Top 5 Bài soạn Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận (Ngữ Văn 11) hay nhất

  1. Top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. Top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. Top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. Top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. Top 5 Bài soạn tham khảo số 5

Top 5 Bài soạn Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận (Ngữ Văn 11) hay nhất

Thai Ha 1740 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp ... xem thêm...

  1. Bài 1 (trang 111 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    * Đặc trưng của kịch:

    - Tái hiện xung đột trong cuộc sống thông qua diễn biến của cốt truyện kịch, qua lời thoại, hành động nhân vật kịch

    * Các tiểu loại kịch:

    - Xét về mặt nội dung, ý nghĩa xung đột: bi kịch, hài kịch, chính kịch

    - Xét theo hình thức ngôn ngữ: kịch nói, kịch thơ, ca kịch

    * Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:

    - Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn, hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích

    - Chú ý tới lời thoại của nhân vật (xác định được quan hệ, tính cách nhân vật

    - Phân tích hành động kịch (nổi bật xung đột, diễn biến cốt truyện

    - Nêu chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm

    2. Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề xã hội quan tâm, chứng cứ chân thực và có sức thuyết phục

    Phân loại:

    - Căn cứ vào nội dung: nghị luận xã hội- chính trị (chính luận), nghị luận văn học

    - Căn cứ thời đại: nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, biểu, cáo, tấu...), nghị luận hiện đại (bình giảng, phân tích, phê bình...)

    - Yêu cầu khi đọc văn nghị luận

    + Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm nghị luận

    + Tìm ra đúng luận điểm, luận cứ, lập luận của tác giả

    + Đánh giá tính đúng đắn, hữu ích của hệ thống luận điểm

    + Tìm hiểu phương pháp lập luận làm sáng tỏ luận điểm

    + Nêu giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật biểu hiện tác phẩm, rút ra bài học, ảnh hưởng của tác phẩm đối với thực tế


    LUYỆN TẬP

    Bài 1 (trang 111 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận

    - Xung đột kịch là sự va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối địch, những quan điểm thái độ khác nhau trước một vấn đề... xung đột có thể diễn ra ngay trong lòng người

    - Trong vở kịch Rô-mê-ô Giu-li- ét có xung đột giữa tình yêu nam nữ, thanh niên với mối thù hận giữa hai họ, xung đột ấy căng thẳng, khốc liệt dẫn tới kết cục bi thảm

    - Xung đột đỉnh điểm nằm ở phần cả hai họ xung đột và cản trở tình yêu mới bắt đầu tha thiết của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.


    Bài 2 (trang 111 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Lập luận trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác:

    - Trong tác phẩm này Ăng-ghen đã sử dụng sáng tạo nghệ thuật so sánh tầng bậc nhằm làm nổi bật cống hiến vĩ đại của Mác với sự tiến bộ của nhân loại

    - Trong hệ thống luận điểm rõ ràng, quan hệ chặt chẽ với nhau

    + Thông báo chính xác ngày giờ, thời điểm qua đời của Mác

    + Đánh giá sự nghiệp của ông: tìm ra quy luật phát triển của xã hội, phát hiện ra giá trị thặng dư, phát hiện ra quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản

    + Bày tỏ sự tiếc thương đối với người đã khuất

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. I. Kịch

    II. Nghị luận

    Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    - Đặc trưng của Kịch:

    + Đối tượng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người.
    + Xung đột kịch có vai trò quan nhất, tạo tính kịch, hấp dẫn, lôi cuốn.
    + Hành động kịch do nhân vật kịch thể hiện góp phần thể hiện xung đột kịch.
    + Nhân vật kịch bằng lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột kịch, qua đó thể hiện chủ đề vở kịch.
    + Cốt truyện kịch: phát triển theo xung đột kịch, qua các giai đoạn: mở đầu - thắt nút - phát triển - điểm đỉnh - giải quyết
    + Thời gian, không gian kịch: có thể một địa điểm, nhiều địa điểm; một ngày, nhiều ngày, hàng năm, nhiều năm, nhiều thế hệ…
    + Ngôn ngữ kịch: Thể hiện trong lời thoại, mang tính hành động và khẩu ngữ: đối thoại và độc thoại, làm nổi bật tính cách nhân vật.

    - Phân loại kịch

    + Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương...), kịch cổ điển (trước XX), kịch hiện đại (XX).
    + Căn cứ vào tính chất: bi kịch, hài kịch, chính kịch (xung đột cuộc sống), kịch lịch sử.
    + Căn cứ vào vào ngôn ngữ diễn đạt: kịch nói, kịch hát múa, kịch thơ, kịch rối kịch câm,...

    Yêu cầu đọc kịch bản văn học

    + Đọc, tìm hiểu
    + Đọc kĩ các lời thoại để phát hiện
    + Phát hiện, phân tích xung đột kịch, tính chất bi, hài của các xung đột đó
    + Nêu chủ đề tư tưởng: của tác phẩm kịch.


    Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
    Đặc trưng của văn nghị luận

    - Nghị luận là một thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (xã hội, chính trị, văn học,...) nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhận.. giúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra.
    - Văn nghị luận thường có tính sâu sắc về tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ.
    - Ngôn ngữ trong văn nghị luận chính xác, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm

    Các kiểu nghị luận

    - Căn cứ vào thời gian xuất hiện: Nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo,...) nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, phê bình...)
    - Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận: Nghị luận xã hội – chính trị (chính luận), nghị luận văn học (phê bình, nghiên cứu, bình giảng, phân tích...).

    Yêu cầu đọc văn nghị luận

    - Tìm hiểu thân thế tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
    - Phát hiện chính xác luận đề và hệ thống luận điểm.
    - Đánh giá giá trị của hệ thống luận điểm.
    - Tìm hiểu phương pháp luận chứng làm sáng tỏ luận điểm.
    - Tìm hiểu và đánh giá thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết.
    - Tìm hiểu và đánh giá sự đặc sắc độc đáo riêng của người viết.


    Luyện tập
    Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Trong vở kịch Rô - mê - ô và Giu - li - ét, xung đột cơ bản là xung đột giữa tình yêu và thù hận. Tuy nhiên, trong đoạn trích này, thù hận không xuất hiện như là một thế lực cản trở tình yêu. Thù hận chỉ hiện ra qua suy nghĩ của các nhân vật, nhưng không phải là động lực để chi phối, điều khiển, quyết định hành động của nhân vật.

    Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Nghệ thuật lập luận trong văn bản ″Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác″.
    - So sánh:
    + Tương đồng tạo ra sự đối sánh song song nhằm nhấn mạnh hai cống hiến vĩ đại như nhau: từ ngữ so sánh ″giống như″, Theo kiểu cấu tạo: Nếu (A) đã … thì (B) cũng …
    + Đối lập, tương phản để nhấn mạnh ý nghĩa to lớn mà Mác đã phát hiện.
    - Lập luận so sánh tăng tiến: ″ Nhưng không chỉ có thế thôi ″ , ″Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu của Mác ″.
    ⇒ Lập luận chặt chẽ thuyết phục để nói lên tầm vóc vĩ đại của Các Mác.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    * Đặc trưng của Kịch:

    - Đối tượng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người.

    - Xung đột kịch có vai trò quan trọng nhất, tạo tính kịch, hấp dẫn lôi cuốn.

    - Hành động: kịch do nhân vật kịch thể hiện góp phần thể hiện xung đột kịch.

    - Nhân vật kịch: (chính, phụ, phản diện, chính diện...) bằng lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột kịch, qua đó thể hiện chủ đề của vở kịch.

    - Cốt truyện kịch: phát triển theo xung đột kịch, qua các gia đoạn: mở đầu – thắt nút - phát triển – đỉnh điểm – giải quyết.

    - Ngôn ngữ kịch: thể hiện trong lời thoại, mang tính hành động và khẩu ngữ: đối thoại và độc thoại, làm nổi bật tính cách nhân vật.

    - Bố cục kịch: Một vở kịch được chia thành nhiều màn (hồi) khác nhau. Mỗi màn (hồi) được chia thành nhiều lớp (hồi) khác nhau.

    * Phân loại kịch:

    - Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương...), kịch cổ điển (trước XX), kịch hiện đại (XX)

    - Căn cứ vào tính chất: bi kịch, hài kịch, chính kịch (xung đột cuộc sống), kịch lịch sử.

    - Căn cứ vào vào ngôn ngữ diễn đạt: kịch nói, kịch hát múa, kịch thơ, kịch rối kịch câm,...

    * Yêu cầu đọc kịch bản văn học:

    - Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn.

    - Tập trung vào lời thoại nhân vật.

    - Phân tích hành động kịch.

    - Khái quát chủ để tư tưởng, đánh giá giá trị của đoạn trích và toàn vở kịch.


    Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    * Đặc trưng của văn nghị luận:

    - Nghị luận là một thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (xã hội, chính trị, văn học,...) nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhận.. giúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra.

    - Văn nghị luận thường có tính sâu sắc về tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ.

    - Ngôn ngữ trong văn nghị luận chính xác, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm.

    * Các kiểu nghị luận:

    - Căn cứ vào thời gian xuất hiện: Nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo,...) nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, phê bình...)

    - Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận: Nghị luận xã hội – chính trị (chính luận), nghị luận văn học (phê bình, nghiên cứu, bình giảng, phân tích...).

    * Yêu cầu đọc văn nghị luận:

    - Tìm hiểu thân thế tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

    - Phát hiện chính xác luận đề và hệ thống luận điểm.

    - Đánh giá giá trị của hệ thống luận điểm.

    - Tìm hiểu và đánh giá thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết.

    - Tìm hiểu và đánh giá sự đặc sắc, độc đáo riêng của người viết.

    Luyện tập

    Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Trong vở kịch Rô - mê - ô và Giu - li - ét, xung đột cơ bản là xung đột giữa tình yêu và thù hận. Tuy nhiên, trong đoạn trích này, thù hận không xuất hiện như là một thế lực cản trở tình yêu. Thù hận chỉ hiện ra qua suy nghĩ của các nhân vật, nhưng không phải là động lực để chi phối, điều khiển, quyết định hành động của nhân vật.

    Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Nghệ thuật lập luận nổi bật trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác:

    - Cấu trúc lập luận rõ ràng, mạch lạc: gồm 7 đoạn, phàn mở đầu gồm hai đoạn (đoạn 1 và 2), nội dung chính gồm bốn đoạn (3, 4,5,6), kết luận gồm đoạn 7 và câu cuối cùng.

    - Nghệ thuật so sánh tăng tiến: nội dung đoạn sau có giá trị cao hơn đoạn trước:

    + Nhưng không chỉ có thế thôi (Các Mác còn phát hiện ra giá trị thặng dư)

    + Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Các Mác (trước hết các Mác là một nhà cách mạng...)

    → Tác dụng: Nói lên tầm vóc vĩ đại của Các Mác: là một vĩ nhân, là đỉnh cao của thời đại.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Nội dung bài học

    - Kịch:

    + Khái niệm: Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp. Đối tượng miêu tả chủ yếu là những xung đột trong đời sống.

    + Đặc trưng:

    ● Xung đột tính kịch, hấp dẫn, lôi cuốn.

    ● Tính cách, phẩm chất của nhân vật kịch thể hiện qua xung đột kịch.

    ● Xung đột kịch chính là chủ đề tư tưởng của vở kịch.

    ● Cốt truyện (5 giai đoạn): Mở đầu - thắt nút - phát triển - đỉnh điểm - giải quyết.

    ● Thời gian, không gian: Rất đa dạng. Có thể chỉ trong vài giờ, một ngày, một năm, nhiều năm qua nhiều thế hệ và địa điểm khác nhau.

    ● Ngôn ngữ: Lời thoại mang tính hành động và khẩu ngữ.

    + Phân loại:

    ● Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: Kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại.

    ● Căn cứ vào tính chất : Bi kịch, hài kịch, chính kịch, kịch lịch sử.

    ● Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói, kịch hát múa, kịch thơ, kịch rối, kịch câm.

    + Yêu cầu khi đọc kịch bản văn học:

    ● Đọc kĩ văn bản kịch.

    ● Chú ý lời thoại.

    ● Phát hiện xung đột, phân tích xung đột.

    ● Nêu chủ đề tư tưởng.

    - Văn nghị luận:

    + Khái niệm: Là thể loại văn học dùng lập luận, luận điểm, luận cứ để bàn luận về một vấn đề xã hội, văn học hay chính trị.

    + Đặc điểm:

    ● Lập luận rõ ràng, mạch lạc, logic, chặt chẽ.

    ● Dẫn chứng xác thực, ngắn gọn.

    ● Quan điểm rõ ràng, sâu sắc về tư tưởng, tình cảm.

    ● Ngôn ngữ dễ hiểu, biểu cảm, giàu hình ảnh.

    + Phân loại:

    ● Theo nội dung: Văn chính luận, phê bình văn học.

    ● Thời kì trung đại: Chiếu, cáo, hịch, điều trần...

    ● Thời kỳ hiện đại: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, phê bình, tranh luận...

    + Yêu cầu:

    ● Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

    ● Đưa ra luận đề, luận điểm, luận cứ và hệ thống luận điểm.

    ● Phân tích dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.

    ● Khái quát giá trị tác phẩm, đưa ra bài học và ảnh hưởng của tác phẩm với đời sống.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

    Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận":

    - Những xung đột kịch trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét:

    + Xung đột giữa tình yêu nam nữ.

    + Xung đột thù hận giữa hai họ.

    - Phân tích xung đột kịch:

    + Sự va chạm gay gắt giữa hai dòng họ dẫn đến mối thù hận giữa hai họ.

    + Xung đột giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, sẵn sàng từ bỏ tên họ, dòng họ mình để bảo vệ tình yêu trong sáng, mê say, mãnh liệt nhưng cuối cùng vẫn dẫn đến kết cục bi thảm.


    Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

    Nghệ thuật lập luận nổi bật trong văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”:

    - Hệ thống lập luận rõ ràng, mạch lạc bao gồm 7 đoạn:

    + Phần mở đầu gồm hai đoạn (đoạn 1 và 2).

    + Phần nội dung chính gồm bốn đoạn (3,4,5,6).

    + Phần kết luận gồm đoạn 7 và câu cuối cùng.

    - Nghệ thuật so sánh tầng bậc:

    + "Nhưng không chỉ có thế thôi".

    + "Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Các Mác".

    → Những cống hiến sau có giá trị hơn những cống hiến trước để làm nổi bật 3 cống hiến vĩ đại của Các Mác.

    - Giọng điệu vừa kính trọng, vừa xót thương với người đã khuất.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  5. Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    * Tìm hiểu về thể loại kịch:

    - Đặc trưng của kịch:

    + Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp.

    + Đối tượng mô tả của kịch là các xung đột đời sống. Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch. Hành động kịch được thực hiện bằng nhân vật kịch. Nhân vật kịch được khắc họa bằng lời thoại kịch (có đối thoại, bàng thoại, độc thoại).

    - Các ba kiểu loại kịch:

    + Bi kịch: phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với thế lực đen tối, độc ác; sự thảm hại hay cái chết của các nhân vật tốt đẹp dấy lên nỗi thương cảm.

    + Hài kịch: khai thác tình huống khôi hài, đối lập giữa vẻ ngoài và bên trong làm bật lên tiếng cười.

    + Chính kịch: phản ánh xung đột trong cuộc sống hàng ngày, vui buồn lẫn lộn.

    - Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:

    + Đọc kĩ phần giới thiệu để có hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

    + Tập trung vào lời thoại để xác định đặc điểm, mối quan hệ của các nhân vật.

    + Phân tích hành động kịch, xác định và phân tích các xung đột chủ yếu và thứ yếu.


    Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    * Tìm hiểu thể loại văn nghị luận:

    - Đặc trưng của văn nghị luận:

    + Nghị luận là thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc chặt chẽ trong tư duy, sự thuyết phục khi trình bày.

    + Văn nghị luận sử dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh để tác động vào người đọc.

    + Ngôn ngữ trong văn nghị luận vừa chính xác vừa giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, mang tính xã hội và tính hoạt thuật cao.

    - Có hai kiểu loại văn nghị luận:

    + Văn chính luận: luận bàn về chính trị, xã hội, triết học…

    + Văn phê bình văn học: luận bàn về các vấn đề văn học.

    - Yêu cầu về đọc văn nghị luận:

    + Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh lớn, hoàn cảnh nhỏ ra đời tác phẩm, xác định vấn đề xuất phát từ nhu cầu nào, thuộc lĩnh vực nào, có quan trọng với cuộc sống không.

    + Nắm bắt mạch tư tưởng, tóm lược luận điểm và xác định mối quan hệ của chúng.

    + Cảm nhận mạch cảm xúc trong tác phẩm.

    + Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối với việc trình bày vấn đề.

    + Khái quát giá trị của tác phẩm, rút ra bài học.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    * Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích “Rô-mê-ô và Ju-li-ét”:

    Xung đột chủ yếu trong đoạn trích: tình yêu chân thành, trong sáng của Rô-mê-ô và Ju-li-ét >< mối thù hận sâu sắc giữa hai dòng họ.

    Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    * Nghệ thuật lập luận trong văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”:

    - Hệ thống lập luận chặt chẽ, mạch lạc (thông báo về sự ra đi của Mác, tổn thất lớn của nhân loại → trình bày ba cống hiến vĩ đại của Mác → bày tỏ sự tiếc thương).

    - Biện pháp so sánh tăng tiến: trình bày ba cống hiến, cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước; ở mỗi cống hiến lại so sánh để làm nổi bật thành tựu của Mác).

    - Lối diễn đạt chặt chẽ, logic, thuyết phục.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy