Top 6 Bài soạn Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh) (Ngữ Văn 11) hay nhất

Thai Ha 26 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh), học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng ... xem thêm...

  1. Bố cục

    - Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): khái quát chung về phong cảnh Hương Sơn

    - Đoạn 2 (10 câu tiếp): vẻ đẹp cảnh Hương Sơn

    - Đoạn 3 (còn lại): cảm xúc của nhà thơ về Hương Sơn


    Câu 1 (Trang 51 sgk Ngữ văn 11 tập 1)

    - Tác giả có cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến chùa Hương, thể hiện qua câu “Bầu trời cảnh Bụt”

    + Không gian của núi non, sông nước, mây trời

    + Cái thú của việc tới Hương Sơn là sự ao ước của nhiều nhà thơ trong đó có tác giả

    + Cảnh vật thiên nhiên cũng là cảnh tôn giáo

    + Lòng ngưỡng mộ với cảnh Phật là cảm nhận tinh tế của một nhà thơ

    + Giọng thơ khoan thai, nhẹ nhàng như ru, như mời mọc

    + Tâm hồn thi sĩ như bâng khuâng, lảng bảng trong tĩnh tại của tâm linh mà vẫn tỉnh táo lạ thường

    ⇒ Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp thiên nhiên, cảm hứng tôn giáo với tinh thần yêu nước của quê hương, đất nước qua đó thể hiện sự tài hoa của tác giả


    Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn 11 tập 1)

    Nhà thơ cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi tiếng chuông chùa:

    + Du khách từ cái thế giới đầy biến động ngoài kia dường như giác ngộ

    + Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình

    + Tất cả dường như rũ bỏ những muộn phiền trần gian để hòa với không khí linh thiêng chốn Phật đường

    + Sinh khí Hương Sơn vô hình hiện hữu trong tất cả sự vật

    ⇒ Tác giả nắm bắt được tinh thần, thần tình


    Câu 3 (Trang 51 sgk Ngữ văn 11 tập 1)

    Cách miêu tả của nhà thơ làm cho cảnh vật trở nên có hồn, phảng phất không khí thần tiên, thoát khỏi những thứ phàm tục trốn hồng trần:

    + Bức tranh Hương Sơn vẫn đẹp và trở nên thơ mộng vô cùng: cảnh Hương Sơn “nhác trông như gấm dệt”

    + Những câu thơ rất mực trong sáng, đó là sản phẩm thẩm mĩ cao độ

    ⇒ Tác giả yêu cảnh vật thiên nhiên cũng chính là cách thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Bố cục

    Phần 1 (bốn câu đầu): Tâm tình của tác giả khi vừa đặt chân đến Hương Sơn.

    Phần 2 (mười câu tiếp): Khung cảnh Hương Sơn qua con mắt của nhà thơ.

    Phần 3 (năm câu còn lại): Suy nghĩ, quan niệm của tác giả về cuộc đời, về con người, đất nước.


    Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    + Bầu trời cảnh Bụt: Bầu trời – chỉ bao quát khung cảnh Hương Sơn; cảnh Bụt – Khung cảnh đẹp đẽ, thoát tục, gần với cõi của Bụt của tiên.

    + Câu thơ gợi cảm hứng ngợi ca, trữ tình, thiên về tâm linh cho bài hát nói.

    + Không khí tâm linh thể hiện:

    → chim cúng trái, cá nghe kinh

    → tiếng chày kình

    → những di tích: suối Giải Oan, hang Phật Tích


    Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa:

    + Xem thiên nhiên là cõi mộng đẹp.

    + Thiên nhiên như là chốn để nương náu tâm hồn, xa lánh bụi trần, thế tục.


    Câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Nghệ thuật tả cảnh:

    + Không gian: đậm màu sắc tâm linh, không gian như cõi tiên, tác giả sử dụng phép so sánh, nhân hóa.

    + Màu sắc: bao phủ không gian là sắc trắng của trời, của nước, của mây, nổi lên giữa nền trắng ấy là những đá ngũ sắc long lanh rực sáng.

    + Âm thanh: lấy động tả tĩnh, tiếng chày kình vang lên càng làm bật nổi sự yên tĩnh, bình yên của không gian Hương Sơn.


    Ý nghĩa

    Bài ca phong cảnh Hương Sơn bộc lộ tình cảm của nhà thơ trước phong cảnh Hương Sơn (chùa Hương) đồng thời thể hiện ngòi bút nghệ thuật đặc sắc của tác giả, đặc biệt là trong việc miêu tả không gian, màu sắc và âm thanh.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

    1. Tác giả: Chu Mạnh Trinh (1862- 1905)

    - Quê quán: làng Phú Thị - Đông Yên phủ Khoái Châu nay thuộc huyện Văn Giang Hưng Yên.

    - Không chỉ giỏi về thơ mà còn là một nhà kiến trúc nổi tiếng.

    2. Về tác phẩm

    - Đây là một trong ba bài thơ ông viết về Hương Sơn vào dịp ông đứng trông coi trùng tu, tôn tạo quần thể danh thắng nơi đây.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Bố cục

    - Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): khái quát chung về phong cảnh Hương Sơn

    - Đoạn 2 (10 câu tiếp): vẻ đẹp cảnh Hương Sơn

    - Đoạn 3 (còn lại): cảm xúc của nhà thơ về Hương Sơn


    Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Mở đầu bài thơ:

    Bầu trời cảnh Bụt

    - Bầu trời: cảnh thật

    - Cảnh Bụt: cảnh nửa thực, nửa ảo.

    => Câu thơ ngắn đặc biệt: Như là lời giới thiệu, gợi mở một miền non nước, một không gian rộng lớn với những cảnh sắc thấm đẫm thiền vị, gợi không khí tâm linh. Cảnh vật hiện ra là cảnh tâm linh và là cảnh tôn giáo.

    Cảnh vật trong bài hát nói mang màu sắc tôn giáo (đạo Phật) với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ trang nghiêm nhưng gắn kết với tình yêu cái đẹp thiên nhiên của nhà thơ: "thỏ thẻ rừng mai", "lững lờ khe Yến", "lồng bóng nguyệt", "uốn thang mây".

    => Sự hòa quyện giữa cảm hứng tôn giáo trang nghiêm và lòng yêu quê hương đất nước là giá trị nhân bản cao đẹp trong tâm hồn thi nhân.


    Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Nhà thơ tả cảm giác vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:

    Vẳng bên tai một tiếng chày kinh

    Khách tang hải giật mình trong giấc mộng

    Du khách từ cái thế giới đầy biến động ngoài kia vào đây dường như cũng bừng tỉnh ngộ, nghĩa là cũng nhập vào làm một với cảnh Bụt chốn này. Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình. Tất cả đều cởi bỏ mọi phiền lụy của trần gian để hòa nhập vào cái không khí linh thiêng nơi chốn Phật này. Tại khoảnh khắc ấy, cả chim, cá và người đều dường như thoát tục. Cái sinh khí Hương Sơn vô hình là thế, vậy mà thi nhân đã thấy nó hiện hữu trong tất cả, hòa tan trong tất cả.


    Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Bài thơ có giá trị nghệ thuật đặc sắc:

    - Tả không gian:

    + Từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể.

    + Không gian nhiều tầng, cao thấp trập trùng.

    - Tả âm thanh: Thỏ thẻ (tiếng chim), thoảng (tiếng chày kinh)...

    => Âm thanh làm nổi bật không khí tĩnh lặng, thiêng liêng.

    - Tả màu sắc:

    + Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt

    + Trong hang lồng bóng trăng (Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt).

    + Đường lên Hương Sơn gập ghềnh, uốn lượn, có mây phủ như thang mây...

    => Màu sắc vừa lộng lẫy, vừa cách điệu làm nổi bật vẻ mỹ lệ của cảnh vật.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Bố cục

    Phần 1 (bốn câu đầu): giới thiệu bao quát cảnh Hương Sơn.

    Phần 2 (mười câu tiếp): Cảnh Hương Sơn

    Phần 3 (năm câu còn lại): Suy nghĩ, quan niệm của nhà thơ trước cảnh Hương Sơn

    Nội dung bài học

    Bài hát nói miêu tả vẻ đẹp phong cảnh Hương Sơn lay động lòng người cùng những suy niệm của nhà thơ. Qua đó thể hiện niềm tự hào trước cảnh đep thiên nhiên, đất nước


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    + Bầu trời cảnh Bụt: Bầu trời chỉ không gian bao trùm cảnh Hương Sơn; cảnh Bụt – cảnh tôn giáo đẹp đẽ, thoát tục, gần với cõi tiên.

    + Câu thơ gợi cảm hứng, ý vị thiền cho cả bài thơ

    + Không khí tâm lính thể hiện tập trung ở câu thơ thứ 1, 5, 6, 9, 10, 17


    Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    Cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa: Thiên nhiên là cõi lung linh đẹp đẽ để con người nương náu, tẩy rửa bụi trần, lánh xa thị phi ngang trái chốn trần thế


    Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    Nghệ thuật tả cảnh:

    + Không gian: mang đậm màu sắc Phật giáo, tâm linh

    + Màu sắc: màu sắc chủ đạo là trắng thanh khiết của trời, mây, nước cùng sự long lạnh rực sáng của đá

    + Âm thanh: lấy động tả tĩnh

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Trả lời câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    - Bao quát khung cảnh: Bầu trời cảnh Bụt: cảnh đẹp thiên nhiên hài hòa trong không khí tâm linh cách xa cõi nhân thế phàm tục.

    - Câu thơ như là lời giới thiệu, gợi mở một miền non nước, một không gian rộng lớn với những cảnh sắc thấm đẫm thiền vị, gợi không khí tâm linh. Cảnh vật hiện ra là cảnh tâm linh và là cảnh tôn giáo.

    - Không khí tâm linh của bài hát nói đậm màu sắc Phật giáo:

    + Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái.

    + Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.


    Trả lời câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa:

    - Say mê trong cảnh đẹp thần tiên thoát tục.

    - Cách cảm nhận trong bài thơ mang đậm cảm hứng tôn giáo lành mạnh và cảm hứng thiên nhiên.


    Trả lời câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ:

    - Hình ảnh tươi đẹp, gợi cảm; sử dụng hiệu quả nhiều biện pháp nghệ thuật (phép điệp, liệt kê, dùng từ láy,…).

    - Bút pháp lãng mạn bay bổng, tả cảnh tài tình (tả không gian, màu sắc, âm thanh).

    - Giọng thơ đắm đuối mê say khoan khoái; năng lực gợi cảm và biểu hiện tinh tế, lôi cuốn.

    - Nghệ thuật lấy động tả tĩnh


    Bố cục: 3 phần

    - Phần 1 (Bốn câu đầu): Giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn.

    - Phần 2 (Mười câu giữa): Tả cảnh Hương Sơn.

    - Phần 3 (Năm câu cuối): Suy niệm của tác giả.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Mở đầu bài thơ:

    Bầu trời cảnh Bụt

    - Bầu trời: cảnh thật

    - Cảnh Bụt: cảnh nửa thực, nửa ảo.

    => Câu thơ ngắn đặc biệt: Như là lời giới thiệu, gợi mở một miền non nước, một không gian rộng lớn với những cảnh sắc thấm đẫm thiền vị, gợi không khí tâm linh. Cảnh vật hiện ra là cảnh tâm linh và là cảnh tôn giáo.

    Cảnh vật trong bài hát nói mang màu sắc tôn giáo (đạo Phật) với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ trang nghiêm nhưng gắn kết với tình yêu cái đẹp thiên nhiên của nhà thơ: "thỏ thẻ rừng mai", "lững lờ khe Yến", "lồng bóng nguyệt", "uốn thang mây".

    => Sự hòa quyện giữa cảm hứng tôn giáo trang nghiêm và lòng yêu quê hương đất nước là giá trị nhân bản cao đẹp trong tâm hồn thi nhân.


    Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Nhà thơ tả cảm giác vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:

    Vẳng bên tai một tiếng chày kinh

    Khách tang hải giật mình trong giấc mộng

    Du khách từ cái thế giới đầy biến động ngoài kia vào đây dường như cũng bừng tỉnh ngộ, nghĩa là cũng nhập vào làm một với cảnh Bụt chốn này. Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình. Tất cả đều cởi bỏ mọi phiền lụy của trần gian để hòa nhập vào cái không khí linh thiêng nơi chốn Phật này. Tại khoảnh khắc ấy, cả chim, cá và người đều dường như thoát tục. Cái sinh khí Hương Sơn vô hình là thế, vậy mà thi nhân đã thấy nó hiện hữu trong tất cả, hòa tan trong tất cả.


    Câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Bài thơ có giá trị nghệ thuật đặc sắc:

    - Tả không gian:

    + Từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể.

    + Không gian nhiều tầng, cao thấp trập trùng.

    - Tả âm thanh: Thỏ thẻ (tiếng chim), thoảng (tiếng chày kinh)...

    => Âm thanh làm nổi bật không khí tĩnh lặng, thiêng liêng.

    - Tả màu sắc:

    + Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt

    + Trong hang lồng bóng trăng (Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt).

    + Đường lên Hương Sơn gập ghềnh, uốn lượn, có mây phủ như thang mây...

    => Màu sắc vừa lộng lẫy, vừa cách điệu làm nổi bật vẻ mỹ lệ của cảnh vật.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy