Top 6 Bài soạn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) (Ngữ Văn 10) hay nhất

Thai Ha 384 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo), học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng ... xem thêm...

  1. II – Luyện tập

    Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    Bài ca dao:

    Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

    - Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

    a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cô gái, đều còn trẻ tuổi.

    b. Thời điểm: “Đêm trăng thanh”. Đây là thời điểm thích hợp và lí tưởng cho những cuộc chuyện trò, bày tỏ tâm tình của các đôi nam nữ.

    c. Nhân vật “anh” nói về các nội dung:

    + Nói về việc "Tre non đủ lá" dùng để "đan sàng": Đây chỉ là lời mào đầu, dẫn dắt để ngỏ lời với cô gái.

    + Mục đích: ướm hỏi, tỏ tình (lời nói mang nghĩa hàm ẩn: con người đã trưởng thành, đã đủ lớn khôn, có nên suy nghĩ đến chuyện kết duyên hay chưa?).

    d. Mục đích giao tiếp của chàng trai là giao duyên, tỏ tình. Với cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết, phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý.

    Vì thế, cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.


    Câu 2 (trang 20-21 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    a. Các hành động nói cụ thể trong cuộc giao tiếp: Chào, nói, thưa

    Mục đích: Chào hỏi và trao đổi thông tin.

    b. Cả ba câu mà ông già nói đều mang hình thức của câu hỏi, nhưng mục đích giao tiếp riêng của mỗi câu hỏi đó là:

    + Câu “A Cổ hả?” có mục đích là lời chào khi nhìn thấy, nhận ra A Cổ.

    + Câu “Lớn tướng rồi nhỉ?” có mục đích như một lời khen, bày tỏ tình cảm ngỡ ngàng, vui mừng khi thấy A Cổ lớn hơn nhiều, thế nên A Cổ không trả lời.

    + Câu “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” là câu hỏi, cần có câu trả lời.

    c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:

    + Thái độ gần gũi, cởi mở.

    + Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin tưởng lẫn nhau. Ông yêu quý A Cổ, còn A Cổ rất kính trọng ông (thể hiện qua lời nói “có ạ”, “cháu chào ông ạ”)

    + Quan hệ: hai người khác nhau về lứa tuổi nhưng có quan hệ thân thiết, gần gũi như những thành viên trong cùng một gia đình.


    Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    a, - Khi làm bài thơ “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã "giao tiếp" với người đọc về vấn đề: Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nói chung và bản thân tác giả nói riêng.

    - Mục đích:

    + Trình bày thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

    + Khẳng định phẩm hạnh, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ, không vì hoàn cảnh sống mà đánh mất sự son sắt, tốt đẹp của mình.

    - Hồ Xuân Hương đã dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước làm phương tiện nói lên điều đó.

    b. Người đọc căn cứ vào thân phận của chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương - một người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng lận đận trong đường tình duyên và các chi tiết sâu sắc trong bài thơ để lĩnh hội.

    Các từ ngữ, hình ảnh cụ thể giúp người đọc có thể lĩnh hội được nội dung bài thơ:

    + Từ "trắng", "tròn": chỉ vẻ đẹp về hình thể với làn da trắng, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn trong trắng, nhân hậu, hiền hoà

    + Cụm từ "bảy nổi ba chìm": số phận long đong, lận đận, vất vả.

    + Cụm từ "tấm lòng son": khẳng định việc giữ trọn vẹn phẩm giá, đức hạnh và tâm hồn cao đẹp.


    Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    Thông báo

    Nhân ngày Môi trường thế giới, trường THPT ..... tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường:

    - Nội dung công việc: Thu dọn rác thải, chăm sóc cây xanh, làm sạch cỏ trong các bồn cây trong khu vực nhà trường.

    - Thời gian: từ 7h30p sáng, ngày ... tháng ... năm ...

    - Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.

    - Kế hoạch buổi lao động: Các chi đoàn nhận phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn trường (Bí thư các Chi đoàn họp nhận nhiệm vụ vào giờ sinh hoạt ngày thứ … )

    Khi đi, mỗi học sinh phải mang theo một dụng cụ theo phân công.

    Nhà trường đề nghị toàn thể học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và tích cực tham gia buổi lao động để hưởng ứng tốt phong trào.

    ..., ngày ... tháng ... năm ...

    Ban Giám hiệu trường THPT .....


    Câu 5 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    Các nhân tố giao tiếp qua bức thư của Hồ Chí Minh:

    a. Nhân vật giao tiếp:

    Ai viết thư? → Bác Hồ, với tư cách là Chủ tịch nước.

    Thư viết cho ai → Học sinh trên toàn đất nước Việt Nam – những chủ nhân tương lai của nước Việt Nam độc lập.

    b. Hoàn cảnh giao tiếp:

    Năm 1945, khi đất nước vừa mới giành được độc lập, Bác Hồ viết bức thư gửi đến các cháu học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

    c. Vấn đề (nội dung) giao tiếp:

    + Bác Hồ bày tỏ niềm vui khi thế hệ học sinh đã có cơ hội được hưởng nền độc lập và được "nhận nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam".

    + Bác nhắc nhở các cháu học sinh về nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi em đối với việc bảo vệ và xây dựng đất nước.

    + Lời chúc mừng của Bác Hồ gửi tới toàn thể học sinh.

    d. Mục đích giao tiếp:

    + Chúc mừng học sinh, nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước Việt Nam độc lập

    + Nhắc nhở học sinh về nhiệm vụ và trách nhiệm đối với đất nước, niềm mong mỏi của Bác đối với thế hệ tương lai.

    e. Cách viết thư: lời lẽ chân tình, gần gũi, nhưng cũng cứng rắn, nghiêm túc xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh.

    Hình minh họa
    Hình minh họa


  2. Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao

    a, Qua các từ xưng hô “anh” và “nàng” ta có thể thấy nhân vật giao tiếp là người nam nữ trẻ tuổi.

    b, Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh – khung cảnh thích hợp để nam nữ trò chuyện tâm tình, bộc bạch tình cảm yêu đương.

    c, Nhân vật anh nói về chuyện "Tre non đủ lá" và đặt vấn đề "nên chăng" tính chuyện "đan sàng". Tuy nhiên, đặt trong khung cảnh này, với nhân vật giao tiếp là nam nữ trẻ tuổi thì mục đích của câu nói là để ngỏ lời, tính chuyện kết duyên.

    d, Việc chàng trai mượn hình ảnh “tre non đủ lá” và chuyện “đan sàng” rất phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp, thể hiện rõ sắc thái tình cảm, dễ đi sâu vào lòng người.


    Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ A Cổ - với một ông già) và trả lời câu hỏi
    a, Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật đã thực hiện các hành động giao tiếp:

    - A Cổ: Chào (Cháu chào ông ạ!)

    - Người đàn ông:

    + Chào đáp (A Cổ hả?)

    + Khen (Lớn tướng rồi nhỉ?)

    + Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?)

    - A Cổ: Đáp lời (Thưa ông, có ạ!)

    b, Ba lời nói của ông già đều có hình thức câu hỏi nhưng chỉ có câu cuối cùng nhằm mục đích hỏi còn hai câu hỏi đầu mang mục đích chào lại (A Cổ hả?) và khen (lớn tướng rồi nhỉ?) nên A Cổ không trả lời hai câu này.

    c, Từ cách xưng hô và sử dụng từ ngữ, A Cổ thể hiện thái độ kính mến đối với người đàn ông còn người đàn ông thể hiện sự trìu mến, yêu thương.


    Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Đọc bài thơ "Bánh trôi nước" và trả lời câu hỏi

    a, Qua hình ảnh “Bánh trôi nước” tác giả muốn nói lên vẻ đẹp, số phận lận đận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời tác giả khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

    b, Căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ miêu tả vẻ đẹp như “trắng”, “tròn” cùng thành ngữ “ba chìm bày nổi” (số phận lận đận) và “tấm lòng son” (nhân phẩm tốt đẹp) cùng những liên hệ đến cuộc đời của tác giả, người đọc có thể hiểu và cảm nhận bài thơ.


    Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới.

    Lưu ý:

    - Dạng văn bản: Thông báo ngắn nên cần đủ 3 phần: Mở - thân – kết

    - Đối tượng giao tiếp: Học sinh toàn trường

    - Nội dung giao tiếp: Hoạt động làm sạch môi trường

    - Hoàn cảnh giao tiếp: trong nhà trường và nhân Ngày Môi trường thế giới

    Bài tham khảo:

    THÔNG BÁO

    Để kỉ niệm Ngày Môi trường thế giới, trường THPT.... tổ chức buổi tổng vệ sinh để toàn trường trở nên xanh, sạch, lành mạnh để học tập.

    - Thời gian làm việc: từ… giờ sáng ... ngày ... tháng ... năm ...

    - Nội dung công việc: làm cỏ, phát quang bụi rậm, thu dọn rác thải, chăm sóc cây xanh trong phạm vi quản lí của nhà trường.

    - Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.

    - Kế hoạch cụ thể: Các chi đoàn, chi đội nhận phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn trường.

    - Dụng cụ: Học sinh tự phân công nhau mang theo một trong các dụng cụ sau: cuốc, xẻng, chổi, kéo, bao đựng rác, ...

    Nhà trường đề nghị toàn thể học sinh tích cực tham gia để phong trào được thành công tốt đẹp.

    ..., ngày ... tháng ... năm ...

    T/M Ban giám hiệu nhà trường Phó hiệu trưởng


    Câu 5 (trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Các nhân tố giao tiếp trong văn bản là:

    a. Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ viết thư cho học sinh cả nước với tư cách là Chủ tịch nước.

    b. Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa mới giành được độc lập và đây là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

    c. Nội dung giao tiếp: Bức thư nói lên niềm vui của học sinh vì được "nhận nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam", đồng thời là lời nhắc nhở về nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi học sinh đối với đất nước. Cuối thư Bác Hồ gửi lời chúc mừng tới học sinh.

    d. Mục đích giao tiếp: Bác viết để chúc mừng học sinh, nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước Việt Nam độc lập, xác định nhiệm vụ quan trọng của học sinh trong vấn đề học tập.

    e. Thư viết với lời lẽ chân tình, gần gũi, nhưng cũng nghiêm túc xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  3. Câu 1 (20 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    a)

    - Chàng trai : xưng hô là “anh”.

    - Cô gái: được gọi là “ nàng”.

    => Cả hai đều đang ở độ tuổi thanh xuân.

    b)

    - Thời điểm giao tiếp: là buổi tối. Thời điểm này thích hợp với những cuộc trò chuyện về tình yêu đôi lứa.

    c)

    - Nhân vật “anh” nói về việc kết duyên với cô gái, nhằm mục đích gặng hỏi về tình yêu đôi lứa.

    + Thứ nhất, thông tin hiển ngôn.

    + Thứ hai, thông tin hàm ngôn: Ở đây việc “đan sàng” không còn là việc làm ra một sự vật, mà đó là một ẩn dụ về việc “ gá nghĩa trăm năm”, đó là chuyện cưới xin.

    d)

    - Cách nói này rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. Vì:

    + Nó kín đáo, tế nhị.

    + Dễ thể hiện sắc thái tình cảm, đi sâu vào lòng người.

    Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
    a + b)
    Nhân vật A Cổ
    - Hành động nói “cháu chào ông ạ” => Mục đích: Chào
    - Hành động nói “thưa ông, có ạ” => Mục đích: Đáp lời
    Nhân vật Ông già

    - Hành động nói “A Cổ hả?” => Mục đích: Hỏi, mục đích khác: Chào lại
    - Hành động nói “Lớn tướng rồi nhỉ?” => Mục đích: Hỏi, mục đích khác: Khen
    - Hành động nói “bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” => Mục đích: Hỏi
    c)
    - Các nhân vật có tình cảm chân thành, gắn bó.
    - Có thái độ tôn trọng lẫn nhau theo đúng cương vị giao tiếp.
    - Có quan hệ giao tiếp thân mật, gần gũi, tức có mối quan hệ quen biết từ trước.

    Câu 3 (trang 21 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    a)
    - Vấn đề giao tiếp: Vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ.
    - Nhằm mục đích: tâm sự về nỗi lòng của người phụ nữ với thân phận nổi trôi.
    - Phương tiện từ ngữ, hình ảnh: trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, lòng son,..
    b)
    - Từ ngữ, hình ảnh: liên quan đến hình ảnh và thân phận người phụ nữ.
    - Cuộc đời, thân phận tác giả: tình duyên của bà gặp nhiều éo le, trắc trở.
    - Ngoài ra người đọc cần có vốn sống, tri thức và năng lực cảm thụ văn chương.

    Câu 4 (trang 21 SGK Ngữ văn 10 tập 1)


    Thông báo
    Nhân ngày Môi trường thế giới, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để góp phần làm cho trường ta xanh, sạch đẹp hơn.
    1. Thời gian làm việc: từ 7h00 ngày 5/06/2017
    2. Nội dung công việc:
    a) Thu gom các loại rác trong phạm vi khuôn viên của nhà trường.
    b) Khai thông hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước trong trường.
    c) Dọn cỏ và trồng thêm cây xanh trên sân trường và trong vườn trường.
    d) Dụng cụ: cuốc, xẻng, chổi, sọt,...
    3. Kế hoạch: Các chi đoàn và các chi đội nhận kế hoạch cụ thể tại Văn phòng Đoàn vào lúc 7h00 ngày 5/06/2017.
    Đoàn trường kêu gọi toàn thể đoàn viên và đội viên trong trường hãy nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực tham gia buổi tổng vệ sinh này.
    Ngày 2 tháng 5 năm 2017
    ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH NHÀ TRƯỜNG

    Câu 5 (trang 21 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    a)
    - Thư viết cho các em học sinh trên cả nước.
    - Người viết là Chủ tịch nước, người nhận là học sinh.
    b)
    - Hoàn cảnh: nhân dịp khai giảng năm học mới.
    c)
    - Thư viết về niềm vui của Bác khi các em học sinh được tới trường.
    d)
    - Thư viết để gửi lời chúc, lời động viên tới các em học sinh trên cả nước nhân dịp năm học đầu tiên sau chiến tranh.
    e)
    - Đây là bức thư nhân dịp năm học mới nên viết với sự vui vẻ, chào mừng, đồng thời gửi lời động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em học sinh.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 10 tập 1): Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao

    Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

    - Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

    a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?

    b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào?

    c. Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?

    d. Cách nói của "anh" có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?

    Lời giải chi tiết:

    a. Nhân vật giao tiếp trong câu ca dao trên là một chàng trai và một cô gái.

    b. Thời gian: Đêm trăng thanh. Thích hợp với những cuộc chuyện trò tình tứ của đôi bên nam nữ, của những buổi hát đổi, hát ghẹo, hát giao duyên trong sinh hoạt dân ca.

    c.

    + Nói về việc "Tre non đủ lá" dùng để "đan sàng".

    + Mục đích: ướm hỏi, tỏ tình (nghĩa hàm ẩn; người đã đủ lớn khôn, nên kết duyên).

    d. Cách nói của chàng trai rất tế nhị, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.


    Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 10 tập 1): Đọc đoạn đối thoại (giữa em nhỏ A Cổ với một ông già) và thực hiện các yêu cầu (SGK, tr. 21).

    a. Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?

    b. Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.

    c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?

    Lời giải chi tiết:

    a.

    - Các hành động nói cụ thể: Chào, nói, thưa

    - Mục đích: Chào hỏi và trao đổi thông tin.

    b. Trong lời nói của ông già, cả ba câu đều là câu hỏi, nhưng mục đích không phải đều để hỏi.

    Câu 1 (A cổ hả) là câu hỏi thay chào, đáp lại lời chào của A cổ.

    Câu 2 (Lốn tướng rồi nhỉ) là lời khen, dùng để biểu thị tình cảm, không mang tính nghi vấn.

    Chỉ có câu 3 là có mục đích hỏi.

    c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:

    - Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin cậy lẫn nhau

    - Thái độ: Cậu bé rất kính trọng ông bà, ông già rất mến yêu cậu bé

    - Quan hệ: hai người khác lứa tuổi nhưng có quan hệ tốt về mọi mặt


    Câu 3 (trang 21 SGK Ngữ văn 10 tập 1): Đọc bài thơ Bánh trôi nước và thực hiện các yêu cầu (SGK, tr.21)

    a. Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã "giao tiếp" với người đọc vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh như thế nào?

    b. Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ

    Lời giải chi tiết:

    a. Mục đích, vấn đề giao tiếp

    - Vấn đề giao tiếp: Hồ Xuân Hương đã "giao tiếp" với người đọc về vấn đề thân phận người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng.

    - Mục đích: Hồ Xuân Hương đã "giao tiếp" với người đọc về vấn đề thân phận người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng. Đồng thời tác giả khẳng định phẩm giá, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ. Hồ Xuân Hương đã dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước để nói lên điều đó.

    b. Căn cứ để lĩnh hội, cảm nhận bài thơ

    - Người đọc căn cứ vào từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ: "trắng", "tròn" (chỉ vẻ đẹp), "bảy nổi ba chìm" (chỉ thân phận lận đận), "tấm lòng son" (phẩm chất bên trong).

    - Căn cứ vào cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương để hiểu và cảm bài thơ này: Xuân Hương có tài, có tình nhưng số phận trớ trêu để cho bà sự bất hạnh. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần "cố đấm ăn xôi lại hẩm". Rốt cục Cổ Nguyệt Đường (nơi bà ở) vẫn lạnh tanh không hương sắc. Điều cảm phục ở bà dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ gìn phẩm chất của m

    Câu 4 (trang 21 SGK Ngữ văn 10 tập 1):
    Viết đoạn văn thông báo về nội dung làm sạch môi trường (SGK)
    Lời giải chi tiết:
    Học sinh xem lại mẫu văn bản thông báo để viết; yêu cầu viết thông báo ngắn, song phải có mở đầu, kết thúc.
    - Đối tượng giao tiếp là học sinh toàn trường.
    - Nội dung giao tiếp là làm sạch môi trường
    - Hoàn cảnh giao tiếp là hoàn cảnh nhà trường và ngày môi trường thế giới.

    Tham khảo:
    THÔNG BÁO

    Để kỉ niệm Ngày Môi trường thế giới, trường THPT ..... tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường:
    - Nội dung công việc: làm cỏ, phát quang bụi rậm, thu dọn rác thải, chăm sóc cây xanh trong phạm vi quản lí của nhà trường.
    - Thời gian làm việc: từ 7 giờ sáng ... ngày ... tháng ... năm ...
    - Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.
    - Kế hoạch cụ thể: Các chi đoàn nhận phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn trường.
    Khi đi, mỗi học sinh phải mang theo một trong các dụng cụ sau: cuốc, xẻng, chổi, kéo, bao đựng rác, ...
    Nhà trường đề nghị toàn thể học sinh tích cực tham gia để phong trào được thành công tốt đẹp.

    ..., ngày ... tháng ... năm ...
    Ban giám hiệu trường THPT ....


    Câu 5 (trang 21 SGK Ngữ văn 10 tập 1):
    Phân tích các nhân tố giao tiếp của bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai trường năm 1945.
    a. Bác Hồ với tư cách là chủ tịch nước viết thư gửi học sinh toàn quốc. Người nhận là học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
    b. Hoàn cảnh cụ thể: Nước ta vừa giành được độc lập và chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ dân chủ, rất cần có nhân tài, do đó, sự cố gắng học tập, nỗ lực phấn đấu của những công dân tương lai có ý thức quan trọng cấp bách.
    - Người viết (Bác Hồ) là người từng trải, kinh nghiệm có được từ nhiều nước văn minh thế giới, mong muốn cho đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
    - HS: Lần đầu tiên được học trong nhà trường của nước nhà độc lập.
    c. Nội dung bức thư phân tích ý nghĩa của ngày khai trường đầu tiên và động viên HS tích cực học tập, phấn đấu vì tương lai tươi sáng của đất nước.
    + Bộc lộ niềm vui vì học sinh thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống độc lập
    + Nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước
    + Sau cùng là lời chúc của Bác đối với học sinh.
    d. Mục đích của bức thư: Chúc mừng học sinh nhân ngày tựu trường của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cổ vũ tinh thần học tập của các HS, từ đó xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của học sinh.
    e. Cách viết: Vừa là bức thư, vừa là lòi kêu gọi, phân tích ý nghĩa của nhà trường trong thời đại mới, đồng thời nêu lên mục đích cao cả của sự nghiệp cách mạng, từ đó gợi mở HS suy nghĩ trách nhiệm thiêng liêng của mình. Lời văn giản dị, gần gũi với HS.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. 1. Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao:

    Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

    - Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

    a) Nhân vật giao tiếp trong câu ca dao là một người nam trẻ tuổi (một cô gái - không xuất hiện trực tiếp là chủ thể tiếp nhận).

    b) Hoạt động giao tiếp diễn ra vào một đêm trăng sáng, thanh vắng. Thời gian đó thường thích hợp với những câu chuyện tâm tình của nam nữ (những câu chuyện cần một thời gian và một không gian có tính chất riêng tư).

    c) Nhân vật "anh" chọn cách nói ví von bóng gió của ca dao để "đặt vấn đề". Vì thế chuyện tre non đủ lá và chuyện đan sàng thực chất chỉ việc họ đã đến tuổi trưởng thành và (lúc này) tính đến chuyện kết duyên rất hợp. Như vậy mục đích lời nói của nhân vật "anh" là lời ướm hỏi.

    d) Chuyện tre non đủ lá và chuyện đan sàng cũng giống như chuyện "Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng", vì thế cách nói của chàng trai phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp. Cách nói này vừa có hình ảnh, vừa giàu sắc thái tình cảm lại vừa tế nhị, sâu sắc, nên dễ làm rung động và dễ thuyết phục người nghe.


    2. a) Nhân vật A Cổ và người ông trong cuộc giao tiếp đã thực hiện những hành động nói sau:

    - A Cổ: chào (Cháu chào ông ạ!)

    - Ông:

    + Chào lại (A Cổ hả?)

    + Khen (Lớn tướng rồi nhỉ?)

    + Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?)

    - A Cổ: đáp lời (Thưa ông, có ạ ! )

    b) Trong lời của nhân vật ông già, tuy cả ba câu đều có hình thức hỏi nhưng chỉ có câu thứ ba (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?) mới có mục đích hỏi thực sự. Các câu còn lại lần lượt được dùng vói mục đích để chào và để khen (A Cổ hả? Lớn tướng rồi nhỉ?).

    c) Lời nói của hai nhân vật giao tiếp đã bộc lộ rõ tình cảm, quan hộ của hai người. A Cổ kính mến ông. Ngược lại, người ông cũng bộc lộ thái độ yêu quý và trìu mến đối với cháu.


    3. Đọc bài thơ của Hồ Xuân Hương và trả lời câu hỏi:

    BÁNH TRÔI NƯỚC

    Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

    Bảy nổi ba chìm với nước non.

    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son.


    a) Mục đích làm bài thơ của Hồ Xuân Hương

    Làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương muốn ngợi ca vẻ đẹp và khẳng định phẩm chất sáng trong của người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng. Qua bài thơ, nhà thơ cũng giãi bày tâm sự: ở xã hội xưa, người phụ nữ dù tài hoa, đẹp đẽ đến đâu cũng phải chịu số phận gian truân. Để thực hiện mục đích giao tiếp ấy, tác giả đã xây dựng nên hình tượng "chiếc bấnh trôi" và sử dụng khá nhiều từ ngữ hàm súc (trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, tấm lòng son,...).

    b) Để lĩnh hội bài thơ, người đọc phải căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ (giải mã ý nghĩa của các từ ngữ) : trắng, tròn (nói về vẻ đẹp), thành ngữ "bảy nổi ba chìm" (chỉ sự gian truân vất vả, sự xô đẩy của cuộc đời), tấm lòng son (vẻ đẹp bên trong). Bên cạnh các yếu tố ngôn ngữ, người đọc còn phải liên hệ với cuộc đời tác giả - một cuộc đời tài hoa và luôn khát khao hạnh phúc, nhưng lại gặp nhiều trắc trở về tình duyên. Nói cách khác, chúng ta phải dựa vào chính những từ ngữ hình ảnh trong bài và hoàn cảnh giao tiếp của bài thơ mới hiểu đầy đủ nội dung giao tiếp mà nhà thơ muốn gửi gắm trong tác phẩm này.


    4. Hãy viết một thông báo ngắn cho học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới.

    Gợi ý: Để làm được bài này, học sinh cần có định hướng trước về bố cục của thông báo, hoàn cảnh thông báo, đối tượng và nội dung giao tiếp. Yêu cầu thông báo ngắn gọn nhưng phải đầy đủ, rõ ràng.

    Có thể tham khảo một bản thông báo dưới đây:

    Thông báo

    Nhằm thiết thực kỉ niệm Ngày Môi trường thế giới, trường THPT... tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường:

    - Thời gian làm việc: Từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút ngày.... tháng.... năm....

    - Nội dung công việc: Thu dọn rác thải, phát quang cỏ dại, vun xới và chăm bón các gốc cây, bồn hoa trong phạm vi quản lí của nhà trường.

    - Lực lượng tham gia: Toàn thể đoàn viên, thanh niên trong trường.

    - Dụng cụ: Mỗi lớp mang 1/3 cuốc xẻng; 1/3 chổi; còn lại mang dao to, túi đựng rác,..

    - Phân công cụ thể: Các chi đoàn nhận phân công công việc tại văn phòng Đoàn trường.

    - Công tác quản lí: BCH Đoàn trường cùng GVCN các lớp quan tâm nhắc nhở, đôn đốc học sinh.

    Nhà trường kêu gọi toàn thể các chi đoàn hãy nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực tham gia buổi tổng vệ sinh nầy.

    Ngày.... tháng.... năm....... BGH nhà trường


    5. Nhận xét về các nhân tố giao tiếp qua bức thư Bác Hồ gửi cho học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945.

    a) Về người tạo lập văn bản: Bác Hồ - Chủ tịch nước, viết gửi cho học sinh trong cả nước nhân ngày khai giảng năm học.

    b) Hoàn cảnh giao tiếp: Bức thư được viết khi đất nước ta vừa giành lại được độc lập chủ quyền từ tay thực dân Pháp. Cũng lúc ấy, chúng ta bắt đầu có một nền giáo dục hoàn toàn mới. Vì thế mà cả người viết và người nhận đều vô cùng hứng khởi.

    c) Nội dung của bức thư: Bức thư nói tới niểm vui sướng của người viết vì nhìn thấy học sinh được hưởng nền giáo dục mới trong tự do, độc lập. Thư nói tới nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh đối với đất nước. Đồng thời bức thư còn thể hiện lời chúc của Bác đối với học sinh.

    d) Mục đích Bác viết thư: chúc mừng học sinh nhân ngày khai trường. Thư viết còn để xác định nhiệm vụ vừa nặng nề, vừa rất vẻ vang của các thế hệ chủ nhân tương lai của nước Việt Nam độc lập.

    e) Về hình thức nghệ thuật: Bức thư Bác viết có lời lẽ vừa rất gần gũi, thân tình, nhưng lại vừa nghiêm túc. Vì thế nó là những lời động viên khích lệ và là lời nhắc nhở về ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh đối với tương lai của đất nước mình.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. Giải câu 1 – Luyện tập (trang 20 SGK ngữ văn 10 tập 1)

    Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi.

    Đêm trăng thanh anh mới hòi nàng:

    – Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

    a) Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? (về lứa tuổi, giới tính)

    b) Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào?

    c) Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?

    d) Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?

    Trả lời:

    a) Nhân vật giao tiếp: anh (chàng trai), nàng (cô gái).

    b) Thời điểm giao tiếp: đêm trăng thanh. Thời điểm giao tiếp này phù hợp với những cuộc hẹn hò tâm tình của lứa đôi.

    c) Nhân vật “anh” hỏi “Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?” nhằm mục đích hỏi rằng tình yêu của hai người đã đủ chín để kết đôi hay chưa.

    d) Cách nói của “anh” phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.


    Giải câu 2 – Luyện tập (trang 20 – 21 SGK ngữ văn 10 tập 1)

    Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ – A Cổ – với một ông già) và trả lời câu hỏi.

    A Cổ sung sướng chào:

    – Cháu chào ông ạ!

    Ông vui vẻ nói:

    – A Cổ hả? Lớn tướng rồi nhỉ? Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?

    – Thưa ông, có ạ!

    (Bùi Nguyên Khiết, Người du kích trên núi chè tuyết)

    a) Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? (Chọn trong các từ: chào, chào đáp, hỏi, đáp lời, khen để gọi tên mỗi hành động cho phù hợp).

    b) Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức của câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi không, hay để thực hiện những mục đích giao tiếp khác? Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.

    c) Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?

    Trả lời:

    a)

    + Nhân vật em nhỏ thực hiện hành động chào, đáp lời nhằm chào A Cổ, và trả lời câu hỏi của A Cổ.

    + Nhân vật A Cổ thực hiện hành động chào đáp và hỏi nhằm chào lại em nhỏ và hỏi em nhỏ.

    b)

    + Ba câu hỏi không phải đều dùng để hỏi.

    + Câu hỏi đầu tiên thực hiện mục đích chào.

    + Câu hỏi thứ hai thực hiện mục đích khen.

    + Câu hỏi thứ ba thực hiện mục đích hỏi.

    c)

    + Lời nói của em nhỏ thể hiện thái độ tôn trọng đối với A Cổ, là người nhỏ tuổi trong quan hệ giao tiếp với người lớn tuổi.

    + Lời nói của A Cổ thể hiện sự ân cần, trìu mến đối với cháu nhỏ, là người lớn tuổi hơn.


    Giải câu 3 – Luyện tập (trang 21 SGK ngữ văn 10 tập 1)

    Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi.

    BÁNH TRÔI NƯỚC

    Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

    Bảy nổi ba chìm với nước non.

    Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

    (Hồ Xuân Hương)

    a) Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào?

    b) Người đọc căn cứ vào đâu (từ ngữ, hình ảnh, cuộc đời và thân phận, tác giả,…) để lĩnh hội (hiểu và cảm nhận) bài thơ?

    Trả lời:

    a)

    + Nội dung giao tiếp: Miêu tả hình ảnh bánh trôi nước với những đặc tính của nó.

    + Mục đích giao tiếp: Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, thể hiện lòng xót thương trước số phận lênh đênh chìm nổi của họ.

    + Phương tiện từ ngữ, hình ảnh: thân em, trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, tay kẻ nặn, tấm lòng son.

    b) Người đọc căn cứ vào các từ ngữ, hình ảnh:

    → thân em: mô típ của ca dao than thân.

    → vừa trắng lại vừa tròn: hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi, biểu tượng cho vẻ đẹp thanh khiết, mĩ miều của người phụ nữ.

    → bảy nổi ba chìm: ẩn dụ cho số phận lênh đênh, chìm nổi, vô định.

    → tấm lòng son: tấm lòng son sắt, phẩm chất sáng ngời không bị chìm lấp bởi hoàn cảnh.


    Giải câu 4 – Luyện tập (trang 21 SGK ngữ văn 10 tập 1)

    Hãy viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân ngày môi trường thế giới (chú ý đến sự phù hợp giữa lời thông báo với đối tượng giao tiếp, nội dung, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp).

    Trả lời:

    THÔNG BÁO

    Nhân ngày Môi trường thế giới, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để góp phần làm cho trường ta xanh, sạch đẹp hơn.

    1. Thời gian làm việc: từ 7h00 ngày 5/06/2017

    2. Nội dung công việc:

    a) Thu gom các loại rác trong phạm vi khuôn viên của nhà trường.

    b) Khai thông hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước trong trường.

    c) Dọn cỏ và trồng thêm cây xanh trên sân trường và trong vườn trường.

    d) Dụng cụ: cuốc, xẻng, chổi, sọt,…

    3. Kế hoạch: Các chi đoàn và các chi đội nhận kế hoạch cụ thể tại Văn phòng Đoàn vào lúc 7h00 ngày 5/06/2017.

    Đoàn trường kêu gọi toàn thể đoàn viên và đội viên trong trường hãy nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực tham gia buổi tổng vệ sinh này.

    TPHCM, ngày 2 tháng 5 năm 2017

    ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH NHÀ TRƯỜNG


    Giải câu 5 – Luyện tập (trang 21 – 22 SGK ngữ văn 10 tập 1)

    Viết thư là một hoạt động giao tiếp. Khi viết thư, dù ý thức rõ hay không, người viết vẫn cần để ý đến các nhân tố giao tiếp sau đây:

    a) Thư viết cho ai, người viết có quan hệ thế nào với người nhận?

    b) Hoàn cảnh cụ thể của người viết và người nhận thư khi đó như thế nào?

    c) Thư viết về vấn đề gì?

    d) Thư viết để làm gì?

    e) Nên viết như thế nào?

    Anh (chị) hãy phân tích những điều nói trên qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 dưới đây:

    Các em học sinh,

    Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cảnh nhộn nhịptưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?

    Trong năm học tới đây, các en hãy cố gắng, siêng năng học tập, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh qung để sánh vai cới các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

    Chào các em thân yêu.

    HỒ CHÍ MINH

    (Theo văn bản trong Tiếng Việt 5, tập một,

    NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)

    Trả lời:

    a) Thư viết cho các em học sinh cả nước. Người viết lúc ấy là vị lãnh tụ của dân tộc, là người chăm lo cho quyền lợi, hạnh phúc của các em học sinh cũng như người dân cả nước.

    b) Người viết viết thư vào ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945.

    c) Thư viết về cảm nghĩ, mong muốn của Bác Hồ trước ngày khai giảng năm học đầu tiên của các em nhỏ sau khi giành được độc lập dân tộc.

    d) Thư viết nhằm khuyến khích tinh thần hiếu học, thể hiện niềm tin của Bác Hồ đối với thế hệ tương lai của đất nước.

    e) Bức thư của Bác được viết với giọng điệu tâm tình, gần gũi nhưng không kém phần trang trọng, khiến người đọc, người nghe cảm thấy được tôn trọng, cảm thấy gần gũi, xúc động.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy