Top 5 Bài soạn "Viết bài luận về bản thân" - Ngữ văn 10 hay nhất

Hà Ngô 5348 0 Báo lỗi

Dưới đây là những bài soạn "Viết bài luận về bản thân" hay nhất trong sách giáo khoa ngữ văn 10 - kết nối tri thức mà Toplist đã sưu tầm, các bạn có thể tham ... xem thêm...

  1. Trong cuộc sống, có những tình huống bạn phải viết một bài luận về bản thân để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống. Một bài viết như vật có thể chỉ để thoả mãn nhu cầu nhìn lại chính mình và giãi bày với người khác, nhưng chúng có thể được đưa vào hồ sơ để xin học bổng hay dự tuyển vào một trường đjai học;…Ngoài ra, khi xin việc hay ứng cử vào một vị trí trong câu lạc bộ, bạn cũng cần viết văn bản để tự giới thiệu về mình và thuyết phục người đọc theo cách gần với viết bài luận về bản thân.


    * Yêu cầu:

    • Xác định rõ luận đề của bài viết.
    • Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân.
    • Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua.
    • Có giọng điệu riêng nhưng phù hợp với đối tượng tiếp nhận, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết; thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc.

    * Phân tích bài viết tham khảo:

    Hãy đam mê, hãy khờ dại

    Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Mở đầu bằng một trích dẫn để thu hút sự chú ý của người đọc.

    Trả lời:

    • Trích dẫn: “ Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của bạn, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”.


    Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Thể hiện quan điểm riêng của người viết.

    Trả lời:

    • Quan điểm của người viết: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình, liệu tôi có muốn làm điều mà hôm nay tôi sắp làm không?”. Và bất cứ khi nào trả lời là “không” trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết tôi cần thay đổi.

    Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trình bày thông điệp chính của văn bản.

    Trả lời:

    • Thông điệp: Con người ta chỉ sống một lần trong đời, hãy sống đúng với đam mê, sở thích của bản thân và sự mách bảo của con tim.

    Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Sử dụng yếu tố tự sự để nói về một trải nghiệm của bản thân.

    Trả lời:

    • Yếu tố tự sự để nói về việc tác giả được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư. Bác sĩ khuyên hãy chuẩn bị tâm lí để nói lời từ biệt.

    Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về trải nghiệm.

    Trả lời:

    - Tình cảm, cảm xúc của người viết về trải nghiệm:

    • Lo lắng, bất an khi làm xét nghiệm.
    • Vỡ oà hạnh phúc khi biết bệnh có thể chữa trị
    • Vui sướng, may mắn khi được phẫu thuật thành công.

    Câu 6 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Suy ngẫm, bàn luận về trải nghiệm.

    Trả lời:

    • Sau khi đối diện với cái chết, tác giả hy vọng được sống lâu hơn, trải nghiệm giúp tác giả có thể khẳng định: “cái chết chỉ là một khái niệm thuần tuý lí thuyết”.

    Câu 7 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Thể hiện quan điểm về cuộc sống và kêu gọi hành động.

    Trả lời:

    • Quan điểm về cuộc sống: tác giả nhận ra cái chết chính là phát minh vĩ đại nhất của sự sống, đó là tác nhân thay đổi sự sống. Nó xoá bỏ cái cũ để dọn đường cho cái mới.
    • Kêu gọi hành động: Thời gian của bạn là hữu hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt bởi giáo điều, đừng dựa dẫm vào suy nghĩ của kẻ khác. Đừng để ồn ào của kẻ khác lấn át đi tiếng nói bên trong chính bạn. Và quan trọng nhất, hãy can đảm đi theo sự mách bảo cảu trái tim và trực giác.

    * Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:

    Thông điệp của bài viết là gì?

    • Thông điệp: Con người chỉ được sống một lần trong đời, hãy sống đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác.
    • Những yếu tố tạo nên sức thuyết phục của bài viết.
    • Sử dụng hệ thống luận điểm logic, chặt chẽ.
    • Lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ sắc bén.
    • Minh chứng cụ thể, chi tiết.
    • Những lời kể về các trải nghiệm cá nhân của tác giả đóng vai trò gì trong bài viết?
    • Các trải nghiệm cá nhân của tác giả đóng vai trò là minh chứng tạo nên sức thuyết phục cho người đọc. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn chân thực, chính xác và đầy đủ hơn về vấn đề.

    * Thực hành viết

    Chuẩn bị viết

    Để viết bài luận chia sẻ trải nghiệm qua đó thể hiện bản thân, bạn cần:

    • Huy động trải nghiệm: Bạn có thể bắt đầu bằng cách đặt những câu hỏi như: trải nghiệm nào trong cuộc sống là đáng nhớ và có ý nghĩa đối với tôi? Trải nghiệm đó giúp tôi nhận ra điều gì về bản thân và cuộc sống? Tôi đã thay đổi như thế nào sau trải nghiệm đó? (có thể bàn luận không kể lại cụ thể những trải nghiệm nhưng câu hỏi này sẽ gợi ý cho bạn cách lựa chọn giọng điệu và hướng triển khai thích hợp).
    • Suy nghĩ về bản thân: quan niệm sống của bạn là gì, đâu là giá trị mà bạn muốn theo đuổi, thế mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Hãy tóm tắt những thông tin đó dưới dạng các từ khoá.
    • Từ những ý tưởng đã phác thảo, hãy chọn một ý tưởng mà bạn tâm đắc và hứng thú nhất làm chủ đề cho bài viết của mình. Chủ đề bài viết thường được tô đậm thành một thông điệp ngắn, thể hiện rõ quan điểm, góc nhìn, phát hiện của riêng người viết về bản thân và cuộc sống, ví dụ: Lựa chọn để trở thành chính mình (dương thụ), triết lí của tôi về một cuộc sống hạnh phúc (Sam bơn- Sam Bern,..)

    Khi bạn muốn viết một văn bản tự giới thiệu mình để xin việc làm hoặc ứng cử vào một vị trí trong câu lạc bộ,… thì việc tìm ý có thể theo hướng khác. Cụ thể, bạn cần:

    • Xác định người đọc, duyệt hồ sơ (trong đó có bài luận) là ai và nguyện vọng của bạn là gì khi viết bài luận này.
    • Suy nghĩ về những phẩm chất, năng lực mà bạn có để xứng đáng được người đọc duyệt, đáp ứng nguyện vọng của bạn. Lưu ý, cần tập trung vào những phẩm chất, năng lực, quan yếu đối với công việc, vị trí mà bạn đang muốn nhắm đến. Bạn có thể nêu một số điểm yếu mà bạn cần khắc phục và có thể khắc phục.
    • Có thể có những cam kết mà bạn muốn gửi đến người đọc duyệt hồ sơ nếu nguyện vọng của bạn được đáp ứng.
    • Tìm ý, lập dàn ý

    Tìm ý:

    Cần sắp xếp các nội dung theo một trật tự nhất định để giúp người đọc dễ dàng nắm bắt những ý tưởng, thông điệp chính.

    Lập dàn ý:

    Một bài luận thường có ba phần với cấu trúc phổ biến như sau:

    * Mở bài: Trình bày trực tiếp mục đích của bài luận hoặc nêu thông điệp chính của bản thân.

    * Thân bài:

    • Thể hiện suy nghĩ, đúc rút về cuộc sống từ những sự kiện có thực mà mình đã trả qua (sắp xếp các sự kiện theo trật tự thời gian hoặc theo mạch suy ngẫm).
    • Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu cần nói đến nhất của bản thân dựa trên những bằng chứng xác thực, đáng tin cậy. (sắp xếp các ý theo trình tự logic và trình bày dàn ý dưới dạng sơ đồ).

    * Kết bài: Nhắc lại những điểm chính trong bài viết, nêu lên suy ngẫm, bài học từ trải nghiệm của bản thân, kêu gọi hành động, mở ra suy nghĩ cho người đọc.


    Dàn ý tham khảo bài luận xin ứng cử vào một vị trí trong câu lạc bộ.

    * Mở bài:

    Trình bày trực tiếp mục đích của bài luận: xin ứng cử vào một vị trí trong câu lạc bộ.

    * Thân bài:

    • Điểm mạnh: Là người khá hòa đồng, thân thiện, và cùng với sự nhiệt huyết, em không ngại những khó khăn, thách thức.
    • Điểm yếu: Không tự tin khi trước đám đông, rụt rè và chưa có nhiều kĩ năng tổ chức hoạt động.
    • Dẫn chứng, trải nghiệm của bản thân: Đã từng tham gia một số hoạt động tình nguyện của phường, địa phương; nắm rõ đươc những việc mà bản thân cần làm trong thời gian làm tình nguyện tại câu lạc bộ…

    * Kết bài: Nhắc lại những điểm chính trong bài viết, nêu lên suy ngẫm, bài học từ trải nghiệm của bản thân.


    Viết theo dàn ý đã lập.


    Kính gửi câu lạc bộ…

    Em tên là…., lớp 10…, trường …..


    Qua những bài báo, bản tin ngắn của trường em mà em biêt đến câu lạc bộ tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội, em cảm thấy khá thích thú và mong muốn được tham gia để học hỏi và công hiến một phần công sức nhỏ của mình vào việc tổ chức, quảng bá rộng rãi tới khách tham quan du lịch về các di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố chúng ta. Vì vậy, mà em viết đơn này xin được tham gia hoạt động trong câu lạc bộ.


    Trong các hoạt động trong trường và ngoài cuộc sống, em tự đánh giá được bản thân em là một người khá hòa đồng, thân thiện, tự tin trước đám đông, và cùng với sự nhiệt huyết, em không ngại những khó khăn, thách thức. Bởi vậy, em luôn luôn giữ cho mình tinh thần sẵn sàng trong mọi hoạt động. Khi đến với câu lạc bộ của mình, em mong muốn phát huy những điểm mạnh của bản thân và cùng các thành viên trong đội tình nguyện sẽ cùng nhau phát triển cộng đồng hơn.


    Hiện tại, em cũng tham gia một số hoạt động tình nguyện của phường, nơi em sống vì vậy mà em cũng nắm rõ đươc những việc mà bản thân cần làm trong thời gian làm tình nguyện tại câu lạc bộ. Em tự tin khẳng định mình sẽ làm được tốt những công việc mà ban chủ nhiệm câu lạc bộ giao phó.


    Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của câu lạc bộ!


    Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm đã quan tâm, đọc và xét duyệt!


    Chỉnh sửa, hoàn thiện

    - Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết theo các tiêu chí sau:

    • Bài viết thể hiện rõ quan điểm, phát hiện riêng của bạn về cuộc sống.
    • Qua bài viết người đọc có thể hiènh dung ra cụ thể câu chuyện của bạn, những quan điểm, giá trị riêng của bạn.
    • Bài viết đã được tổ chức một cách chặt chẽ, mạch lạc.
    • Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu.
    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. * Yêu cầu:

    • Xác định rõ luận đề của bài viết.
    • Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân.
    • Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua.
    • Có giọng điệu riêng nhưng phù hợp với đối tượng tiếp nhận, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết; thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc.

    * Phân tích bài viết tham khảo:

    Hãy đam mê, hãy khờ dại


    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

    “Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của bạn, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”


    Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

    Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình, liệu tôi có muốn làm điều mà hôm nay tôi sắp làm không?


    Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

    Khi chẳng còn gì trong tay, chẳng có lí do gì để không nghe theo sự mách bảo của trái tim.


    Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

    Khoảng một năm trước, tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư...


    Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

    Tôi đã phẫu thuật và may sao, hiện giờ tôi đang ổn.


    Câu 6 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

    Sống qua những thời khắc đó, giờ đây tôi có thể nói điều này với bạn, một cách chắc chắn hơn là khi cái chết chỉ là một khái niệm thuần tuý lý thuyết.


    Câu 7 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

    Thời gian của bạn là hữu hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác....

    * Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:

    1. Thông điệp của bài viết là gì?

    - Thông điệp của bài viết là khuyên chúng ta hãy sống hết mình, trân trọng từng khoảnh khắc cuộc đời, theo đuổi ước mơ của bản thân, hãy cứ đam mê và dại khờ bởi đời người là hữu hạn.


    2. Những yếu tố tạo nên sức thuyết phục của bài viết.

    • Những quan điểm cá nhân của người viết
    • Trải nghiệm cá nhân của người viết
    • Cảm xúc chân thành của người viết

    3. Những lời kể về các trải nghiệm cá nhân của tác giả đóng vai trò gì trong bài viết?

    Những lời kể về các trải nghiệm cá nhân của tác giả là những bằng chứng chính xác, cụ thể trong bài viết, làm sáng tỏ luận điểm. Từ đó, người viết tạo được ở bạn đọc cơ sở tin cậy qua những chia sẻ của bản thân, khiến thông điệp trở nên thuyết phục, ấn tượng với bạn đọc.


    * Thực hành viết

    Để viết bài luận chia sẻ trải nghiệm qua đó thể hiện bản thân, bạn cần:

    • Huy động trải nghiệm: Bạn có thể bắt đầu bằng cách đặt những câu hỏi như: trải nghiệm nào trong cuộc sống là đáng nhớ và có ý nghĩa đối với tôi? Trải nghiệm đó giúp tôi nhận ra điều gì về bản thân và cuộc sống? Tôi đã thay đổi như thế nào sau trải nghiệm đó? (có thể bàn luận không kể lại cụ thể những trải nghiệm nhưng câu hỏi này sẽ gợi ý cho bạn cách lựa chọn giọng điệu và hướng triển khai thích hợp).
    • Suy nghĩ về bản thân: quan niệm sống của bạn là gì, đâu là giá trị mà bạn muốn theo đuổi, thế mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Hãy tóm tắt những thông tin đó dưới dạng các từ khoá.
    • Từ những ý tưởng đã phác thảo, hãy chọn một ý tưởng mà bạn tâm đắc và hứng thú nhất làm chủ đề cho bài viết của mình. Chủ đề bài viết thường được tô đậm thành một thông điệp ngắn, thể hiện rõ quan điểm, góc nhìn, phát hiện của riêng người viết về bản thân và cuộc sống, ví dụ: Lựa chọn để trở thành chính mình (dương thụ), triết lí của tôi về một cuộc sống hạnh phúc (Sam bơn- Sam Bern,..)

    Khi bạn muốn viết một văn bản tự giới thiệu mình để xin việc làm hoặc ứng cử vào một vị trí trong câu lạc bộ,… thì việc tìm ý có thể theo hướng khác. Cụ thể, bạn cần:

    • Xác định người đọc, duyệt hồ sơ (trong đó có bài luận) là ai và nguyện vọng của bạn là gì khi viết bài luận này.
    • Suy nghĩ về những phẩm chất, năng lực mà bạn có để xứng đáng được người đọc duyệt, đáp ứng nguyện vọng của bạn. Lưu ý, cần tập trung vào những phẩm chất, năng lực, quan yếu đối với công việc, vị trí mà bạn đang muốn nhắm đến. Bạn có thể nêu một số điểm yếu mà bạn cần khắc phục và có thể khắc phục.
    • Có thể có những cam kết mà bạn muốn gửi đến người đọc duyệt hồ sơ nếu nguyện vọng của bạn được đáp ứng.

    Tìm ý, lập dàn ý

    Tìm ý:

    Cần sắp xếp các nội dung theo một trật tự nhất định để giúp người đọc dễ dàng nắm bắt những ý tưởng, thông điệp chính.

    Lập dàn ý:

    Một bài luận thường có ba phần với cấu trúc phổ biến như sau:

    * Mở bài: Trình bày trực tiếp mục đích của bài luận hoặc nêu thông điệp chính của bản thân.

    * Thân bài:

    • Thể hiện suy nghĩ, đúc rút về cuộc sống từ những sự kiện có thực mà mình đã trả qua (sắp xếp các sự kiện theo trật tự thời gian hoặc theo mạch suy ngẫm).
    • Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu cần nói đến nhất của bản thân dựa trên những bằng chứng xác thực, đáng tin cậy. (sắp xếp các ý theo trình tự logic và trình bày dàn ý dưới dạng sơ đồ).

    * Kết bài: Nhắc lại những điểm chính trong bài viết, nêu lên suy ngẫm, bài học từ trải nghiệm của bản thân, kêu gọi hành động, mở ra suy nghĩ cho người đọc.


    Dàn ý tham khảo:

    Hạnh phúc trong tôi là.....

    Mở bài: Giới thiệu, đề cập đến suy nghĩ về hạnh phúc

    Thân bài

    • Suy nghĩ về hạnh phúc thông qua trải nghiệm cá nhân: Tham gia khoá tu mùa hè, nhận ra những bài học cuộc sống

    Quan điểm sống của bản thân:

    • Hạnh phúc là được sống là chính mình
    • Hạnh phúc là được yêu thương
    • Hạnh phúc là được trao đi yêu thương.

    Tưởng tượng bản thân trong tương lai: những điều đã làm được và sẽ làm được

    Kết bài

    • Suy nghĩ của bản thân về hiện tại, trả lời câu hỏi: Hạnh phúc trong tôi là....

    Viết bài theo dàn ý đã lập.

    Bài viết tham khảo:

    Hạnh phúc trong tôi là ....

    Khi 5 tuổi, tôi nghĩ: thật hạnh phúc nếu được mặc đồng phục đến trường học như các anh chị! Khi 10 tuổi, tôi nghĩ: hôm nay bố mẹ khen tôi, thật hạnh phúc!. Khi 15 tuổi, tôi nghĩ: thật hạnh phúc, tôi đã đỗ vào ngôi trường cấp ba mơ ước! Và bây giờ, 17 tuổi.... tôi nghĩ: Vậy hạnh phúc trong tôi là gì?


    Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một cuộc sống riêng, một niềm hạnh phúc riêng. Thế nhưng, không phải hạnh phúc của ai cũng giống nhau. Và ở mỗi một thời điểm, trong mỗi hoàn cảnh, chúng ta lại có suy nghĩ riêng về hạnh phúc của mình. Tôi có đang hạnh phúc không? Mọi người xung quanh tôi có đang hạnh phúc không? Làm sao để được hạnh phúc? Tôi đã tự đặt ra trong bản thân những câu hỏi đó sau khi tham gia “Khoá tu mùa hè” – một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ của cuộc đời tôi. Ngày ấy, sau khi kết thúc kì thi vào 10, mẹ đã cho tôi tham dự khoá tu mùa hè 5 ngày với mong muốn tôi được thư giãn, giải trí và trưởng thành hơn. Ở đó, cùng các bạn khoá sinh, chúng tôi đã được học nhiều điều về cuộc sống và về chính bản thân mình. Tôi đặc biệt nhớ đêm tâm thái "Gặp mẹ trong mơ” - ngày lễ tổ chức để bày tỏ lòng yêu thương, biết ơn đối với cha mẹ - những đấng sinh thành cao quý.


    Hôm ấy, chúng tôi đã được nghe một câu chuyện, kể về người mẹ bị mù một bên mắt và đứa con trai. Đứa con ấy đã cảm thấy rất xấu hổ vì đôi mắt của mẹ, thường xuyên tỏ thái độ khi mẹ không thể đem lại cho mình một cuộc sống hạnh phúc. Khi lớn lên, cậu bé ấy lên thành phố lập gia đình, để lại mẹ già ở quê nhà, hàng tháng gửi tiền về cho mẹ nhưng không một lời hỏi thăm. Và chỉ đến khi nhận tin mẹ ốm nặng, cậu bé ấy mới vội vã trở về thăm mẹ nhưng đã quá muộn. Người mẹ để lại cho cậu bé bức thư, trong ấy mẹ nói: “đôi mắt mẹ mù để đem đến hạnh phúc sáng cho con. Mẹ yêu con”. Và khi ấy, chàng trai mới nhận ra, hoá ra hồi bé, vì nghịch ngợm, cậu đã bị hỏng một bên mắt và mẹ đã hi sinh đôi mắt của mình để con có được một cuộc sống bình thường như bao người khác. Người mẹ ấy đã hi sinh cả cuộc đời vì con nhưng tiếc thay, chỉ khi mẹ ra đi, con mới vỡ oà nhận ra những yêu thương thầm lặng ấy. Đêm tâm thái kết thúc, xung quanh tôi chỉ toàn là tiếng khóc. Có thể là tiếng khóc nhớ gia đình, cũng có thể là tiếng khóc hối lỗi của bản thân, và tôi cũng đã khóc rất nhiều sau buổi tối hôm đó. Tôi nhận ra xung quanh tôi có biết bao người trải qua một cuộc sống thiếu vắng tình cảm gia đình, thế nhưng, họ vẫn luôn mạnh mẽ, lạc quan và giàu lòng yêu thương. Tôi nhận ra, có cha, có mẹ thật hạnh phúc. Và tôi nhận ra hạnh phúc đôi khi thật nhỏ bé! Đêm tâm thái và khoá tu mùa hè là một trải nghiệm đáng nhớ trong tôi. Nó khiến tôi trưởng thành hơn, sống giàu tình cảm hơn và mạnh mẽ hơn.


    Tôi vẫn luôn cho rằng sẽ thật hạnh phúc nếu có được tất cả những gì mình muốn, thoả mãn với tất cả nhu cầu của bản thân cho đến khi...tôi thấy một đứa trẻ mỉm cười hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Tôi cũng luôn nghĩ rằng sẽ thật hạnh phúc nếu tôi trở nên thành đạt, giàu có, được nhiều người ngưỡng mộ cho đến khi...tôi thấy một người khiếm thị hát rong bên đường và mỉm cười hạnh phúc dù không ai đứng lại thưởng thức. Và tôi cũng từng nghĩ thật hạnh phúc biết bao nếu tôi có thể đem đến cho gia đình của mình một cuộc sống sung túc, ấm êm hơn những người khác cho đến khi ... tôi thấy một nghệ sĩ đã dành cả thanh xuân của mình để đem nụ cười đến những người xa lạ. Và khi ấy ... tôi chợt nhận ra: Phải chăng hạnh phúc trong tôi còn quá nhỏ bé?


    Tôi biết rằng chúng ta sẽ chẳng thể áp đặt quan niệm sống của bản thân vào người khác. Thế nhưng, chúng ta hoàn toàn có thể soi chiếu quan niệm sống của người khác vào bản thân. Với tất cả những gì đã trải qua trong cuộc sống, tôi nhận ra, hạnh phúc trước hết là được sống là chính mình. Bởi được sinh ra, được sống trong cõi đời này đã thực sự là một niềm hạnh phúc. Vì vậy, chúng ta phải sống cho thật xứng đáng với những gì mình đang có. Bạn không thể sống cuộc đời của một kẻ khác mà hãy là chính mình. Cuộc đời chỉ có giá trị khi ta biết yêu thương bản thân, biết trân trọng cuộc sống, khi ta có ước mơ, có mục điêu để phấn đấu. Chỉ nhiêu đấy thôi cũng đủ khiến ta hạnh phúc hơn bao người khác.


    Có phải mọi người đều cho rằng: hạnh phúc là được yêu thương? Có lẽ đây sẽ là một điểm chung của chúng ta. Bởi không ai sẽ cảm thấy hạnh phúc nếu nhận lại từ mọi người xung quanh sự thù hằn, ghét bỏ. Cảm giác được yêu thương là cảm giác mình trở thành một người quan trọng, mình được mọi người quan tâm, mình được mọi người sẻ chia và hơn hết, mình có một điểm tựa. Tình thương là điểm tựa cho bất kì ai trong chúng ta có thể dựa vào mỗi khi vấp ngã. Tình thương là động lực tinh thần giúp ta phấn chấn, tìm lại bản thân. Đối với tôi, tôi đã rất hạnh phúc khi được sinh ra trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, được đón nhận sự yêu quý từ bạn bè, thầy cô. Bạn thử nghĩ mà xem, sẽ thật cô đơn biết bao nếu một ngày, bạn bị lãng quên? Bạn trở thành một người vô hình? Bạn mất kết nối với tất cả mọi người trong xã hội? Tôi có lẽ không dám tưởng tượng đến giây phút đó bởi nó thật đáng sợ!


    Khi lớn hơn, bạn sẽ nhận ra, hạnh phúc không chỉ là được yêu thương mà hạnh phúc còn là được trao đi yêu thương. Và đó là niềm hạnh phúc vô giá. Tôi đã nhận ra điều này trong đợt dịch Covid 19 diễn ra vô cùng căng thẳng trên mảnh đất Việt Nam. Mỗi ngày đọc tin tức là một ngày tôi cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Ngày hôm nay có bao nhiêu ca mắc? Ngày hôm nay có bao nhiêu ca tử vong? Ngày hôm nay có bao nhiêu đứa trẻ trở thành mồ côi? Những suy nghĩ ấy cứ ám ảnh trong tôi hằng ngày và chỉ được xoa dịu khi tôi thấy tinh thần cống hiến của những chiến binh áo trắng, của những anh chị thiện nguyện và của biết bao người dân Việt Nam. Với tinh thần “Không ai bị bỏ lại phía sau”, những lực lượng ở tuyến đầu chống dịch đã cố gắng hết mình, họ không chỉ cứu chữa bệnh nhân mà còn đem đến cho họ sức mạnh tinh thần chiến đấu mạnh mẽ. Đằng sau bộ đồ bảo hộ là những giọt mồ hôi nặng nề nhưng đằng sau lớp khẩu trang lại là một nụ cười hạnh phúc. Họ hạnh phúc vì họ vừa cứu được một mạng sống, hạnh phúc vì họ đã làm những việc vô cùng lớn lao, cao cả và ý nghĩa cho đất nước. Như vậy, hạnh phúc đẹp đẽ nhất chính là hạnh phúc cho đi!


    Sau tất cả, tôi nhận ra tôi cũng đang hạnh phúc. Tôi đang được sống cuộc sống là chính tôi. Tôi đã vào được ngôi trường cấp 3 mơ ước, tôi đã có mục tiêu sống của bản thân. Tôi nhận được tình yêu của gia đình, bạn bè, thầy cô. Tôi đã biết trao đi yêu thương với những người xung quanh. Và tôi tự hỏi, liệu 5 năm, 10 năm, 20 năm nữa tôi của tương lai nếu đọc lại những dòng chữ này liệu có suy nghĩ lại không nhỉ? 5 năm nữa tôi đang học đại học, tôi nghĩ đó là trường đại học Sư phạm bởi tôi mong muốn trở thành một giáo viên. 10 năm nữa có lẽ tôi đã là một giáo viên thành công với những lớp học trò chăm ngoan học giỏi. 20 năm nữa chắc hẳn tôi đang hạnh phúc bên gia đình, thành tựu với công việc và hạnh phúc với những cống hiến của bản thân cho xã hội. Dù có đối mặt với hoàn cảnh ra sao, dù có khó khăn, vất vả thế nào, tôi hay bạn, chúng ta hãy cứ vững tin vào bản thân, hãy luôn hướng về phía trước, hãy cứ ước mơ, cứ khờ dại, hãy cứ yêu thương và trao đi yêu thương. Đó là hạnh phúc.


    Tôi không biết bản thân trong tương lai có còn cảm thấy hạnh phúc như hiện tại hay không? Nhưng tôi biết, hạnh phúc luôn ở quanh ta và do chính ta tạo ra. Xin gửi bạn một câu nói mà tôi vô cùng tâm đắc: “Người tìm kiếm hạnh phúc, thành công trên cao mà quên mất nó đang hiện hữu ngay dưới chân mình”. Chúc bạn sẽ tìm được niềm hạnh phúc của bản thân!

    Chỉnh sửa, hoàn thiện


    Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết theo các tiêu chí sau:

    • Bài viết thể hiện rõ quan điểm, phát hiện riêng của bạn về cuộc sống.
    • Qua bài viết người đọc có thể hiènh dung ra cụ thể câu chuyện của bạn, những quan điểm, giá trị riêng của bạn.
    • Bài viết đã được tổ chức một cách chặt chẽ, mạch lạc.
    • Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu.
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. *Yêu cầu

    • Xác định rõ luận điểm đề của bài viết
    • Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân.
    • Sử dụng bằng chứng là những sự kiên, kinh nghệm mà người viết đã trải qua.
    • Có giọng điệu riêng nhưng phù hợp với đối tượng tiếp nhận, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết, thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc.

    *Bài viết tham khảo: Hãy đam mê, hãy dại khờ

    1. Thông điệp của bài viết là gì?

    Trả lời:

    Thông điệp của bài viết là: dù bạn còn sống được một ngày, mười ngày, một năm, mười năm hay một trăm năm thì hãy cứ sống hết mình với mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của bạn, bạn sẽ thấy hạnh phúc.


    2. Những yếu tố nào tạo nên sức thuyết phục của bài viết?

    Trả lời:

    - Yếu tố tạo nên sức thuyết phục của bài viết là:

    • Hệ thống lí lẽ, lập luận mạch lạc, sắc bén, logic.
    • Dẫn chứng minh họa trực tiếp về người viết, cụ thể sinh động tạo độ tin cậy cao với người đọc.

    Những lời kể về các trải nghiệm cá nhân của tác giả đóng vai trò gì trong bài viết?

    Trả lời:

    • Những trải nghiệm đó đóng vai trò làm dẫn chứng cho quá trình lập luận.

    *Thực hành viết

    - Chuẩn bị viết:

    • Huy động trả nghiệm đáng nhớ của bản thân.
    • Suy nghĩ về bản thân
    • Lựa chọn ý tưởng tâm đắc nhất.

    - Tìm ý, lập dàn ý:

    • Xây dựng dàn ý theo cấu trúc: mở bài; thân bài; kết bài.

    - Viết:

    • Lựa chọn văn phong
    • Sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm để tác động đến tư tưởng, cảm xúc người đọc.
    • Sử dụng biện pháp tu từ.

    - Chỉnh sửa, hoàn thiện:

    • Bài viết thể hiện rõ quan điểm, phát hiện riêng của bạn về cuộc sống.
    • Qua bài viết, người đọc có thể hình dung ra cụ thể câu chuyện của bạn, những quan điểm, giá trị riêng.
    • Bài viết đã được tổ chức một cách chặt chẽ, mạch lạc.
    • Bài viết đảm bảo các quy định ngữ pháp.

    Bài viết tham khảo

    Hãy nỗ lực và tin vào bản thân mình.

    Tôi, một cô gái vừa bước chân vào ngưỡng cửa cấp 3 đã từng một thời vật lộn với những sự lựa chọn trường công, trường tư, trường trọng điểm hay trường tầm khá.


    Nguyên nhân dẫn tới sự băn khoăn không ngừng ấy chính bởi lực học của tôi chỉ ở mức tầm khá nhưng sự kì vọng của tôi với chính bản thân mình lại ở mức giỏi. Tôi đã từng đặt ra cho mình những giả thiết, nếu tôi đỗ trường công top đầu tôi sẽ được học tập ở môi trường tốt nhất (so với khu vực), thời gian đi học gần nhất, phương tiện an toàn nhất và hơn cả là tôi sẽ rất tự hào và hãnh diện về điều ấy và cũng đặt ra cho mình phương án ngược lại với những bất lợi nếu bản thân không thể có đủ năng lực để vào những trường công mà học tập ở môi trường dân lập.


    Với tôi, dân lập không xấu, nhưng học phí sẽ là một điều rất đáng quan ngại với một gia đình truyền thống nông nghiệp như nhà tôi. Và rồi cũng đến thời gian đặt bút viết nguyện vọng, tôi hiểu hơn bao giờ hết tôi bắt buộc phải lựa chọn con đường mà tôi đi và phải có trách nhiệm với nó. Tôi mạnh dạn chọn hai trường top đầu của khu vực để thi vào, không phải tôi tự cao, cũng không phải tôi không biết lượng sức mình nhưng tôi muốn mình thực sự nỗ lực và tôi tin ở bản thân mình và hơn cả tôi luôn có sự hỗ trợ, hậu thuẫn từ gia đình. Bố mẹ tôi chưa bao giờ nói “con phải giỏi, con phải đỗ” mà thay vào đó là “con cố gắng lên, con sẽ làm được” đó là động lực cho tôi và ở thời điểm đó, tôi biết tôi phải nỗ lực, tôi biết giá trị của niềm tin quan trọng đến nhường nào. Tôi đã từng rất bi quan, nhưng ở thời điểm đó, tôi lao đầu vào học, tôi nỗ lực, kiên trì, tôi ngày đêm rèn luyện với quan điểm tôi phải đỗ. Và ngày hái quả đã đến, tôi thực sự đã đỗ trường top đầu của khu vực. Ngày tôi biết điểm, cả nhà tôi đã khóc như mưa, khóc vì sự lựa chọn và khóc vì tôi thực sự đã nỗ lực và làm được. Ánh mắt cha mẹ lúc ấy ánh lên vẻ tự hào, tôi hiểu đó là điều đầu tiên tôi làm được điều gì đó.


    Trước khi có điểm thi, đã nhiều lần tôi đặt giả thuyết, nếu tôi không đỗ thì cũng chẳng có gì hối hận, vì ít ra tôi đã dám làm, dám thử và dám tin vào bản thân, chẳng có gì để buồn. Nhưng có lẽ, chính sự “gan lì” ấy đã giúp tôi đặt chân vào cánh cửa mơ ước bao lâu nay.


    Giờ đây, khi đã học tập trong môi trường ấy, tôi mới thấy giá trị thực sự của sự “gan lì” thuở cấp 2, giúp tôi có một môi trường học tập thật tốt và tôi tin rằng tương lai trong kì thi đại học tôi sẽ có một nền tảng và hành trang tuyệt vời.


    Sống có mấy đâu, ngại gì không tin, ngại gì mà chẳng thử. Hãy tin vào chính mình!

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Tóm tắt bài

    1.1. Đặt vấn đề

    • Trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống bạn phải viết một bài luận về bản thân, chia sẻ một trải nghiệm, viết bài luận để xin học bổng, viết thư giới thiệu để xin việc, viết đơn ứng cử vào một vị trí trong câu lạc bộ,…
    • Bài luận về bản thân là cơ hội để bạn thể hiện góc nhìn, cá tính và điểm mạnh của mình.

    1.2. Các yêu cầu của viết bài luận về bản thân

    • Xác định rõ luận đề của bài viết
    • Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân
    • Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua
    • Có giọng điệu riêng, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết, thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc

    1.3. Quy trình viết bài luận về bản thân

    Chuẩn bị viết

    • Huy động trải nghiệm: Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm ý tưởng cho bài viết bằng cách đặt câu hỏi như: Trải nghiệm nào trong cuộc sống là đáng nhớ và có ý nghĩa đối với tôi? Trải nghiệm đó giúp tôi nhận ra điều gì về bản thân và cuộc sống? Tôi đã thay đổi như thế nào sau trải nghiệm đó?
    • Suy nghĩ về bản thân: Quan niệm sống của bạn là gì, đầu là giá trị mà bạn muốn theo đuổi, thế mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
    • Hãy tóm tắt những thông tin đó dưới dạng các từ khoá

    Tìm ý, lập dàn ý

    • Từ những gợi ý ở phần Chuẩn bị viết, hãy xác định những ý cơ bản sẽ sử dụng
    • Một bài luận về bản thân thường có 3 phần với cấu trúc phổ biến như sau:

    Mở bài: Nêu thông điệp chính của bài viết xuất phát từ những trải nghiệm thực tế của bản thân.


    Thân bài: Tuỳ vào mục đích của bài luận về bản thân, bạn có thể triển khai phần thân bài theo nhiều cách khác nhau:

    Thể hiện suy nghĩ về cuộc sống từ những sự kiện có thực mà mình đã trải qua

    Làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân dựa trên những bằng chứng xác thực, đáng tin cậy


    Kết bài: Nhắc lại những điểm chính trong bài viết, nêu lên suy ngẫm, bài học từ những trải nghiệm của bản thân, kêu gọi hành động, gợi mở suy nghĩ cho người đọc


    Viết

    • Lựa chọn văn phong: một bài luận về bản thân cần phải thể hiện rõ nét cá tính của người viết và gây ấn tượng với người đọc
    • Hình dung bạn đang đối thoại với độc giả, suy nghĩ về cảm xúc bạn muốn truyền tải để lựa chọn văn phong cho phù hợp
    • Có thể sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,… đề gia tăng sức hấp dẫn của bài viết

    Chỉnh sửa, hoàn thiện

    Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết theo các tiêu chí sau:

    • Bài viết đã thể hiện rõ quan điểm, phát hiện riêng của bạn về cuộc sống
    • Qua bài viết, người đọc có thể hình dung ra cụ thể câu chuyện của bạn
    • Bài viết đã được tổ chức một cách chặt chẽ, mạch lạc
    • Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu

    Bài tập minh họa

    Bài tập: Em hãy viết bài luận giới thiệu bản thân thuyết phục BTC của lễ hội hoặc Ban quản lý di tích chấp nhận mong muốn gia nhập CLB tình nguyện viên để tham gia tổ chức các hoạt động của lễ hội hoặc giới thiệu với khách tham quan về di tích, lịch sử ở địa phương.


    Hướng dẫn giải:

    • Đọc lại yêu cầu và quy trình viết bài luận giới thiệu về bản thân
    • Xác định yêu cầu của đề (mục đích, đối tượng, cách thuyết phục)
    • Lên ý tưởng và viết bài luận

    Lời giải chi tiết:

    Kính thưa Ban quản lý di tích tỉnh Thái Bình

    Em là Nguyễn Văn Toàn, lớp 10A1, trường THPT Phụ Dực, Thái Bình.


    Em biết đến CLB tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội qua một thành viên trong CLB. Mục đích em muốn tham gia CLB là muốn học hỏi, cống hiến một chút sức nhỏ vào việc tổ chức và giới thiệu, phổ biến với khách tham quan về các di tích lịch sử ở địa phương.


    Bản thân em là vốn một người khá hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, cộng với sự nhiệt huyết, muốn cống hiến, em có thể sẵn sàng dành thời gian của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.


    Hiện tại, bản thân em đang theo học ngành Văn học, cũng khá quen với những bài giới thiệu. Nếu được vào CLB, em có thể viết những bài giới thiệu, nội quy, lưu ý, hướng dẫn khách tham gia lễ hội. Em cũng từng tham gia khá nhiều CLB khác tại trường. Vì vậy, em có thể tự tin khẳng định em sẽ làm tốt những công việc mà ban chủ nhiệm CLB giao phó.


    Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương!


    Em xin chân thành cảm ơn BCN về sự quan tâm, đọc và xét duyệt!

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. 1. Tóm tắt nội dung bài học

    1.1. Đặt vấn đề

    • Trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống bạn phải viết một bài luận về bản thân, chia sẻ một trải nghiệm, viết bài luận để xin học bổng, viết thư giới thiệu để xin việc, viết đơn ứng cử vào một vị trí trong câu lạc bộ,…
    • Bài luận về bản thân là cơ hội để bạn thể hiện góc nhìn, cá tính và điểm mạnh của mình.

    1.2. Các yêu cầu của viết bài luận về bản thân

    • Xác định rõ luận đề của bài viết
    • Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân
    • Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua
    • Có giọng điệu riêng, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết, thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc

    1.3. Quy trình viết bài luận về bản thân

    Chuẩn bị viết

    • Huy động trải nghiệm: Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm ý tưởng cho bài viết bằng cách đặt câu hỏi như: Trải nghiệm nào trong cuộc sống là đáng nhớ và có ý nghĩa đối với tôi? Trải nghiệm đó giúp tôi nhận ra điều gì về bản thân và cuộc sống? Tôi đã thay đổi như thế nào sau trải nghiệm đó?
    • Suy nghĩ về bản thân: Quan niệm sống của bạn là gì, đầu là giá trị mà bạn muốn theo đuổi, thế mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
    • Hãy tóm tắt những thông tin đó dưới dạng các từ khoá

    Tìm ý, lập dàn ý

    • Từ những gợi ý ở phần Chuẩn bị viết, hãy xác định những ý cơ bản sẽ sử dụng
    • Một bài luận về bản thân thường có 3 phần với cấu trúc phổ biến như sau:

    + Mở bài: Nêu thông điệp chính của bài viết xuất phát từ những trải nghiệm thực tế của bản thân.


    + Thân bài: Tuỳ vào mục đích của bài luận về bản thân, bạn có thể triển khai phần thân bài theo nhiều cách khác nhau:

    • Thể hiện suy nghĩ về cuộc sống từ những sự kiện có thực mà mình đã trải qua
    • Làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân dựa trên những bằng chứng xác thực, đáng tin cậy

    + Kết bài: Nhắc lại những điểm chính trong bài viết, nêu lên suy ngẫm, bài học từ những trải nghiệm của bản thân, kêu gọi hành động, gợi mở suy nghĩ cho người đọc


    Viết

    • Lựa chọn văn phong: một bài luận về bản thân cần phải thể hiện rõ nét cá tính của người viết và gây ấn tượng với người đọc
    • Hình dung bạn đang đối thoại với độc giả, suy nghĩ về cảm xúc bạn muốn truyền tải để lựa chọn văn phong cho phù hợp
    • Có thể sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,… đề gia tăng sức hấp dẫn của bài viết

    Chỉnh sửa, hoàn thiện

    Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết theo các tiêu chí sau:

    • Bài viết đã thể hiện rõ quan điểm, phát hiện riêng của bạn về cuộc sống
    • Qua bài viết, người đọc có thể hình dung ra cụ thể câu chuyện của bạn
    • Bài viết đã được tổ chức một cách chặt chẽ, mạch lạc
    • Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu

    2. Soạn bài Viết bài luận về bản thân Ngữ văn 10 tập 2 Kết Nối Tri Thức

    Câu 1: Thông điệp của bài viết là gì
    Trả lời:

    Thông điệp của bài viết là tất cả mọi thứ sẽ biến mất khi bạn đối diện với cái chết, chỉ còn lại những gì quan trọng nhất và cách tốt nhất để tránh khỏi những cạm bẫy là hãy nghĩ rằng bạn sẽ mất đi thứ gì đó.


    Câu 2: Những yếu tố nào tạo nên sức thuyết phục của bài viết?

    Trả lời:

    Những yếu tố tạo nên sức thuyết phục của bài viết là yếu tố tự sự, biểu cảm và nghị luận. Người viết đã bày tỏ quan điểm của mình nhờ yếu tố tự sự, biểu cảm và phân tích nó qua yếu tố nghị luận.


    Câu 3: Những lời kể về các trải nghiệm cá nhân của tác giả đóng vai trò gì trong bài viết?

    Trả lời:

    Những lời kể về các trải nghiệm cá nhân của tác giả đóng vai trò rất quan trọng trong bài viết, nó là bằng chứng thực tế giúp quan điểm của tác giả có sức thuyết phục hơn với người đọc, và người đọc qua đó có thể tiếp cận thông điệp của bài viết dễ dàng hơn.

    Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

    Bài giảng Viết bài luận về bản thân


    3. Hướng dẫn luyện tập

    Câu hỏi: Viết bài luận về bản thân.

    Trả lời:

    Dàn ý

    Mở bài

    • Giới thiệu ngắn gọn, khái quát về quan điểm sống và những trải nghiệm của bản thân.
    • Cuộc sống quanh ta luôn tràn ngập những điều bất ngờ, đôi khi cái chúng ta nhìn thấy chưa chắc đã là sự thật, cái chúng ta tìm thấy chưa hẳn đã là kết quả cuối cùng. Sống thì phải tận hưởng, làm những gì mình thích, làm những thứ có ích và tìm đến hạnh phúc một cách tốt nhất.

    Thân bài

    Trải nghiệm của bản thân: sự lựa chọn đầu tiên trong đời.

    • Năm 8 tuổi, sau khi ông mất, tôi đã quyết định dọn đến ở cùng bà, làm bạn với bà cho đến tận bây giờ khi tôi đã trưởng thành, đã biết tự nhận thức và có suy nghĩ riêng.
    • Với mọi người, lựa chọn đó có thể chỉ là sự vui đùa của một đứa trẻ và không kéo dài lâu nhưng với tôi, nó là quyết định đầu tiên trong đời và là một sự lựa chọn đúng đắn nhất trong tất cả các lựa chọn về sau của tôi.

    => Lựa chọn đầu tiên trong đời không nhất thiết là một thứ gì đó to lớn, hay ở một thời điểm đã có suy nghĩ riêng, đơn giản chỉ là khi bạn muốn chọn, muốn làm mà thôi.

    Những lựa chọn của chúng ta chưa hẳn đã là cái chúng ta muốn nhưng nó có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn, tạo ra một tương lai đáng để chờ mong. Đôi khi số phận đưa chúng ta đến với những lựa chọn chúng ta không muốn nhưng lại mang đến nhiều điều không tưởng trong tương lai.

    • Lần lựa chọn thứ hai, chọn trường và khối ngành học -> định hướng tương lai.
    • Sự lựa chọn này không phải là lựa chọn như mong muốn, mà là lựa chọn của số phận -> người dư thừa trong quyết định này -> số phận dẫn lối tương lai.

    Kết bài

    • Khẳng định lại quan điểm, suy nghĩ của bản thân về cuộc sống.
    • Cuộc sống rất tuyệt vời nếu bạn biết sống và dám sống. Hãy thử “sống” như cách mình muốn, sống từ hôm nay, để sau này khi vốn thời gian của bạn cạn kiệt, bạn sẽ không phải hối tiếc vì chưa kịp làm quá nhiều điều, ngay cả những điều rất nhỏ nhoi và những điều rất lớn.

    Bài viết mẫu

    Cuộc sống quanh ta luôn tràn ngập những điều bất ngờ, đôi khi cái chúng ta nhìn thấy chưa chắc đã là sự thật, cái chúng ta tìm thấy chưa hẳn đã là kết quả cuối cùng. Sống thì phải tận hưởng, làm những gì mình thích, làm những thứ có ích và tìm đến hạnh phúc một cách tốt nhất. Tôi từng được nghe một câu nói rằng điều quan trọng không phải vị trí đứng mà là hướng đi. Câu nói ấy đã ảnh hưởng đến tôi và cũng là một trong những thứ thúc đẩy tôi đưa ra sự lựa chọn đầu tiên trong đời mình khi mới chỉ tám tuổi.


    Năm tôi tám tuổi, còn là một cô bé hồn nhiên và ngây thơ, là một năm với nhiều sự thay đổi trong gia đình tôi, năm mà người ông đáng quý của tôi ra đi. Hồi ấy với một đứa trẻ tám tuổi mà nói, tôi không thể nào hiểu hết được không khí đau buồn trong nhà, chỉ biết rằng ông bị bệnh phải đi xa mãi còn bà tôi sẽ sống một mình trong thời gian ông đi vắng. Nhìn ánh mắt đau buồn của mọi người, mái tóc đã chấm bạc và khuôn mặt mệt mỏi của bà, tôi đã nghĩ rằng nếu bà ở một mình thì sẽ rất buồn và cô đơn. Tôi không muốn bà thấy cô đơn vậy nên tôi đã nảy ra một suy nghĩ, một sự lụa chọn đã thay đổi cuộc đời tôi: tôi muốn chuyển đến sống cùng với bà. Lựa chọn sống với bà đồng nghĩa với việc xa bố mẹ, không thể sống cùng bố mẹ và với một đứa trẻ thì việc xa bố mẹ sẽ rất khó khăn nhưng tôi đã không hề do dự mà quyết định ở với bà. Khi ấy bố mẹ tôi và mọi người chỉ nghĩ đơn giản rằng tôi chỉ ở nhà bà vài ngày rồi sẽ chán và đòi về nhà với bố mẹ thôi nhưng cô bé ấy đã sống cùng bà cho đến khi vào đại học phải xa nhà. Đó là sự lựa chọn đầu tiên trong đời tôi và cũng là sự lựa chọn dẫn lối cho tương lai sau này của tôi.


    Cuộc sống chỉ tươi đẹp và hạnh phúc khi bạn tự hào vì lựa chọn của mình, cuộc sống hạnh phúc khi có sự sẻ chia. Sự chia sẻ và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời. Tôi giành tình yêu của mình cho người bà luôn chăm lo cho tôi, làm bạn với bà trong thời gian ông đi và cuộc sống của tôi tràn ngập niềm vui sau sự lựa chọn ấy. Lựa chọn đầu tiên trong đời không nhất thiết là một thứ gì đó to lớn, hay ở một thời điểm đã có suy nghĩ chín chắn, đơn giản chỉ là khi bạn muốn chọn, muốn làm mà thôi. Lựa chọn của bạn có thể không to lớn hay quan trọng nhưng chỉ cần bạn tự tin vào lựa chọn ấy thì nó là lựa chọn đúng và là con đường dẫn đến sự thành công.


    Những lựa chọn của chúng ta chưa hẳn đã là cái chúng ta muốn nhưng nó có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn, tạo ra một tương lai đáng để chờ mong. Đôi khi số phận đưa chúng ta đến với những lựa chọn chúng ta không muốn nhưng lại mang đến nhiều điều không tưởng trong tương lai. Sau lần đầu tiên đưa ra lựa chọn ấy, lần lựa chọn tiếp theo của tôi là lựa chọn thi vào trường cấp 3 ở huyện hay thi vào trường chuyên trên thành phố, thi vào trường chuyên thì tôi sẽ chuyển đến ở nhờ nhà dì tôi.


    Lần chọn trường này, cả gia đình tôi có rất nhiều ý kiến khác nhau và việc định hướng khối ngành học cũng cần phải quyết định cùng với chọn trường. Dựa theo thành tích học tập của tôi thì khối ngành xã hội sẽ ổn hơn khối tự nhiên, tôi khá trội môn ngoại ngữ – tiếng anh và học ở trường huyện sẽ an toàn hơn với tôi. Tuy vậy, bố tôi vẫn hi vọng tôi có thể đăng kí thi thử sức vào trường chuyên để đánh giá năng lực của mình. Cuối cùng, mọi người quyết định để tôi tham gia thi thử đầu vào, dù trượt hay đỗ thì cũng sẽ quay về trường huyện học tiếp, tôi cảm thấy đây không phải lựa chọn tôi mong muốn nhưng nó là lựa chọn mà số phận an bài cho tôi. Vì vậy mà tôi thuận theo số phận đi thi thử và tất nhiên là không đủ điểm để vào, tôi quay về học ở trường huyện, đăng kí lớp chuyên về xã hội.


    Số phận sẽ đưa ta đến với những sự lựa chọn đã được an bài dù nó không phải là lựa chọn chúng ta mong muốn. Bản thân tôi thích sự tự do và thuận theo số phận, lúc cần tiến tới thì phải bước tiếp, không cần thì có thể ngừng nghỉ để tận hưởng cuộc sống một cách có ý nghĩa. Cuộc sống rất tuyệt vời nếu bạn biết sống và dám sống. Hãy thử “sống” như cách mình muốn, sống từ hôm nay, để sau này khi vốn thời gian của bạn cạn kiệt, bạn sẽ không phải hối tiếc vì chưa kịp làm quá nhiều điều, ngay cả những điều rất nhỏ nhoi và những điều rất lớn. Lựa chọn để hoàn thiện cuộc sống, sống để tận hưởng và dù có mệt mỏi hay đau khổ thì hãy hướng về phía trước, đừng dừng lại để bỏ lỡ những điều đang đợi bạn ở phía trước.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy