôn bán mà chỉ cần thiếu cánh buồm của họ Mạnh thì trở nên trống không.


    Trường Giang này là con sông ờ trong lòng và dòng chảy vẫn cố gắng theo bạn mình đến chốn xa xôi. Cuộc đưa tiễn dường như đã kết thúc nhưng con mắt nhìn của nhà thơ vẫn cứ đăm đăm và nỗi lòng của Lí Bạch vẫn theo dòng nước Trường Giang về phía bạn mình.


    Lí Bạch là một nhà thơ lớn của đời Đường, tâm hồn cũng như thơ của ông thật phóng khoáng. Bài thơ không hề có từ nào là buồn, thương, nhớ, cũng chẳng có giọt lệ nào trong buổi tiễn đưa mà vẫn gợi nên cái buồn mênh mông sâu lắng. Với một nghệ thuật thật độc đáo, Lí Bạch đã thể hiện tình bạn da diết. Đó chính là chủ đề tư tưởng của tác phẩm mà tác giả đã gửi gắm vào nó bằng chính cả tấm lòng của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Lí Bạch (701 - 762), tên chữ là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ, quê ở huyện Lũng Tây, nay thuộc tỉnh Cam Túc, là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Thịnh Đường. Từ thời trai trẻ, ông đã có sở thích là chu du khắp nơi, tìm cơ hội để tạo lập công danh, sự nghiệp. Suốt đời, ông ấp ủ lí tưởng cứu đời, giúp dân nhưng chưa bao giờ toại nguyện. Lí Bạch có tài thơ xuất chúng.


    Thơ ông biểu hiện tâm hồn tự do, phóng khoáng, yêu con người, yêu thiên nhiên của ông. Viết về đề tài tình bạn thì bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là tiêu biểu nhất. Qua bài thơ, người đọc hiểu được tình bạn chân thành, trong sáng của tác giả, đồng thời cũng được thưởng thức tài làm thơ tứ tuyệt đạt tới mức điêu luyện của bậc “Thi tiên”.


    Phiên âm chữ Hán:

    Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,

    Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.

    Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

    Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

    Dịch thơ tiếng Việt:

    Bạn từ lầu Hạc lên đường,

    Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.

    Bóng buồm đã khuất bầu không,

    Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

    (Ngô Tất Tố dịch)


    Lí Bạch sáng tác bài thơ này trong một tiệc rượu nhỏ chia tay người bạn thơ là Mạnh Hạo Nhiên tại lầu Hoàng Hạc (tỉnh Vũ Hán), một trong ba lâu đài nổi tiếng của Trung Hoa. Đây là nơi các tao nhân, mặc khách thường lui tới gặp gỡ và xướng hoạ thơ, hoặc đề thư lưu bút.


    Mạnh Hạo Nhiên (689 - 740) người huyện Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, là nhà thơ có nhiều bài thơ nổi tiếng về đề tài sông núi. Phong cách thơ ông có những nét gần với phong cách thơ Lí Bạch. Lí Bạch hết sức quý mến và ngưỡng mộ Mạnh Hạo Nhiên, coi ông là tri âm, tri kỉ. Nội dung bài thơ kể lại việc tác giả tiễn bạn từ phía Tây (lầu Hoàng Hạc) xuống phía Đông (Dương Châu) theo hành trình đường thuỷ là sông Trường Giang:


    Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu,

    Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.

    (Bạn từ lầu Hạc lên đường,

    Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng)


    Câu thứ nhất chỉ địa điểm xuất phát (lầu Hạc); câu thứ hai chỉ thời gian lên đường (Giữa mùa hoa khói) - tức tháng ba và đích đến là Châu Dương (Dương Châu). Thế nhưng dưới ngòi bút trữ tình dạt dào cảm xúc của Lí Bạch thì những chi tiết hiện thực nêu trên lại nhuốm màu thơ mộng và huyền ảo lạ thường. Tính chất thơ mộng, huyền ảo được gợi lên từ hình ảnh lầu Hạc gắn liền với thi ca cổ điển, từ hình ảnh hoa khói (yên hoa) trên sông.


    Hoa khói ở đây có thể hiểu là khói sương bao phủ lên những khóm hoa nở dọc triền sông, mà cũng có thể là hơi nước gặp lạnh tụ thành từng đám, từng đám trên mặt sông. Dù hiểu cách nào chăng nữa thì đây cũng là một câu thơ hay và đẹp làm xúc động lòng người. Cách miêu tả này thường thấy trong thơ cổ điển, nhất là thơ Đường.


    Từ Tây sang Đông là quãng đường xa thăm thẳm. Địa danh Dương Châu vang lên trong tâm thức của người đưa tiễn là Lí Bạch với nỗi niềm bâng khuâng, lưu luyến khó tả. Âm hưởng dàn trải của câu thơ dịch phần nào thể hiện được ý đó. Tình bạn thân thiết bộc lộ trong từng chữ, từng câu. Lí Bạch gọi Mạnh Hạo Nhiên là Cố nhân với tất cả tình cảm mến yêu, trân trọng. Ông bùi ngùi dõi theo bóng dáng người bạn tri âm đang mỗi lúc một xa. Hai câu thơ tiếp theo:


    Cô phàm viễn cảnh bích không tận,

    Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

    (Bóng buồm đã khuất bầu không,

    Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.)


    Trong nguyên văn chữ Hán, Cô phàm là cánh buồm đơn độc, lẻ loi, có sắc thái tu từ và khả năng gợi tả, gợi cảm sâu sắc hơn nhiều so với Bóng buồm chung chung trong câu thơ dịch. Câu thơ thứ ba tuy không nhắc tới người đưa tiễn nhưng chúng ta vẫn hình dung ra tư thế của Lí Bạch đang đăm đăm dõi mắt trông theo con thuyền chở người bạn đi xa, cho tới lúc bóng dáng cánh buồm mờ dần rồi mất hút vào khoảng không xanh biếc vô tận. Câu thơ chữ Hán: Cô phàm viễn ảnh bích không tận nhấn mạnh tính chất của từng sự vật, trong khi đó, câu thơ dịch: Bóng buồm đã khuất bầu không lại bỏ mất nhiều tính từ nên ý nghĩa giảm đi nhiều.


    Suy ngẫm kĩ, chúng ta sẽ thấy sự tương phản giữa vũ trụ bao la và con người nhỏ bé cũng được Lí Bạch kín đáo nhắc đến trong câu thơ cuối: Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu. Nhà thơ cố ngóng nhìn theo nữa thì chỉ còn thấy sóng nước Trường Giang cuồn cuộn trôi xuôi, xuôi mãi về phương xa: Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.


    Lí Bạch tả dòng sông nhưng cũng là để gửi gắm vào đó nỗi niềm tâm sự của mình: thương bạn phải cô độc dặm trường và cũng là thương thân cô độc giữa những người không phải là tri âm, tri kỉ; một mình ôm mối sầu miên man và một tình bạn thâm giao khó nói nên lời. Dường như cả kẻ ở lẫn người đi đều tan biến vào không gian bất tận của sông nước, của bầu trời. Cũng vì thế mà tình bạn keo sơn giữa hai nhà thơ lớn thời Thịnh Đường lại càng thêm đáng quý, đáng trân trọng.


    Bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng vừa sâu sắc tính hiện thực, vừa đậm đà chất trữ tình. Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh gợi cảm và đặc biệt là tình bạn chân thành, tha thiết của Lí Bạch dành cho Mạnh Hạo Nhiên đã tạo nên sức sống lâu bền của bài thơ trong lòng người hâm mộ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Lí Bạch là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Tuy đã có phần bị thất lạc, nhưng đến nay, sự nghiệp thơ của Lí Bạch vẫn còn truyền lại gần một nghìn bài, trong đó có những thi phẩm được coi là kiệt tác. Thơ Lí Bạch có phong cách phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, khát vọng tự do và thái độ xem thường công danh phú quí. Ông thường sáng tạo được những hình tượng độc đáo, những cảnh sắc huyền ảo, lung linh.


    Do đó, nhiều người tặng ông danh hiệu “thi tiên”.Trong số những sáng tác xuất sắc nhất của Lí Bạch không thể không kể đến bài thơ tứ tuyệt “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (có nghĩa: Tại lầu Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng). Bài thơ này đã được nhà văn Ngô Tất Tố dịch ra tiếng Việt khá thành công theo thể thơ lục bát:


    Bạn từ lầu Hạc lên đường,

    Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.

    Bóng buồm đã khuất bầu không,

    Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

    Như nhiều người đã biết, Lí Bạch có nhiều bạn thuộc những tầng lớp khác nhau. Tình bạn của ông bao giờ cũng nồng hậu, chân thành. Ông mến yêu Uông Luân - một người bạn nông dân chất phác - và đã từng khẳng định tình cảm của bạn đối với mình là “sâu hơn nghìn thước”. Nghe tin bạn thơ Vương Xương Linh gặp chuyện chẳng lành, Lí Bạch muốn theo gió chia sẻ với bạn nỗi buồn (“Ta gởi nỗi sau cho trăng sáng - Theo gió đi về đất Dạ Lang”). Và tuy suốt đời chỉ gặp Đỗ Phủ một lần, nhưng Lí Bạch cũng không nguôi mong nhớ “Nhớ anh như sông Vấn - Về nam chảy dạt dào”).


    Mạnh Hạo Nhiên là bạn chí cốt của Lí Bạch. Hai người vốn có nhiều điểm tương đồng như đều muốn ra làm quan, nhưng đều không toại nguyện và đều tìm vui thú ở chốn non xanh, nước biếc, Đặc biệt, phong cách thơ Mạnh Hạo Nhiên rất gần phong cách thơ Lí Bạch... Bởi vậy, tiễn bạn đi xa (trong điều kiện giao thông còn khó khăn thuở xưa, ai đoán được đến bao giờ mới gặp lại nhau) lẽ nào nhà thơ không lưu luyến? Mới đọc hai câu đầu của bài thơ:


    Cố nhân tây từ Hoang Hạc lâu,

    Yên hoa tam nguyệt hạ Dương Châu.


    (Bạn cũ dời khỏi lầu Hoàng Hạc ở phía Tây, xuôi xuống Dương Châu giữa tháng ba mùa hoa khói).Ta dễ tưởng đây chỉ là những câu thơ trần thuật đơn thuần, nhất là khi thấy phần nhiều đều là những từ ngữ tự sự cụ thể. Nơi đưa tiễn là lầu Hoàng Hạc; thời gian đưa tiễn là một ngày tháng ba mùa yên hoa; nơi Mạch Hạo Nhiên đến là Dương Châu. Nhưng đọc kĩ, ngẫm nghĩ cho thấu thỉ không phải chí có những thông tin lạnh lùng kia mà bao trùm lại là nỗi buồn thầm kín mà thấm thía. Chữ “cố nhân” ở câu thơ đầu được dịch thành chữ “bạn”.


    Tuy không sai, nhưng chưa lột tả được sắc thái , biểu cảm của nguyên tác. “Cố nhân” là bạn cũ, bạn đã lâu và hơn nữa phải là người mình đã từng trân trọng và gắn bó. Xa bạn cũ mấy ai không buồn, hơn nữa xa người bạn thân thiết từ lâu thì ắt nỗi buồn kia phải được nhân lên gấp bội.Cũng như nhiều cuộc tiễn biệt khác được diễn tả trong thơ Đường, cuộc chia tay này cũng diễn ra trên bờ sông.


    Nhưng điểm nhìn của người đưa tiễn lại từ lầu Hoàng Hạc. Dường như nhờ đứng trên lầu cao chót vót này, Lí Bạch có thể nhìn được bạn lâu hơn, xa hơn (đăng cao vọng viễn: lên cao nhìn được xa). Và nỗi buồn xa bạn trước cảnh bao la của đất trời càng thêm thấm thìa hơn.Điều này sẽ được thể hiện rõ nét hơn ở hai câu cuối:


    Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

    Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.


    (Bóng cánh buồm lẻ loi xa lẫn trong khoảng không xanh biếc - Chỉ thấy sông Trường Giang chảy miệt bên trời). Nếu như hai câu đầu chủ yếu tường thuật cuộc tiễn đưa nghĩa là chủ yếu kể việc, tình cảm của tác giả dường như còn phong lại, thì đến hai câu sau nỗi lòng của người đưa tiễn mới mở dần ra, tuy cả bốn câu đều dùng bút pháp lấy cảnh ngụ tình, ở câu thứ ba, bản dịch thiếu mất chữ “cô”, tức là cô đơn lẻ loi. Đây là một từ quan trọng góp phần miêu tả sinh động nội tâm nhà thơ.


    Ngoài ra, câu thơ dịch này còn để mất ba chữ “bích không tận” tức là làm mất đi cái khoảng không xanh biếc, chất chứa tâm trạng của nhân vật trữ tình. Và như vậy, câu thơ dịch đã khiến có người đọc hiểu lầm là câu thơ tả cảnh đơn thuần, nhưng thực ra là một câu thơ chứa nặng tâm tình. Hình ảnh “bóng cánh buồm cô lẻ xa lẫn trong khoảng không xanh biếc” tạo nên ở người đọc những suy tưởng phong phú. Sự cô đơn của cánh buồm chính là sự cô đơn của Lí Bạch và cũng là sự cô đơn của Mạnh Hạo Nhiên.


    Chỉ bằng một hình ảnh, tác giả vừa bộc bạch được lòng mình, vừa miêu tả được nỗi lòng của bạn trong buổi chia phôi.Đến câu thơ thứ tư, bản dịch giữ được hình ảnh “dòng sông bên trời”, nhưng đáng tiếc lại thêm hai chữ “trông theo”. Quả là có “trông theo”, không “trông theo” sao có thể biết được cánh buồm cô lẻ đang trôi và dòng Trường Giang đang chảy ngang trời? Nhưng thêm mấy chữ ấy đã làm lộ ý thơ của Lí Bạch vốn được diễn tả theo kiểu “ý tại ngôn ngoại”, và làm mất tính hàm súc vốn là một trong những đặc điểm tiêu biểu của thơ Đường.


    Trong nguyên tác, nhà thơ không nói đến việc “trông theo”, nhưng người đọc ai cũng có thể hình dung tác giả đang “trông theo”, mà “trông theo” với một sự tập trung cao độ đến nổi có thể quên đi tất cả cảnh vật xung quanh.Thông thường, khi viết về những cuộc biệt li, người ta thường miêu tả cử chỉ và ngôn ngữ của người ra đi cũng như người đưa tiễn. Nhưng ở bài thơ này, Lí Bạch đã không làm như vậy; tiễn đưa mà không có những giọt lệ tiễn biệt, không có những lời tâm lí, lưu luyến.


    Đúng là nhà thơ đã phá vỡ hệ thống ngôn từ, cách kể và cách tả cảnh chia li; quen thuộc. Sự phá vỡ ấy đã tạo nên một bài thơ đặc sắc. Tuy không nói đến người đưa tiễn và cũng chỉ nổi rất ít về người ra đi, thế nhưng, kì diệu thay, tình cảm quyến luyến đối với bạn, nỗi buồn chia li của nhân vật trữ tình- người đưa tiễn, vẫn được biểu hiện sâu sắc đậm đà.


    Bốn câu thơ khiến người đọc có thể hình dung rất rõ hình ảnh tác giả. Từ trên lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đăm đắm nhìn mãi theo con thuyền cô lẻ đưa bạn ra đi, và khi cánh buồm nhỏ dần rồi mất hút vào khoảng không xanh biếc phía xa thẳm, ông vẫn vọng theo dẫu chỉ còn thấy dòng Trường Giang chảy miết ngang qua bầu trời. Nỗi buồn xa bạn của nhà thơ cứ lớn dần theo thời gian, lan toả vào không gian bát ngát

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy