Top 8 Bài soạn Vua chích choè (Ngữ văn 6 - sách Kết nối tri thức) hay nhất
“Vua chích chòe” - một trong những truyện cổ tích của nước ngoài đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng. Truyện gửi gắm bài học về thói kiêu căng, ngạo mạn ... xem thêm...trong cuộc sống. Từ câu chuyện về nhân vật chính trong truyện là một cô công chúa dù rất xinh đẹp, nhưng lại có thói kiêu căng, ngạo mạn. Truyện là bài học phê phán thói kiêu căng của con người và khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày. Dưới đây là những Bài soạn Vua chích choè (Ngữ văn 6 - sách Kết nối tri thức) hay nhất mà Toplist đã sưu tầm và tổng hợp.
-
Bài tham khảo số 1
*Sau khi đọc
Nội dung chính:
“Vua chích chòe” khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt, nhạo báng và chê bai tất cả mọi người, chẳng tha một ai.
- Người thì nàng cho là quá mập, đặt tên là “thùng tô-nô”
- Người mảnh khảnh thì nàng nói “mảnh khảnh thế thì gió thổi bay”.
- Người lùn thì nàng chê “lùn lại mập thì vụng về lắm”.
- Người xanh xao bị nàng đặt tên là “nhợt nhạt như chết đuối”.
- Điều này cho thấy nàng công chúa này là một người kênh kiệu, hay trêu ghẹo và coi thường người khác. Công chúa cũng có vẻ tinh nghịch, láu lỉnh của một người quen được nuông chiều.
Câu 2 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.
- Đây là một hình phạt khá nặng nề dành cho công chúa, bởi ngay sau đó, theo lệ, công chúa phải theo chồng ra khỏi cung.
Câu 3 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Trong câu chuyện này, nhân vật Vua chích chòe đã đóng giả là người hát rong, với mục đích chính là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng.
- Vì là nhân vật chức năng nên chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ, nhân vật mới cởi bỏ lốt hóa trang và trở lại với thân phận thật của mình.
Câu 4 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
Chủ đề của truyện: Mỗi người đều có một giá trị nhất định và tất cả đều bình đẳng như nhau. Người có địa vị nhưng kiêu căng, ngông cuồng, coi thường người khác thì cũng có thể đến một ngày rơi vào tình cảnh thấp hèn, khổ cực và bị người khác chê bai, nhạo báng. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết tôn trọng và sống hòa nhã cùng mọi người.
Câu 5 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
“Tôi” tức là người kể chuyện và “bạn” tức là người đọc, người nghe. Khi người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới” thì người đọc, người nghe hiểu rằng đây là một câu thoại có ý hài hước, bông đùa vì đó là một giả định không có thật. Lời kể này cho thấy câu chuyện chỉ là một sản phẩm hư cấu, sáng tạo của người kể. Thậm chí ở một số truyện cổ tích nước ngoài, người kể chuyện còn nhấn mạnh hàm ý “công thức” này: “thế là hết chuyện, đến đây thì tôi không còn gì bịa cho anh nghe nữa đâu”.
-
Bài tham khảo số 2
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2:
Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt tất cả mọi người: Thùng tô-nô, mảnh khảnh thế thì gió thổi bay, lùn lại mập thì vụng về lắm, nhợt nhạt như chết đuối,...
→ Điều này cho thấy nàng công chúa này là một người kênh kiệu, hay trêu ghẹo coi thường người khác, quen được nuông chiều.
Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2:
- Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.
- Công chúa chính thức bị tước vương vị, trở thành thường dân.
Câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2:
- Nhân vật Vua chích choè đã đóng giả là người hát rong.
- Mục đích chính là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng
Câu 4 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2:
Mỗi người đều có một giá trị nhất định và tất cả đều bình đẳng như nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết tôn trọng và sổng hoà nhã cùng mọi người.
Câu 5 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2:
Đây là một câu thoại có ý hài hước, bông đùa vì đó là một giả định không có thật. Lời kể này cho thấy câu chuyện chỉ là một sản phẩm hư cấu, sáng tạo của người kể.
-
Bài tham khảo số 3
1. Đôi nét về tác phẩm
a. Bố cục
Gồm 3 phần:
Phần 1. Từ đầu đến “khiến cho từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là Vua chích chòe”: Sự kiêu ngạo của công chúa.
Phần 2. Tiếp theo đến “nhưng nàng sợ hãi giật tay lại”: Cuộc sống của công chúa sau khi lấy người hát rong.
Phần 3. Còn lại: Nàng công chúa nhận ra sai lầm, biết được sự thật và sống hạnh phúc cùng Vua chích chòe.
b. Tóm tắtNhà vua nọ có một cô con gái xinh đẹp nhưng tính tình kiêu ngạo. Một lần, vua cho mời các chàng trai ở khắp nước gần xa tới thiết tiệc linh đình để chọn phò mã. Công chúa chê hết người này đến người khác, đặt cho họ những biệt danh kì lạ. Nhà vua vô cùng tức giận liền ra lệnh sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Vài hôm sau có một người hát rong đi qua, nhà vua liền gọi vào và gả công chúa cho. Công chúa rời khỏi hoàng cung, theo người ăn xin. Trên đường đi, cô tiếc nuối vì đã không lấy Vua chích chòe khi biết rừng, thảo nguyên, thành phố mình đi qua là của vua. Những ngày tháng sau đó, công chúa phải làm những công việc nhà: đan sọt, dệt vải, bán sành sứ, phụ bếp để kiếm sống. Một lần trong cung tổ chức lễ cưới cho vua, cô cũng lén vào xem. Công chúa đã biết được sự thật người hát rong chính là Vua chích chòe. Cô nhận ra lỗi lầm, hai người làm lễ cưới và sống hạnh phúc bên nhau.
2. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?
- Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người, chẳng tha một ai:
- Người thì nàng cho là quá mập, đặt tên là “thùng tô-nô”
- Người mảnh khảnh thì nàng nói “mảnh khảnh thế thì gió thổi bay”.
- Người lùn thì nàng chê “lùn lại mập thì vụng về lắm”.
- Người xanh xao bị nàng đặt tên là “nhợt nhạt như chết đuối”.
- Người mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ.
- Người đứng dáng hơi cong, nàng chê “cây non sấy lò cong cớn”.
- Người có cái cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, nàng nói giỡn anh ta chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ khiến từ đó mọi người gọi là Vua chích chòe.
=> Điều này thể hiện rằng công chúa này là một người kiêu ngạo, ngông cuồng và hay coi thường người khác.
Câu 2. Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa.
- Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.
- Hình phạt này đã khiến công chúa phải ra khỏi hoàng cung, đi theo người hát rong về nhà. Cô phải tự lao động để kiếm sống.
Câu 3. Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?
- Vua chích chòe đã đóng giả là người hát rong. Người hát rong đã yêu cầu công chúa tự nấu ăn, làm việc nhà, đan sọt, quay sợi, bán nồi và bát đĩa, làm phụ bếp trong hoàng cung.
- Mục đích là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng.
Câu 4. Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?
Chủ đề: Phê phán thói kiêu căng, ngông cuồng và coi thường người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, yêu thương với những người biết nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.
Câu 5. Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới”. Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?
Điều này hoàn toàn hợp lý. Cách nói như vậy muốn người đọc nhận ra bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt. Và người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn.
-
Bài tham khảo số 4
Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?
Phương pháp giải:
Đọc nội dung văn bản, chú ý các đối tượng bị công chúa giễu cợt.
Lời giải chi tiết:
Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã chẳng tha ai, ai cũng có lý do để công chúa giễu cợt bằng cách khích bác ngoại hình của mọi người.
- Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên à Thùng tô-nô
- Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê gió sẽ thổi bay
- Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm
- Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối
- Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ
- Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn
- Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ
=> Ai công chúa cũng thích giễu cợt, nhạo báng và lấy làm khoái chí. Công chúa có tính cách kiêu ngạo, hống hách, ngông cuồng và hay chê bai mọi người.
Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa.
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản, chú ý hình phạt của nhà vua.
Lời giải chi tiết:
- Nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Công chúa đã phải lấy người hát rong đúng như lời vua đã truyền.
- Điều đó đã khiến công chúa phải trải qua một cuộc sống hoàn toàn khác với cuộc sống xa hoa, lộng lẫy bây giờ.
Câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn về người hát rong và tìm ý trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Vua chích chòe đã đóng giả làm người hát rong.
- Người hát rong này đã yêu cầu công chúa nấu ăn, đan sọt, dệt vải, buôn bán nồi, bát đĩa và đi phụ bếp.
- Những việc đó đều có mục đích đó là giúp cho nàng nhận ra giá trị của lao động, giúp nàng nhận ra nàng đã kiêu ngạo và xốc nổi đến mức nào, để từ đó nàng có thể sửa đổi được đức tính kiêu ngạo của mình.
Câu 4 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?
Phương pháp giải:
Từ nội dung văn bản, em tự nêu ra chủ đề được nhắc tới.
Lời giải chi tiết:
Chủ đề chính của truyện là phê phán thói kiêu căng, ngông cuồng của những kẻ xem thường người khác.
Câu 5 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Thử suy nghĩ vì sao người kể chuyện lại nói như thế.
Lời giải chi tiết:
- Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này hợp lý.
- Tác giả tưởng tượng tác giả và mọi người đều sẽ chứng kiến câu chuyện và rút ra cho mình được bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt. Người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn, sẽ được trân trọng. Giống như công chúa, khi nhận ra được lỗi sai của mình sẽ được kết hôn cùng vua chích chòe.
-
Bài tham khảo số 5
Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc nội dung văn bản, chú ý các đối tượng bị công chúa giễu cợt.
Lời giải chi tiết:
Công chúa giễu cợt bằng cách khích bác ngoại hình của mọi người:
- Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên à Thùng tô-nô
- Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê gió sẽ thổi bay
- Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm
- Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối
- Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ
- Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn
- Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ
=> Là ai cũng bị công chúa giễu cợt, nhạo báng và lấy làm khoái chí. Công chúa có tính cách kiêu ngạo, hống hách, ngông cuồng và coi thường người khác.
Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản, chú ý hình phạt của nhà vua.
Lời giải chi tiết:
- Nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.
- Điều đó khiến công chúa phải trải qua một cuộc sống hoàn toàn khác với cuộc sống xa hoa, lộng lẫy bây giờ.
Câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn về người hát rong và tìm ý trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Vua chích chòe đã đóng giả làm người hát rong.
- Người hát rong này đã yêu cầu công chúa nấu ăn, đan sọt, dệt vải, buôn bán nồi, bát đĩa và đi phụ bếp.
- Những việc đó đều có mục đích giúp cho nàng nhận ra giá trị của lao động, giúp nàng nhận ra nàng đã kiêu ngạo và xốc nổi đến mức nào, để từ đó nàng có thể sửa đổi được tính cách kiêu ngạo của mình.
Câu 4 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Từ nội dung văn bản, em tự nêu ra chủ đề được nhắc tới.
Lời giải chi tiết:
Chủ đề chính của truyện là phê phán thói kiêu căng, ngông cuồng của những kẻ xem thường người khác.
Câu 5 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Thử suy nghĩ vì sao người kể chuyện lại nói như thế.
Lời giải chi tiết:
- Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này là hợp lý.
- Tác giả tưởng tượng tác giả và mọi người đều sẽ chứng kiến câu chuyện và rút ra cho mình được bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt.
-
Bài tham khảo số 6
Nội dung
Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.
Nghệ thuật
Truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc.
Thể loại: Truyện cổ tích.PTBĐ chính: Tự sự.
Bố cục:
Bố cục truyện Vua Chích chòe gồm 3 phần
- Phần 1 (Từ đầu đến Vua chích chòe): Sự kiêu căng của nàng công chúa.
- Phần 2 (Tiếp đến giật tay lại): Nàng công chúa được uốn nắn, trải qua khó khăn.
- Phần 3 (Còn lại): Nàng công chúa được hạnh phúc.
Soạn bài Vua chích chòe - Kết nối tri thức phần Sau khi đọc
Câu 1. Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?
Trả lời
- Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt, nhạo báng và chê bai tất cả mọi người, chẳng tha một ai.
- Người thì nàng cho là quá mập, đặt tên là “thùng tô-nô”
- Người mảnh khảnh thì nàng nói “mảnh khảnh thế thì gió thổi bay”.
- Người lùn thì nàng chê “lùn lại mập thì vụng về lắm”
- Người xanh xao bị nàng đặt tên là “nhợt nhạt như chết đuối”.
- Người mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ.
- Người đứng dáng hơi cong, nàng chê "cây non sấy lò cong cớn".
- Người có cái cằm hơi cong chẳng khác gì chim chích chòe, nàng khiến người đó bị gọi là Vua chích chòe.
- Điều này cho thấy nàng công chúa này là một người kiêu ngạo, chảnh chọe, hay trêu ghẹo và coi thường người khác. Công chúa cũng có vẻ tinh nghịch, láu lỉnh của một người quen được nuông chiều.
Câu 2. Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa.
Trả lời
- Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.
- Đây là một hình phạt rất nặng nề dành cho một cô công chúa, bởi vì ngay sau khi được gả đi, theo lệ, công chúa phải theo chồng ra khỏi cung.
Câu 3. Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?
Trả lời
Trong khi soạn bài Vua chích chòe - Kết nối tri thức em thấy rằng:
- Trong câu chuyện này, nhân vật Vua chích chòe đã đóng giả là người hát rong, với mục đích chính là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng.
- Vì là nhân vật chức năng nên chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ, nhân vật mới cởi bỏ lốt hóa trang và trở lại với thân phận thật của mình.
Câu 4. Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?
Trả lời
Chủ đề chính của truyện Vua chích chòe:
Mỗi người sinh ra đều là một cá thể riêng, bình đẳng, độc lập, có những đặc điểm riêng của mình. Không ai có quyền coi thường, nhạo báng đặc điểm riêng đó. Nếu chỉ chăm chăm vào chê bai người khác, sẽ có ngày bị gặp quả báo. Nhưng truyện cũng thể hiện sự bao dung, tình yêu thương đối với những người biết sửa đổi, biết trân trọng người khác và biết trân trọng bản thân mình.
Câu 5. Kết thúc truyện, người kể chuyện nói:"Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?
Trả lời
Kết thúc truyện, người kể chuyện nói:"Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này hợp lý. Tác giả tưởng tưởng tác giả và mọi người đều sẽ chứng kiến câu chuyện và rút ra cho mình được bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt. Người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn, sẽ được trân trọng, lại nhận được sự yêu thương của mọi người. Giống như công chúa, khi nhận ra được lỗi sai của mình sẽ được kết hôn cùng vua chích chòe.
-
Bài tham khảo số 7
Nội dung chính:
“Vua chích chòe” khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 41 SGK ngữ văn 6 Tập 2 mới)
- Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt, nhạo báng và chê bai tất cả mọi người, chẳng tha một ai.
- Người thì nàng cho là quá mập, đặt tên là “thùng tô-nô”
- Người mảnh khảnh thì nàng nói “mảnh khảnh thế thì gió thổi bay”.
- Người lùn thì nàng chê “lùn lại mập thì vụng về lắm”.
- Người xanh xao bị nàng đặt tên là “nhợt nhạt như chết đuối”.
- Điều này cho thấy nàng công chúa này là một người kênh kiệu, hay trêu ghẹo và coi thường người khác. Công chúa cũng có vẻ tinh nghịch, láu lỉnh của một người quen được nuông chiều.
Câu 2 (trang 41 SGK ngữ văn 6 Tập 2 mới)
- Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.
- Đây là một hình phạt khá nặng nề dành cho công chúa, bởi ngay sau đó, theo lệ, công chúa phải theo chồng ra khỏi cung.
Câu 3 (trang 41 SGK ngữ văn 6 Tập 2 mới)
- Trong câu chuyện này, nhân vật Vua chích chòe đã đóng giả là người hát rong, với mục đích chính là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng.
- Vì là nhân vật chức năng nên chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ, nhân vật mới cởi bỏ lốt hóa trang và trở lại với thân phận thật của mình.
Câu 4 (trang 41 SGK ngữ văn 6 Tập 2 mới)
- Chủ đề của truyện: Mỗi người đều có một giá trị nhất định và tất cả đều bình đẳng như nhau. Người có địa vị nhưng kiêu căng, ngông cuồng, coi thường người khác thì cũng có thể đến một ngày rơi vào tình cảnh thấp hèn, khổ cực và bị người khác chê bai, nhạo báng. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết tôn trọng và sống hòa nhã cùng mọi người.
Câu 5 (trang 41 SGK ngữ văn 6 Tập 2 mới)
“Tôi” tức là người kể chuyện và “bạn” tức là người đọc, người nghe. Khi người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới” thì người đọc, người nghe hiểu rằng đây là một câu thoại có ý hài hước, bông đùa vì đó là một giả định không có thật. Lời kể này cho thấy câu chuyện chỉ là một sản phẩm hư cấu, sáng tạo của người kể. Thậm chí ở một số truyện cổ tích nước ngoài, người kể chuyện còn nhấn mạnh hàm ý “công thức” này: “thế là hết chuyện, đến đây thì tôi không còn gì bịa cho anh nghe nữa đâu”.
-
Bài tham khảo số 8
I. Tìm hiểu tác phẩm Vua chích chòe sách Kết nối tri thức để soạn bài Vua chích chòe
1. Bố cục bài Vua chích chòe
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “khiến cho từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là Vua chích chòe”: Sự kiêu ngạo của công chúa.
- Phần 2. Tiếp theo đến “nhưng nàng sợ hãi giật tay lại”: Cuộc sống của công chúa sau khi lấy người hát rong.
- Phần 3. Còn lại: Nàng công chúa nhận ra sai lầm, biết được sự thật và sống hạnh phúc cùng Vua chích chòe.
2. Tóm tắt bài Vua chích chòe
Nhà vua nọ có một cô con gái xinh đẹp nhưng tính tình kiêu ngạo. Một lần, vua cho mời các chàng trai ở khắp nước gần xa tới thiết tiệc linh đình để chọn phò mã. Công chúa chê hết người này đến người khác, đặt cho họ những biệt danh kì lạ. Nhà vua vô cùng tức giận liền ra lệnh sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Vài hôm sau có một người hát rong đi qua, nhà vua liền gọi vào và gả công chúa cho. Công chúa rời khỏi hoàng cung, theo người ăn xin. Trên đường đi, cô tiếc nuối vì đã không lấy Vua chích chòe khi biết rừng, thảo nguyên, thành phố mình đi qua là của vua. Những ngày tháng sau đó, công chúa phải làm những công việc nhà: đan sọt, dệt vải, bán sành sứ, phụ bếp để kiếm sống. Một lần trong cung tổ chức lễ cưới cho vua, cô cũng lén vào xem. Công chúa đã biết được sự thật người hát rong chính là Vua chích chòe. Cô nhận ra lỗi lầm, hai người làm lễ cưới và sống hạnh phúc bên nhau
II. Hướng dẫn soạn Vua chích chòe sách Kết nối tri thức
Sau khi đọc – Trả lời văn bản
1. Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?
- Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên à Thùng tô-nô
- Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê gió sẽ thổi bay
- Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm
- Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối
- Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ
- Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn
- Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ
=> Ai công chúa cũng thích giễu cợt, nhạo báng và lấy làm khoái chí khi chế giễu mọi người. Có thể thấy, công chúa có tính cách kiêu ngạo, hống hách, ngông cuồng.
2. Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa.
- Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.
- Hình phạt này đã khiến công chúa phải ra khỏi hoàng cung, đi theo người hát rong về nhà. Cô phải tự lao động để kiếm sống.
3. Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?
Trong câu chuyện này, nhân vật Vua chích chòe đã đóng giả là người hát rong, với mục đích chính là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng. Vì là nhân vật chức năng nên chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ, nhân vật mới cởi bỏ lốt hóa trang và trở lại với thân phận thật của mình.
4. Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?
Chủ đề chính của truyện là thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ nhận được những bài học thích đáng.
5. Kết thúc truyện, người kể chuyện nói:"Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?
Điều này hoàn toàn hợp lý. Cách nói như vậy muốn người đọc nhận ra bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt. Và người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn.
III. Tổng kết bài soạn Vua chích chòe sách Kết nối tri thức
1. Giá trị nội dung bài Vua chích chòe
Vua chích chòe” khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.
2. Đặc sắc nghệ thuật bài Vua chích chòe
Truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc.