Top 5 Bài thảo luận nguyên nhân làm nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm hay nhất

Hà Ngô 81 0 Báo lỗi

Nước có vai trò vô cùng quan trọng tới sự sống cảu tất cả sinh vật trên trái đất này, Tuy nhiên nguồn nước sạch để sinh hoạt đang ngày càng trở nên khan hiếm. ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài thảo luận nguyên nhân làm nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm số 1

    Nước sạch có một vai trò hết sức quan trọng để tạo nên sự sống của tất cả những sinh vật. Nước sạch quan trọng là vậy, nhưng hiện nay, thế giới vẫn phải đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch và nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng.


    Năm 2008, Liên Hợp Quốc (LHQ) công bố báo cáo mang tên: “Tương lai 2008” (State of Future 2008), dự báo về những thách thức với loài người trong tương lai. Theo đó, ngoài giá lương thực và năng lượng tăng cao, thì cùng với vấn đề thay đổi khí hậu, khan hiếm nước ngọt cũng là một trong những thách thức lớn nhất với nhân loại trong những năm tới. Theo số liệu thống kê của LHQ, hiện nay khoảng 20% dân số thế giới sống tại 30 quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và con số này trong năm 2025 được dự báo sẽ lên tới 30%.


    Việc khan hiếm nguồn nước sạch, điều kiện vệ sinh không đảm bảo sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân và làm phát sinh một loạt các bệnh liên quan đến nguồn nước như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, v.v. Theo số liệu thống kê, khoảng 2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em, bị chết hàng năm do mắc bệnh tiêu chảy hoặc bệnh tả. Ngoài ra việc thiếu nước sạch sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều hệ sinh thái và việc cung cấp nguồn sống cho người dân trên toàn thế giới.


    Có rất nhiều nguyên nhân khiến nguồn tài nguyên nước cạn kiệt, một vài nguyên nhân chính bao gồm: Một là sự tăng trưởng dân số và kinh tế là một nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước. Theo ước tính của LHQ, dân số thế giới năm 2050 sẽ đạt tới 9 tỷ người, như vậy nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng lên mà việc tiếp cận với nguồn nước sạch ngày càng khó hơn.


    Hai là nhu cầu nước dùng cho nông nghiệp tăng cao, càng làm cạn kiệt nguồn nước. Theo thống kê, hoạt động nông nghiệp của thế giới hiện sử dụng 70% lượng nước khai thác, trong khi đó 60% lượng nước này bị sử dụng không hiệu quả. Do tình trạng và nhu cầu tưới tiêu của nông nghiệp lại không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển dân số.


    Ba là rác thải gây ô nhiễm, khí hậu biến đổi và ô nhiễm môi trường từ nhiều nguồn khác cũng khiến nguồn nước sạch khan hiếm dần. Có những dự báo cho rằng, khí hậu toàn cầu ấm dần lên nên lưu lượng nước nhiều con sông ở châu Á và châu Phi có thể giảm từ 15-50%. Hơn nữa, nước băng tan không bổ sung cho nguồn nước ngọt, mà thường chảy ra biển thành nước mặn.


    Năm là việc sử dụng và quản lý tài nguyên nước không hợp lý. Sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước ngày càng trầm trọng do chưa thực sự có các biện pháp quản lý tốt nguồn tài nguyên nước. Tài nguyên nước hiện vẫn chưa được công nhận giá trị đầy đủ và công tác quản lý còn lỏng lẻo. Hầu hết các quốc gia đều chưa có nhiều hệ thống giám sát thích hợp cho cả khối lượng lẫn chất lượng nước và đặc biệt là việc sử dụng nước lãng phí.


    Những nguyên nhân trên đã gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, dẫn theo đó là những hệ lụy không nhỏ đối với đời sống của con người. Để khắc phục tình trạng trên, cần thực hiện những giải pháp sau: Nghiên cứu các phương pháp để biến nguồn nước không đủ tiêu chuẩn thành nước sạch. Phương pháp khử mặn nước biển, các dự án tái chế nguồn nước đã qua sử dụng cũng được các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Top 2

    Bài thảo luận nguyên nhân làm nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm số 2

    Chúng ta biết rằng các châu lục được bao quanh bởi đại dương rộng lớn. Thế nhưng đó là nước mặn - nước mà con người không thể sử dụng. Lầm tưởng của chúng ta đó là nghĩ số nước ngọt là vô tận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nước sạch ngày càng khan hiếm và do đó mà cuộc sống của con người bị ảnh hưởng.


    Nước sạch đã ít mà chúng lại ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. Những rác thải sinh hoạt thải trực tiếp ra sông ngòi, ao hồ,… đã khiến nguồn nước sạch ô nhiễm. Trong nhiều năm qua, nạn chặt phá rừng bừa bãi đã gây ra những hiểm họa làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, đất bị xói mòn, thoái hóa. Theo các chuyên gia, tốc độ nạn phá rừng hiện nay sẽ dẫn tới 2 tỷ người, tức 20% dân số thế giới bị thiếu nước vào năm 2050. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm (6). Bên cạnh đó, sự nóng lên của Trái đất khiến nạn hạn hán kéo dài, tình trạng mực nước biển dâng lên, đồng nghĩa với việc cạn kiệt nguồn nước ngọt quý hiếm tại một số nơi, khu vực trên thế giới.


    Như các bạn đã biết, thế giới đang xảy ra bùng nổ dân số. Chính vì có quá nhiều người trên trái đất cộng thêm việc nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn do rác thải của con người mà nước ngọt để sử dụng đnag ngày càng giảm, không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của con người.


    Sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước ngày càng trầm trọng do chưa thực sự có các biện pháp quản lý tốt nguồn tài nguyên nước. Tài nguyên nước hiện vẫn chưa được công nhận giá trị đầy đủ và công tác quản lý còn lỏng lẻo. Hầu hết các quốc gia đều chưa có nhiều hệ thống giám sát thích hợp cho cả khối lượng lẫn chất lượng nước và đặc biệt là việc sử dụng nước lãng phí.


    Con người không thể sinh sống mà thiếu đi nước sạch được, Thẳng thắn hơn là chúng ta phụ thuộc vào nước sạch thì mới có thể tồn tại được. Nếu nhân loại không biết thay đổi ý thức bản thân, hạn chế lãng phí, sử dụng một cách tiết kiệm thì chúng ta sẽ không thể tồn tại được.

    Vậy như tôi vừa trình bày thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước sạch. Và phần lớn đến từ con người. Nếu chúng ta không ý thức hơn trong việc sử dụng nước ngọt thì sự sống của loài người sẽ bị hủy diệt.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Top 3

    Bài thảo luận nguyên nhân làm nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm số 3

    Trái Đất của chúng ta có 4 đại dương to lớn nhưng có một sự thật rằng: nước sạch đang dần trở nên khan hiếm. Cứ 10 người trên toàn thế giới thì có bốn người không có đủ nước sạch để uống. Cứ 5 trẻ em trên toàn thế giới thì có một trẻ không có đủ nước cho nhu cầu hằng ngày và trẻ em ở hơn 80 quốc gia sống trong các khu vực dễ bị tổn thương về nước ở mức cao.


    Nhu cầu sử dụng nước sạch trên toàn cầu đã tăng gấp sáu lần trong 100 năm qua và đang tiếp tục tăng. Cho tới năm 2050, hơn một nửa dân số toàn cầu được cho là sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, phát sinh khi nhu cầu vượt quá các nguồn nước sẵn có.


    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch, do khí hậu biến đổi, thiên tai, bùng nổ dân số, sự nóng lên của Trái Đất. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến tình trạng này là do sự lãng phí và khai thác nguồn nước quá mức của con người. Những công trình xây dựng, những cuộc khai thác tập trung vào tài nguyên nước quá nhiều của chúng ta đã gián tiếp làm hao mòn và cạn kiệt nguồn nước sạch. Những nguyên nhân này gây nên tác động khủng khiếp đến con người và hệ sinh thái.


    Vậy phải làm thế nào để bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch trên Trái Đất? Rất nhiều hành động được đề xuất có thể giúp các nhà quản lý nguồn nước và những cơ quan có vai trò xây dựng chính sách. Khôi phục rừng ngập mặn giúp bảo vệ bờ biển khỏi xói lở, nước biển dâng cũng như giảm độ mặn của đất thượng nguồn, nước mặn và nước ngầm. Xây dựng và áp dụng các chính sách có tính đến việc quản lý hoạt động của chu trình nước nói chung. Tái chế nước và tăng lượng nước ngọt nhân tạo sẽ giúp giảm áp lực đối với nguồn nước ngọt hiện có. Nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là cải thiện và nâng cao ý thức của con người.


    Con người khi dừng lại những hành động khai thác và sử dụng một cách bừa bãi thì ắt hẳn sẽ giảm thiểu được sự khan hiếm nước ngọt. Với vai trò là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em hiểu và ý thức được trách nhiệm của bản thân. Chúng ta hãy chung tay sử dụng một cách tiết kiệm và khoa học nhất có thể để bảo vệ nguồn nước sạch.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Top 4

    Bài thảo luận nguyên nhân làm nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm số 4

    Các bạn có biết, ở miền Tây tình trạng khan hiếm nước ngọt xảy ra vô cùng nghiêm trọng. Người ta phải bỏ ra 150.000đ – 200.000đ/m3 nước ngọt để sử dụng. Ở Châu Phi cũng vậy rất nhiều nơi không có nước ngọt để sử dụng. Vậy theo mọi người nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước ngọt trầm trọng là do đâu.


    Nguyên nhân đầu tiên là do sự tăng nhanh của dân số thế giới. Ngày nay, theo đà tăng của dân số, lượng nước dùng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt không ngừng tăng. Theo đó, các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới ngày càng nhiều. Đó là sức ép lớn tới tài nguyên nước do khai thác quá mức phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp; tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… gây ô nhiễm nguồn nước sạch. Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến tình trạng di dân dưới mọi hình thức, ảnh hưởng tới sự phân bố các nguồn nước.


    Hai là, môi trường sinh thái bị phá hoại do nạn chặt phá rừng, biến đổi khí hậu,… Trong nhiều năm qua, nạn chặt phá rừng bừa bãi đã gây ra những hiểm họa làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, đất bị xói mòn, thoái hóa. Theo các chuyên gia, tốc độ nạn phá rừng hiện nay sẽ dẫn tới 2 tỷ người, tức 20% dân số thế giới bị thiếu nước vào năm 2050. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm (6). Bên cạnh đó, sự nóng lên của Trái đất khiến nạn hạn hán kéo dài, tình trạng mực nước biển dâng lên, đồng nghĩa với việc cạn kiệt nguồn nước ngọt quý hiếm tại một số nơi, khu vực trên thế giới.


    Ba là, sự ô nhiễm tài nguyên nước. Cùng với tốc độ phát triển đô thị hóa, các khu công nghiệp hiện đại là số lượng chất thải làm nhiễm bẩn nguồn nước ngày càng khó kiểm soát. Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, thực phẩm, cùng với lượng nước thải do sinh hoạt… khiến nguồn nước sạch bị ô nhiễm nghiêm trọng.


    Bốn là, sử dụng và quản lý tài nguyên nước không hợp lý. Sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước ngày càng trầm trọng do chưa thực sự có các biện pháp quản lý tốt nguồn tài nguyên nước. Tài nguyên nước hiện vẫn chưa được công nhận giá trị đầy đủ và công tác quản lý còn lỏng lẻo. Hầu hết các quốc gia đều chưa có nhiều hệ thống giám sát thích hợp cho cả khối lượng lẫn chất lượng nước và đặc biệt là việc sử dụng nước lãng phí


    Qua bài viết này, tôi muốn phần nào giúp mọi người hiểu rằng nguồn nước ngọt không hề dư thừa và vô tận chúng ta cần phải nâng cao ý thức sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Để khắc phục tình trạng khan hiếm và ô nhiễm môi trường nước.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Top 5

    Bài thảo luận nguyên nhân làm nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm số 5

    Mặc dù hành tinh của chúng ta được gọi là trái đất nhưng thực tế thì nó được bao phủ 2/3 diện tích bề mặt là nước. Nước tạo ra sự sống, nuôi dưỡng con người nhưng chưa bao giờ mà nhân loại lại đứng trước nguy cơ khan hiếm nước ngọt nguy hiểm như hiện nay.


    Sức ép dân số, sự phát triển của ngành công nghiệp, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đã trở thành những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc khan hiếm nước ngọt. Theo tổ chức ổ chức Nông Lương LHQ (FAO) và Hội đồng Nước thế giới (WWC) thì nếu với tình trạng ô nhiễm, tốc độ phát triển như hiện này thì chúng ta khoảng 1 tỷ người trên thế giới thiếu nước sinh hoạt và con số này sẽ tiếp tục tăng gấp 5 lần vào năm 2020.


    Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn nói rằng, tại sao có thể thiếu nước được khi mà chúng ta được bao vây bởi nước? Tại sao có thể khan hiếm khi nước là tuần hoàn? Câu trả lời rằng dù chúng ta đã được bao phủ bởi nước nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt, trong khi 97,5% là đại dương. Nước đại dương là nước mặn vì vậy chúng không thể phục vụ cho sinh hoạt đời sống hàng ngày. Chính vì vậy nguồn nước ngọt trên thế giới không lớn như chúng ta nghĩ, chúng ta có khoảng 0,3% lượng nước nằm trong các sông, hồ; 30% là nước ngầm, phần còn lại nằm trên các sông băng, núi băng. Chính vì vậy, việc sử dụng và khai thác nước ngọt cần có sự một kế hoạch dài hạn.


    Có nhiều người nói rằng nước là tuần hoàn vì vậy, chúng ta dùng rồi thải nước ra ngoài, nước bốc hơi rồi lại mưa xuống vậy chúng ta có mất đi giọt nào đâu. Vậy thì xin thưa rằng nguyên nhân đầu tiên khiến chúng ta khan hiếm nước ngọt chính là sự gia tăng dân số.


    Theo thống kê thì các nước phát triển sử dụng 500 – 800 lít/ngày, các nước đang phát triển là 60 – 150 lít/người/ngày. Vậy thì chỉ bằng một phép tính nhỏ chúng ta cũng có thể thấy được rằng lượng nước thải của chúng ta một ngày lớn như thế nào? Đó là chưa kể đến các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thì liệu sự tuần hoàn đó có kịp cho chúng ta sử dụng? Không có nguồn tài nguyên thiên nhiên nào là vô tận nếu chúng ta không biết cách sử dụng và bảo tồn.


    Gia tăng dân số cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng là hiện tượng nóng lên của toàn thế cầu. Hiện tượng băng tan hai cực làm mực nước biển dâng cao gây nguy hiểm cho các nước ở vùng thấp đồng thời làm mất đi lượng nước ngọt dữ trữ lớn nhất của thế giới. Khai thác mạch nước ngầm vô tội vạ khiến chúng bị ô nhiễm và cạn kệt.


    Không biết tiết kiệm nước, không ý thức được nước là nguồn tài nguyên quý giá đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc nguồn nước bị ô nhiễm và cạn kiệt trong khi chúng ta lãng phí nước thì hàng tỷ người ở Châu Phi không có nước uống, hàng ngàn hecta hoa màu bị mất trắng vì hạn hán.Và hậu quả do những việc này cũng đã xẩy ra với ngay chính trên mảnh đất Việt Nam. Chắc hẳn trong đợt mùa hè năm 2016 ở các vùng đất như Ninh Thuận – Bình Thuận lần đầu tiên trong lịch sử hạn hán kéo dài nhiều tháng liền. Cuộc sống khó khăn, động vật, thực vật chết cả con người điêu đứng.


    Đã đến lúc chúng ta cần hành động để bảo vệ thiên nhiên và nguồn nước ngọt. Nhà nước và các tổ chức bảo vệ môi trường cần làm việc mạnh mẽ hơn nữa với nhiều chế tài xử phạt có tính răn đe với các đối tượng vi phạm nguồn nước và môi trường. Chung tay với các tổ chức quốc tế xây dựng một kết hoạch khai thác quản lý tốt nguồn nước có sẵn đồng thời bảo quản tốt nguồn nước dữ trữ như mạch nước ngầm hay sông ngòi kênh rạch. Tránh tình trạng ô nhiễm xả thải ra môi trường. Tập trung nghiên cứu các vấn đề lọc nước cũng như hệ thống tưới tiêu hiệu quả tiết kiệm.


    Không ngừng tuyên truyền động viên nâng cao ý thức của người dân. Đặc biệt là các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Yêu cầu, giám sát chặt chẽ các khu công nghiệp, doanh nghiệp để đảm bảo nguồn nước luôn được đảm bảo vệ sinh trước khi thải ra môi trường. Trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, là trách nhiệm của toàn cầu vì vậy mỗi cá nhân hãy nâng cao ý thức của mình hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy