Top 5 Bài soạn "Tính thống nhất về chủ đề của văn bản" hay nhất

Bình An 953 0 Báo lỗi

Văn bản cần có tính thống nhất để không bị lạc sang chủ đề khác. Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện: nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các ... xem thêm...

  1. Những nội dung cơ bản cần nắm

    1.1. Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề trung tâm, vấn đề cơ bản được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản.

    1.2. Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ nói tới chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản có liên hệ mật thiết với tính mạch lạc và tính liên kết. Một văn bản không mạch lạc, không liên kết thì văn bản đó không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.

    1.3. Để viết được hay hiểu được một văn bản, cần xác định rõ chủ đề của văn bản. Chủ đề của văn bản được thể hiện hoặc cần được tìm hiểu trong đề bài, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và ở các từ ngữ then chốt lặp đi lặp lại.


    A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

    I. Chủ đề của văn bản

    – Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

    – Theo đó, khái niệm đề tài giúp người đọc xác định: văn bản viết về cái gì? Còn khái niệm chủ đề giải đáp câu hỏi: Vấn đề cơ bản của văn bản là gì?

    Ví dụ: Chủ đề của bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: tình yêu gia đình và quê hương dào dạt trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận thời kháng chiến chống Mĩ.

    – Lưu ý: Cần phân biệt chuyện với chủ đề.

    Ví dụ: Bài “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê.

    + Chuyện của “Buổi học cuối cùng” là em bé Prăng kể lại buổi dạy học cuối cùng của thầy Ha-men ở vùng An-dát của nước Pháp bị Đức chiếm đóng.

    + Chủ đề của truyện là: Nỗi đau của nhân dân dưới ách thông trị của ngoại bang; biết yêu tiếng mẹ đẻ và yêu nước; biết giữ tiếng nói của dân tộc mình là nắm được chìa khoá để giải phóng, để giành lại tự do.

    Đại ý với chủ đề

    – Đại ý là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết; một đoạn, một phần của truyện. Một đoạn thơ, một tình tiết; một đoạn, một phần của truyện thì chưa hình thành được chủ đề.

    Ví dụ: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

    + Đại ý:

    Sáu câu thơ đầu: tả cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà.

    Bốn câu thơ cuối: nói lên nỗi buồn, cô đơn của nữ sĩ.

    + Chủ đề của bài thơ là: tâm trạng buồn, cô đơn của li khách khi bước tới Đèo Ngang trong ngày tàn.

    – Một tác phẩm có thể chỉ có một chủ đề, nhưng cũng có thể có nhiều chủ đề (đa chủ đề).

    Ví dụ:

    Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương có các chủ đề sau:

    + (1) Tự hào về một loại bánh ngon của dân tộc.

    + (2) Ca ngợi phẩm chất người phụ nữ Việt Nam (nhan sắc, thuỷ chung…).

    + (3) Cảm thông với thân phận ngươi phụ nữ trong xã hội cũ.

    Đọc lại văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và trả lời các câu hỏi:

    a) Trong văn bản “Tôi đi học”, tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường lần đầu tiên trong thời thơ ấu của mình. Sự hồi tưởng ấy gợi lên ấn tượng nao nức, khôn nguôi trong lòng tác giả.

    b) Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” là: những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.

    c) Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản nói tới.


    II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

    Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên

    - Nhan đề tác phẩm: Tôi đi học

    - Nhiều câu văn nhắc tới kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:

    + Hằng năm, cứ vào cuối thu…

    + Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy…

    + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

    b, Văn bản Tôi đi học là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về “cảm giác trong sáng” nảy nở trong buổi tựu trường đầu tiên.


    Câu 2 ( trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    - Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng in sâu vào trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời

    + Nao nức, quên thế nào được, tưng bừng, rộn rã, rụt rè, trang trọng, đứng đắn, âu yếm, non nớt, ngây thơ, ngập ngừng, thút thít…

    - Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn đi vào lớp (chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên)

    + Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,lần này tự nhiên thấy lạ

    + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, hôm nay tôi đi học

    + Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa

    + Cảm thấy mình trang trọng

    + Trước đó, trường đối với tôi là một nơi xa lạ

    + Cũng như tôi mấy cậu học trò bỡ ngỡ

    + Cảm thấy mình chơ vơ…


    Câu 3 ( trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đề thể hiện ý nghĩa của chủ đề văn


    III. Luyện tập

    Câu 1 (trang 12 sg Ngữ Văn 8 tập 1)

    - Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

    - Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ

    + Rừng cọ trập trùng

    - Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

    + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.

    - Kỉ niệm gắn bó với cây cọ

    + Căn nhà núp dưới lá cọ

    + Trường học khuất trong rừng cọ

    + Đi trong rừng cọ

    - Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ

    - Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ

    Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi

    b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi

    c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.


    Bài 2 ( trang 14 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    Bài tập này yêu cầu các em tìm ý sẽ làm cho bài viêt lạc đê trong bài văn chứng minh luận điểm: Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc.
    a) Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương đất nước thêm
    phong phú, sâu sắc.
    b) Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện.
    c) Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, về truyền thông tốt đẹp của ông cha ta.
    d) Văn chương giúp ta yêu cuộc sông, yêu cái đẹp.
    e) Văn chương nung nấu trong ta lòng căm thù bọn giặc cưóp nước, bọn bán nước và hun đúc ý chí quyết tâm hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
    Các ý làm cho bài viết lạc đề là: b, c, e.


    Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    a, Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang.

    b, Con đường đến trường trở nên kì lạ do lòng nhân vật “tôi” đang có sự thay đổi lớn.

    c, Mẹ âu yếm dắt tay “tôi” đi trên con đường làng dài và hẹp.

    d, Muốn thử sức mình tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự

    e, Sân trường rộng dày đặc cả người

    g, Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò

    h, Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

    Đọc lại văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi:

    Trả lời câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình. Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong gì trong lòng tác giả?

    Trả lời:

    Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc trong buổi tựu trường đầu tiên của bản thân mình. Sự hồi tưởng ấy gợi lên những kỉ niệm nao nức khôn nguôi về con đường tới trường, trường Mĩ Lí, lớp học, ông đốc, thầy cô, bạn mới.


    Trả lời câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Nội dung câu trả lời trên chính là chủ đề của văn bản. Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này.

    Trả lời:

    Chủ đề văn bản: Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên

    Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản hướng tới và thể hiện.


    Trả lời câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Từ các nhận thức trên, em hãy cho biết: chủ đề của văn bản là gì?

    Trả lời:

    Chủ đề của văn bản bản chính là đối tượng mà văn bản đề cập và thể hiện


    II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

    Trả lời câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Căn cứ vào đâu em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên.

    Trả lời:

    Em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi đầu tiên đến trường là nhờ căn cứ vào nhan đề Tôi đi học, nhan đề đó khiến ta dự đoán văn bản nói về chuyện Tôi đi học.

    Ngoài ra các từ tôi, các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp lại nhiều lần.

    Các câu trong bài đều nhắc đến kỉ niệm cúa buổi tựu trường đầu tiên.

    - Hôm nay tôi đi học.

    - Hằng năm vào cuối thu... lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man cùa buổi tựu trường.

    - Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy.

    - Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng.

    - Tôi bặm tay ghì thật chặt nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất...


    Trả lời câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật trong buổi tựu trường ấy.

    Trả lời:

    Văn bản Tôi đi học tập trung tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” và buổi đến trường đầu tiên trong đời bằng nhiều chi tiết nghệ thuật khác nhau:

    - Trên đường đến trường là cảm nhận thấy lạ, cảnh vật đều thay đổi dù con đường đã quen đi lại lắm lần. Cả hành vi của mình cũng thay đổi: đi học, cố làm như một học sinh thật sự không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa.

    - Trên sân trường là cảm nhận về sự cao ráo sạch sẽ của ngôi trường xinh xắn oai nghiêm như: đình làng, sân rộng, mình cao hơn. "lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Khi xếp hàng vào lớp là cảm giác bỡ ngỡ, lúng túng: đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa. Dám đi từng bước nhẹ, muốn bay, nhưng còn ngập ngừng lo sợ, tự thấy nặng nề một cách lạ, nức nở khóc theo.

    - Trong lớp học, là cảm giác xa mẹ. Trước đây, có thể đi chơi cả ngày, cũng không thấy xa nhà, xa mẹ chút nào hết. Giờ đây, mới bước vào lớp đã thấy xa mẹ, nhớ nhà.

    Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi vài buổi tựu trường đầu tiên.

    Các chi tiết nghệ thuật, các phương tiện ngôn từ trong văn bản đầu tập trung khắc họa, tô đậm cảm giác này.


    Trả lời câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Từ việc phân tích trên hãy cho biết: thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó.

    Trả lời:

    Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đề thể hiện ý nghĩa của chủ đề văn


    III. LUYỆN TẬP
    Trả lời câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Rừng cọ quê tôi (trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 1).

    a. Cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào và về vấn đề gì? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự nào? Theo em, có thể thay đổi trình tự sắp xếp này được không? Vì sao?

    b. Nêu chủ đề của văn bản trên

    c. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó

    Lời giải chi tiết:

    a, - Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

    - Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ

    + Rừng cọ trập trùng

    - Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

    + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.

    - Kỉ niệm gắn bó với cây cọ

    + Căn nhà núp dưới lá cọ

    + Trường học khuất trong rừng cọ

    + Đi trong rừng cọ

    - Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ

    - Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ

    Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi

    b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi

    c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.


    Trả lời câu 2 (trang 13 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Một bạn dự định viết những ý sau trong bài văn chứng minh luận điểm “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc”:

    a) Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương đất nước thêm phong phú, sâu sắc.

    b) Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện.

    c) Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, về truyền thống tốt đẹo của ông cha ta.

    d) Văn chương giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp.

    e) Văn chương nung nấu trong ta lòng căm thù bọn giặc cướp nước, bọn bán nước và hun đúc ý chí quyết tâm hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

    Hãy trao đổi theo nhóm xem ý nào sẽ làm cho bài viết lạc đề.

    Lời giải chi tiết:

    Ý có khả năng làm bài viết không bảo đảm tính thống nhất về chủ đề là: b và d.


    Trả lời câu 3 (trang 13 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn triển khai những ý sau.

    a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

    b) Con đường đến trường trở nên lạ.

    c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường.

    d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự.

    e) Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn.

    g) Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp.

    h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò.

    Hãy thảo luận cùng bạn để bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý thật sát với yêu cầu của đề bài.

    Lời giải chi tiết:

    Có thể bố sung điều chỉnh lại như sau:

    a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

    b) Cảm thấy con đường “đi lại lắm lần” tự nhiên cũng thấy lạ, nhiều cảnh vật thay dổi.

    c) Muốn cố gắng tự mang sách vở như một học trò thực sự.

    d) Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cùng có nhiều biển đổi.

    e) Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Kiến thức cơ bản

    • Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

    • Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

    • Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.

    Hướng dẫn soạn bài tính thống nhất về chủ đề của văn bản chi tiết.


    Chủ đề của văn bản

    Đọc lại văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi:

    1 - Trang 12 SGK

    Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình. Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong gì trong lòng tác giả?

    Trả lời

    Trong văn bản Tôi đi học, tác giả đã nhớ lại kỉ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu của mình buổi tựu trường đầu tiên. Buổi tựu trường ấy đã để lại trong lòng tác giả những rung động thiết tha, những cảm xúc sâu sắc, khó quên


    2 - Trang 12 SGK

    Nội dung câu trả lời trên chính là chủ đề của văn bản. Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này.

    Trả lời

    Chủ đề của truyện ngắn “Tôi đi học”: truyện đã tái hiện lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của một chú bé lần đầu tiên trong đời được mẹ đưa đến trường. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương thiết tha, nhẹ nhàng, êm ả, lòng yêu mến tuổi thơ.


    3 - Trang 12 SGK

    Từ các nhận thức trên, em hãy cho biết: chủ đề của văn bản là gì?

    Trả lời

    Chủ đề văn bản chính là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.


    Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

    Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn vần… là xương thịt của tác phẩm thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, của truyện. Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản thì khó hình dung được chủ đề, tính tư tưởng của tác phẩm. Các chi tiết bộ phận của tác phẩm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chủ đề.
    Tính thông nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản, phân biệt văn bản vối những câu hỗn độn, nó thể hiện trên hai bình diện:
    – Về nội dung: văn bản cần phải xác định đề tài (đối tượng phản ánh), có chủ định của người tạo lập (bày tỏ ý kiến, quan niệm, cảm xúc… nhằm tác động đến nhận thức, hành động và tình cảm của người đọc).
    – Về cấu trúc hình thức: tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện qua nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thưòng lặp đi lặp lại.
    Ví dụ: Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, từ nhan đề đến cốt truyện, các tình tiêt đều mang tính liên kết chặt chẽ:
    + Thành và Thuỷ đau khổ khóc suốt đêm.
    + Sáng sớm, Thành đau buồn đi ra vườn ngồi một mình thì em gái theo ra.
    + Hai anh em chia đồ chơi.
    + Thành dẫn Thuỷ về trường cũ, chào giã biệt cô giáo Tâm và các bạn lớp 4B.
    + Trước lúc lên xe, Thuỷ để lại cho anh trai cả hai con búp bê… Thành nhìn theo bóng em gái rồi khóc.
    Như vậy, những con búp bê ngây thơ, ngộ nghĩnh không biết nỗi buồn phải chia tay. Chính cuộc chia tay của bố mẹ đã dẫn đến cuộc chia tay của con cái, của bạn bè và dẫn đến cuộc chia tay của búp bê.
    Trong thực tế, Thành và Thuỷ đã không để cho búp bê phải chia tay. Điều đó nói lên nguyện vọng mãi mãi ở bên nhau của các em. Đó là điều khiến cho các bậc cha mẹ phải suy nghĩ.
    Gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các em nhỏ. Hãy giữ gìn hạnh phúc gia đình, đừng bao giờ để gia đình tan võ, khiến cho người lốn chia tay và kéo theo bao cuộc chia tay đau đớn của các em nhỏ ngây thơ, hiền lành, vô tội.
    Qua đó, ta rút ra chủ đề của truyện là:
    + Sự đau khổ của các em nhỏ trước bi kịch gia đình (cha mẹ bỏ nhau).
    + Tình thương yêu của anh em, của bạn bè.
    Đọc lại văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và trả lòi câu hỏi:
    a) Để có thể biết được văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên, căn cứ vào:
    – Nhan đề: “Tôi đi học”.
    – Các từ ngữ và các câu trong văn bản viết về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên trong đời, như:
    + Hăng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những
    đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mđn man của buổi tựu trường.
    + Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
    + Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
    b) Văn bản “Tôi đi học” tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên:
    – Các từ ngừ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật tôi suốt cuộc đòi:
    + Hằng năm…, lòng tôi lại náo nức…
    + Tôi quên thế nào được…
    + Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ… lòng tôi, lại tưng bừng rộn rã
    – Các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn vào lớp là:
    + Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần/ lần này tự nhiên thấy lạ.
    + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
    + Tôi không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa.
    + Trong chiếc áo vải dù đen, dài, tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
    + Trước đó mấy hôm… tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ… Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại khác… trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm.
    + Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
    + Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi… cảm thấy minh chơ vơ…
    c) Từ việc phân tích trên, có thể hiểu.
    – Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là sự thế hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời, hay lạc sang chủ đề khác.
    – Để đảm bảo tính thông nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, các câu trong văn bản đều thể hiện chủ đề.


    Luyện tập

    1 - Trang 13 SGK

    Phân tích tính thông nhất về chủ đề của văn bản (Rừng cọ Quê Tôi) theo những yêu cầu (...)

    Gợi ý

    a) Đối tượng mà văn bản đề cập đến đó là rừng cọ ở quê hương. Vấn đề tác giả muốn nói tới: vẻ đẹp của rừng cọ, và sự gắn bó của rừng cọ đối với cuộc sống con người.

    - Văn bản gồm có ba phần:

    + Phần mở bài (câu đầu tiên): Niềm tự hào về rừng cọ

    + Phần thân bài (ba đoạn tiếp theo):

    • Đoạn 1: Vẻ đẹp của cây cọ

    • Đoạn 2: Sự gắn bó của tác giả với cây cọ

    • Đoạn 3: Sự gắn bó của cây cọ với cuộc sống của người dân sông Thao.

    + Phần kết bài (còn lại): Tình cảm gắn bó của người dân sống Thao với rừng cọ.

    - Trình tự trên của văn bản là không thể thay đổi vì đó là một trình tự mạch lạc, hợp lí, chặt chẽ.


    2 - Trang 13 SGK

    Một bạn dự định viết những ý sau trong bài văn chứng minh luận điểm “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc”:

    (...)

    Hãy trao dổi theo nhóm xem ý nào sẽ làm cho bài viết lạc đề.

    Trả lời

    Dàn ý của bạn làm gồm có:

    a) Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương đất nước thêm phong phú, sâu sắc.

    b) Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện.

    c) Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, về truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

    d) Văn chương giúp ta yêu cuộc sống yêu cái đẹp.

    e) Văn chương nung nấu trong ta lòng căm thù bọn giặc cướp nước; bọn bán nước và hun đúc ý chí quyết tâm hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

    Ta thấy ý (b) và (e) là không hợp lí vì:

    - Yêu cầu cần chứng minh là tác dụng của văn chương trong việc bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.

    - Ý (b) thiên về đặc trưng của ngôn ngữ văn chương.

    - Ý (e) xa đề, nó biểu hiện một ý khác.


    3 - Trang 13 SGK

    Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn triển khai những ý sau

    (....)

    Hãy thảo luận cùng bạn để bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý thật sát với yêu cầu của đề bài.

    Trả lời

    Dàn ý của bạn gồm có:

    a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

    b) Con đường đến trường trở nên lạ.

    c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường.

    d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thật sự.

    e) Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn.

    g) Sợ hãi chơ vơ trong hàng người bước vào lớp.

    h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến tiếp đón học trò.

    Nhận xét:

    - Hệ thống dàn ý của bạn chưa phản ánh được thật chính xác diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi.

    - Một số ý chưa hợp lí ý (c) và ý (h) không thể hiện diễn biến tâm trạng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Câu 1. Ý nào sau đây nêu đúng nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học?

    A. Miêu tả quang cảnh của ngày đầu tiên đi học

    B. Miêu tả tình cảm thầy trò trong ngày khai trường

    C. Thể hiện tâm trạng vui sướng, tự hào của nhân vật “tôi” khi nghĩ về mái trường cũ

    D. Thể hiện tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của cậu học trò trong ngày đầu tiên đi học

    Trả lời:

    Đọc lại văn bản Tôi đi học xác định đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt, từ đó lựa chọn phương án trả lời phù hợp.


    Câu 2. Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi :

    A. Chỉ nói tới một đối tượng duy nhất

    B. Chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác

    C. Thể hiện được thái độ và tình cảm với đối tượng được nói tới

    D. Chỉ nói tới một đối tượng hoặc các đối tượng có liên quan mật thiết vớĩ nhau

    Trả lời:

    Đọc lại phần Ghi nhớ trong SGK để nắm được khi nào văn bản có tính thống nhất và chọn phương án trả lời phù hợp.


    Câu 3. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản sau theo những yêu cầu bên dưới.

    RỪNG CỌ QUÊ TÔI

    Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ chập chùng. Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trog rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

    Quê tôi có câu hát:

    Dù ai đi ngược về xuôiCơm nắm lá cọ là người sông Thao.

    Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.

    (Nguyễn Thái Vận)

    a) Cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào và viết về vấn đề gì? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự nào? Theo em, có thể thay đổi trình tự sắp xếp này được không? Vì sao?b) Nêu chủ đề của văn bản trên.c) Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó.d) Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản.

    Trả lời:

    Để phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản, em cần làm rõ một số ý chính sau :

    - Văn bản Rừng cọ quê tôi có đốì tượng xác định, tức là cả bài văn tập trung nói về một đối tượng hoặc một số đối tượng nhưng có liên quan mật thiết với nhau (thống nhất về mặt đề tài).

    Căn cứ để chứng minh tính thống nhất về đề tài thể hiện ở nhan đề văn bản, hệ thống từ ngữ chủ đề về rừng cọ, các ý của bài cũng xoay quanh đối tượng rừng cọ.

    - Các ý trong bài được phân tách rành mạch và sắp xếp hợp lí. Tìm bố cục ba phần của văn bản và những nội dung chính được trình bày trong phần thân bài, phân tích sự hợp lí của sự sắp xếp ấy.

    - Phân tích để chứng tỏ toàn văn bản tập trung thể hiện sự gắn bó và tình cảm yêu thương của người dân sông Thao với rừng cọ quê hương mình.


    Câu 4. Hãy phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản sau:

    NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

    Ngày 16 - 7 - 1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, Chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100.000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.

    Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-da-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát chết. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em lặng lẽ gâp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giây đến cho Xa-da-cô. Nhưng Xa-da-cô chết khi em mới gấp xong 644 con.

    Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ : “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”.

    (Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)

    Trả lời:

    Tham khảo cách làm của bài tập 3.


    Câu 5.

    Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học, có bạn dự định triển khai một số ý sau:

    a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang;

    b) Con đường đến trường trở nên lạ;

    c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường;

    d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự;

    e) Sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao hơn;

    g) Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp;

    h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón học trò.

    Theo em, có cần phải điều chỉnh các từ ngữ, các ý cho sát với yêu cầu đề bài không? Nếu có, hãy lựa chọn, bổ sung, điều chỉnh lại.

    Trả lời:

    Đề bài đặt ra yêu cầu : Phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học. Như vậy, hãy xét xem các nội dung nêu ra đã phục vụ cho mục đích cần phân tích chưa, các nội dung đó được sắp xếp đã phản ánh diễn biến tâm trạng của nhân vật chưa.

    Cách triển khai nội dung của bạn ấy chưa bảo đảm tính thống nhất về chủ đề : nhiều nội dung khai thác chưa đúng hướng, tạo cảm giác xa đề (b, c, e, h).

    Có thể tham khảo cách sắp xếp và trình bày sau đây :

    a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thây các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang nhớ lại kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường:

    b) Cảm thấy con đường đến trường vốn quen thuộc bỗng trở nên mới lạ, muốn cố gắng bắt chước các bạn lớn làm một học trò thực thụ.

    c) Cảm thấy ngôi trường vốn không xa lạ cũng thay đổi : "sân nó rộng, mình nó cao hơn".

    d) Cảm giác sợ hãi lần đầu tiên xa mẹ, hoà lẫn vào đoàn người bước vào lớp.

    e) Cảm giác về quan hệ bạn bè ; hình ảnh niềm nở, nghiêm trang của ông đốc, của thầy giáo trẻ.

    6. Sau đây là một số câu lấy từ hai đoạn văn khác nhau được cố tình sắp xếp một cách lộn xộn. Hãy sắp xếp lại thành hai đoạn văn bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.

    a) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

    b) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

    c) Chủng ta không thể nói tiếng Việt ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

    d) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

    e) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

    g) Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp ; đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói.

    h) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

    i) Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn.

    k) Bổn phận của chúng ta là làm sao cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

    Trả lời:

    Để tạo thành một đoạn văn (văn bản nhỏ) cần bảo đảm tính thông nhất về chủ đề. Muốn vậy, các câu trong đoạn văn cần tập trung nói về một đôi tượng xác định, được sắp xếp hợp lí. Cách lạm bài này như sau :

    - Xếp các câu thành hai nhóm : một nhóm nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta, một nhóm nói về vẻ đẹp của tiếng Việt.

    - Sắp xếp các câu cùng nhóm thành một đoạn văn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    Chủ đề của văn bản là gì?
    Để hiểu thế nào là chủ đề của văn bản, hãy đọc lại văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh để tìm hiểu những vấn đề sau:

    a) Trong văn bản, tác giả đã kể lại những gì của thời thơ ấu?
    b) Tác giả đã thể hiện tình cảm của mình như thế nào khi sống trong những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên?
    Gợi ý:

    – Tác giả nhớ và kể lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên tựu trường: trên đường mẹ đưa đến trường, ở trường, ông đốc gọi tên, xếp hàng đi vào lớp, bài học đầu tiên.

    – Tác giả bày tỏ cảm xúc nao nức khi nhớ về buổi tựu trường đầu tiên; khi nhớ lại những kỉ niệm trong buổi đầu tiên đến trường ấy, tác giả sống với những tình cảm ấu thơ: sự thay đổi, cảm giác lớn lên, lạ lẫm khi đến trường, sợ sệt, rụt rè khi ông đốc gọi tên, xếp hàng, cảm giác thân quen, gần gũi với bạn, với thầy trong bài buổi học đầu tiên.

    c) Hai nội dung trên chính là chủ đề của văn bản Tôi đi học, vậy chủ đề của văn bản này là gì?
    Gợi ý: Chủ đề của văn bản không chỉ là những sự việc mà tác giả kể lại. Như trong văn bảnTôi đi học, ta thấy tình cảm, cảm xúc cũng là một bộ phận quan trọng của chủ đề văn bản. Như vậy, có thể phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học là: kể lại những sự việc trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.

    d) Từ việc tìm hiểu chủ đề của văn bản trên, em hiểu thế nào là chủ đề của một văn bản?
    Gợi ý: Có thể hiểu chủ đề của một văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản ấy biểu đạt.


    Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
    a) Tại sao có thể nói văn bản Tôi đi học đảm bảo sự thống nhất về chủ đề?
    Gợi ý: Một văn bản nào đó được xem là đảm bảo tính thống nhất chủ đề khi nó chỉ biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

    b) Chủ đề của văn bản Tôi đi học là: kể lại những sự việc trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.
    – Căn cứ vào đâu để nói văn bản này kể về những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?

    Gợi ý:

    – Chú ý nhan đề(Tôi đi học), các từ ngữ (kỉ niệm, buổi tựu trường, lần đầu tiên đi đến trường, sách vở, bút thước, trường Mĩ Lí, học trò, thầy, lớp, hồi trống, ông đốc trường, lớp năm,sắp hàng, bàn ghế, phấn, bảng đen, đánh vần, bài viết tập, …), các câu (“Hằng năm… nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”, “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp.”, “Trước sân trường làng Mĩ Lí … vui tươi và sáng sủa.”, “Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mới đến đứng trước lớp ba.”, “Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm.”, “Một mùi hương lạ xông lên trong lớp.”, “Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh lên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn…” thể hiện chủ đề của văn bản;

    – Dựa vào đâu để xác định rằng qua những sự việc trong buổi tựu trường đầu tiên, tác giả bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên?

    Gợi ý: Chú ý các từ ngữ, chi tiết nêu bật ấn tượng sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên; cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn đi vào lớp và trong buổi học đầu tiên:

    + nao nức, mơn man, những cảm giác trong sáng ấy, tưng bừng rộn rã,…

    + trang trọng, đứng đắn, lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ, ngập ngừng e sợ, rụt rè, chơ vơ, vụng về lúng túng, run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp, như thấy quả tim tôi ngừng đập, giật mình và lúng túng, nặng nề một cách lạ, thấy xa mẹ, …

    + Chi tiết đánh rơi vở; con đường quen nhưng tự nhiên lại thấy lạ; cảm nhận khác nhau về ngôi trước buổi tựu trường và trong buổi tựu trường; khóc nức nở khi ông đốc trường gọi tên; hình ảnh con chim con; …


    RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
    RỪNG CỌ QUÊ TÔI

    Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.

    Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.

    Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.

    Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều trăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

    Quê tôi có câu hát:

    Dù ai đi ngược về xuôi

    Cơm nắm là cọ là người sông Thao.

    Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.

    (Nguyễn Thái Vận)


    Câu 1. Hãy cho biết chủ đề của văn bản trên là gì.
    Bài tập này yêu cầu các em phân tích tính thông nhất về chủ đề của văn bản “Rừng cọ quê tôi’ của Nguyễn Thái Vận.
    a) Văn bản “Rừng cọ quê tôi” viết về:
    – Đối tượng: rừng cọ ở quê của tác giả.
    – Vấn đề: nỗi nhớ rừng cọ của tác giả.
    Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo thứ tự:
    – Nêu một ý khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ.
    – Miêu tả hình dáng cây cọ.
    – Kỉ niệm gắn bó với cây cọ.
    – Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ.
    – Khẳng định nỗi nhớ về rừng cọ.
    Trật tự sắp xếp cấu trúc như trên là hợp lí, không thể thay đổi.
    b) Chủ đề của văn bản “Rừng cọ quê tôi” là:
    – Rừng cọ là vẻ đẹp của vùng sông Thao.
    – Tình yêu mến quê nhà của người sông Thao.
    c) Chủ đề trên được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sông của người dân. Điều này thấy rõ qua nhan đề và bố cục ba phần của văn bản.
    – Nhan đề: “Rừng cọ quê tôi” được đặt theo hướng nêu đề tài.
    – Mở bài: Chẳng có nơi… rừng cọ trập trùng: tác giả đã tự hào giới thiệu cảnh rừng cọ trập trùng là vẻ đẹp sông Thao quê mình, không có nơi nào đẹp bằng.
    – Thân bài: Thân cọ vút… vừa béo vừa bùi: tác giả tập trung miêu tả về rừng cọ và sự gắn bó, tình cảm yêu thương của người dân sông Thao với rừng cọ quê mình.
    + Đoạn 1: Thân cọ vút thẳng… bóng chim đậu: miêu tả hình dáng cây cọ.
    (+1) Thân cọ vút thẳng lên trời rất dẻo dai gió bão không thể quật ngã.
    (+2) Búp cọ vuốt dàỉ như thanh kiếm sắc vung lên.
    (+3) Cây non vừa trồi lá đã xoà sát mặt đất.
    (+4) Lá cọ tròn xoe, như một rừng tay vẫy gọi.
    (+5) Mùa xuân chim chóc đậu kín rừng cọ
    Tất cả các chi tiết: thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ, rừng cọ mùa xuân đều cho thấy rừng cọ rất đẹp, cây cọ có một sức sông vô cùng dẻo dai, mạnh mẽ.
    + Đoạn 2 và đoạn 3: Cần nhà tôi… vừa béo bừa bùi: Sự gắn bó của cây cọ với cuộc sống của tác giả.
    Trong đó: Đoạn 2: “Căn nhà tôi ở mép… chẳng ướt đầu” nói về rừng cọ với tuổi thơ của tác giả:
    (+j) Căn nhà núp dưới rừng cọ.
    (+2) Ngôi trường khuất trong rừng cọ.
    (+3) Con đường đi học trong rừng cọ.
    (+4) Ngày nắng, ngày mưa có bóng cọ che đầu.
    + Đoạn 3: Cuộc sống quê tôi… vừa béo vừa bùi nói về rừng cọ gắn bó với đời sống vật chất của người dân sông Thao.
    (+1) Cha làm chổi cọ.
    (+2) Mẹ lấy mành cọ đựng hạt giống
    (+3) Chị đan nón cọ, làn cọ để xuất khẩu.
    (+4) Trẻ chăn trâu nhặt trái cọ đem về ăn vừa béo vừa bùi.
    – Kết bài: Quê tôi… quê mình: Tác giả nhắc lại câu hát… Cơm nắm lá cọ là người sông Thao rồi khẳng định tình yêu thuỷ chung đối vối làng xóm quê hương, đôi với rừng cọ quê mình.
    Kết luận này phù hợp với nội dung nêu ở phần đầu “… sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng”.
    d) Các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản:
    * Rừng cọ quê tôi.
    – Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
    – Thân cọ.
    – Búp cọ.
    – Lá cọ.
    – Người sông Thao đi đâu rồi củng nhớ về rừng cọ quê mình.


    Câu 2. Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản.
    Gợi ý:

    – Các từ ngữ: rừng cọ, cây cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, chổi cọ, nón lá cọ,mành cọ, làn cọ, trái cọ,…

    – Các câu: “Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.”, “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.”


    Câu 3. Để triển khai chủ đề, các đoạn văn trong văn bản đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự nào? Thứ tự ấy có ý nghĩa ra sao? Có thể thay đổi trật tự sắp xếp này không? Vì sao?
    Gợi ý:

    – Đối tượng và vấn đề của văn bản:

    + Đối tượng: rừng cọ quê tôi;

    + Vấn đề: sự gắn bó giữa cuộc sống người dân sông Thao với rừng cọ.

    – Miêu tả rừng cọ trước sau đó mới nói đến sự gắn bó giữa cuộc sống người dân sông Thao với rừng cọ là một trật tự hợp lí; vì: phải miêu tả cho người đọc biết trước đối tượng (rừng cọ) như thế nào để từ đó nhận thấy mối gắn bó bền chặt của con người miền đất sông Thao với cây cọ.


    Câu 4. Trong các ý dưới đây, ý nào phù hợp với chủ đề: “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc.”.
    a) Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương đất nước thêm phong phú, sâu sắc;
    b) Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện;
    c) Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, về truyền thống tốt đẹp của ông cha ta;
    d) Văn chương giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp;
    e) Văn chương nung nấu trong ta lòng căm thù bọn giặc cướp nước, bọn bán nước và hun đúc ý chí quyết tâm hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
    Gợi ý: (a), (c)

    Làm cho tình yêu quê hương đất nước thêm phong phú và sâu sắc là một trong những đặc điểm trong chức năng tác động của văn chương; bên cạnh đặc điểm này, văn chương còn mang nhiều đặc điểm khác nữa về nội dung cũng như hình thức thể hiện. Sẽ không đảm bảo tính thống nhất chủ đề nếu chúng ta triển khai các ý (b), (d), (e) khi tạo lập văn bản với chủ đề “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc.”.


    Câu 5. Có bạn dự định triển khai phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học bằng những ý sau:
    a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang;
    b) Con đường đến trường trở nên lạ;
    c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường;
    d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự;
    e) Sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao hơn;
    g) Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp;
    h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón học trò.
    Theo em, có cần phải điều chỉnh các từ ngữ, các ý cho sát với yêu cầu đề bài không? Nếu có, hãy lựa chọn, bổ sung, điều chỉnh lại.

    Gợi ý:

    – Trong các ý trên, có ý nào lạc chủ đề mà đề bài nêu ra không?

    – Các từ ngữ trong các ý được lựa chọn để triển khai đã chính xác, phù hợp với chủ đề chưa?

    – Hãy sắp xếp lại trình tự các ý cho đúng với diễn biến của các sự việc trong văn bản Tôi đi học.

    Lưu ý: Các ý không phù hợp với chủ đề được nêu ra trong đề bài là (c), (g); Chủ thể của các cảm xúc là “tôi” – nhân vật của câu chuyện được kể trong văn bản Tôi đi học, chứ không phải của “tôi” – người phân tích; Cần điều chỉnh cách diễn đạt ý, chẳng hạn:

    – Con đường vốn quen thuộc nhưng “tôi” lại cảm thấy lạ trong buổi đầu tiên đến trường;

    – “Tôi” cảm thấy sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao hơn;

    – Điều chỉnh ý (h): “Tôi” thấy gần gũi, mến yêu lớp học, thầy giáo và các bạn.


    Câu 6. Qua các bài tập đã làm ở trên, theo em khi viết một văn bản cần chý ý những gì để đảm bảo tính thống nhất chủ đề?
    Gợi ý:

    – Phải xác định rõ đối tượng và vấn đề của văn bản sẽ tạo lập;

    – Khi lập ý, phải chú ý lựa chọn ý cho tập trung, sát với chủ đề và sắp xếp dàn ý theo trình tự trước sau thích hợp;

    – Cân nhắc các từ ngữ, câu thể hiện rõ chủ đề;

    – Dựng các đoạn, phần của bài văn cho thống nhất, làm nổi bật chủ đề chính.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy