Top 5 Bài soạn Phát biểu tự do (Ngữ Văn 12) hay nhất
Trong chương trình Ngữ Văn 12, với bài học Phát biểu tự do, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Phát ... xem thêm...biểu tự do dành cho các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo.
-
Bài soạn tham khảo số 1
1. (trang 163 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Các ví dụ: Trong buổi họp đại hội chi đoàn lớp bạn bất ngờ được mời phát biểu; khi đi du lịch tham quan bất bất ngờ được phóng viên hỏi về vấn đề: nêu cảm nghĩ về cảnh đẹp nơi đó.
2. (trang 163 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Con người có nhu cầu phát biểu phát biểu tự do vì ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống.
3. (trang 163 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Tất cả các phương án trên đều hợp lí.
4. (trang 164 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
a, Chủ đề: Vấn đề thần tượng của giới trẻ hiện nay, tình yêu của tuổi học trò...
b, Lí do lựa chọn: vì đây là những vấn đề đang được quan tâm, đang được sự chú ý của mọi người...
c, Những ý chính của bài phát biểu
- Nêu lên thực trạng của vấn đề.
- Thực trạng này là xấu hay tốt, đáng được biểu dương hay phê phán...
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
d, Nên áp dụng tất cả các phương pháp trong sgk để thu hút sự chú ý của người nghe.
Luyện tập
Câu 1: (trang 165 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Sưu tầm những lời phát biểu tự do:
“ Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...”
(Thép tôi đã thế đấy – Ô – xtơ - rốp – ki)
Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
(Hồ Chí Minh).
Câu 2: (trang 165 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Bài phát biểu cần phải chú ý đến những khía cạnh:
- Về nội dung: Đã đi đến đúng vấn đề chưa? Đã thể hiện ý kiến của mình chưa? Vấn đề mới mẻ được đặt ra ở đây là gì?...
- Về hình thức: Chú ý về cách nói, cử chỉ, tác phong... sao cho hấp dẫn, lôi cuốn.
-
Bài soạn tham khảo số 2
Câu 1 (trang 163 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Các tình huống được phát biểu tự do:
- Khi được phỏng vấn ngẫu nhiên trên đường phố, siêu thị, trung tâm thương mại…
- Khi trả lời các tiết học nhóm trên lớp
- Khi được bàn bạc, thảo luận kế hoạch đi chơi
- Khi trình bày quan điểm cá nhân trước cha mẹ, thầy cô
Câu 2 (Trang 163 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Trong quá trình sống, học tập, làm việc con người nhiều say mê (buộc phải tìm hiểu) kiến thức của mỗi người là có giới hạn nên việc chia sẻ và được chia sẻ vẫn thường thấy
- Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên phát biểu tự do là như cầu, muốn được nói và được nghe
+ Đây cũng là một yêu cầu
+ Từ việc phát biểu con người hiểu mình, hiểu đời, hiểu người hơn
Câu 3 (trang 163 sgk ngữ văn 12 tập 2): Đáp án đúng: a, b, c, e, g
Câu 4 (trang 163 sgk ngữ văn 12 tập 2):
Chủ đề cụ thể: Tình bạn trong thời đại công nghệ số
Lên ý tưởng trình bày các ý:
Công nghệ hiện nay trở nên phổ biến, con người dễ dàng kết nối với nhau nhưng cũng dễ dàng xa nhau, tình bạn cũng vì thế trải qua thử thách
- Tầm quan trọng của tình bạn trong đời sống hiện đại
- Việc con người dễ dàng liên lạc với nhau qua mạng xã hội, việc gặp gỡ sẽ bị hạn chế
- Nhiều yếu tố của cuộc sống ảnh hưởng, chi phối tình bạn
- Con người có nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm, tư tưởng với nhau
- Tình bạn giúp con người mạnh mẽ, có người lắng nghe, chia sẻ
- Tình bạn là thực tế trải nghiệm của đời sống, con người, con người không thể sống thiếu bạn bè
- Cần tạo ra sự kết nối từ thực tế thay vì việc sống trong
Luyện tập
Bài 1 (trang 164 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Những lời phát biểu tự do đặc sắc đáng học tập:
- Làm chủ bản thân nếu không muốn người khác làm chủ mình
- Ngày hôm nay là kết quả của ngày hôm qua
Bài 2 (trang 164 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Phát biểu về hội thảo một cuốn sách:
- Tựa đề cuốn sách, tác giả, xuất xứ, nội dung
- Trình bày nội dung thông điệp cuốn sách gửi tới bạn đọc
- Trao đổi về tác động của cuốn sách với giới trẻ
- Nhận xét xu hướng của giới trẻ khi tìm đọc sách, những vấn đề mà giới trẻ quan tâm
-
Bài soạn tham khảo số 3
Kiến thức cần nhớ
-Trong cuộc sống, người ta có thể gặp những tình huống khiến mình muốn (hoặc cần phải) phát biểu không theo các nội dung đã chuẩn bị kĩ càng từ trước. Phát biểu trong những tình huống như thế được gọi là phát biểu tự do.
- Muốn thành công, người phát biểu tự do phải hiểu biết và có hứng thú với chủ đề mà mình đã chọn. Người phát biểu tự do cần quan tâm đến như cầu của người nghe.
Câu 1 (trang 163 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Rất nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống buộc mỗi người phải tham gia phát biểu tự do: trong buổi họp lớp bất ngờ được mời phát biểu: được bạn bè, người thân hỏi ý kiến về một vấn đề nào đó: được yêu cầu cho ý kiến trong một buổi nói chuyện...
Câu 2 (trang 163 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Con người có nhu cầu phát biểu phát biểu tự do vì ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống. Qua phát biểu tự do, con người sẽ hiểu người, hiểu mình và hiểu đời hơn.
Câu 3 (trang 163 - 164 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 4 (trang 164 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
a. Chủ đề: Vấn đề thần tượng của giới trẻ hiện nay, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, thời đại công nghệ 4.0...
b. Lí do lựa chọn: vì đây là những vấn đề đang được quan tâm, đang được sự chú ý của mọi người...
c. Những ý chính của bài phát biểu
- Nêu lên thực trạng của vấn đề.
- Thực trạng này là xấu hay tốt, đáng được biểu dương hay phê phán...
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
d. Nên áp dụng tất cả các phương pháp trong sgk để thu hút sự chú ý của người nghe.
Luyện tập
Câu 1 (trang 165 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Sưu tầm những lời phát biểu tự do:
- “Kẻ yếu thì không bao giờ có thể tha thứ cho người khác. Lòng vị tha là đặc điểm của kẻ mạnh”. (Albert Einstein)
- “Nước mắt đến từ trái tim chứ không phải từ não.”
(William Shakespeare (1564-1616) Nhà văn vĩ đại nhất của Anh)
Câu 2 (trang 165 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Bài phát biểu cần phải chú ý đến những khía cạnh:
- Về nội dung: Đã đi đến đúng vấn đề chưa? Đã thể hiện ý kiến của mình chưa? Vấn đề mới mẻ được đặt ra ở đây là gì?...
- Về hình thức: Chú ý về cách nói, cử chỉ, tác phong... sao cho hấp dẫn, lôi cuốn.
-
Bài soạn tham khảo số 4
Câu 1 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Ví dụ:
- Bất ngờ được mời phát biểu trong lớp học
- Bất ngờ được phỏng vấn khi đang đi trên đường
Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì:
- Ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống.
- Mặt khác, các phát biểu còn khẳng định “Cái tôi” của mỗi người, vì vậy phát biểu tự do là một hình thức để chúng ta tự khẳng định mình.
Câu 3 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Các phương án nêu trên đều hợp lí.
Câu 4 (trang 164 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
a. Chủ đề: Việc nói năng chêm xen tiếng nước ngoài, các kênh truyền hính đáng quan tâm, việc lựa chọn khối thi – trường thi (đại học)…
b. Người phát biểu dựa vào hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn lí do phù hợp (đó là vấn đề bản thân quan tâm, vấn đề đang được sự chú ý của dưa luận, vấn đề đang gây bức xúc…)
c.
- Nêu thực trạng của vấn đề: vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Sự quan tâm của dư luận ra sao/ tính cấp thiết của vấn đề như thế nào?
- Thực trạng đó cần được biểu dương/ nhân rộng hoặc đáng bị lên án như thế nào? Tại sao?
- Phương pháp để nhân rộng/ ngăn chặn những sự việc trân?
d.
- Nhấn mạnh những chố có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu.
- Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng.
- Lồng một nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn.
- Tìm cách diễn đạt tiếp nhận trong hoàn cảnh thích hợp, có thêm sự biểu cảm hay hài hước.
- Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ.
- Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.
=> Nên áo dụng tất cả các phương án trên.
Luyện tập
Câu 1 (trang 164 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- "Muốn ngồi ở một vị trí không ai ngồi được thì phải chịu được những cảm giác không ai chịu được" ( Sơn Tùng MTP)
- "Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn" (Bill Gates)
- "Đừng để bản thân mình mắc kẹt trong giấc mơ của người khác" ( V - BTS)
Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Gợi ý:
- Về nội dung: Đã đúng vấn đề chưa? Đã thể hiện hết ý kiến của mình chưa? Có đóng góp mới mẻ gì cho cuộc trao đổi?
- Về hình thức: Cách nói đã đúng mực chưa? Cử chỉ, tác phong thế nào? Cách trình bày có biểu cảm, hấp dẫn không?...
-
Bài soạn tham khảo số 5
Câu 1 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Anh (chị) hãy tìm một vài ví dụ từ đời sống và của bản thân để chứng tỏ rằng: Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo chủ đề định sẵn.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ :
- Khi được phỏng vấn ngẫu trên đường phố, trung tâm thương mại
- Khi được mời phát biểu ngẫu nhiên trong lớp học,...
Câu 2 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Từ những ví dụ về tình huống phát biểu tự do đã tìm được, anh (chị) hãy cho biết, vì sao con người luôn có nhu cầu phát biểu tự do?
Lời giải chi tiết:
* Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì:
- Con người luôn có nhu cầu bộc lộ quan điểm và khẳng định mình. Phát biểu tự do giúp con người thể hiện quan điểm riêng, chia sẻ hiểu biết, cảm xúc với người khác.
- Trong cuộc sống, con người luôn có hứng thú và say mê với một lĩnh vực, một đối tượng nhất định nào đó. Phát biểu tự do giúp họ bày tỏ nguồn cảm hứng ấy của mình.
- Phát biểu tự do vừa giúp chia sẻ vừa giúp thu nạp thêm những phản hồi. Nhờ thế, con người có thể kết nối cá nhân mình với nhiều người khác trong xã hội.
Câu 3 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Những ví dụ trên cho thấy, người phát biểu tự do thường không đủ thời gian để chuẩn bị kĩ cho lời phát biểu. Vậy phải làm thế nào để có thể đạt được thành công? Hãy chọn trong các phương án sau đây (SGK) những câu trả lời đúng.
Lời giải chi tiết:
Phương án đúng là:
a. Không phát biểu những gì mình không hiểu biết và thích thú
b. Phải bám sát chủ đề, không để bị sa đề hoặc lạc đề
c. Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý.
e. Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị.
g. Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời.
Câu 4 (trang 164 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Hãy tưởng tượng tình huống sau:
Anh (chị) đang có mặt giữa đông đảo bạn bè. Mọi người đang trao đổi, bàn luận với nhau về những vấn đề (hiện tượng, câu chuyện,...) đang được bàn cãi sôi nổi trong giới trẻ... Anh (chị) có những ý kiến riêng về một chủ đề nảy sinh khi nghe thảo luận và muốn phát biểu ý kiến đó cho các bạn cùng nghe.
Hãy cho biết:
a. Anh (chị) định phát biểu về chủ đề cụ thể nào
b. Vì sao anh (chị) lựa chọn chủ đề cụ thể ấy
c. Anh (chị) đã phác nhanh trong óc mình những ý chính nào của lời phát biểu và đã sắp xếp chúng theo thứ tự như thế nào?
d. Anh (chị) định làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe?
Lời giải chi tiết:
a. Chủ đề cụ thể (chẳng hạn: tình bạn trong thời kì hiện nay).
b. Vì sao mình chọn chủ đề ấy: (chẳng hạn: tôi rất tâm đắc, hoặc đề tài này được nhiều người quan tâm: đây là chủ đề quen thuộc nhưng hấp dẫn...).
c. Phác nhanh trong óc những ý chính của lời phát biểu và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lí. Chẳng hạn:
- Tầm quan trọng của một vấn đề tình bạn trong thời đại ngày nay.
- Các yếu tố trong cuộc sống hiện nay ảnh hưởng đến tình bạn.
- Những yêu cầu, tiêu chuẩn của tình bạn hiện nay.
- Ý nghĩa cao đẹp của tình bạn trong thời kì hiện nay.
d. Nghĩ cách thu hút sự chú ý của người nghe.
Ví dụ:
- Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng
- Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng.
- Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn, tìm cách diễn đạt dễ tiếp nhận và trong hoàn cảnh thích hợp có thêm sự gợi cảm, hài hước.
- Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ, tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 164 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Sưu tầm những lời phát biểu tự do mà anh (chị) đánh giá là đặc sắc, đáng để cho mình học tập
Trả lời:
- "Bạn sẽ không thành công nếu chưa bao giờ thất bại" (Barack Obama)
- "Rằng để yêu người thì trước hết chúng ta phải biết yêu mình, phải trân trọng và giữ gìn niềm hạnh phúc của chính mình. Rằng ta phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp và cảm nhận được niềm hạnh phúc, trước khi nghĩ đến việc mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai hay đóng góp điều tốt đẹp gì cho xã hội. Bởi vì, bạn biết đó, chúng ta không thể mang đến cho người khác thứ mà ta không có" (Phạm Lữ Ân)
Câu 2 (trang 165 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Giả sử anh (chị) tham khảo một quyển sách đang được giới trẻ quan tâm, yêu thích và được phát biểu ý kiến của mình. Hãy ghi lại lời phát biểu đó và nhận xét (xem SGK).
Gợi ý:
Phát biểu về hội thảo một cuốn sách:
- Tựa đề cuốn sách, tác giả, xuất xứ, nội dung
- Trình bày nội dung thông điệp cuốn sách gửi tới bạn đọc
- Trao đổi về tác động của cuốn sách với giới trẻ
- Nhận xét xu hướng của giới trẻ khi tìm đọc sách, những vấn đề mà giới trẻ quan tâm