Top 6 Bài soạn Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lí Bạch (Ngữ Văn 10) hay nhất

  1. Top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. Top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. Top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. Top 4 Bài soạn tham khảo số 3
  5. Top 5 Bài soạn tham khảo số 5
  6. Top 6 Bài soạn tham khảo số 6

Top 6 Bài soạn Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lí Bạch (Ngữ Văn 10) hay nhất

Thai Ha 48 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã ... xem thêm...

  1. Bố cục:

    - Hai câu thơ đầu: Cuộc chia li, tiễn bạn tới Quảng Lăng của nhà thơ.

    - Hai câu thơ sau: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng nhìn người bạn thân xa khuất dần.


    Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    - Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người:

    + Không gian: Lầu Hoàng Hạc là một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li. Thành Dương Châu - nơi bạn nhà thơ sắp đến là một thắng cảnh đô hội phồn hoa. Ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Khung cảnh ấy gợi buồn, khoảng cách giữa nhà thơ và bạn mình lại càng buồn hơn.

    + Thời gian: Tháng ba - mùa hoa khói là lúc sông Trường Giang nhộn nhịp màu hoa khói cũng có thể nói Dương Châu – nơi bạn nhà thơ đến là nơi phồn hoa, đô hội. Tất cả những điều ấy cũng không làm cho nỗi buồn của nhà thơ vơi đi mà trái lại nó còn làm cho nhà thơ buồn hơn.

    + Con người: chỉ với hai chữ “cố nhân” thôi cũng đủ để người đọc cảm nhận sự thân thiết, gắn bó của nhà thơ với người bạn này.

    - Tất cả những mối quan hệ trên đã làm cho bài thơ nhuốm màu của nỗi buồn, giúp nhà thơ bộc lộ sâu sắc nỗi niềm thầm kín.


    Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền nam Trung Quốc. Mùa xuân trên song Trường Giang có nhiều thuyền bè xuôi ngược nhưng Lí Bạch chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” của “cố nhân”. Ông nhìn theo chiếc thuyền mang người bạn đi xa cho đến khi nó nhỏ dần rồi biến mất. Có thể thấy người bạn này quan trọng với ông biết bao. Dù người đã đi rồi mà người tiễn ở lại vẫn thấy lưu luyến, bịn rịn.


    Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Người đã đi xa nhưng tác giả vẫn đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn theo, hẳn là ông rất trân trọng tình bạn này. Dù cho bạn đã đi xa, cánh buồm xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc, nhà thơ vẫn không nỡ ra về. Dù cho cả bài không nhắc đến tình bạn nhưng người đọc cũng vẫn hiểu được tình bạn của Lí Bạch đáng trân trọng đến nhường nào.


    Luyện tập

    Bài 1 (Trang 144 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Cái hay của thơ Đường thể hiện “ý tại ngôn ngoại”:

    - Thuyền đưa bạn xuôi về Dương Châu hoa lệ, giữa tháng ba mùa hoa khói

    - Lầu Hoàng Hạc người ta có thể liên tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt

    - Tác giả dõi theo cánh buồm xa lẻ loi, dần biến mất trong không gian xanh biếc, tác giả bịn rịn, quyến luyến trong buổi tiễn biệt

    → Toàn bài thơ ẩn chứa những tín hiệu nghệ thuật, các hình ảnh đều gắn chặt với tình cảm của nhà thơ thương nhớ bạn, buồn khi phải xa “cố nhân”


    Bài 2 (Trang 144 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Vai trò và vị trí của tình bạn trong đời sống:

    - Tình bạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi người

    - Bạn bè giúp ta hoàn thiện nhân cách, trưởng thành hơn, giàu nghị lực sống hơn

    - Bạn bè nâng đỡ, hỗ trợ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn

    - Tình bạn phải được xây dựng dựa trên tình cảm, cảm xúc chân thành, vị tha có như thế mới bền vững

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Bố cục

    - 2 câu thơ đầu: Cảnh tiễn biệt ở Hoàng Hạc lâu

    - 2 câu còn lại: Cảm xúc của tác giả


    Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh:

    - Hình ảnh lầu Hoàng Hạc (thắng cảnh, biểu tượng sự chia li)- thành Châu Dương (nơi bạn nhà thơ sắp tới, phồn hoa)- dòng Trường Giang mênh mông, hun hút

    + Lí Bạch tiễn bạn tới chốn phồn hoa vẫn không giấu nổi nỗi buồn

    + Lầu Hoàng Hạc càng gợi khoảng cách xa cách nghìn trùng giữa bản thân với bạn còn buồn hơn

    - Mối quan hệ thời gian: Tháng ba- mùa hoa khói

    + Lúc đó dòng Trường Giang nhộn nhịp khói mùa xuân

    + Hoa khói tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu- nơi Mạnh Hao Nhiên sắp tới

    + Cảnh vào lúc ấy tuy gợi một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không lấn được nỗi buồn chia ly

    - Mối quan hệ giữa hai con người: cố nhân, sự gắn bó thân thiết, thấu hiểu giữa những người bạn với nhau

    → Khi giải mã được những mối quan hệ này, chúng ta cảm nhận rõ và sâu sắc tình cảm sâu sắc, tế nhị của nhà thơ


    Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Tâm trạng trong phút li biệt chi phối tình cảm, suy nghĩ của tác giả:

    + Trường Giang là huyết mạch giao thông, đông vui tấp nập nhưng tác giả vẫn cảm thấy nỗi cô đơn

    + Người đưa tiễn- tác giả- thấy đơn độc khi hình ảnh cố nhân lùi vào nước xanh mênh mang

    + Cái tình của Lý Bạch cũng được thể hiện sâu sắc qua sự dõi theo của tác giả tới khi bóng bạn khuất hẳn

    → Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn bịn rịn, cô đơn


    Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Người đi đã khuất bóng, nhưng người đưa tiễn vẫn đứng lặng trên lầu Hoàng Hạc

    + Người đưa tiễn nán lại, kéo dài thời gian, điều đó thể hiện sự lưu luyến của tác giả

    + Tác giả cố nán ở lại cô đơn trong buổi biệt ly

    - Lý Bạch không nhắc tới tình bạn nhưng qua thơ ta thấy chan chứa tình cảm bạn bè, tri kỉ.


    Luyện tập

    Bài 1 (Trang 144 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Cái hay của thơ Đường thể hiện “ý tại ngôn ngoại”:

    - Thuyền đưa bạn xuôi về Dương Châu hoa lệ, giữa tháng ba mùa hoa khói

    - Lầu Hoàng Hạc người ta có thể liên tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt

    - Tác giả dõi theo cánh buồm xa lẻ loi, dần biến mất trong không gian xanh biếc, tác giả bịn rịn, quyến luyến trong buổi tiễn biệt

    → Toàn bài thơ ẩn chứa những tín hiệu nghệ thuật, các hình ảnh đều gắn chặt với tình cảm của nhà thơ thương nhớ bạn, buồn khi phải xa “cố nhân”


    Bài 2 (Trang 144 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Vai trò và vị trí của tình bạn trong đời sống:

    - Tình bạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi người

    - Bạn bè giúp ta hoàn thiện nhân cách, trưởng thành hơn, giàu nghị lực sống hơn

    - Bạn bè nâng đỡ, hỗ trợ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn

    - Tình bạn phải được xây dựng dựa trên tình cảm, cảm xúc chân thành, vị tha có như thế mới bền vững

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    - Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc – thành Dương Châu và dòng Trường Giang

    - Mối quan hệ thời gian: Tháng ba – mùa hoa khói.

    - Mối quan hệ con người: Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa bạn với nhà thơ thể hiện qua hai chữ “cố nhân”.

    => Mối quan hệ ấy thể hiện rõ và sâu hơn cái tình sâu nặng và kín đáo của nhà thơ.


    Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Tâm trạng trong phút biệt li chi phối tình cảm, suy nghĩ của tác giả:

    - Đứng trước cảnh sông nước tác giả thấy đơn độc, nhỏ bé trước vũ trụ mênh mông, bao la.

    - Tấm lòng định hướng cho đôi mắt dõi theo cho tới khi bóng bạn khuất dần.

    => Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cô đơn, bịn rịn, lưu luyến thật đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.


    Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Tâm tình của thi nhân:

    - Người đưa tiễn vẫn đứng lặng mãi trên lầu Hoàng Hạc dõi theo bóng bạn.

    - Thời gian tiễn đưa rất lâu, ngậm ngùi.

    => Cả bài thơ là cảnh mà cả bài thơ cũng là tình – tình bằng hữu của Đường thi, tình bạn của con người.


    II. Luyện tập

    Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    - “Ý tại ngôn ngoại” thể hiện trong bài thơ toàn gợi cảnh, không lời nào nói về tình nhưng tình bạn cao quý vẫn đầy ắp trong bài thơ.

    + Đó là nỗi buồn cô đơn, nỗi buồn tống biệt (tiễn biệt) và ức hữu (thương nhớ) trong biệt li =>Tình bạn đẹp và cảm động.

    + Cấu trúc bài thơ là cấu trúc lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ trang nhã, gợi cảm, hàm xúc.


    Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Vai trò và vị trí tình bạn trong đời sống:

    - Tình bạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi người.

    - Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách.

    - Bạn bè sẽ luôn tin tưởng ta, động viên ta tiếp tục theo đuổi ước mơ, đam mê của mình.

    - Tình bạn tạo nên sức mạnh tinh thần để vui sống, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và sát cánh cùng nhau vượt qua nghịch cảnh.

    - Tình bạn cần được xây dựng trên nền tảng chân thành =>bền vững.

    - Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụng lẫn nhau.


    Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Học thuộc bài thơ

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Bố cục

    - Hai câu thơ đầu: Cảnh tiễn biệt ở Hoàng Hạc lâu

    - Hai câu còn lại: Cảm xúc của tác giả

    Nội dung bài học

    - Bài thơ thể hiện tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động, sâu sắc của thơ dành cho bạn của mình.

    - Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    - Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh:

    + Lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li)

    + thành Dương Châu (nơi bạn nhà thơ sắp đến - một thắng cảnh đô hội phồn hoa

    + dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút.

    ⇒ Không gian gợi lên nỗi buồn của sự chia li, xa cách

    - Mối quan hệ thời gian: vào lúc "xuân vừa chín" (tháng ba), sông Trường Giang nhộn nhịp hoa khói mùa xuân

    ⇒ Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không át được nỗi buồn lúc chia li.

    - Mối quan hệ con người: hai chữ cố nhân gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ

    Qua những mối quan hệ này, ta cảm nhận rõ và sâu sắc tình cảm sâu sắc, tế nhị của nhà thơ


    Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    - Vì tâm trạng lúc biệt li đã chi phối suy nghĩ tình cảm của tác giả nên người đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiếc của cố nhân lùi sâu vào nước xanh mênh mang

    - Tấm lòng định hướng cho đôi mắt nên tiễn bạn mà cứ nhìn chăm chăm vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn

    - Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cũng cô đơn, bịn rịn, luyến lưu.


    Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    - Người đi đã khuất bóng, nhưng người đưa tiễn vẫn đứng lặng trên lầu Hoàng Hạc

    + Bạn đã đi xa, cánh buồm chỉ còn là “nền ảnh” thấp thoáng như hư, như thực.

    + Dòng song như chảy vào cõi trời - một khoảng không xanh biếc, rợn ngợp.

    + Tất cả những hình ảnh ấy đều góp phần diễn tả cái nhìn dõi trông, sự dùng dằng, lưu luyến của kẻ ở - người đi.

    - Bài thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ

    - Qua bài thơ người đọc biết trân trọng hơn tình cảm bạn bè


    LUYỆN TẬP

    1. Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện vẻ đẹp “ý tại ngôn ngoại'’ của bài thơ.

    - Thuyền xuôi về Dương Châu, giữa tháng ba mùa hoa khói.

    - Bóng cánh buồm xa lẻ loi mất hút vào khoảng không xanh biếc

    - Dùng từ "cố nhân"

    - Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu (Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời)

    ⇒ Toàn bài thơ ẩn chứa những hình ảnh gắn chặt với tình cảm thương nhớ bạn, buồn bã của nhà thơ

    2. Vị trí, ý nghĩa của tình bạn

    - Trong cuộc sống hôm nay, tình bạn vẫn có ý nghĩa quan trọng,

    + Là nguồn động viên con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách

    + Bạn bè giúp ta hoàn thiện nhân cách, trưởng thành hơn, giàu nghị lực sống hơn

    + Tình bạn phải được xây dựng dựa trên tình cảm, cảm xúc chân thành, vị tha có như thế mới bền vững

    - Ý nghĩa giáo dục của bài thơ mang tầm thời đại

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Câu 1 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn.

    Lời giải chi tiết:

    Bài thơ của Lí Bạch gần như chỉ thuần tả cảnh. Thế nhưng trong cảnh vẫn hiện lên đằm thắm cái tình. Sở dĩ có điều ấy là vì bài thơ có một sợi dây liên tưởng được tạo nên bởi những hình ảnh và những mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

    - Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li) - thành Dương Châu (nơi bạn nhà thơ sắp đến - một thắng cảnh đô hội phồn hoa). Ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Vậy nên dù Lí Bạch có tiễn bạn đến chốn phồn hoa thì buổi chia tay ấy cũng đâu có giấu được nỗi buồn. Lầu Hoàng Hạc đã gợi buồn, khoảng cách giữa mình với nơi bạn đến còn gợi buồn hơn.

    - Mối quan hệ thời gian: Tháng ba - mùa hoa khói. Đó là vào lúc "xuân vừa chín", sông Trường Giang nhộn nhịp hoa khói mùa xuân (hoa khói cũng tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu - nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến). Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không át được nỗi buồn lúc chia li.

    - Mối quan hệ con người: Tác giả chỉ dành giới thiệu qua hai chữ "cố nhân". Thế nhưng chỉ với hai chữ đó, tự nó đã gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ.

    Hai câu thơ đầu đã gợi nên bao nỗi bâng khuâng, xao xuyến, nỗi buồn thầm kín của đôi bạn phải xa nhau. Bạn xuôi dòng Trường Giang về Dương Châu là nơi phồn hoa đô hội, người ở lại cảm thấy lẻ loi, cô đơn. Cuộc chia tay diễn ra bên bờ sông, nhưng nhà thơ lại chọn nơi điểm cao để vọng theo bạn. Lên cao để nhìn xa, để nhìn theo bạn. Nỗi lưu luyến, nỗi buồn biệt li như cùng mở ra trong không gian mênh mông. Đó chính là điểm hai câu trên với hai câu dưới để thành một chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh.


    Câu 2 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên dòng sông chắc chắn phải tấp nập, nhiều thuyền bè xuôi ngược, vì sao Lý Bạch chỉ thấy “cánh buồn lẻ loi” của “cố nhân”?

    Lời giải chi tiết:

    - Sông Trường Giang là một huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Vào mùa xuân hẳn phải có rất nhiều thuyền bè xuôi ngược. Vậy mà người đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiếc (cô Phàm) của cố nhân cứ dần dần lùi sâu vào nước xanh mênh mang thăm thẳm. Cái tình của Lí Bạch sâu sắc cũng là ở chỗ ấy. Tiễn bạn mà cứ nhìn chăm chăm vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn ấy là tấm lòng đã định hướng cho đôi mắt. Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cũng cô đơn, bịn rịn, luyến lưu.


    Câu 3 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Cảm nhận tâm tình của thi nhân?

    Lời giải chi tiết:

    - Tâm tình của thi nhân đặc biệt thể hiện rõ trong câu thơ cuối:

    Trông xa chỉ thấy dòng sông bên trời

    Câu thơ chỉ gợi mà không tả: Trước mặt nhà thơ, trong ánh mắt nhà thơ con sông như cao dần lên hoà nhập vào với trời xanh, cảnh vật hiện ra trước mắt nhà thơ theo dòng tâm trạng.

    Bạn đã đi xa, cánh buồm chỉ còn là “nền ảnh” thấp thoáng như hư, như thực. Tiếp theo đó là một dòng sông chảy vào cõi trời - một khoảng không xanh biếc, rợn ngợp. Tất cả những hình ảnh ấy đều góp phần diễn tả cái nhìn dõi trông, sự dùng dằng, lưu luyến của kẻ ở - người đi. Tâm trạng của tác giả - người ở lại trở nên bàng hoàng, hẫng hụt.

    - Bài thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ thòi thịnh Đường. Qua bài thơ người đọc biết quý hơn tình cảm bạn bè - một tình cảm luôn tồn tại trong mọi thời đại.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện vẻ đẹp “ý tại ngôn ngoại'’ của bài thơ.

    Gợi ý:

    - Thuyền [đưa bạn] xuôi về Dương Châu, giữa tháng ba mùa hoa khói.

    - Bóng cánh buồm xa lẻ loi mất hút vào khoảng không xanh biếc. Các hình ảnh trên đều hết sức có hồn, như hình ảnh trong câu thơ cuối mới thật sự là “có thần'.

    - Dùng từ "cố nhân"

    - “Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu' (Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời)


    Câu 2 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Vẻ đẹp của tình bạn

    Gợi ý:

    - Luôn được thể hiện thành công trong thơ Đường mà bài thơ này có tính chất tiêu biểu. Trong cuộc sống hôm nay, tình bạn vẫn có ý nghĩa quan trọng, động viên con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Bài thơ có ý nghĩa giáo dục trong mọi thời đại.

    - Bạn bè là nơi dựa, là nơi ta có thể chia sẻ những khó khăn, vui buồn trong cuộc sống.

    - Tình bạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi người

    - Bạn bè giúp ta hoàn thiện nhân cách, trưởng thành hơn, giàu nghị lực sống hơn

    - Bạn bè nâng đỡ, hỗ trợ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn

    - Tình bạn phải được xây dựng dựa trên tình cảm, cảm xúc chân thành, vị tha có như thế mới bền vững

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. Trả lời câu 1 trang 144 SGK Ngữ văn 10, tập 1

    Mối quan hệ giữa không gian – thời gian – con người:

    - Không gian kì vĩ, rộng lớn: lầu Hoàng Hạc là thắng cảnh thần tiên, Dương Châu là thắng cảnh phồn hoa, hai thắng cảnh này được nối bởi dòng Trường Giang diễm lệ mà dòng sông như tiếp với trời nên cố nhân như đi vào cảnh tiên, như cánh hạc vàng bay đi mất.

    - Thời gian vào tháng ba mùa hoa khói, đây là khoảng thời gian tuyệt đẹp.

    - Con người có cố nhân (bạn cũ đã gắn bó lâu dài) biết bao thân thiết, quyến luyến.

    => Cảnh đẹp, thời gian đẹp, tình bạn đẹp nhưng lại gắn với hoàn cảnh li biệt. Không gian, thời gian, con người hài hòa nhưng càng làm nổi bật sự tiếc nuối, bịn rịn, lưu luyến của nhà thơ khi phải xa bạn hiền.


    Trả lời câu 2 trang 144 SGK Ngữ văn 10, tập 1

    - Nhà thơ chỉ thấy cánh buồm lẻ loi của cố nhân vì đối với Lí Bạch, chỉ có chiếc thuyền chở Mạnh Hạo Nhiên là quan trọng và có ý nghĩa trên dòng Trường Giang.

    => Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cũng cô đơn nhìn theo chiếc thuyền đơn độc. Lí Bạch thấy rõ sự trống vắng trong lòng mình và dường như cảm nhận được cả nỗi cô đơn của Mạnh Hạo Nhiên khi phải xa người bạn tri kỉ.


    Trả lời câu 3 trang 144 SGK Ngữ văn 10, tập 1

    - Có thể hình dung người đưa tiễn còn đứng lặng mãi bên dòng sông để nhìn theo chiếc thuyền chở cố nhân, đôi mắt chăm chú dõi theo cánh buồm dần xa cho đến khi mất hẳn vào không gian trời nước bao la, cánh buồm như đã cùng dòng sông chảy vào cõi trời xa lắm.

    - Tứ thơ tuyệt đẹp diễn tả tâm tình bịn rịn, lưu luyến, trống trải của nhà thơ khi phải chia xa người bạn thân thiết.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    - “Ý tại ngôn ngoại” thể hiện trong bài thơ toàn gợi cảnh, không lời nào nói về tình nhưng tình bạn cao quý vẫn đầy ắp trong bài thơ.

    + Đó là nỗi buồn cô đơn, nỗi buồn tống biệt (tiễn biệt) và ức hữu (thương nhớ) trong biệt li =>Tình bạn đẹp và cảm động.

    + Cấu trúc bài thơ là cấu trúc lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ trang nhã, gợi cảm, hàm xúc.


    Câu 2 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Vai trò và vị trí tình bạn trong đời sống: Tình bạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi người.

    - Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách, giúp ta trưởng thành

    - Bạn bè sẽ luôn tin tưởng ta, động viên ta tiếp tục theo đuổi ước mơ, đam mê của mình.

    - Tình bạn tạo nên sức mạnh tinh thần để vui sống, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và sát cánh cùng nhau vượt qua nghịch cảnh.

    - Tình bạn cần được xây dựng trên nền tảng chân thành => Tạo nên tình bạn bền vững.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy