Bài soạn tham khảo số 5


Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh và khám phá thế giới, tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

- Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao, rất giàu hàm nghĩa và gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng cho người đọc.

- Văn bản văn học bao giờ cũng thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước riêng, những cách thức riêng của thể loại đó.


Câu 2 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Đọc vàn bản văn học, ta hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến hàm nghĩa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng.

- Vượt qua tầng ngôn từ, chúng ta cần đi sâu vào tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa thì mới có thể hiểu được văn bản văn học.

- Trong một văn bản văn học, tầng ngôn từ hình tượng hiện lên tương đối rõ, tầng hàm nghĩa khó nắm bắt hơn. Tầng hàm nghĩa chỉ có thể hiểu được khi người đọc biết suy luận, phân tích, khái quát.

Đọc văn bản văn học phải hiểu được tầng hàm nghĩa nhưng hiểu được tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học.


Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

VD: Hình tượng tấm lụa đào trong bài ca dao.

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

- Nghĩa ngôn từ: Cô gái so sánh thân mình giống như tấm lụa đào giữa chợ.

- Nghĩa hình tượng:

+ Đặc điểm của tấm lụa đào: quý giá, đẹp đẽ, mềm mại, đáng trân trọng.

+ Hoàn cảnh của tấm lụa đào: bị bán ở chợ, không biết sẽ vào tay người mua nào.

+ Nghĩa hàm ẩn: qua sự tương đồng giữa thân phận của mình với đặc điểm, hoàn cảnh của tấm lụa đào, cô gái vừa khẳng định giá trị bản thân vừa xót xa, lo lắng cho cuộc đời mình không biết sẽ gặp người bạn đời như thế nào. Bởi trong xã hội xưa, người con gái không được tự quyết chuyện trăm năm của mình.


Câu 4 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín của văn bản văn học mà qua quá trình tiếp cận, người đọc dần dần nhận ra.

- Muốn nhận ra hàm nghĩa của văn bản văn học, người đọc cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo ,...

- Hàm nghĩa của văn bản văn học không phải lúc nào cũng dễ hiểu và không phải lúc nào cũng hiểu đúng và hiểu đủ.

Ví dụ:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

(Trích “Tự tình” II- Hồ Xuân Hương)

- Tác giả miêu tả hành động, trạng thái của từng đám rêu mọc xiên ngang mặt đất, hình ảnh mấy hòn đá vươn lên “đâm toạc” chân mây. Chúng có sức sống mãnh liệt dù bé nhỏ, bình thường. Hàm nghĩa ở đây là thái độ bất bình, ngang tàng, phản kháng của Hồ Xuân Hương muốn chống lại số phận bé nhỏ, bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đó cũng là bản lĩnh Xuân Hương, cá tính Xuân Hương độc đáo, mạnh mẽ.

Luyện tập

Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Văn bản “Nơi dựa”

a. Bố cục của văn bản chia làm hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng như nhau:

- Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau.

- Mỗi đoạn đều có hai nhân vật có đặc điểm giống nhau. Đoạn một là một người đàn bà và một đứa nhỏ, đoạn hai là một người chiến sĩ và một bà cụ.

b. Những hình tượng trong hai đoạn của bài thơ gợi lên nhiều suy nghĩ về nơi dựa trong cuộc sống.

- Người đàn bà dắt đứa nhỏ nhưng chính đứa nhỏ lại là “Nơi dựa” cho người đàn bà.

- Bà cụ già bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ.


Văn bản “Thời gian”

a.

- Những kỉ niệm trong đời thì “Rơi / như tiếng sỏi / trong lòng giếng cạn”. Thật nghiệt ngã. Đó là quy luật băng hoại của thời gian.

- Sức mạnh vượt thời gian của thi ca và âm nhạc. Dĩ nhiên là “những câu thơ\ “những bài hát”, những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Hai chữ “xanh” được láy lại như “chọi” lại với chữ “khô” trong câu thứ nhất.

- Câu kết “Và đôi mắt em/ như hai giếng nước”. Đây là “hai giếng nước” chứa đầy những kỉ niệm tình yêu, những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm “rơi” vào “lòng giếng cạn” quên lãng của thời gian.

b. Qua bài thơ “Thời gian”, Văn Cao muốn gửi đến chúng ta một thông điệp: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, thậm chí tàn phá cả cuộc đời của mỗi chúng ta. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu bền.


Văn bản “Mình và ta”

a. Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn. Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng “sâu thẳm” thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.

b. Hai câu sau là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc

- Theo đó, một tác phẩm văn chương chỉ trở thành tác phẩm văn chương thực sự khi nó đến tay độc giả.

- Quá trình đi từ văn bản của nhà văn đến tác phẩm trong tâm trí người đọc không phải là một quá trình sao chép hoàn toàn thụ động của người xem sách. Cứ thế, tác phẩm văn chương tồn tại trong trạng thái động và có sức cuốn hút người đọc nhiều thời với nhiều thế hệ khác nhau.

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên đã được nhà thơ phát biểu theo cách của thơ và đó cũng là một minh chứng cho quan niệm của chính nhà thơ.

Hình minh họa
Hình minh họa

Top 5 Bài soạn Văn bản văn học (Ngữ Văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài soạn tham khảo số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy