Top 9 Bài thuyết giảng Phật giáo hay nhất
Cuộc đời vô thường, nhiều ngã rẽ. Lòng người lại đa đoan, chất chứa những u sầu, phiền muộn, tính toán. Giữa chốn bụi trần phức tạp đó, đôi khi mọi người cần ... xem thêm...tìm cho riêng mình giây phút lắng lòng để tịnh tâm, suy nghĩ về cuộc đời. Hôm nay, Toplist xin giới thiệu đến các bạn danh sách 8 bài thuyết giảng Phật giáo hay và ý nghĩa nhất. Toplist hi vọng rằng thông qua bài viết, các bạn sẽ hiểu thêm về đời, về người, về mình để sống tốt hơn, tìm sự thanh thản hơn.
-
Bóng mây - ĐĐ. Thích Thiện Thuận
Nói đến những bài thuyết pháp Phật giáo hay nhất, mọi người không thể không nhắc đến bài "Bóng mây" - bài thuyết giảng hay nhất về tình mẹ do sư thầy Thích Thiện Thuận giảng tại chùa Hoằng Pháp vào khóa tu mùa hè.
Qua bài thuyết giảng thầy đã kể những câu chuyện cảm động về tình mẹ, về sự chở che, yêu thương, đùm bọc và hi sinh cho con cái đã được thể hiện rõ nét qua bài giảng. Bằng giọng nói truyền cảm, tha thiết và câu từ nhẹ nhàng, tình cảm nhưng vô cùng sâu sắc, "Bóng mây" đã lấy đi rất nhiều nước mắt từ người nghe và cả người xem. Bên cạnh đó, bài thuyết pháp còn khuyên răn, nhắc nhở mỗi người rằng: hãy sống tốt hơn, hiếu thuận và yêu thương cha mẹ mình nhiều hơn. Đừng để đến khi mẹ không còn trên cõi đời này nữa mới biết ân hận, thì đã quá muộn màng...
"Tha thứ cho con, mẹ
Con đã quên lời mẹ ân cần
Con nhầm tưởng mình đã biết dại khôn
Con nhầm tưởng mình không là đứa trẻ
Trăm năm thèm tiếng vỗ về"
-
Nợ đời - ĐĐ. Thích Phước Tiến
Với vốn kiến thức sâu rộng, sự hiểu đời sâu sắc, đáng trân quý, sư thầy Thích Phước Tiến đã đem đến cho mọi người một bài thuyết pháp rất hay và ý nghĩa: "Nợ đời". Sinh ra trên cuộc đời, cuối cùng già và chết đi để trả nợ đời. Dường như cả cuộc đời trả nợ nhưng vẫn chưa hết, trả nợ cho cha, cho mẹ, cho vợ, cho chồng….
Cuộc đời vốn là chuyến đăng trình dài đằng đẵng. Mỗi con người sống trên đời, hành trang đem theo là sự tích góp của việc thiện, của những thành quả mà mỗi người đã gieo trồng và hái gặt. "Nợ đời" hơn gì hết ở đây chính là sự nhân quả, triết lí nhân sinh cho con người ở trên cõi đời: "Nhân chi sơ, tánh bổn thiện". Ai trong bản chất đều mang thiện căn. Thế nhưng để giữ vững tấm lòng trong sạch ấy, âu cũng do ở suy nghĩ của con người. Ta nợ cuộc đời quá nhiều ân nghĩa. Phải sống thật tốt, sống làm sao để khi nhắm mắt xuôi tay, có thể thanh thản mỉm cười.
"Nợ đời cũng muốn trả cho xong
Canh cánh không nguôi mãi bên lòng
Một chút gọi là vay khi trước
Bấy giờ liệu trả có được không?"
(Ngọc Thạch)
-
Tình yêu không có lỗi, lỗi ở... - ĐĐ Thích Tâm Nguyên
"Người ta ví tình yêu như đóa hoa hồng. Khi yêu thì người ta hay nâng niu những cánh hoa hồng mà quên mất đi cái gai góc của nó. Nhưng đến khi ghét nhau rồi, thì người ta lại quên đi những cánh hoa hồng, mà sẽ nhìn chằm chằm vào những cái gai. Vậy nên đừng than trách sao chúng ta cứ mãi đau khổ. Hãy nhìn lại mình và suy ngẫm: chúng ta đang nâng niu những cánh hoa hồng, hay là đang nắm chặt những cái gai!" (Thích Tâm Nguyên)
Đó là những lời thuyết giảng trích từ bài "Tình yêu không có lỗi, lỗi ở..." do sư thầy Thích Tâm Nguyên thuyết pháp. Với cách nói chuyện hóm hỉnh, vui vẻ nhưng không kém phần sâu sắc, triết lí, thầy Thích Tâm Nguyên đã tạo ấn tượng với người nghe và người xem bởi những triết lí sống, quan niệm về tình yêu ở giới trẻ hiện nay một cách chân thực và vô cùng sâu sắc. Lắng nghe từng lời thuyết giảng của thầy, mọi người sẽ nhận ra được nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống, nhận ra giá trị đích thực của tình yêu, biết quan tâm đến mọi người và sống tốt hơn.Là một trong những đề tài hay về thuyết pháp, "Tình yêu không có lỗi, lỗi ở..." xứng đáng khi được xem là một trong những bài thuyết giảng hay nhất, ý nghĩa nhất bằng những giá trị nhân văn mà thầy Thích Tâm Nguyên đã truyền đạt lại.
-
Triết lí nhân quả - ĐĐ. Thích Phước Tiến
Thầy Thích Phước Tiến là một nhà sư có phong cách giảng pháp rất thu hút. Những bài giảng của thầy phần lớn xoay quanh các vấn đề trong đời sống nhưng được thầy truyền tải rất dí dỏm và xen cài triết lý nhà Phật rất tự nhiên, dễ hiểu.
Trong kiếp nhân sinh, triết lí nhân quả luôn là điều có thật. Người ta thường hay nói "Ở hiền gặp lành"; "Có đức mặc sức mà ăn" như những lời khuyên, răn dạy con người sống tốt, có đạo đức. Bằng lời giảng sinh động, giọng điệu chắc chắn, truyền cảm, mạnh mẽ, thầy Thích Phước Tiến đã đem đến cho mọi người những giây phút suy ngẫm về cuộc đời thông qua bài thuyết pháp ý nghĩa: "Triết lí nhân quả".
Sống ở đời, mỗi người cho đi những điều thiện, làm những việc tốt thì chắc chắn sẽ nhận về những thành quả ngọt ngào. Dẫu cuộc đời có phức tạp, lòng người có đa đoan đến đâu, hãy giữ cho lòng mình được trinh bạch, trong sáng, thanh cao. Sống có ý nghĩa, sống có đạo đức, làm việc tốt để không phí hoài cuộc đời.
-
Người khéo nói - ĐĐ. Thích Pháp Hòa
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Câu ca dao ấy từ muôn đời nay vẫn là những triết lí, cách sống vô cùng đúng đắn và sâu sắc. Mỗi người sống trong xã hội, cuộc đời rộng lớn, thì cách để kết nối, gắn kết lại với nhau chính là cách giao tiếp. "Người khéo nói" do sư thầy Thích Pháp Hòa thuyết giảng là một trong số những bài thuyết pháp ý nghĩa đề cập đến vấn đề cách cư xử của con người trong cuộc sống.Thầy Thích Pháp Hòa là một trong những bậc tu hành được đông đảo công chúng trong và ngoài nước ngưỡng mộ. Những bài giảng của thầy luôn gây ấn tượng nhờ vào phong cách dí dỏm, gần gũi nhưng cũng chứa đựng nhiều thông điệp sâu sắc.
Cùng là một hành vi, một lời nói, nhưng nếu mọi người khéo léo, tế nhị, nhường nhịn và tôn trọng người khác, thì chắc chắn sẽ nhận về những điều tốt đẹp tương tự. Bằng giá trị nhân văn sâu sắc được truyền tải qua bài thuyết pháp, "Người khéo nói" xứng đáng là một trong những bài thuyết giảng Phật giáo hay và ý nghĩa để mọi người có thể lắng nghe, nghiền ngẫm và thay đổi cách sống của mình sao cho tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.
-
Cuộc sống khó khăn - ĐĐ. Thích Thiện Thuận
Thêm một bài thuyết pháp đặc sắc, ý nghĩa do sư thầy Thích Thiện Thuận thuyết giảng: "Cuộc sống khó khăn". Bằng cách truyền tải thông điệp, quan niệm về cách nhìn cuộc đời qua những lời kể, những câu chuyện, sư thầy Thích Thiện Thuận đã gửi gắm đến các Phật tử, những người nghe, người xem những trăn trở, nghĩ suy về cuộc đời.
Mọi người hay than trách "Đời là bể khổ", cuộc sống này sao chật vật, khó khăn, lo toan, tính toán. Thế nhưng sau cùng, khó khăn hay thử thách âu cũng do tâm người mà ra. Nếu mọi người nhìn đời bằng con mắt lạc quan, có niềm tin, hi vọng vào bản thân, thì cuộc đời sẽ khác. Còn nếu mọi người cứ mãi u buồn, tuyệt vọng, buông bỏ thì xung quanh vẫn chỉ là những màu đen xám xịt. Chính vì vậy, hãy hướng về tương lai, nhìn cuộc đời bằng tất cả niềm tin, hi vọng và sự cố gắng của mình để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn. Mỗi người ai cũng chỉ có một cuộc đời để sống. Hãy sống cho đáng sống, đừng lãng phí nó!
-
Nỗi buồn của mẹ - ĐĐ. Thích Thiện Thuận
"Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không..."
Mẹ chịu nhiều áp lực cuộc sống từ khi sanh ra ta với những nỗi buồn chỉ biết gói vào tim để nuôi nấng con nên người. Đến lúc nhắm mắt xuôi tay mẹ mới không còn lo cho con nữa. Vậy mà tại sao trong những chọn lựa tương lai của mình, mọi người lại chọn lựa không có mẹ? Mẹ cha không đòi hỏi ở con cái vì muôn đời nước mắt vẫn chảy xuôi. Nhưng hãy nghỉ thử xem mọi người dành quá nhiều thời gian cho bạn bè, sẵn sàng nói những câu nghộ nghĩnh cho bạn cười vui, nhưng lại lạnh lùng, tiết kiệm lời nói, thời gian với mẹ.
Có đôi lúc trong cuộc đời, mọi người mải mê chạy theo những điều mới lạ, những phù phiếm xa xôi ngoài xã hội, mà quên đi sự yêu thương, quan tâm dành cho những người thân yêu, dành cho cha mẹ. "Nỗi buồn của mẹ" là bài thuyết pháp sâu sắc do thầy Thích Thiện Thuận giảng, nói về tình mẹ, sự hi sinh thầm lặng của mẹ. Mọi người dễ dàng nói lới xin lỗi với người lạ. Nhưng có bao giờ nhìn lại bản thân mà nói lời sám hối với mẹ, về những lỗi lầm mà mọi người vô tình hay cố ý đã gây ra. Tình mẹ là bao la, dạt dào biển cả. Nỗi buồn mẹ cất giấu tận đáy tim, nuốt nước mắt chịu bao sóng gió cuộc đời cho con khôn lớn. Thế nên ai còn mẹ, xin đừng làm mẹ khóc. Hãy lắng lòng mình, nghe nhịp thở của con tim và trân quí hơn những giây phút mình còn có mẹ. -
Vô thường - ĐĐ. Thích Trí Quảng
Hòa thượng Thượng Trí Hạ Quảng pháp danh Thích Trí Quảng, là Giáo sư, Tiến sĩ Phật học, sinh tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trưởng ban Hoằng Pháp Trung Ương GHPGVN, Trưởng ban Trị Sự Thành Hội PG TPHCM, Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ. Trụ trì chùa Huê Nghiêm 2. Với thông điệp truyền tải những quan niệm sống, cách nhìn cuộc sống ở đời, sư thầy Thích Trí Quang đã đem đến cho Phật tử, những người nghe bài thuyết pháp rất ý nghĩa: "Vô thường". Vô thường còn là thuật ngữ Phật giáo, ai là Phật tử đều cũng đã từng nghe. Nhưng để hiểu cặn kẽ sâu sắc, với người mới đến với đạo Phật thì cũng phải thao thức mới thấy được.
Cuộc đời vốn dĩ vô thường, sinh rồi tự diệt. Ai trong đời cũng phải trải qua quy luật của tạo hóa: sinh, lão, bệnh, tử. Thời gian của trời đất là vô hạn, nhưng của con người lại hữu hạn vô cùng. Thế nên từng giây, từng phút còn tồn tại trên cõi đời này, hãy tìm cho mình một lẽ sống, một cách nhìn về cuộc sống tích cực, nhân đạo và ý nghĩa hơn.
"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi tuyệt vời
Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi..."
(Trịnh Công Sơn)
-
Ước vọng xa xôi - ĐĐ. Thích Thiện Thuận
Bài thuyết giảng "Ước vọng xa xôi" được Thượng toạ Thích Thiện Thuận giảng như một lần tâm sự giữa Thật và các Phật tử với nhau.
Đã bao giờ trong đời mà bạn không làm được gì đó, nhìn thấy những thứ mà người khác có thể làm, nhưng ta không thể làm. Nó như ước muốn xa xôi trong cuộc đời mình. Nó như một sự chấp niệm trong lòng của bạn để bạn vươn lên, để vượt qua và sống tốt hơn.
Có những thứ rất bình thản trong cuộc sống, có những thứ rất bình thường. Tuy nhiên mọi người lại không thể làm được trong đời sống với vợ chồng, với mẹ con, nhưng điều đó là gì trong cuộc sống của mỗi người. Đó là những ý niệm, là sự kết nối và đó cũng có thể là ước muốn rất xa xôi mà ngay thời điểm hiện tại bạn không thể làm được.
Những câu chuyện của Thầy Thích Thiện Thuận giảng bài "Ước vọng xa xôi" như gợi nhớ cho mỗi người về những ước muốn, về những lời hứa về những điều ta đã mong muốn nhưng chưa làm được. Và nó cũng có thể là những nỗi ân hận của ta trong cuộc đời vì đã không làm được. Ta có thể làm nhiều thứ, ta có thể cũng đã hứa rất nhiều nhưng lại không làm được, nó như ước muốn xa xôi vì ta đã không nghĩ về nó, ta chỉ biết ích kỷ cho cá nhân, vì những niềm vui của mình. Những niềm vui nhỏ nhoi trong cuộc sống khi đó lại là những ước muốn xa xôi mà ta không có cơ hội để làm.
Ai cũng có những ước mơ như vậy, nhưng đã bao nhiêu người làm được những ước mơ nhỏ nhoi bình lặng đó cho người thân của mình.