Top 5 Bài soạn Văn bản văn học (Ngữ Văn 10) hay nhất

Thai Ha 95 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Văn bản văn học, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Văn bản ... xem thêm...

  1. Câu 1 (trang 121 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    - Tiêu chí 1: Văn bản văn học còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương

    Văn bản văn học là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương, đi sâu vào phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm tư tưởng thỏa mãn nhu cầu hướng thiện, thẩm mĩ

    Tiêu chí 2: Ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng, thẩm mĩ cao, trau chuốt, biểu cảm, gợi cảm xúc, đa nghĩa

    Tiêu chí 3: Mỗi văn bản đều có thể loại nhất định, theo quy ước, cách thức thể loại

    Câu 2 (trang 121 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Văn học được cấu tạo từ ngôn từ, ta cần hiểu rõ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh tới hàm ẩn, từ nghĩa đen tới nghĩa bóng để có thể đi vào chiều sâu của văn bản

    - Vượt qua tầng ngôn từ, chúng ta đi sâu vào hình tượng, hàm nghĩa để hiểu văn bản văn học

    + Ba tầng văn bản văn học không tách rời, liên hệ mật thiết với nhau

    - Ngôn từ hiển hiện rõ, tầng hàm nghĩa khó nắm bắt hơn, nhưng hàm nghĩa mới là phần thu hút người đọc, tác phẩm có giá trị nhờ tầng hàm nghĩa

    - Người đọc muốn hiểu được tầng hàm nghĩa cần phải biết phân tích, khái quát, suy luận

    Đọc văn bản hiểu được tầng hàm nghĩa, nhưng hiểu tầng ngôn từ là bước cần để khám phá chiều sâu văn bản

    Câu 3 (trang 121 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    a, Học sinh muốn phân tích được, cần nắm hình tượng trong thơ, hiểu được ngôn từ, phân tích đặc điểm hình tượng, phân tích ý nghĩa hình tượng

    b, Nên chọn hình tượng trong một bài thơ, đoạn thơ để phân tích đặc điểm hình tượng, ý nghĩa hình tượng đó

    c,

    Thân em vừa trắng lại vừa tròn

    Bảy nổi ba chìm với nước non

    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son

    - Hình tượng chiếc bánh trôi nước ẩn dụ cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, mang vẻ đẹp về ngoại hình và tâm hồn nhưng không được trân trọng

    Câu 4 (trang 121 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín văn bản văn học trong quá trình tiếp cận được người đọc dần nhận ra

    b, Muốn nhận hàm nghĩa văn bản văn học, người đọc cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo…

    c, Hàm nghĩa của văn bản không phải lúc nào cũng có thể hiểu đúng, hiểu đủ.

    Ví dụ: Văn bản Làng: Chọn đề tài nói về người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người nông dân yêu làng, yêu nước, trung thành với kháng chiến, cách mạng

    Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá lấy nguồn cảm hứng từ tình yêu thiên nhiên, con người trong thời đại mới

    - Truyện ngắn Bến quê chứa nhiều tầng hàm ý sâu xa, người ta mải mê đi tìm giá trị ảo tưởng trong khi giá trị quen thuộc, gần gũi thì bỏ qua để khi nhận ra thì đã muộn


    LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 122 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Văn bản “Nơi dựa”

    - Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

    - Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

    → Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

    Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

    - Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

    - Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

    - Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

    Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

    - Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

    c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

    Văn bản “Mình và ta”

    - Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

    - Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

    - Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

    - Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

    - Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

    - Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

    - Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. I. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:

    - Văn bản văn học cỏn gọi là văn bản nghệ thuật văn bản văn chương. Văn bản văn học đi sâu vào phản ảnh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoã mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người.

    - Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật có hình tượng mang tính thẩm mĩ cao, trau chuốt biểu cảm, gợi cảm, hàm súc, đa nghĩa.

    - Mỗi văn bản đều có một thể loại nhất định và theo quy ước cách thức thể loại đó.

    Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học, vì:

    - Trong một tác phẩm văn học, bao giờ nhà văn cũng gửi gắm tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình trước cuộc đời thông qua hình tượng.

    - Hình tượng nghệ thuật lại được hình thành từ sự khái quát của các lớp nghĩa ngôn từ

    ⇒ Vì thế, nếu mới chỉ hiểu tầng ngôn từ mà chưa biết tổng hợp nên ý nghĩa của hình tượng, chưa hiểu được các ý nghĩa hàm ẩn của văn bản thì chưa thể coi là đã nắm được nội dung tác phẩm.

    Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Cho câu thơ sau:

    “Một ngày lạ thói sai nha

    Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”

    (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

    - Tầng ngôn từ:

    + “Thói” là lối sống, cách sống, cách hành xử hay hành động thường không tốt, được lặp lại lâu ngày thành nếp, thành thói quen.

    + “Sai nha” là nha dịch và nha lại, lũ tay chân của bọn quan lại thời phong kiến.

    + “Khốc lại” nghĩa là tai hại, đáng sợ, đau khổ, đau thương.

    - Tầng hình tượng:

    Đó là bọn sai nha trong xã hội phong kiến thối nát: Chỉ vì tiền mà bọn sai nha làm cho gia đình Vương Ông bị tan nát, bị đau khổ. Gia đình Kiều đang yên vui hạnh phúc, bỗng trở nên tan hoang, tan nát, người bị tù tội, người phải bán mình chuộc cha! ⇒ Xã hội đồng tiền, “đồng tiền đâm toạc tờ giấy”.

    - Tầng hàm nghĩa:

    Nguyễn Du đã đứng về phía nhân dân, chỉ ra mặt trái của chế độ phong kiến, đã vạch mặt, lên án bọn quan lại, lũ sai nha với thái độ căm giận, khinh bỉ, đồng thời nói lên sự cảm thông sâu sắc, đồng cảm với nhân dân - những con người bị đối xử đến “khốc hại” “vì tiền”, nên những vần thơ của ông vừa giàu giá trị tố cáo hiện thực, vừa giàu giá trị nhân đạo.

    Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Hàm nghĩa của văn bản văn học là những lớp nghĩa ẩn kín, tiềm tàng của văn bản được gửi gắm trong hình tượng

    Ví dụ câu ca dao:

    “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

    Tre non đủ lá đan sàng nên chăng”

    ⇒ Hàm nghĩa: chỉ chuyện tình yêu nam nữ, chỉ chuyện ướm hỏi, chuyện cưới xin.


    II. Luyện tập

    Câu 1 (trang 121 - 122 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): cấu trúc hai đoạn tượng tự nhau

    - Câu đầu là câu hỏi của nhà thơ về một hiện tượng nhìn thấy trên đường

    - 3 câu tiếp tả kỹ hai nhân vật: nét mặt, cử chỉ…

    - Câu cuối vừa là câu hỏi vứa là nỗi băn khoăn, suy nghĩ về nơi dựa.

    b/ hình ảnh tương phản:

    người đàn bà – em bé,

    người chiến sĩ – bà cụ

    ⇒ Người mẹ dựa vào đứa bé chập chững, anh bộ đội dựa vào bà cụ đang run rẩy cất bước trên đường. Đứa bé chính là niềm vui, niềm tin chỗ dựa tinh thần để người mẹ sống và làm việc.

    ⇒ Bà cụ già yếu chính là nơi gởi lòng kính yêu của con cháu, là sức mạnh cho người lính chiến đấu và chiến thắng.

    ⇒ Nơi dựa nói theo Nguyễn Đình Thi là điểm tựa về mặt tinh thần, tình cảm: tình yêu, lòng hi vọng về tương lai, lòng biết ơn quá khứ.

    Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    a. Các câu hàm chứa ý nghĩa:

    - Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay”, thời gian “làm khô những chiếc lá”. Chiếc lá là hình ảnh mang tính biểu trưng, chiếc lá là mảnh đời đang trôi đi theo nhịp thời gian. Những chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt. Những chiếc lá khô, những cuộc đời ngắn ngủi và những kỉ niệm của đời người cũng sẽ bị rơi vào quên lãng (hòn sỏi rơi vào lòng giếng cạn đầy bùn cát thì chẳng có tiếng vang gì cả).

    ⇒ Cuộc đời và những kỉ niệm đều tàn tạ, đều bị thời gian xóa nhòa.

    - Thế nhưng, trong cuộc sống có những điều tồn tại mãnh liệt với thời gian đó là:

    Riêng những câu thơ

    còn xanh

    Riêng những bài hát

    còn xanh

    - Hình ảnh “đôi mắt em”: đôi mắt người yêu (kỉ niệm tình yêu); “giếng nước”: giếng nước không cạn, gợi lên những điều trong mát ngọt lành.

    b. Qua bài thơ “Thời gian”, Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.

    Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    a.

    - Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta).

    - Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn.

    - Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng “sâu thẳm” thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.

    b.

    - Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. - Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ.

    - Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp “tro” tưởng như tàn lại có thể “nhen thành lửa cháy”, từ “viên đá con” có thể dựng nên thành, nên luỹ

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học :

    - Văn bản văn học đi sâu phản ánh và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

    - Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.

    - Văn bản văn học bao giờ cũng thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước riêng, cách thức của thể loại đó.

    Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): “hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học” vì :

    - Ngôn từ là đối tượng đầu tiên khi tiếp xúc với văn bản văn học.

    - Chiều sâu của văn bản văn học tạo nên từ tầng hàm nghĩa, tầng hàm nghĩa được ẩn dưới bóng tầng hình tượng, mà hình tượng lại được hình thành từ sự khái quát của lớp nghĩa ngôn từ.

    Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Phân tích ý nghĩa hình tượng trong câu ca dao :

    Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

    Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

    Câu ca dao không chỉ mang nghĩa tả thực. “Tre non đủ lá” chỉ người đã trưởng thành, đủ tuổi, đủ lớn ; “đan sàng” có ám chỉ chuyện kết duyên, cưới xin. Câu ca dao là lời ngỏ ý của chàng trai hỏi cô gái có thuận tình đợi chàng mối lái chưa.

    Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

    Hàm nghĩa của văn bản văn học là ý nghĩa ẩn kín, nghĩa tiềm tàng của văn bản. Đó là những điều nhà văn gửi gắm, tâm sự, kí thác, những thể nghiệm về cuộc sống.

    Ví dụ :

    - Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, mới đọc thì chỉ là miêu tả chiếc bánh trôi đơn thuần, nhưng nghĩa hàm ẩn mà tác giả muốn nói đến lại là vẻ đẹp cũng như số phận bi đát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.

    - Bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến kể về tình huống người bạn lâu không gặp đến chơi mà chủ nhà không có gì tiếp khách. Thực chất, tất cả những vật chất không đầy đủ đó chỉ để nổi bật lên tình bạn thắm thiết của nhà thơ với bạn mình.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Văn bản "Nơi dựa":

    a. Hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng tương tự nhau là mở bài - kết bài : người đàn bà và đứa nhỏ - người chiến sĩ và bà cụ.

    b. Hình tượng nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính tương phản:

    + Người mẹ trẻ lấy điểm dựa tinh thần là đứa con mới chập chững biết đi.

    + Anh bộ đội : dựa vào cụ già bước run rẩy không vững.

    => Gợi suy ngẫm về "nơi dựa" - chỗ dựa tinh thần - tìm thấy niềm tin, tình yêu và ý nghĩa cuộc sống. Con người phải biết ơn quá khứ và hi vọng tương lai.

    Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Văn bản "Thời gian":

    a. Hàm nghĩa của các câu :

    - Kỉ niệm trong tôi
    Rơi
    như tiếng sỏi
    trong lòng giếng cạn. -> Sức tàn phá của thời gian : Thời gian trôi nhẹ nhàng “qua kẽ tay”, âm thầm “làm khô những chiếc lá” (sự sống rụng dần theo thời gian) . Kỉ niệm đời người cũng bị rơi vào quên lãng (hòn sỏi rơi vào giếng cạn đầy bùn cát thì chẳng có tiếng vang và chìm mãi). Cuộc đời và những kỉ niệm đều tàn tạ, đều bị thời gian xóa nhòa.

    - Riêng những câu thơ
    còn xanh
    Riêng những bài hát
    còn xanh -> Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian : câu thơ; bài hát (thi ca và âm nhạc)… còn xanh. Nghệ thuật khi đã đến độ kết tinh xuất sắc sẽ xanh mãi mãi, bất chấp quy luật thời gian.

    "Và đôi mắt em/ như hai giếng nước" : Những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm "rơi" vào "lòng giếng cạn" bị quên lãng.

    b. Qua bài thơ "Thời gian", Văn Cao muốn nói rằng : thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.

    Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Văn bản "Mình và ta":

    a. Quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ người đọc – nhà văn ở câu 1, 2 :

    Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình.

    Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy!

    Nhà văn (ta) và bạn đọc (mình) luôn có sự đồng cảm trong quá trình sáng tạo cũng như quá trình tiếp nhận. Sự đồng cảm phải ở nơi tận cùng "sâu thẳm" thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm mình – ta.

    b. Quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc trong câu 3, 4 :

    Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy,

    Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.

    Để hiểu được lời gửi gắm, thông điệp của nhà văn, người đọc phải tái tạo, tưởng tượng, suy ngẫm, phân tích sao cho từ bếp "tro" tưởng như tàn lại có thể "nhen thành lửa cháy", từ "viên đá con" có thể dựng nên thành, nên luỹ.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Nội dung bài học

    - Ngày nay một văn bản được coi là văn bản văn học khi:

    + phản ánh và khám phá cộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người

    + ngôn từ có nhiều tìm tòi sáng tạo, có tính hình tượng, có hàm nghĩa sâu sắc phong phú

    + được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng: truyện, thơ,....

    - Văn bản văn học mang nhiều tầng lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa,... phải đi sâu vào đó mới hiểu được


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Những tiêu chí của văn bản văn học

    + Văn bản văn học đi sâu phản ánh và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

    + Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.

    + Văn bản văn học bao giờ cũng thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước riêng, cách thức của thể loại đó.


    Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Ngôn từ là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiểu sâu của văn bản.

    - Sau đó, chúng ta cần đi sâu vào tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa thì mới có thể hiểu được văn bản văn học.

    - Ba tầng đó của văn bản văn học không tách rời mà liên hệ mật thiết với nhau.

    - Không hiểu tầng ngôn từ sẽ không hiểu tầng hình tượng và vì vậy cũng sẽ không hiểu tầng hàm nghĩa của văn bản.


    Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Bóng buồm đã khuất bầu không

    Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời

    (Lý Bạch – Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng)

    - Hình tượng nhân vật trữ tình được khắc hoạ qua hai hình ảnh: Cánh buồm khuất bầu không và dòng sông chảy ngang trời

    - Ngôn từ và hình ảnh thơ tạo nên rất nhiều đối lập: cảnh và người, kẻ đi và người ở, bé nhỏ và rộng lớn, dom chiếc và vô tận, hữu hạn và vô hạn, trời và nước...

    - Hình tượng thơ vừa gửi gắm niềm thương nhớ vừa khắc hoạ tâm trạng nôn nao khó tả của Lý Bạch trong buổi tiễn bạn về chốn phồn hoa.


    Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Hàm nghĩa của văn bản văn học là ý nghĩa ẩn kín, nghĩa tiềm tàng của văn bản, là những điều nhà văn gửi gắm, tâm sự, kí thác, những thể nghiệm về cuộc sống.

    - Ví dụ :

    + Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương không chỉ là chuyện chiếc bánh trôi, hàm chứa trong đề tài bánh trôi là cảm hứng về cuộc đời và thân phận người phụ nữ trong xã hội


    LUYỆN TẬP

    (1) Trả lời câu hỏi

    a. Hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng tương tự nhau là mở bài - kết bài : người đàn bà và đứa nhỏ - người chiến sĩ và bà cụ.

    b. Hình tượng nhân vật được trình bày nhằm làm nổi bật tính tương phản:

    - Người mẹ trẻ lấy điểm dựa tinh thần là đứa con mới chập chững biết đi.

    - Anh bộ đội : dựa vào cụ già bước run rẩy không vững.

    ⇒ Gợi suy ngẫm về "nơi dựa" - chỗ dựa tinh thần - tìm thấy niềm tin, tình yêu và ý nghĩa cuộc sống.

    2) Trả lời câu hỏi

    a. Hàm ý

    - Đoạn một (từ đầu đến trong lòng giếng cạn): nói lên sức mạnh tàn phá của thời gian

    + Thời gian trôi nhẹ nhàng “qua kẽ tay”, âm thầm khiến sự sống rụng dần theo thời gian)

    + Kỉ niệm đời người cũng bị rơi vào quên lãng (hòn sỏi rơi vào giếng cạn đầy bùn cát thì chẳng có tiếng vang và chìm mãi).

    ⇒ Cuộc đời và những kỉ niệm đều tàn tạ, đều bị thời gian xóa nhòa.

    - Đoạn hai (còn lại) nói về những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

    + câu thơ; bài hát (thi ca và âm nhạc)… còn xanhNghệ thuật khi đã đến độ kết tinh xuất sắc sẽ xanh mãi mãi, bất chấp quy luật thời gian.

    + "Và đôi mắt em/ như hai giếng nước" : Những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm "rơi" vào "lòng giếng cạn" bị quên lãng.

    b. Qua bài thơ Thời gian, Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền không gì hủy hoại được

    (3) Trả lời

    a. Mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta):

    - Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc

    - Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn.

    - Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng “sâu thẳm” thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.

    b. Quan niệm

    - Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở

    - Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  5. Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    - Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh và khám phá thế giới, tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

    - Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao, rất giàu hàm nghĩa và gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng cho người đọc.

    - Văn bản văn học bao giờ cũng thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước riêng, những cách thức riêng của thể loại đó.


    Câu 2 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    - Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Đọc vàn bản văn học, ta hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến hàm nghĩa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng.

    - Vượt qua tầng ngôn từ, chúng ta cần đi sâu vào tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa thì mới có thể hiểu được văn bản văn học.

    - Trong một văn bản văn học, tầng ngôn từ hình tượng hiện lên tương đối rõ, tầng hàm nghĩa khó nắm bắt hơn. Tầng hàm nghĩa chỉ có thể hiểu được khi người đọc biết suy luận, phân tích, khái quát.

    Đọc văn bản văn học phải hiểu được tầng hàm nghĩa nhưng hiểu được tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học.


    Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    VD: Hình tượng tấm lụa đào trong bài ca dao.

    Thân em như tấm lụa đào

    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

    - Nghĩa ngôn từ: Cô gái so sánh thân mình giống như tấm lụa đào giữa chợ.

    - Nghĩa hình tượng:

    + Đặc điểm của tấm lụa đào: quý giá, đẹp đẽ, mềm mại, đáng trân trọng.

    + Hoàn cảnh của tấm lụa đào: bị bán ở chợ, không biết sẽ vào tay người mua nào.

    + Nghĩa hàm ẩn: qua sự tương đồng giữa thân phận của mình với đặc điểm, hoàn cảnh của tấm lụa đào, cô gái vừa khẳng định giá trị bản thân vừa xót xa, lo lắng cho cuộc đời mình không biết sẽ gặp người bạn đời như thế nào. Bởi trong xã hội xưa, người con gái không được tự quyết chuyện trăm năm của mình.


    Câu 4 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    - Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín của văn bản văn học mà qua quá trình tiếp cận, người đọc dần dần nhận ra.

    - Muốn nhận ra hàm nghĩa của văn bản văn học, người đọc cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo ,...

    - Hàm nghĩa của văn bản văn học không phải lúc nào cũng dễ hiểu và không phải lúc nào cũng hiểu đúng và hiểu đủ.

    Ví dụ:

    Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

    Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

    (Trích “Tự tình” II- Hồ Xuân Hương)

    - Tác giả miêu tả hành động, trạng thái của từng đám rêu mọc xiên ngang mặt đất, hình ảnh mấy hòn đá vươn lên “đâm toạc” chân mây. Chúng có sức sống mãnh liệt dù bé nhỏ, bình thường. Hàm nghĩa ở đây là thái độ bất bình, ngang tàng, phản kháng của Hồ Xuân Hương muốn chống lại số phận bé nhỏ, bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đó cũng là bản lĩnh Xuân Hương, cá tính Xuân Hương độc đáo, mạnh mẽ.

    Luyện tập

    Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    Văn bản “Nơi dựa”

    a. Bố cục của văn bản chia làm hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng như nhau:

    - Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau.

    - Mỗi đoạn đều có hai nhân vật có đặc điểm giống nhau. Đoạn một là một người đàn bà và một đứa nhỏ, đoạn hai là một người chiến sĩ và một bà cụ.

    b. Những hình tượng trong hai đoạn của bài thơ gợi lên nhiều suy nghĩ về nơi dựa trong cuộc sống.

    - Người đàn bà dắt đứa nhỏ nhưng chính đứa nhỏ lại là “Nơi dựa” cho người đàn bà.

    - Bà cụ già bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ.


    Văn bản “Thời gian”

    a.

    - Những kỉ niệm trong đời thì “Rơi / như tiếng sỏi / trong lòng giếng cạn”. Thật nghiệt ngã. Đó là quy luật băng hoại của thời gian.

    - Sức mạnh vượt thời gian của thi ca và âm nhạc. Dĩ nhiên là “những câu thơ\ “những bài hát”, những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Hai chữ “xanh” được láy lại như “chọi” lại với chữ “khô” trong câu thứ nhất.

    - Câu kết “Và đôi mắt em/ như hai giếng nước”. Đây là “hai giếng nước” chứa đầy những kỉ niệm tình yêu, những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm “rơi” vào “lòng giếng cạn” quên lãng của thời gian.

    b. Qua bài thơ “Thời gian”, Văn Cao muốn gửi đến chúng ta một thông điệp: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, thậm chí tàn phá cả cuộc đời của mỗi chúng ta. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu bền.


    Văn bản “Mình và ta”

    a. Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn. Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng “sâu thẳm” thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.

    b. Hai câu sau là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc

    - Theo đó, một tác phẩm văn chương chỉ trở thành tác phẩm văn chương thực sự khi nó đến tay độc giả.

    - Quá trình đi từ văn bản của nhà văn đến tác phẩm trong tâm trí người đọc không phải là một quá trình sao chép hoàn toàn thụ động của người xem sách. Cứ thế, tác phẩm văn chương tồn tại trong trạng thái động và có sức cuốn hút người đọc nhiều thời với nhiều thế hệ khác nhau.

    - Quan niệm trên của Chế Lan Viên đã được nhà thơ phát biểu theo cách của thơ và đó cũng là một minh chứng cho quan niệm của chính nhà thơ.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy