Top 6 Bài soạn "Đức tính giản dị của Bác Hồ" của Phạm Văn Đồng lớp 7 hay nhất

Bình An 181 0 Báo lỗi

Bác Hồ đã dành trọn cuộc đời, tâm huyết của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Người đã mãi đi xa, nhưng hình ảnh về một lãnh tụ vĩ ... xem thêm...

  1. I. Đôi nét về tác giả Phạm Văn Đồng
    - Phạm Văn Đồng (1906-2000), là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
    - Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    - Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc
    - Đặc điểm sáng tác: Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn

    II. Đôi nét về tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ
    1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ
    Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)
    2. Bố cục (2 phần)
    - Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác
    - Phần 2 (còn lại): Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác
    3. Giá trị nội dung
    Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp.
    4. Giá trị nghệ thuật
    - Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng
    - Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ
    - Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục
    - Bình luận sâu sắc, chứa đựng tình cảm của người viết


    III. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 54 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Luận điểm chính: “ Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”

    - Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ qua các phương diện:

    + Bữa ăn hằng ngày

    + Nhà ở

    + Việc làm

    + Lời nói, bài viết


    Câu 2 (Trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Trình tự lập luận của bài:

    - Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống

    - Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên

    + Bữa ăn thanh đạm

    + Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên

    + Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai

    + Giản dị trong lời nói bài viết


    Câu 3 (trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Những luận cứ từ “Con người của Bác” tới “Nhất, Định, Thắng, Lợi” giàu sức thuyết phục:

    + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động

    + Hệ thống luận cứ toàn diện (giản dị trong ăn, ở, lối sống, làm việc, nói, viết)

    + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động

    + Những điều tác giả đưa ra được đảm bảo bằng mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa tác giả và chủ tịch Hồ Chí Minh.


    Câu 4 (Trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Trong đoạn trích tác giả sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình luận, giải thích sâu sắc:

    - Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết

    - Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác

    - Tác giả kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp:

    + Lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng”

    + Giải thích “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú”

    + Bình luận “Đời sống vật chất càng… tinh thần cao đẹp nhất”

    ⇒ Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, bài viết thuyết phục hơn.


    Câu 5 (trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài:

    - Luận điểm ngắn gọn, tập trung

    - Luận cứ xác đáng, toàn diện

    - Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực

    → Tư tưởng giá trị của bài văn vẫn còn thể hiện sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề.


    Luyện tập

    Bài 1 (trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và thơ văn của Bác:

    “ Lối ăn ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người chung sống với anh em trong cùng một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt như anh em. Có những lúc, vì gạo thiếu hay khí hậu nặng, cần ăn ít một chút, Người cũng vui vẻ chịu đựng cùng anh em.”


    Bài 2 (trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Đức tính giản dị là một trong những phẩm chất đáng quý của con người, lối sống không cầu kì, xa hoa, đòi hỏi quá mức. Người có đức tính giản dị sẽ luôn cảm thấy dễ chịu trong cuộc sống, biết trân trọng những thứ mình đang có và biết thân thiện, chan hòa với mọi người, có được niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Đức tính giản dị giúp con người sống thoải mái, dễ chịu hơn.


    Ý nghĩa - Nhận xét

    - Qua bài học, học sinh thấy được giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong cả lời nói và bài viết. Đức tính giản dị ở Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

    - Học sinh thấy được cách lập luận bằng những dẫn chứng cụ thể và nhận xét sâu sắc lại thấm đượm tình cảm chân thành của tác giả.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trả lời câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

    Lời giải chi tiết:

    Luận điểm chính: “Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”

    - Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ qua các phương diện:

    + Bữa ăn hằng ngày

    + Nhà ở

    + Việc làm

    + Lời nói, bài viết


    Trả lời câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn.

    Lời giải chi tiết:

    Trình tự lập luận của bài:

    - Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống

    - Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên

    + Bữa ăn thanh đạm

    + Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên

    + Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai

    + Giản dị trong lời nói bài viết

    Bố cục:

    Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.

    Thân bài: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong con người, sinh hoạt, lốì sống, việc làm cụ thể:

    + Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản

    + Cái nhà sàn chỉ hai, ha phòng, hòa cùng thiên nhiên.

    + Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến người phục vụ.

    + Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong khoáng, cao đẹp

    + Giản dị trong lời nói bài viết.

    Kết bài: Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương tập ở Bác.


    Trả lời câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.

    Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

    Lời giải chi tiết:

    Nhận xét nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này:

    - Để chứng minh nhằm thuyết phục, tác giả phải đưa ra một hệ thống luận đầy đủ, chặt chẽ và những dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện làm sáng từng luận cứ.

    - Trong phần đầu, tác giả đã xác định phạm vi vấn đề cần chứng minh. Đó sự giản dị của Bác Hồ thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống. Trong phần tiếp theo, tác giả lần lượt đưa ra các chứng cứ để làm rõ từng điểm nêu trên. Ở luận cứ tác giả chọn lọc những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, xác thực.

    Ví dụ: Sự giản dị trong bữa ăn, lần lượt các chứng cứ được nêu ra:

    + Chỉ vài ba món giản đơn.

    + Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.

    + Ăn xong, cái bát hao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.

    - Để kết lại ý này, tác giả đưa ra một nhận xét, kinh nghiệm về ý nghĩa sâu của sự giản dị trong bữa ăn của Bác. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như nào người phục vụ.

    - Những chứng cứ ở đoạn này giàu sức thuyết phục, vì:

    + Luận cứ toàn diện (giản dị trong con người, sinh hoạt, lối sống...)

    + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

    + Những điều tác giả nói được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.


    Trả lời câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    “Bác Hồ sống giản dị thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.

    Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác?

    Lời giải chi tiết:

    - Tác giả đã giải thích, bình luận vồ đức tính giản dị của Bác Hồ:

    + Đó là giản dị về đời sống vật chất là bởi Bác Hồ sống phong phú đời sống tinh thần và cuộc đấu tranh sôi nổi của quần chúng.

    + Sự giản dị về vật chất càng làm bật sự phong phú về đời sống tinh thần, trong tâm hồn, tình cảm. Đó thực sự một đời sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng.


    Trả lời câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?

    Lời giải chi tiết:

    Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn là: sự kết hợp chứng minh với đánh giá, bình luận, vừa bằng những chứng cứ cụ thể, xác thực, vừa bằng tình cảm và nhận xét sâu sắc nên giàu sức thuyết phục.


    LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Hãy tìm một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác.

    Trả lời:

    - Chẳng hạn Bác khuyên thanh niên:

    Không cỏ việc khó

    Chỉ sợ lòng không bền

    Đào núi và lấp biển

    Quyết chí ắt làm nên.

    Bác chúc Tết nhân dân năm 1968.

    Năm qua thắng lợi vẻ vang

    Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

    Vì độc lập, vì tự do.

    Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào.

    Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào

    Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn.

    - Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) Bác mở đầu bằng những lời rất giản dị: "Chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa”.

    => Bác có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất nhưng khi hướng tới nhân dân đa số còn ít chữ nghĩa thì Bác viết rất dễ hiểu, rất giản dị.


    Trả lời câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

    Qua bài văn, em hiểu thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?

    Trả lời:

    - Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt câu từ dễ hiếu, không rắc rối.

    - Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho minh lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách.

    - Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị.

    - Chỉ có giản dị chúng ta mới hòa đồng và khiến mọi người nể phục yêu thương.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Một vài nét về tác giả

    Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

    Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm.

    Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.

    Tác phẩm chính: Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc, một thời đại; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Văn hóa đổi mới….


    II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm

    1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ.

    Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).


    2. Bố cục.

    - Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác.

    - Phần 2 (còn lại): Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác.


    3. Đọc- Hiểu văn bản

    a. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ

    - Nêu luận điểm một cách trực tiếp: “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời haotj động chính trị lay chuyển trời đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”.

    - Trong 60 năm cuộc đời, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một con người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

    ⇒ Cách nêu vấn đề trực tiếp, nhấn mạng đức tính giản dị ở Bác Hồ.

    b. Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác

    - Trong lối sống:

    + Bữa ăn: chỉ vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được xếp tươm tất.

    ⇒ Đạm bạc, qua đó cho thấy Bác rất quý trọng kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ.

    + Nơi ở: cái nhà sàn nhỏ, vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn.

    ⇒ Đời sống thanh bạch và tao nhã.

    + Việc làm: làm từ việc rất lớn (cứu nước, cứu dân) đến việc rất nhỏ, Bác làm việc suốt ngày.

    ⇒ Tỉ mỉ, tận tâm, tận lực.

    - Trong quan hệ với mọi người:

    + Cái gì tự làm được thì tự làm nên người giúp việc bên cạnh Bác rất ít.

    + Gần gũi, thân thiện với mọi người: Bác đã đặt tên cho một số đồng chí.

    + Quan tâm tới mọi người xung quanh: viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm khu tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn….

    - Giản dị trong lời nói và bài viết: câu nói, từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ….

    ⇒ Đức tính giản dị của Bác thể hiện nhất quán trong lối sống, trong quan hệ với mọi người và trong cách nói, bài viết.


    4. Giá trị nội dung

    Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.


    5. Giá trị nghệ thuật

    - Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng.

    - Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ.

    - Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục.

    - Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết.


    III. Trả lời câu hỏi trong sgk

    Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

    * Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu là:

    + Đức tính giản dị của Bác Hồ.

    + Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

    * Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

    + Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.

    + Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.

    + Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.

    + Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.


    Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

    Trình tự lập luận của bài:

    - Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống.

    - Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên.

    + Bữa ăn thanh đạm.

    + Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.

    + Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai.

    + Giản dị trong lời nói bài viết.


    Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

    Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi !" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết,... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.


    Câu 4 (Trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

    Trong đoạn trích tác giả sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình luận, giải thích sâu sắc:

    – Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết.

    – Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác– Tác giả kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp:

    + Lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng”.

    + Giải thích “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú”.

    + Bình luận “Đời sống vật chất càng… tinh thần cao đẹp nhất”.

    -> Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, bài viết thuyết phục hơn.


    Câu 5 (Trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

    Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

    + Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

    + Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.

    + Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

    + Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề....


    II. Luyện tập

    Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

    Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù là vị lãnh tụ vĩ đại nhưng Bác vẫn luôn giữ nếp sống giản dị, gần gũi, khiêm tốn. Trong đời sống sinh hoạt, bữa cơm của Bác chỉ vài ba món giản đơn, cái bát ăn xong bao giờ cũng sạch. Nhà sàn của Bác chỉ vài ba phòng và xung quanh trồng nhiều hoa cỏ, một cuộc sống tao nhã và hòa mình với thiên nhiên. Bác chọn một cuộc sống giản đơn, không cầu kì, xa hoa. Trong mối quan hệ với mọi người cũng vậy, Bác không chọn cách nói và lối viết cầu kì, hoa mỹ mà vô cùng giản dị để quần chúng nhân dân hiểu được, làm được. Càng giản dị bao nhiêu, Người càng gần gũi và hiểu được cuộc sống khổ cực của nhân dân bấy nhiêu. Lối sống giản dị ấy cũng là lối sống của cả dân tộc trong những ngày đất nước còn gặp nhiều khó khăn, kháng chiến còn gian khổ. Bởi vậy, mà Bác luôn dành được tình cảm yêu quý của muôn dân. Tuy đời sống giản dị, thanh bạch nhưng tâm hồn Người luôn sôi nổi, phong phú, Bác còn là thi sĩ với nhiều vần thơ hay và tình cảm cao đẹp dành trọn cho non sông đất nước. Bài học về sự giản dị của Bác là tấm gương sáng để mỗi chúng ta học hỏi và noi theo.


    Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

    Đức tính giản dị là một trong những phẩm chất đáng quý của con người, lối sống không cầu kì, xa hoa, đòi hỏi quá mức. Người có đức tính giản dị sẽ luôn cảm thấy dễ chịu trong cuộc sống, biết trân trọng những thứ mình đang có và biết thân thiện, chan hòa với mọi người, có được niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Đức tính giản dị giúp con người sống thoải mái, dễ chịu hơn. Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách.

    - Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị.

    - Chỉ có giản dị chúng ta mới hòa đồng và khiến mọi người nể phục yêu thương.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. ĐỌC - HIỂU BÀI VĂN

    Câu 1. - Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    - Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh bằng các biểu hiện trong đời sống và con người của Bác:

    + Giản dị trong sinh hoạt: cơm ăn chỉ có vài ba món giản đơn. Căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng. Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp.

    + Giản dị trong quan hệ với mọi người.

    + Giản dị trong tác phong.

    + Giản dị trong lời nói và bài viết.


    Câu 2. Trình tự tập luận của tác giả trong bài:

    - Dùng lí lẽ để khẳng định đời sống bình thường cũng như đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ là vô cùng giản dị, khiêm tốn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

    - Dùng nhiều dẫn chứng để chứng minh về sự giản dị đó.

    Bố cục của bài văn: Đây là một đoạn văn trích, không phải một bài văn hoàn chỉnh nên bố cục gồm hai đoạn:

    Đoạn đầu: Từ đầu đến "... thanh bạch, tuyệt đẹp”. Đoạn này dùng lí lẽ để khẳng định sự giản dị thanh cao của Bác Hồ.

    Đoạn thứ hai: Phần còn lại.

    Dùng nhiều chứng cứ để chứng minh cuộc đời Bác là hết sức giản dị, thanh cao; kèm theo các dẫn chứng còn có những lời lẽ phân tích dẫn chứng. Ví dụ như: Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ; một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao; Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân; đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh... Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó, thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.


    Câu 3. Nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!”:

    - Tác giả đưa ra dẫn chứng về nhiều mặt: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

    - Dẫn chứng kèm theo lời phân tích thật thấu đáo làm nổi bật lên nhiều đức tính tốt dẹp của Bác Hồ: Người không chỉ giản dị trong cách sống mà còn rất quý trọng con người, quan tâm tới mọi người xung quanh, Người siêng năng làm việc từ việc rất lớn đến việc thật nhỏ nhặt. Cái tên mà Người đặt cho các đồng chí phục vụ cũng thể hiện niềm tin của Người vào sự nghiệp chung của Đảng, của dân tộc.

    Lời văn chứng minh được lồng vào những hình ảnh nghệ thuật đẹp đẽ, đặc sắc: “và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”.

    - Cuối cùng ta thấy rõ tình cảm của người viết được gửi vào mỗi câu văn là tình cảm chân thành, là tình yêu kính tha thiết đối với Bác Hồ. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần làm nên sức lôi cuốn của bài văn, tạo nên sức thuyết phục cao.


    Câu 4. Trong đoạn văn: “Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.

    Tác giả đã dùng lí lẽ để giải thích rõ nguyên nhân của đời sống giản dị thanh bạch của Bác Hồ. Nguyên nhân đó là: Người đã sống hòa mình với cuộc sống giản dị, gian khổ và chiến đấu ác liệt của nhân dân. Tác giả cũng dùng lí lẽ để phân tích vấn đề nâng cao thêm sự nhận thức về Bác: đời sống vật chất giản dị hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú tạo nên những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.


    Câu 5. Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là: Bài văn đã nêu ra nhiều dẫn chứng, các dẫn chứng lại được phân tích, lí giải sâu sắc nhưng tất cả không phải là những lời lẽ khô khan mà các câu văn luôn chứa chan tình cảm yêu thương, kính phục, luôn thể hiện nhiệt tình sôi nổi của người viết. Các câu văn cũng rất trong sáng với cách dùng từ ngữ độc đáo tài hoa, có tính nghệ thuật cao.


    Ghi nhớ:

    Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành.


    LUYỆN TẬP

    Câu 1. Một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác:

    “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

    (Trích bài “Đạo đức cách mạng”)

    “Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ trên đất nước ta hiện nay là một cuộc chiến tranh tàn bạo nhất trong lịch sử loài người. Giặc Mỹ tưởng lầm rằng, với hơn một triệu quân, trong đó có hơn 50 vạn quân Mỹ, với sức mạnh của vũ khí hiện đại, chúng có thể khuất phục được nhân dân ta. Sự thật hoàn toàn trái lại. Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng, cả dân tộc Việt Nam anh hùng đã kiên quyết đứng lên, triệu người như một, chiến đấu vô cùng anh dũng, đánh bại mọi kế hoạch quân sự và chính trị của quân thù, giành nhiều thắng lợi ngày càng to lớn”.

    (Trích “Lời kêu gọi” nhân ngày 20 tháng 7 năm 1968)

    “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kĩ thuật”.

    (Trích “Thư gửi các cán hộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân,

    nhân viên, học sinh các cấp nhân dịp đầu năm học” 1968 -1969)

    “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

    Thắng trận tin vui khắp nước nhà

    Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

    Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!”

    (Trích “Thư chúc mừng năm mới” - Xuân 1968)

    “Năm qua thắng lợi vẻ vang

    Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

    Vì độc lập, vì tự do

    Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

    Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào

    Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!

    (Trích “Thư chúc mừng năm mới” - Xuân 1969)

    Qua các dẫn chứng trên đây ta thấy thơ văn của Bác luôn giản dị, trong sáng, ai đọc cũng có thể hiểu dù là Người viết về những vấn đề cực kì lớn lao của đất nước.


    Câu 2. Qua bài văn này, ta hiểu đức tính giản dị là một đặc điểm trong lối sống của con người Việt Nam. Bác Hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam, Bác hiểu phong cách và tập quán của con người Việt Nam và Bác thích sống hòa mình vào cuộc sống giản dị về vật chất nhưng rất phong phú về tình cảm, đạo lí của nhân dân ta.

    Có thể nói cách sống giản dị là một cách sống đẹp đáng giữ gìn và phát huy lâu dài trong xã hội của chúng ta.

    Trong hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh, đồng bào ta còn gặp rất nhiều thiếu thốn, khó khăn, gian khổ thì cách sống giản dị của Bác Hồ lại càng đáng quý, đáng trọng. Cách sống giản dị ấy đã sáng lên như một tấm gương lớn về đạo đức cách mạng mà ngày nay chúng ta vẫn cần học tập, noi theo.


    Kết quả cần đạt

    Hiểu được đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác Hồ. Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, đặc biệt là cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.
    Nắm được các khái niệm câu chủ động, câu bị động và mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
    Làm tốt bài văn chứng minh cho một nhận định về một vấn đề xã hội gần gũi.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

    1.Tác giả:

    Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
    Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm.
    Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.


    2. Tác phẩm:

    Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980)


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: Trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

    Bài làm:
    Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu là:
    Đức tính giản dị của Bác Hồ.
    [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
    Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:
    Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.
    Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.
    Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.
    Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.


    Câu 2: Trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2
    Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn.
    Bài làm:
    Trình tự lập luận của tác giả trong bài viết:
    Nhan đề: Nêu luận điểm chính của bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
    Chứng minh luận điểm.
    Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ.
    Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.
    Bố cục bài văn: Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Đoạn trích gồm 2 phần:
    Phần 1: Từ đầu đến “tuyệt đẹp”
    => Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
    Phần 2: Còn lại
    => Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:


    Câu 3: Trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2
    Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.
    Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?
    Bài làm:
    Nghệ thuật chứng minh: Tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú.
    Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết...
    Những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng thời gian sống gần, mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.


    Câu 4: Trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2
    “Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.”
    Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?
    Bài làm:
    Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:
    Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".
    Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".
    Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".
    Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.


    Câu 5: Trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2
    Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?
    Bài làm:
    Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:
    Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
    Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.
    Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
    Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...


    LUYỆN TẬP
    Câu 1: Trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2

    Hãy tìm một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác.
    Bài làm:
    Một số ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người:
    Sáng ra bờ suối, tối vào hang
    Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
    Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
    Cuộc đời cách mạng thật là sang.
    (Tức cảnh Pác Bó)
    Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
    Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
    Khách đến thì mời ngô nếp nướng
    Săn về thường chén thịt rừng quay
    Non xanh nước biếc tha hồ dạo
    Rượu ngọt chè ngon mặc sức say
    Kháng chiến thành công ta trở lại
    Trăng xưa hạc cũ với xuân này.
    (Cảnh rừng Việt Bắc)


    Câu 2: Trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2
    Qua bài văn này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩ của nó trong cuộc sống?
    Bài làm:
    Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hôn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.


    Phần tham khảo mở rộng
    Hãy chứng minh đức tính giản dị của bác Hồ được thể hiện qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ bằng một đoạn văn

    Bài làm:
    Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù là vị lãnh tụ vĩ đại nhưng Bác vẫn luôn giữ nếp sống giản dị, gần gũi, khiêm tốn. Trong đời sống sinh hoạt, bữa cơm của Bác chỉ vài ba món giản đơn, cái bát ăn xong bao giờ cũng sạch. Nhà sàn của Bác chỉ vài ba phòng và xung quanh trồng nhiều hoa cỏ, một cuộc sống tao nhã và hòa mình với thiên nhiên. Bác chọn một cuộc sống giản đơn, không cầu kì, xa hoa. Trong mối quan hệ với mọi người cũng vậy, Bác không chọn cách nói và lối viết cầu kì, hoa mĩ mà vô cùng giản dị để quần chúng nhân dân hiểu được, làm được. Càng giản dị bao nhiêu, Người càng gần gũi và hiểu được cuộc sống khổ cực của nhân dân bấy nhiêu. Lối sống giản dị ấy cũng là lối sống của cả dân tộc trong những ngày đất nước còn gặp nhiều khó khăn, kháng chiến còn gian khổ. Bởi vậy, mà Bác luôn dành được tình cảm yêu quý của muôn dân. Tuy đời sống giản dị, thanh bạch nhưng tâm hồn Người luôn sôi nổi, phong phú, Bác còn là thi sĩ với nhiều vần thơ hay và tình cảm cao đẹp dành trọn cho non sông đất nước. Bài học về sự giản dị của Bác là tấm gương sáng để mỗi chúng ta học hỏi và noi theo.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

    1. Tác giả

    - Phạm Văn Đồng (1906 - 2000) quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

    - Ông là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn

    - Tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm.

    - Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    - Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.

    - Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn.


    2. Tác phẩm

    - Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).

    - Bố cục của bài văn:

    + Phần 1 (Từ đầu đến "...tuyệt đẹp"): Sự nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng với đức tính giản dị và khiêm tốn của bác Hồ.

    + Phần 2 (Còn lại): Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ qua các phương diện trong đời sống và ở con người của Bác.


    ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1 - Trang 55 SGK

    Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

    Trả lời:

    - Luận điểm chính: “Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”.

    - Để làm rõ đức tính giản dị trong đời sống và con người của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở các phương diện:

    + Bữa ăn hằng ngày

    + Nhà ở

    + Việc làm

    + Lời nói, bài viết


    Câu 2 - Trang 55 SGK

    Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn.

    Trả lời:

    * Trình tự lập luận của bài:

    - Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống

    - Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên

    + Bữa ăn thanh đạm

    + Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên

    + Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai

    + Giản dị trong lời nói bài viết

    * Bố cục của bài văn:

    - Phần 1 (từ đầu đến “...trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.”): Khẳng định phẩm chất cao quý, không mai một theo thời gian của Hồ chủ tịch.

    - Phần 2 (tiếp theo đến “...Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”): đức tính giản dị của Bác thể hiện trong đời sống và trong mối quan hệ với mọi người.

    - Phần 3 (tiếp theo đến “...trong thế giới ngày nay.”): Đời sống giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp.

    - Phần 4 (đoạn còn lại): Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác, sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.


    Câu 3 - Trang 55 SGK

    Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác...” đến “...Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.

    Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

    Trả lời:

    Nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn từ: “Con người của Bác..." đến "... Nhất, Định, Thắng, Lợi!”:

    - Để chứng minh nhằm thuyết phục, tác giả phải đưa ra một hệ thống luận đầy đủ, chặt chẽ và những dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện làm sáng từng luận cứ.

    - Trong phần đầu, tác giả đã xác định phạm vi vấn đề cần chứng minh: đó là sự giản dị của Bác Hồ thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống.

    - Trong phần tiếp theo, tác giả lần lượt đưa ra các chứng cứ để làm rõ từng điểm nêu trên. Ở luận cứ tác giả chọn lọc những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, xác thực.

    Ví dụ: Sự giản dị trong bữa ăn, lần lượt các chứng cứ được nêu ra:

    + Chỉ vài ba món giản đơn.

    + Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.

    + Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.

    Để kết lại ý này, tác giả đưa ra một nhận xét, kinh nghiệm về ý nghĩa sâu xa của sự giản dị trong bữa ăn của Bác. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như nào người phục vụ.

    - Những chứng cứ ở đoạn này giàu sức thuyết phục, vì:

    + Luận cứ toàn diện (giản dị trong con người, sinh hoạt, lối sống...)

    + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

    + Những điều tác giả nói được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.


    Câu 4 - Trang 55 SGK

    “Bác Hồ sống giản dị thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.

    Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác?

    Trả lời:

    Trong đoạn trích tác giả sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình luận, giải thích sâu sắc:

    - Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết.

    - Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác.

    - Tác giả kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp:

    + Lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng”

    + Giải thích “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú”

    + Bình luận “Đời sống vật chất càng… tinh thần cao đẹp nhất”

    ⇒ Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, bài viết thuyết phục hơn.


    Câu 5 - Trang 55 SGK

    Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?

    Trả lời:

    Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn là:

    - Luận điểm ngắn gọn, tập trung

    - Luận cứ xác đáng, toàn diện

    - Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực

    => Tư tưởng giá trị của bài văn vẫn còn thể hiện sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề.


    GHI NHỚ:

    Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và cả trong những bài viết Bác để lại. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành.


    LUYỆN TẬP

    Câu 1 - Trang 55 SGK

    Hãy tìm một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác.

    Trả lời:

    Một số ví dụ biểu hiện đức tính giản dị của Bác Hồ trong thơ văn:

    - Là người rất am hiểu văn hóa và ngôn ngữ các nước phương Tây và phương Đông nhưng Bác không ưa dùng những câu chữ cầu kì, khó hiểu khi viết những tác phẩm tuyên truyền động viên quần chúng nhân dân hiểu và tham gia tích cực và kháng chiến và cách mạng. Chẳng hạn Bác khuyên thanh niên:

    Không có việc gì khó

    Chỉ sợ lòng không bền

    Đào núi và lấp biển

    Quyết chí ắt làm nên.

    Bác chúc Tết nhân dân năm 1968:

    Năm qua thắng lợi vẻ vang

    Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

    Vì độc lập, vì tự do

    Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào.

    Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào

    Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn.

    Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) Bác mở đầu bằng những lời rất giản dị:

    "Chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa”.

    - Bác có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất nhưng khi hướng tới nhân dân đa số còn ít chữ nghĩa thì Bác viết rất dễ hiểu, rất giản dị.

    - “Lối ăn ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người chung sống với anh em trong cùng một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt như anh em. Có những lúc, vì gạo thiếu hay khí hậu nặng, cần ăn ít một chút, Người cũng vui vẻ chịu đựng cùng anh em.”


    Câu 2 - Trang 56 SGK

    Qua bài văn, em hiểu thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?

    Trả lời:

    Đức tính giản dị là một trong những phẩm chất đáng quý của con người, lối sống không cầu kì, xa hoa, đòi hỏi quá mức. Người có đức tính giản dị sẽ luôn cảm thấy dễ chịu trong cuộc sống, biết trân trọng những thứ mình đang có và biết thân thiện, chan hòa với mọi người, có được niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Đức tính giản dị giúp con người sống thoải mái, dễ chịu hơn.

    Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho minh lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách.

    Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị.

    Chỉ có giản dị chúng ta mới hòa đồng và khiến mọi người nể phục yêu thương.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy