Top 5 Bài soạn Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) (Ngữ Văn 10) hay nhất

Thai Ha 124 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu), học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những ... xem thêm...

  1. Bố cục

    - Sáu câu thơ đầu: khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.

    - Hai câu thơ cuối: tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh xung quanh.


    Câu 1 (Trang 160 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Nhan đề bài thơ Lầu Hoàng Hạc ngoài sự xác định vị trí của lâu Hoàng Hạc ở “nơi đây”, bài không hoàn toàn không nói gì về “lầu”.

    - Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa người xưa và người nay, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa cảnh với tình, giữa hư với thực


    Câu 2 (Trang 160 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Cảnh- cảnh xưa và nay, xa và gần, thực và hư cảnh nào cũng đẹp.

    Thế nhưng tất cả cảnh lại đến khiến người buồn:

    + Đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, tình người…

    + Tác giả bâng khuâng nhận ra hình như mình chưa thật toàn vẹn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì giúp ta được trọn vẹn

    + Nỗi buồn còn xuất phát từ việc “hạc vàng đã đi, đi biệt”, nuối tiếc những vàng son đã qua


    Câu 3 (trang 160 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Bài thơ có 56 thì có 55 chữ đều chuẩn bị cho chữ “sầu” kết đọng trong tâm:

    + Chữ “sầu” là tất yếu nhưng không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên

    + Nó là kết quả diễn của quá trình quan sát, liên tưởng, tái tê trong lòng của con người

    + Lầu Hoàng Hạc là nơi gắn với những lần li biệt nổi tiếng, nên tâm trạng của tác giả nhuốm buồn

    + Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian… cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ xuất hiện chữ sầu

    + Chữ sầu trong câu thơ cuối không quá bất ngờ, điều đó là sự lắng đọng lại cảm xúc


    Câu 4 (trang 160 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

    Học thuộc bài thơ.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Dụng ý của nhà thơ: là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình.


    Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Cảnh đẹp nhưng “khiến người buồn” vì tác giả cảm nhận thấy:

    - Bâng khuâng, buồn với triết lý nhân sinh: mất – còn, hiện tại – quá khứ, thực – mộng, vô hạn – hữu hạn, con người – cuộc đời…

    - Trăn trở cuộc đời, nỗi lòng tha thiết với quê hương

    - Tâm hồn không tìm được sự bình an.

    - Mình đang khuyết thiếu một điều gì đó chưa được trọn vẹn.

    - Cô đơn, lạc lõng, vô định trước thiên nhiên, cuộc đời rộng lớn, vạn biến.

    - Hụt hẫng, nuối tiếc một vẻ đẹp quý giá đã qua đi và không bao giờ trở lại.


    Câu 3 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Gợi ý: Đồng ý ý kiến 2:

    Bài thơ có 56 chữ thì có 55 chữ đều chuẩn bị cho chữ “sầu” kết đọng trong tâm.

    - Chữ “sầu” là tất yếu nhưng không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên

    - Nó là kết quả của quá trình suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người

    - Cảnh vật, không gian, thời gian đều nhuốm chữ “sầu”.

    - Chữ “sầu” làm tràn ra tất cả và vương vấn muôn nơi.


    Câu 4 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Học thuộc bài thơ

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Hướng dẫn soạn bài

    Bố cục:

    + Sáu câu thơ đầu: Khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.

    + Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh xung quanh.


    Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở “nơi đây”, toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Tác giả đặt nhan đề như vậy nhằm nói đến mối quan hệ giữa người với người, giữa không gian, thời gian, giữa cảnh và tình,…


    Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Tất cả cảnh đều đẹp nhưng người lại buồn bởi lẽ: trước cảnh sắc hoàn mĩ ấy, nhà thơ nhận ra bản thân mình còn nhiều thiếu sót, nhiều khiếm khuyết. Bởi vậy nên ông thấy buồn, cảm thấy mình không xứng với cảnh đẹp tuyệt sắc trước mắt này, không xứng với những điều tuyệt mĩ ở thế giới ngoài kia.


    Câu 3 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Quả đúng thực bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ đều là bước "chuẩn bị" cho một chữ sầu. Chữ sầu đến như là một sự tất yếu, là kết quả của một quá trình soi ngắm, suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người. Bởi vậy con người cô đơn đứng tại nơi đây cũng khó có thể vui nổi. Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian,… và cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ (khách li hương) càng làm cho nỗi sầu thấm đẫm vào lòng người. Chữ sầu trong câu thơ cuối không phải là một sự xuất hiện bất ngờ nhưng nó chính là giọt sầu làm cho cả bát sầu kia tràn ra tất cả và vương vấn muôn nơi.


    Câu 4 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Học thuộc lòng bài thơ

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Bố cục

    - Sáu câu thơ đầu: khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.

    - Hai câu thơ cuối: tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh xung quanh.

    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    - Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình,…


    Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    - Cảnh khiến người buồn bởi

    + đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, của tình người… ta bỗng nhận ra hình như mình chưa thật vẹn toàn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì đó

    + ta buồn vì chưa xứng đáng với những điều tốt đẹp hoàn mỹ ngoài kia

    + nỗi buồn còn xuất phát từ việc “hạc vàng đã đi, đi biệt”, nuối tiếc những vàng son đã qua


    Câu 3 (trang 160 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    - Đồng ý với ý kiến bài thơ có 56 thì có 55 chữ đều chuẩn bị cho chữ “sầu” kết đọng trong tâm:

    + Chữ “sầu” là tất yếu, nó là kết quả diễn của quá trình quan sát, liên tưởng, tái tê trong lòng của con người

    + Lầu Hoàng Hạc là nơi gắn với những lần li biệt nổi tiếng, nên tâm trạng của tác giả nhuốm buồn

    + Cảnh vật, không gian, thời gian… cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ đều xuất hiện chữ sầu

    + Chữ sầu trong câu thơ cuối là sự lắng đọng lại cảm xúc

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  5. Câu 1 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở "nơi đây" toàn bài không nói gì về "lầu" cả". Vậy dụng ý của tác giả là gì?

    Lời giải chi tiết:

    - Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Lạc ở “nơi đây”, còn lại toàn bài không nói gì về “lầu” cả.

    => Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình,…


    Câu 2 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Tất cả cảnh đều đẹp, tại sao khiến người buồn?

    Lời giải chi tiết:

    - Tất cả “cảnh”- cảnh xưa và nay, cảnh xa và gần, cảnh thực và hư,… cảnh nào cũng đẹp. Thế nhưng tất cả cảnh lại đến khiến người buồn (sử nhân sầu). Bởi:

    + Dường như đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, của tình người… ta bỗng bâng khuông nhận ra hình như mình chưa thật vẹn toàn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì đó giúp ta được tròn đầy. Phải chăng vì thế ta buồn vì chưa xứng đáng với những điều tốt đẹp hoàn mỹ ngoài kia.

    + Nỗi buồn còn xuất phát từ việc “hạc vàng đã đi, đi biệt”, nuối tiếc những vàng son đã qua


    Câu 3 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Anh (chị) nhất trí với ý kiến nào? Vì sao?

    Lời giải chi tiết:

    - Quả đúng thực bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ đều là bước “chuẩn bị” cho một chữ sầu “đậu” xuống, kết đọng trong tâm. Chữ sầu đến như là một sự tất yếu nhưng không phải nó cứ tự “rơi” xuống một cách vô duyên. Nó là kết quả của một quá trình soi ngắm, suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người. Con người cô đơn đứng giữa cái nơi mà vốn nổi tiếng với những lần li biệt thì dẫu thế nào cũng khó có thể vui. Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian,… và cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ nữa (khách li hương) càng không có cái lí gì ngăn được sự xuất hiện của chữ sầu. Chữ sầu trong câu thơ cuối không phải là một sự xuất hiện bất ngờ nhưng nó chính là giọt sầu làm cho cả bát sầu kia tràn ra tất cả và vương vấn muôn nơi.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy