Top 6 Bài soạn Chiến thắng Mtao Mxây (Ngữ Văn 10) hay nhất
Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Chiến thắng Mtao Mxây, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn ... xem thêm...Chiến thắng Mtao Mxây dành cho các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.
-
Bố cục
– Phần 1: từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”: Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.
– Phần 2: tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”: Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
– Phần 3: còn lại: Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
Tóm tắt
Nhân lúc Đăm Săn cùng các nô lệ lên rẫy, Mtao Mxây đã đến phá buôn làng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến để cứu người vợ của mình. Lần đầu, chàng thách Mtao Mxây đọ dao nhưng hắn sợ không dám đồng ý. Khi Đăm Săn dọa đốt nhà, hắn mới chịu xuống và múa khiên. Mtao Mxây rung khiên múa, tiếng kêu lạch xạch; đến lượt Đăm Săn, mỗi lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh, chạy vun vút trong khi Mtao Mxây chỉ bước thấp bước cao chạy hết bãi đông sang bãi tây. Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho một miếng trầu nhưng Đăm Săn đỡ được, ăn vào thì sức lực tăng lên gấp bội. Đăm Săn lại múa khiên, đâm Mtao Mxây nhưng không thủng được áo giáp của hắn. Nhờ Trời giúp đỡ, Đăm Săn ném một cái chày tròn vào tai của kẻ địch, nên giành được chiến thắng, cắt đầu của Mtao Mxây đem bêu ra đường. Chàng cứu được vợ, và tất cả tôi tớ của Mtao Mxây nguyện đi theo Đăm Săn. Dân làng mở tiệc mừng chiến thắng của Đăm Săn và đón chào những dân làng mới.
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Tóm tắt diễn biến trận đánh
- Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng hắn bỡn cợt chưa chịu giao chiến ngay.
- Khi thấy thái độ kiên quyết và nhận được lời hứa của Đăm Săn là sẽ không đâm khi đi xuống cầu thang, Mtao Mxây mới chịu xuống.
- Hiệp đấu thứ nhất: Hai bên múa khiên:
+ Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi
+ Đăm Săn múa khiên: tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn hẳn,vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên.
+ Kết quả: Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng được áo giáp của hắn.
- Hiệp đấu thứ hai:
+ Được trời mách bảo, Đăm Săn ném cái chày mòn trúng tai Mtao Mxây.
+ Kết quả: Đăm Săn giành được chiến thắng, cắt đầu của Mtao Mxây đem bêu ra đường. Dân làng Mtao Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Câu nói của dân làng:
+ “không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”
+ “không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?”
⇒ Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo tôi tớ của Mtao Mxây đều tâm phục và muốn đi theo Đăm Săn - vị tù trưởng mạnh hơn.
Điều này thể hiện mơ ước có được một người tù trưởng dũng cảm, tài ba, có khả năng lãnh đạo tốt của nhân dân.
- Hàng động của dân làng:
+ Tôi tớ của Mtao Mxây: Đoàn người đông như bầy cà tong, mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. ⇒ Niềm vui, phấn khởi khi tìm được người tù trưởng đủ tài đức.
+ Tôi tớ của Đăm Săn: “… Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế!” ⇒ Vui mừng khi tù trưởng chiến thắng trở về, buôn làng được mở mang thêm, ngày càng đông vui và giàu mạnh.
Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây không phải là một cuộc chiến tranh phi nghĩa với mục đích xâm lược, tàn sát hay cướp bóc của cải. Cuộc chiến này quyết định sự thắng thua của hai tù trưởng, và mang tính chất thống nhất cộng đồng. Vì vậy, khi Đăm Săn – một tù trưởng mạnh hơn giành chiến thắng, tôi tớ của cả hai buôn làng đều vui mừng, phấn khởi.
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng của người dân cả hai buôn làng. Điều này nêu lên một số đặc điểm lớn của sử thi và tư tưởng của nhân dân như:
+ Sau khi Mtao Mxây – tù trưởng kém cỏi hơn thua trận, tôi tớ ở làng không hề lo sợ mà phấn khởi, vui mừng và ngay lập tức theo Đăm Săn – tù trưởng tài giỏi hơn về buôn làng mới.
⇒ Điều này thể hiện tính chất của cuộc chiến tranh thị tộc trong xã hội Ê-đê: Cuộc chiến không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà giúp cho các bộ tộc nhỏ, rời rạc có thể hợp lại để tạo nên tập thể lớn mạnh.
+ Sự ủng hộ của cả hai phía dân làng cũng thể hiện tư tưởng của dân gian về tầm vóc lịch sử của người anh hùng: mong muốn có được người lãnh đạo tài giỏi, ngợi ca công lao của người anh hùng đã có công thống nhất các buôn làng.
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Biện pháp so sánh được sử dụng ở các chi tiết: Các lần Đăm Săn múa khiên, so sánh tương phản nhằm tạo sự đối lập giữa cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây.
- Các câu văn có dùng lối nói phóng đại:
+ Chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc
+ Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối
⇒ Tác dụng:
+ Những câu văn này giống như một đòn bẩy, có tác dụng miêu tả chi tiết, cụ thể, làm nổi bật vẻ đẹp, vị thế của người anh hùng.
+ Các hình ảnh được dùng để so sánh với Đăm Săn đều được lấy từ thiên nhiên, vũ trụ. Điều này cho thấy, nhân dân muốn khẳng định tài năng, sức mạnh, tầm vóc của các anh hùng cộng đồng này có thể sánh ngang tầm với vũ trụ.Luyện tập (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1)
- Vai trò của thần linh (Ông Trời):
+ Đăm Săn nằm mộng thấy ông Trời
+ Ông Trời đưa ra chỉ dẫn, gợi ý “cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”.
⇒ Thần linh (Ông Trời) ở đây chỉ có vai trò là người đưa ra gợi ý, chứ không phải là người quyết định, làm nên kết quả cuối cùng của cuộc chiến.
- Vai trò của con người:
+ Đăm Săn đã cố gắng chiến đấu 3 hiệp, dùng nhiều tài năng nhưng chưa hạ gục được Mtao Mxây.
+ Nhờ có sự giúp đỡ của ông Trời, Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu, quyết chiến đấu và chiến thắng Mtao Mxây.
⇒ Con người có vai trò là đối tượng trực tiếp dùng tài năng, sức mạnh của mình để tham gia cuộc chiến và giành chiến thắng cuối cùng trước kẻ thù.
-
Tìm hiểu chung:
1. Khái niệm sử thi
- Sử thi còn được gọi là anh hùng ca – là những bài ca lịch sử, các anh hùng, nó gắn liền với những biến cố, sự kiện đặc biệt của lịch sử dân tộc trong một thời kì nhất định.
- Gồm hai loại: là Sử thi thần thoại và Sử thi anh hùng (sử thi Đăm Săn thuộc loại thứ 2)
2. Nội dung chính của sử thi Đăm Săn:
- Đăm Săn về làm chồng Hơ Nhị, Hơ Bhị, trở thành một tù trưởng hùng mạnh và giàu có.
- Đăm Săn có nhiều chiến công lớn khi đánh lại được các tù trưởng độc ác, giành lại được vợ và đem lại sự giàu có và uy danh cho bản thân và dân làng.
- Khát vọng chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi trở ngại của tập tục xã hội (chặt cây thần), cầu hôn nữ thần Mặt Trời. Trên đường từ nhà nữ thần Mặt Trời trở về, chàng chết ngập trong rừng Sáp Đen.
Tóm tắt đoạn trích:
Đoạn trích thuộc phẩn giữa của tác phẩm, kể về chuyện Đăm Săn đánh Mtao-Mxây để cứu vợ về: Sau khi về làm chồng hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grứ) và tù trưởng Sắt (Mtao-Mxây) lừa lúc Đăm Săn cùng dân làng lên rẫy, ra sông lao động sản xuất đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần ấy Đăm Săn đều tổ chức đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ lại vừa sáp nhập được đất đai, của cải của kẻ địch khiến cho oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có và đông đúc hơn.
Bố cục:
– Phần 1: từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”: Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.
– Phần 2: tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”: Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
– Phần 3: còn lại: Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Tóm tắt diễn biến trận đánh theo trật tự của các tình tiết và sự kiện
1) Đăm Săn đến nhà Mtao-Mxây khiêu chiến nhưng Mtao-Mxây còn bỡn cợt chàng mà chưa chịu giao chiến ngay. Trước thái độ kiên quyết của chàng, Mtao-Mxây nhận lời thách đấu với sự run sợ (sợ bị đâm lén, trang bị đầy mình mà tỏ ra tần ngần, do dự, đắn đo…)
2) Bước vào cuộc chiến:
Hiệp đấu thứ nhất
- Hai bên lần lượt múa khiên. Trong khi Mtao-Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên => bản lĩnh của người anh hùng
- Kết quả hiệp đấu: Mtao-Mxây tỏ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn cố ra vẻ huênh hoang
* Hiệp đấu thứ hai
- Đăm Săn múa khiên: sức mạnh như gió bão khiến Mtao-Mxây hoảng hốt trốn chạy. Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt nên phải đến sự cứu giúp của Hơ Nhị nhưng Đăm Săn đã đớp được
- Kết quả: Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị, Đăm Săn mạnh hẳn lên.
* Hiệp đấu thứ ba:
- Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao-Mxây, đâm trúng kẻ thù nhưng áo của hắn không thủng, chàng nhờ đến sự giúp đỡ của Ông Trời nên đã cắt được đầu của Mtao-Mxây.
- Kết quả: Đăm Săn cứu được vợ, dân làng Mtao-Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao-Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng, không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của cộng đồng Ê-đê cũng có những nét riêng:
- Ở phía Mtao-Mxây: Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo nô lệ đều tâm phục và nghe theo lời vị tù trưởng mạnh hơn ("không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa"). → họ mơ ước được sống trong no ấm, giàu có và một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba bảo vệ họ.
- Ở phía Đăm Săn: Dân làng tưng bừng, náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình chiến thắng trở về và tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hoà hợp ("... Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực… sao mà vui thế!").
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Phần cuối đoạn trích chú ý miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng của phía Đăm Săn.
- Phân tích ý nghĩa:
+ Khi Mtao-Mxây thất bại, không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Họ ngay lập tức đi theo về phía Đăm Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên. Dân làng của Đăm Săn cũng vậy, họ đón tiếp những người bạn mới rất chân tình, tưng bừng, náo nhiệt, vui say không hề có một chút gợn nào.
+ Chứng tỏ tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc - đó là cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triển của xã hội Ê-đê, mà trái lại, nó giúp những tập thể riêng lẻ hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn, trở thành một dân tộc trưởng thành thực sự.
+ là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng ưu tú đã đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Các câu văn có dùng lối so sánh:
+ So sánh tương đồng (như gió lốc gào, như những vệt sao băng);
+ so sánh tăng cấp (tài múa khiên của Đăm Săn, tả số lượng người ngày càng đông đảo…);
+ so sánh tương phản (tài múa khiên của Đăm Săn và Mtao-Mxây);
+ so sánh, miêu tả đòn bẩy (tài múa khiên của Mtao-Mxây kém hơn Đăm Săn)
- Các hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ được đem ra làm chuẩn cho các so sánh với các hình ảnh, sự vật xung quanh cuộc chiến → nổi bật lên tầm vóc to lớn của nhân vật anh hùng: vẻ đẹp cường tráng bên ngoài và ý chí lớn lao bên trong.
Luyện tập
- Vai trò của thần linh (ông Trời): bày cho Đăm Săn cách giết Mtao-Mxây “Cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”
→ ở thời kì ấy, con người và thần linh gắn bó mật thiết với nhau. Hay nói cách khác, nó là dấu vết của tư duy thần thoại trong sử thi, dấu vết của một xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp rạch ròi.
- Vai trò của con người: Tuy nhiên, thần linh chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ cho hành động chứ không phải là người quyết định kết quả của cuộc chiến. Còn việc giết Mtao-Mxây là do tài trí của Đăm Săn.
-
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường): Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.
- Phần 2 (tiếp đến họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng): Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
- Phần 3 (còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
Nội dung: Chiến thắng Mtao-Mxây
- Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
- Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, phép so sánh và phóng đại được sử dụng hiệu quả
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng hắn bỡn cợt chưa chịu giao chiến
- Hiệp đấu thứ nhất:
+ Hai bên múa khiên
• Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi
• Đăm Săn múa khiên: tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn hẳn, thái độ bình thản
+ Kết quả: Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng được áo giáp của hắn.
- Hiệp đấu thứ hai:
+ Được trời mách bảo, Đăm Săn ném cái chày mòn trúng tai Mtao Mxây
+ Mtao Mxây vẫn ngoan cố “mặc cả” hòng làm nhụt chí chiến đấu của Đăn Săn
+ Kết quả: Đăn Săn kết thúc số phận kẻ thù, cuộc chiến chấm dứt
⇒ Qua đó ta thấy một Mtao Mxây hèn nhát, kém cỏi đối lập hoàn toàn với một Đăn Săn hùng dũng, đàng hoàng,chính trực
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng:
+ Số lần đối đáp: gồm 3 nhịp hỏi – đáp .
+ Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau: lần thứ nhất - Đăm Săn chỉ gõ vào một nhà, lần thứ hai gõ vào tất cả các nhà, lần thứ bao gõ vào mỗi nhà trong làng.
⇒ Qua cả 3 lần thấy được thấy lòng mến phục, thái độ hưởng ứng tuyệt đối, sự trung thành của dân làng.
- Hành động của dân làng:
+ Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây quyết định sự thắng thua của hai tù trưởng, và mang tính chất thống nhất cộng đồng.
+ Vì vậy, khi Đăm Săn giành chiến thắng, tôi tớ của cả hai buôn làng đều vui mừng, phấn khởi kéo đến ăn mừng
⇒ Thể hiện sự suy tôn tuyết đối của dân làng với Đăn Săn, sự thống nhất hài hòa giữa quyền lợi và khát vọng của anh hùng sử thi với quyền lợi và khát vọng của cộng đồng
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng
- Ý nghĩa:
+ thể hiện tính chất của cuộc chiến tranh thị tộc trong xã hội Ê-đê: cuộc chiến không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà giúp cho các bộ tộc nhỏ, rời rạc có thể hợp lại để tạo nên tập thể lớn mạnh.
+ người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của cá nhân anh hùng, sử thi cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng tộc người.
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Các chi tiết sử dụng phép so sánh
+ so sánh tương đồng các đoạn tả: tài múa khiên của Đăm Săn, cảnh đoàn người kéo về buôn của chàng, đoạn tả thân hình của Đăm Săn
+ so sánh tương phản: cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây.
- Các câu văn có dùng lối nói phóng đại:
+ Chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc
+ Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối
- Giá trị
+ những câu văn, đoạn văn này giống như một đòn bẩy, có tác dụng miêu tả chi tiết, cụ thể, làm nổi bật phóng đại vẻ đẹp, vị thế của người anh hùng.
+ lấy hình ảnh nhiên nhiên, vũ trụ để so sánh với Đăm Săn nhân dân muốn khẳng định tài năng, sức mạnh, tầm vóc của các anh hùng sánh ngang tầm với vũ trụ.
+ so sánh với sự vật, con vật gần gũi nơi núi rừng tạo sự thân thuộc, dễ hình dung
LUYỆN TẬP
- Vai trò của thần linh đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn: là người đưa ra gợi ý, chứ không phải là người quyết định, làm nên kết quả cuối cùng của cuộc chiến.
- Vai trò của con người: là đối tượng trực tiếp dùng tài năng, sức mạnh của mình để tham gia cuộc chiến và giành chiến thắng cuối cùng trước kẻ thù.
⇒ Quan hệ giữa thần linh và con người rất gần gũi, mật thiết, thậm chí bình đẳng, thân tình.
-
Câu 1 (trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Diễn biến trận đánh qua 2 chặng:
- Đăm Săn khiêu chiến, Mtao Mxây đáp lại.
- Vào cuộc chiến:
+ Hiệp một: Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên.
=> Kết quả hiệp đấu: Mtao-Mxây tỏ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn cố ra vẻ huênh hoang
+ Hiệp hai: Đăm Săn múa trước, Mtao Mxây hoảng hốt trốn chạy. Đăm Săn lấy được miếng trầu, trở nên mạnh mẽ hơn.
+ Hiệp ba: Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao Mxây. Đăm Săn đâm trúng kẻ thù, nhưng áo hắn không thủng, chàng phải cầu cứu thần linh.
+ Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù.
=> Kết quả: Đăm Săn cứu được vợ, dân làng Mtao-Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.
Câu 2 (trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng: Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao-Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng, không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của cộng đồng Ê-đê cũng có những nét riêng.
+ Số lần đối đáp: cuộc đối thoại gồm 3 nhịp hỏi – đáp. Con số 3 mang biểu tượng cho số nhiều. Số lần hỏi đáp đó có sức phản ánh, cho thấy lòng mến phục, thái độ hưởng ứng tuyệt đối.
+ Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau: lần thứ nhất - Đăm Săn chỉ gõ vào một nhà, lần thứ hai gõ vào tất cả các nhà, lần thứ bao gõ vào mỗi nhà trong làng. Qua cả 3 lần thấy được sự trung thành của dân làng.
- Hành động của dân làng: kéo đến ăn uống linh đình, vui vẻ để ăn mừng cho Đăm Săn, cho chính mình.
Câu 3 (trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng với ý nghĩa:
+ Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của cá nhân anh hùng, sử thi cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng tộc người.
+ Cuộc chiến tranh bộ tộc cho thấy bước đi của lịch sử vận động phát triển, mở rộng lãnh thổ, đất đai của các bộ tộc Ê –đê.
+ Là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng ưu tú đã đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.
Câu 4 (trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật Mtao Mxây:
+ “Trông hắn dữ tợn như một vị thần”, “Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà rừng mới mọc cựa êchăm”, “múa kêu lạch xạch như quả mướp khô”, ...
=> Giá trị miêu tả và biểu cảm: Mtao Mxây được so sánh với những vật yếu ớt, vô dụng. Các vật được so sánh đều rất thân thuộc, gần gũi với dân làng tạo nên cảm giác dễ hiểu.
- Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật Đăm Săn:
+ “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô.”, “khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”
=> Giá trị miêu tả và biểu cảm: Các hình ảnh, sự vật được so sánh lấy từ thế giới tự nhiên, vũ trụ. Dùng “vũ trụ” để đo kích cỡ nhân vật anh hùng là một cách phóng đại để đề cao anh hùng. Đó là phong cách nghệ thuật nổi bật của sử thi.
- Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả khung cảnh:
+ “đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối”, tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.
+ Khung cảnh miêu tả cảnh dân làng ăn mừng chiến thắng “cả một vùng nhão ra như nước”.
=> Giá trị miêu tả và biểu cảm: so sánh với sự vật, con vật gần gũi nơi núi rừng tạo sự thân thuộc, dễ dàng hình dung.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Vai trò của thần linh đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn:
+ Quan hệ giữa thần linh và con người rất gần gũi, mật thiết, thậm chí bình đẳng, thân tình.
+ Tuy có tham gia vào việc của con người, nhưng thần linh chỉ đóng vai trò “gợi ý”, “cố vấn” chứ không phải là người quyết định kết quả của cuộc chiến. Còn việc giết Mtao-Mxây là do tài trí của Đăm Săn.
Tóm tắt
Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây là đoạn giữa của tác phẩm kể chuyện Đăm Săn đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây, cứu được vợ về.
- Sau khi bị Mtao Mxây cướp mất vợ là Hơ Nhị, Đăm Săn vô cùng tức giận. Chàng cầm khiên đến nhà Mtao Mxây để khiêu chiến và thách đấu.
- Khi đã thấm mệt, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu. Nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu đó. Chàng nhai trầu và sức mạnh tăng lên gấp bội. Chàng lại tiếp tục múa khiên và rượt đuổi Mtao Mxây với sức mạnh phi thường.
- Ông Trời đã chỉ cho Đăm Săn biết cách đánh thắng Mtao Mxây: lấy cái chày mòn ném trúng vành tai của Mtao Mxây. Hắn van xin Đăm Săn tha chết. Nhưng Đăm Săn đã đâm chết Mtao Mxây và cắt đầu hắn đem bêu ngoài đường.
- Sau khi Mtao Mxây chết, Đăm Săn giành lại được vợ, tôi tớ, thu của cải và danh tiếng vang lừng khắp nơi, đến tai các thần. Chàng mở tiệc linh đình để ăn mừng thắng lợi.
Bố cục
Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”): Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.
- Phần 2 (Tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”): Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
- Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
-
A- KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÁC PHẨM
I. Tìm hiểu chung về thể loại sử thi
Sử thi còn được gọi là anh hùng ca – là những bài ca lịch sử, bài ca ca ngợi các anh hùng, nó gắn liền với những biến cố, sự kiện đặc biệt của lịch sử dân tộc trong một thời kì nhất định. Sử thi dân gian gồm có hai loại là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng (sử thi Đăm Săn thuộc loại này)
II. Sử thi Đăm Săn
- Đăm Săn về làm chồng Hơ Nhị, Hơ Bhị, trở thành một tù trưởng hùng mạnh và giàu có.
- Đăm Săn có nhiều chiến công lớn khi đánh lại được các tù trưởng độc ác, giành lại được vợ và đem lại sự giàu có và uy danh cho bản thân và dân làng.
- Khát vọng chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi trở ngại của tập tục xã hội (chặt cây thần), cầu hôn nữ thần Mặt Trời. Trên đường từ nhà nữ thần Mặt Trời trở về, chàng chết ngập trong rừng Sáp Đen.
III. Tóm tắt nội dung đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
Đoạn trích thuộc phần giữa của tác phẩm, kể về chuyện Đăm Săn đánh Mtao-Mxây để cứu vợ về: Sau khi về làm chồng hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grứ) và tù trưởng Sắt (Mtao-Mxây) lừa lúc Đăm Săn cùng dân làng lên rẫy, ra sông lao động sản xuất đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần ấy Đăm Săn đều tổ chức đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ lại vừa sáp nhập được đất đai, của cải của kẻ địch khiến cho oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có và đông đúc hơn.
B- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
I.ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng.
Diễn biến trận đánh qua 2 chặng:
- Đăm Săn khiêu chiến, Mtao Mxây đáp lại.
- Vào cuộc chiến:
+ Hiệp một: Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên.
+ Hiệp hai: Đăm Săn múa trước, Mtao Mxây hoảng hốt trốn chạy. Đăm Săn lấy được miếng trầu, trở nên mạnh mẽ hơn.
+ Hiệp ba: Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao Mxây. Đăm Săn đâm trúng kẻ thù, nhưng áo hắn không thủng, chàng phải cầu cứu thần linh.
+ Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù.
Câu 2. Phân tích những câu nói và hành động của đông đảo dân làng đối với việc thắng thua của hai tù trưởng để chỉ rõ thái độ và tình cảm của cộng đồng Ê – đê đối với mục đích của cuộc chiến nói chung, đối với người anh hùng sử thi nói riêng.
Trả lời:
- Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng:
+ Số lần đối đáp: cuộc đối thoại gồm 3 nhịp hỏi – đáp. Con số 3 mang biểu tượng cho số nhiều. Số lần hỏi đáp đó có sức phản ánh, cho thấy lòng mến phục, thái độ hưởng ứng tuyệt đối.
+ Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau: lần thứ nhất - Đăm Săn chỉ gõ vào một nhà, lần thứ hai gõ vào tất cả các nhà, lần thứ ba gõ vào mỗi nhà trong làng. Qua cả 3 lần thấy được sự trung thành của dân làng.
- Hành động của dân làng: kéo đến ăn uống linh đình, vui vẻ để ăn mừng cho Đăm Săn, cho chính mình.
Câu 3. Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh chết chóc hay cảnh ăn mừng chiến thắng? Hãy phân tích ý nghĩa của sự lựa chọn ấy để làm rõ thái độ, cách nhìn nhận của tác giả về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và về tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng.
Trả lời:
- Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng với ý nghĩa:
+ Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của cá nhân anh hùng, sử thi cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng tộc người.
+ Cuộc chiến tranh bộ tộc cho thấy bước đi của lịch sử vận động phát triển, mở rộng lãnh thổ, đất đai của các bộ tộc Ê –đê.
Câu 4. Hãy phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh diễn ra sự việc.
Trả lời:
- Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật Mtao Mxây:
+ “Trông hắn dữ tợn như một vị thần”, “Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà rừng mới mọc cựa êchăm”, “múa kêu lạch xạch như quả mướp khô”, ...
=> Giá trị miêu tả và biểu cảm: Mtao Mxây được so sánh với những vật yếu ớt, vô dụng. Các vật được so sánh đều rất thân thuộc, gần gũi với dân làng tạo nên cảm giác dễ hiểu.
- Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật Đăm Săn:
+ “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô.”, “khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”
=> Giá trị miêu tả và biểu cảm: Các hình ảnh, sự vật được so sánh lấy từ thế giới tự nhiên, vũ trụ. Dùng “vũ trụ” để đo kích cỡ nhân vật anh hùng là một cách phóng đại để đề cao anh hùng. Đó là phong cách nghệ thuật nổi bật của sử thi.
- Câu văn dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả khung cảnh:
+ “đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối”, tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.
+ Khung cảnh miêu tả cảnh dân làng ăn mừng chiến thắng “cả một vùng nhão ra như nước”.
=> Giá trị miêu tả và biểu cảm: so sánh với sự vật, con vật gần gũi nơi núi rừng tạo sự thân thuộc, dễ dàng hình dung.
II. LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Đoạn trích có nhắc đến việc Đăm Săn gặp ông trời, được ông bày cho cách đánh thắng Mtao Mxây. Theo anh (chị), vai trò của thần linh và vai trò của con người đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Vai trò của thần linh đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn:
+ Quan hệ giữa thần linh và con người rất gần gũi, mật thiết, thậm chí bình đẳng, thân tình.
+ Tuy có tham gia vào việc của con người, nhưng thần linh chỉ đóng vai trò “gợi ý”, “cố vấn”.
Thông qua tất cả những thông tin phân tích, tìm hiểu trên đây, cuối cùng học sinh cần nắm được những nội dung chính có giá trị nhất của đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây được tổng kết lại như sau:
- Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc - đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao là những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi. -
1.1. Tìm hiểu chung:
1.1.1. Khái niệm sử thi
Sử thi còn được gọi là anh hùng ca – là những bài ca lịch sử, bài ca ca ngợi các anh hùng, nó gắn liền với những biến cố, sự kiện đặc biệt của lịch sử dân tộc trong một thời kì nhất định. Sử thi dân gian gồm có hai loại là Sử thi thần thoại và Sử thi anh hùng (sử thi Đăm Săn thuộc loại này)
1.1.2. Nội dung chính của sử thi Đăm Săn:
- Đăm Săn về làm chồng Hơ Nhị, Hơ Bhị, trở thành một tù trưởng hùng mạnh và giàu có.
- Đăm Săn có nhiều chiến công lớn khi đánh lại được các tù trưởng độc ác, giành lại được vợ và đem lại sự giàu có và uy danh cho bản thân và dân làng.
- Khát vọng chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi trở ngại của tập tục xã hội (chặt cây thần), cầu hôn nữ thần Mặt Trời. Trên đường từ nhà nữ thần Mặt Trời trở về, chàng chết ngập trong rừng Sáp Đen.
1.2. Tóm tắt đoạn trích:
Đoạn trích thuộc phẩn giữa của tác phẩm, kể về chuyện Đăm Săn đánh Mtao-Mxây để cứu vợ về: Sau khi về làm chồng hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grứ) và tù trưởng Sắt (Mtao-Mxây) lừa lúc Đăm Săn cùng dân làng lên rẫy, ra sông lao động sản xuất đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần ấy Đăm Săn đều tổ chức đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ lại vừa sáp nhập được đất đai, của cải của kẻ địch khiến cho oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có và đông đúc hơn.
1.3. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Tóm tắt diễn biến trận đánh theo trật tự của các tình tiết và sự kiện.
1) Đăm Săn đến nhà Mtao-Mxây khiêu chiến nhưng Mtao-Mxây còn bỡn cợt chàng mà chưa chịu giao chiến ngay. Trước thái độ kiên quyết của chàng, Mtao-Mxây nhận lời thách đấu với sự run sợ (sợ bị đâm lén, trang bị đầy mình mà tỏ ra tần ngần, do dự, đắn đo…).
2) Bước vào cuộc chiến:
Hiệp đấu thứ nhất
- Hai bên lần lượt múa khiên. Trong khi Mtao-Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên => bản lĩnh của người anh hùng.
- Kết quả hiệp đấu: Mtao-Mxây tỏ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn cố ra vẻ huênh hoang.
* Hiệp đấu thứ hai
- Đăm Săn múa khiên: sức mạnh như gió bão khiến Mtao-Mxây hoảng hốt trốn chạy. Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt nên phải đến sự cứu giúp của Hơ Nhị nhưng Đăm Săn đã đớp được
- Kết quả: Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị, Đăm Săn mạnh hẳn lên.
* Hiệp đấu thứ ba:
- Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao-Mxây, đâm trúng kẻ thù nhưng áo của hắn không thủng, chàng nhờ đến sự giúp đỡ của Ông Trời nên đã cắt được đầu của Mtao-Mxây.
- Kết quả: Đăm Săn cứu được vợ, dân làng Mtao-Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao-Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng, không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối với việc thắng thua của hai tù trưởng cũng có những nét riêng:
- Ở phía Mtao-Mxây: Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo nô lệ đều tâm phục và nghe theo lời vị tù trưởng mạnh hơn ("không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa"). Từ thái độ và hành động của đoàn người này chứng tỏ họ luôn mơ ước được sống trong no ấm, sự giàu có và mong có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba bảo vệ cho mình.
- Ở phía Đăm Săn: Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. Họ đi lại sửa soạn vui mừng tấp nập không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, được hùng mạnh và giàu có mà còn để tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hoà hợp ("... Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực… sao mà vui thế!").
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đăm Săn.
- Cuộc chiến dừng lại khi Mtao-Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao-Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Họ ngay lập tức theo về phía Đăm Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên. Dân làng của Đăm Săn cũng vậy, họ đón tiếp những người bạn mới rất chân tình. Không khí của buổi tiệc sau chiến thắng từng bừng náo nhiệt vui say không hề có một chút gợn nào.
- Lựa chọn cách thể hiện nghệ thuật này, tác giả dân gian đã nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc - đó là cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triểu của xã hội Ê-đê, mà trái lại, nó giúp những tập thể riêng lẻ hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn, trở thành một dân tộc trưởng thành thực sự. Cách lựa chọn để hiện nghệ thuật ấy cũng là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng. Chỉ có những con người ưu tú của thời đại như vậy mới đủ sức đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom những thị tộc ấy lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Trong đoạn trích này, kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu có sử dụng biện pháp so sánh: So sánh tương đồng (như gió lốc gào, như những vệt sao băng); so sánh tăng cấp qua những hình ảnh so sánh liên tiếp (tài múa khiên của Đăm Săn, tả số lượng người ngày càng đông đảo…); so sánh tương phản (tài múa khiên của Đăm Săn và Mtao-Mxây); lối so sánh, miêu tả đòn bẩy để miêu tả tài múa khiên để đề cao nhân vật anh hùng (tài múa khiên của Mtao-Mxây kém hơn Đăm Săn).
- Các hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ được đem ra làm chuẩn cho các so sánh với các hình ảnh, sự vật xung quanh cuộc chiến. Dùng hình ảnh của vũ trụ làm nổi bật lên tầm vóc to lớn của nhân vật anh hùng: vẻ đẹp cường tráng bên ngoài và ý chí lớn lao bên trong. Đây cũng chính là nghệ thuật nổi bật của sử thi dân gian khi miêu tả hình tượng người anh hùng.
1.4. Luyện tập
Sự xuất hiện của Ông Trời (thần linh) và việc can thiệp của Ông Trời vào chiến thắng của Đăm Săn chứng tỏ ở thời kì ấy, con người và thần linh gắn bó mật thiết với nhau. Hay nói cách khác, nó là dấu vết của tư duy thần thoại trong sử thi, dấu vết của một xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp rạch ròi. Tuy nhiên, dù có can thiệp vào công việc của con người nhưng thần linh chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ cho hành động chứ không phải là người quyết định kết quả của cuộc chiến. Như vậy, trong mối quan hệ với các thần, người anh hùng vẫn giữ được vai trò quyết định và có tính độc lập riêng. Sắp đặt câu chuyện như vậy đã đề cao vai trò của nhân vật anh hùng, đề cao tinh thần dân chủ của thời thị tộc cổ xưa và thể hiện ước muốn được sống hòa hợp với tự nhiên.