Top 7 Bài văn phân tích Huyện Trìa xử án (Ngữ văn 10) hay nhất

Thai Ha 84 0 Báo lỗi

Là một trong những hình thức nhạc kịch phổ biến và được yêu thích tại Việt Nam, Tuồng ngày càng khẳng định được sức ảnh hưởng và hơn hết là khẳng định được giá ... xem thêm...

  1. "Huyện Trìa xử án" thuộc lớp XIII trong vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" là một đoạn trích đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Thông qua văn bản, tác giả dân gian muốn tố cáo, phê phán bọn tham quan, ô lại trong xã hội phong kiến. Đoạn trích đã kể lại cảnh xử án của tên Huyện Trìa nơi công đường.


    Để làm nổi bật chủ đề của văn bản, tác giả dân gian đã tập trung khắc họa các nhân vật. Trước hết, qua lời xưng danh, người đọc có được những hình dung ban đầu về tên Huyện Trìa. Hắn là kẻ đứng đầu chốn nha môn của một huyện. Mọi người vẫn thường khen hắn "Cầm đường ngày tháng vào ra,/ Hoa nguyệt hôm mai thong thả". Thực chất, câu nói này là sự châm biếm, mỉa mai của dân làng đối với tên tri huyện.

    Mặc dù giàu tiền bạc, uống rượu bằng chén tiện làm từ sừng tê giác nhưng cuộc sống hôn nhân của hắn với mụ huyện lại không hạnh phúc, tròn đầy. Vì tính hay ghen nên mụ thường lớn tiếng với chồng. Mỗi lần đi ra ngoài, Huyện Trìa lại rúm ró, sợ sệt. Ở nhà thì lòng bực tức không yên. Thật khác hẳn với một tri huyện đạo mạo, hống hách nơi công đường!


    Không chỉ trăng hoa tên tri huyện còn là kẻ tham lam, hống hách, chuyên ức hiếp dân lành. Hắn vô cùng đề cao đồng tiền, luôn "Thẳng tay một mực ăn tiền". Không kể gái, trai, già, trẻ, tên tri huyện đều xử phạt bằng đòn roi. Là người thực thi công lí nhưng hắn lại làm việc theo cảm tính, không đề cao pháp luật "Luật không hay (thời ta) xử theo trí" khiến lòng người không phục.


    Thậm chí, hắn còn là một kẻ tráo trở, chuyên luồn cúi, nịnh hót quan trên. Chỗ nào "tốt tiền tốt bạc", dù phải tốn nhiều công sức, của cải, hắn cũng sẵn lòng đi lo.


    Bộ mặt xấu xa, đê tiện của tên quan huyện được thể hiện rõ nhất qua cảnh xử án. Hắn phân xử bừa bãi, làm việc thiếu nghiêm minh. Khi nghe Thị Hến trình bày về tình cảnh của bản thân, thói háo sắc liền trỗi dậy. Hắn động lòng thương xót, một mặt thì tỏ vẻ nghiêm nghị "Cứ mực thẳng, cung cho ngay, bày cho thiệt/ Kẻo hai đàng cua nói có, vọ nói không", mặt khác lại tạo điều kiện cho Thị Hến thoát tội. Biết được Thị Hến chấp thuận với lời đề nghị của mình, tên Huyện Trìa liền kêu Đề Hầu làm tờ khai cho Thị Hến. Cuộc xử án kết thúc bằng việc vợ chồng Trùm Sò nhận tội, "lui về bổn quán". Hắn tuyên án xằng bậy, không đúng tội trạng dù vật chứng, tang chứng rõ rành rành. Người có tội trong phút chốc vô tội, còn kẻ kêu cầu bỗng trở thành phạm nhân.


    Bên cạnh nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu cũng được khắc họa một cách sinh động, rõ nét. Hắn là tay sai, giúp sức cho Huyện Trìa thực hiện hành vi của mình. Qua lời miêu tả của Huyện Trìa, Đề Hầu hiện lên với tấm lưng dài cùng khuôn mặt đầy râu ria "Lưng cù chầy hình khéo bơ sờ,/Mồm xà cáng vinh râu ngoe ngoét.". Ngoại hình của hắn vô cùng dị hợm, ghê gớm. Chẳng thế, hắn cũng có thói xu nịnh không khác gì Huyện Trìa "Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy/ Còn giơ hàm chú Lại nói cò cưa". Trong lòng thì ghét Huyện Trìa, định bụng sẽ mách mụ huyện "Ông Huyện cũng xằng,/ Phen này ông bày mặt thú lang/ Huếch với mụ ắt râu trụi lủi" nhưng ngoài mặt lại đồng thuận với lời kết tội của lão "Lão Trùm Sò ăn nói trầm trây,/ Thị Hến oan, tình hình tỏ rõ".


    Trong cuộc xử án đầy bất công này, không thể không nhắc tới Thị Hến. Thị ta là người đàn bà góa bụa. Tính cách thì gian manh, chuyên "ăn không nói có". Rõ ràng, Thị Hến đã tiêu thụ vật phẩm ăn trộm nhưng trước mặt Huyện Trìa lại chối bay chối biến "Mua của chiên việc ấy vốn không/ Vì ai giận nên khai rằng có". Biết tên Huyện Trìa trước nay háo sắc, Thị Hến đã cố tình lấy lòng thương. Nghe hắn nói "phải năng lên hầu gần quan", Thị Hến liền cảm ơn, đồng thuận.


    Nếu như Huyện Trìa, Đề Hầu đại diện cho những kẻ thống trị, gian ác thì vợ chồng Trùm Sò lại đại diện cho những người dân "thấp cổ bé họng". Mặc dù là người bị hại nhưng vợ chồng Trùm Sò không những không đòi được của đã mất mà còn bị kết tội ức hiếp quả phụ. Cuối cùng, họ không thể làm gì khác ngoài việc chấp nhận:


    "Trời cao kêu chẳng thấu,

    Quan lớn dạy phải vâng,

    Cúi đầu tạ dưới sân,

    Xin lui về bổn quán."


    Bằng việc khắc họa nhân vật thông qua lời nói hành động, nghệ thuật châm biếm đặc sắc kết hợp với ngôn từ giản dị, mộc mạc, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ mỉa mai đối với những tên quan ô lại. Đồng thời, phê phán bọn đứng đầu bộ máy cai trị chuyên đi nhũng nhiễu, làm hại người dân.


    Qua lớp tuồng này, ta càng thêm đồng cảm với nhân dân trong xã hội phong kiến. Vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" sẽ mãi là tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc trong nền nghệ thuật dân gian Việt Nam.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Nghệ thuật tựa như một dòng sông với những điều thiện lành, khi con người ta đắm mình vào dòng sông ấy luôn có cảm giác bản thân mình được thức tỉnh. Nghệ thuật dạy ta biết yêu, biết ghét, biết trân trọng cái đẹp, biết bài trừ cái ác, biết nuôi dưỡng điều thiện, biết tránh xa điều xấu. Loại hình nghệ thuật nào cũng có sức mạnh kì diệu ấy và nghệ thuật Tuồng cũng vậy. Là một trong những hình thức nhạc kịch phổ biến và được yêu thích tại Việt Nam, Tuồng ngày càng khẳng định được sức ảnh hưởng và hơn hết là khẳng định được giá trị đối với đời sống. Thật thiếu sót khi ta bỏ lỡ vở Tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” đặc biệt là phân đoạn “Huyện Trìa xử án” đã làm nổi bật lên giọng điệu mỉa mai, châm biếm đối với những điều xấu xa.


    Tuồng là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hoà điệu nói lối, các điệu hát của tuồng và một số chất liệu nghệ thuật dân gian khác. Tuồng thịnh hành vào thế kỉ XIX, vùng Nam Trung Bộ. Được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, kịch bản tuồng tập trung thể hiện hành động, dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật. Tuỳ theo đề tài, nội dung, phạm vi lưu diễn, quy cách dàn dựng, tuồng được phân thành hai loại chính: tuồng pho và tuồng đồ. Tuồng đồ thiên về hài hước châm biếm, ngôn ngữ mộc mạc, bình dân; lối diễn tự do, ít khoa trương cách điệu, gần gũi với cuộc sống thường ngày và gần với kịch nói. Các vở tuổng đồ tiêu biểu như Trương Đồ Nhục; Trương Ngáo,…và “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” là một điển hình. Nghêu, Sò, Ốc, Hến là vở tuồng đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, đậm chất dân gian, tiêu biểu cho tuồng đồ.


    Vở Tuồng là một chuỗi những sự việc dở khóc dở cười khi Trần Ốc, một gã kẻ trộm, nhờ thầy bói là Lữ Ngao gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò – một trọc phú trong vùng. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến, một gái goá trẻ đẹp, ma mãnh. Trùm Sò báo với lí trưởng, thuê phù thuỷ dùng bùa phép tìm kẻ gian. Một tên gia định của Thị Hến, vì bất bình với cách đối xử cay nghiệt của Thị Hến, đã có lời nói hớ hênh, khiến tang vật do Ốc lấy cắp từ nhà Trùm Sò bị phát giác. Lí Hà giam giữ Thị Hến cùng tang vật. Đề Hầu xuất hiện, thấy Thị Hến xinh đẹp, có ý bênh vực thị. Sau đó, cả bọn bị giải lên huyện để quan xét xử. Thị Hến làm cho cả quan huyện lẫn Đề Hầu mê mệt nhan sắc của mình. Thị được tha bổng, Trùm Sò không lấy lại được tài sản mất cáp. Kết thúc vở tuồng là màn kịch khôi hài do Thị Hến bày ra, lần lượt đưa Thầy Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu vào tròng, lật tẩy bản chất của gã thầy tu và thầy trò hai tên chức dịch mê gái.


    Phân đoạn “Huyện Trìa xử án” sáng lên với những câu chuyện trong đời sống thường nhật của nhân dân, tinh thần phê phán những thói hư tật cấu trong xã hội phong kiến thời xưa, đặc biệt là sự bất công trong vấn đề xử án của quan lại.


    Ngay từ những câu thoại đầu tiên đã mang đến cho ta cái cảm giác ngập ngụa sự tự mãn của quan huyện “Nội hạt tiếng khen khen ta”. Một loạt những ghi danh của Huyện Trìa dài như tấu sớ để muốn tỏ ý khoe khoang tự cao tự đại. Những tưởng chỉ để “khoe khéo” bản thân Huyện Trìa đã ranh ma đến độ bật mí luôn cơ hội thắng kiện. Mục đích xử kiện của Huyện Trìa qua lời danh xưng chính xác là xử kiện chỉ vì muốn được nhiều tiền của, những ai đút lót càng nhiều càng được quan xử thắng. Khi xưa dân gian từng có câu nói bất hủ, đi vào biết bao vở hài kịch: “Tốt khoe, xấu che” đằng này có lẽ Huyện Trìa cũng đã khoe được hết những gì của bản thân kể cả những tật xấu cũng lỡ làng trưng ra:


    “Cao tài tật túc”

    “Tiên đắc hữu tiền”


    Gây ấn tượng bằng cách dùng tên các con vật để đặt tên cho các nhân vật trong tác phẩm văn học sẽ giúp mang đến những điều mới lạ, hấp dẫn cho người đọc và đậm chất văn học dân gian. Sau những lời tự mãn cha chẳng mấy tốt đẹp của quan huyện, hội đồng loã của quan cũng đã lên tiếng.


    Tác phẩm là câu chuyện trong đời sống thường nhật của nhân dân, phê phán những thói hư tật cấu trong xã hội phong kiến thời xưa, đặc biệt là sự bất công trong vấn đề xử án của quan lại. Trong đó cảm hứng chủ đạo là cuộc sống con người trong xã hội cũ. M.Gorki từng nói: “Văn học là nhân học” mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật đều mang giá trị nhận đạo sâu sắc. “Thương người như thể thương thân…”, với tấm lòng nhân ái được tổ tiên truyền dạy từ ngàn năm trước, ngoài nội dung thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình… nghệ thuật dân gian Việt Nam còn bộc lộ niềm đồng cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội phong kiến. Đoạn trích “Huyện Trìa xử án” là một vở tuồng mang tính châm biếm, mỉa mai xã hội bất công với người dân, một xã hội đầy rẫy những nhuốc nhơ ô hợp.

    Các vở tuồng đồ thường được xây dựng dựa trên một câu chuyện hay một tình huống, hành động, sự việc nào đó, thường có sẵn trong kho tàng truyện dân gian, gọi là “tích truyện”. Từ tích truyện này, các tác giả kịch bản viết thành kịch bản tuồng ở dưới dạng truyền miệng. Khi trình diễn, nghệ nhân trong các gánh tuồng có thể cải biên ít nhiều cho phù hợp với điều kiện diễn xuất, đối tượng người xem. Kết hợp với lời thoại nhịp nhàng, giàu thanh sắc như văn vần và thơ những vở Tuồng luôn đem lại cho ta nhiều cung bậc cảm xúc. Là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu và đặc sắc tuồng nói chung trong đó đoạn trích “Huyện Trìa xử án” đã thực sự đem lại cho ta những giá trị tinh thần cao cả. Giúp ta nhận thức cái tốt, cái xấu, biết cảm thông với người thiệt thòi, biết lên án kẻ xấu.


    Cất lên từ tiếng nói của những người nông dân, nghệ thuật dân gian luôn gần gũi, dễ nghe, dễ hiểu, dễ đồng cảm. Đoạn trích “Huyện Trìa xử án” thực sự đã lắng đọng cái thần cốt trong lòng khán giả, gieo vào tâm hồn con người những hạt giống tốt đẹp. Như thể một dòng sông của những điều thiện lương, tác phẩm đã cho ta được đắm mình trong những giá trị nhân đạo sâu sắc, nuôi dưỡng tâm hồn ta luôn hướng về chân - thiện - mĩ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. "Huyện Trìa xử án" thuộc lớp XIII trong vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" là một đoạn trích đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Thông qua văn bản, tác giả dân gian muốn tố cáo, phê phán bọn tham quan, ô lại trong xã hội phong kiến. Đoạn trích đã kể lại cảnh xử án của tên Huyện Trìa nơi công đường.


    Để làm nổi bật chủ đề của văn bản, tác giả dân gian đã tập trung khắc họa các nhân vật. Trước hết, qua lời xưng danh, người đọc có được những hình dung ban đầu về tên Huyện Trìa. Hắn là kẻ đứng đầu chốn nha môn của một huyện. Mọi người vẫn thường khen hắn "Cầm đường ngày tháng vào ra,/ Hoa nguyệt hôm mai thong thả". Thực chất, câu nói này là sự châm biếm, mỉa mai của dân làng đối với tên tri huyện.

    Mặc dù giàu tiền bạc, uống rượu bằng chén tiện làm từ sừng tê giác nhưng cuộc sống hôn nhân của hắn với mụ huyện lại không hạnh phúc, tròn đầy. Vì tính hay ghen nên mụ thường lớn tiếng với chồng. Mỗi lần đi ra ngoài, Huyện Trìa lại rúm ró, sợ sệt. Ở nhà thì lòng bực tức không yên. Thật khác hẳn với một tri huyện đạo mạo, hống hách nơi công đường!


    Không chỉ trăng hoa tên tri huyện còn là kẻ tham lam, hống hách, chuyên ức hiếp dân lành. Hắn vô cùng đề cao đồng tiền, luôn "Thẳng tay một mực ăn tiền". Không kể gái, trai, già, trẻ, tên tri huyện đều xử phạt bằng đòn roi. Là người thực thi công lí nhưng hắn lại làm việc theo cảm tính, không đề cao pháp luật "Luật không hay (thời ta) xử theo trí" khiến lòng người không phục.


    Thậm chí, hắn còn là một kẻ tráo trở, chuyên luồn cúi, nịnh hót quan trên. Chỗ nào "tốt tiền tốt bạc", dù phải tốn nhiều công sức, của cải, hắn cũng sẵn lòng đi lo.


    Bộ mặt xấu xa, đê tiện của tên quan huyện được thể hiện rõ nhất qua cảnh xử án. Hắn phân xử bừa bãi, làm việc thiếu nghiêm minh. Khi nghe Thị Hến trình bày về tình cảnh của bản thân, thói háo sắc liền trỗi dậy. Hắn động lòng thương xót, một mặt thì tỏ vẻ nghiêm nghị "Cứ mực thẳng, cung cho ngay, bày cho thiệt/ Kẻo hai đàng cua nói có, vọ nói không", mặt khác lại tạo điều kiện cho Thị Hến thoát tội. Biết được Thị Hến chấp thuận với lời đề nghị của mình, tên Huyện Trìa liền kêu Đề Hầu làm tờ khai cho Thị Hến. Cuộc xử án kết thúc bằng việc vợ chồng Trùm Sò nhận tội, "lui về bổn quán". Hắn tuyên án xằng bậy, không đúng tội trạng dù vật chứng, tang chứng rõ rành rành. Người có tội trong phút chốc vô tội, còn kẻ kêu cầu bỗng trở thành phạm nhân.


    Bên cạnh nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu cũng được khắc họa một cách sinh động, rõ nét. Hắn là tay sai, giúp sức cho Huyện Trìa thực hiện hành vi của mình. Qua lời miêu tả của Huyện Trìa, Đề Hầu hiện lên với tấm lưng dài cùng khuôn mặt đầy râu ria "Lưng cù chầy hình khéo bơ sờ,/Mồm xà cáng vinh râu ngoe ngoét.". Ngoại hình của hắn vô cùng dị hợm, ghê gớm. Chẳng thế, hắn cũng có thói xu nịnh không khác gì Huyện Trìa "Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy/ Còn giơ hàm chú Lại nói cò cưa". Trong lòng thì ghét Huyện Trìa, định bụng sẽ mách mụ huyện "Ông Huyện cũng xằng,/ Phen này ông bày mặt thú lang/ Huếch với mụ ắt râu trụi lủi" nhưng ngoài mặt lại đồng thuận với lời kết tội của lão "Lão Trùm Sò ăn nói trầm trây,/ Thị Hến oan, tình hình tỏ rõ".


    Trong cuộc xử án đầy bất công này, không thể không nhắc tới Thị Hến. Thị ta là người đàn bà góa bụa. Tính cách thì gian manh, chuyên "ăn không nói có". Rõ ràng, Thị Hến đã tiêu thụ vật phẩm ăn trộm nhưng trước mặt Huyện Trìa lại chối bay chối biến "Mua của chiên việc ấy vốn không/ Vì ai giận nên khai rằng có". Biết tên Huyện Trìa trước nay háo sắc, Thị Hến đã cố tình lấy lòng thương. Nghe hắn nói "phải năng lên hầu gần quan", Thị Hến liền cảm ơn, đồng thuận.


    Nếu như Huyện Trìa, Đề Hầu đại diện cho những kẻ thống trị, gian ác thì vợ chồng Trùm Sò lại đại diện cho những người dân "thấp cổ bé họng". Mặc dù là người bị hại nhưng vợ chồng Trùm Sò không những không đòi được của đã mất mà còn bị kết tội ức hiếp quả phụ. Cuối cùng, họ không thể làm gì khác ngoài việc chấp nhận:


    "Trời cao kêu chẳng thấu,

    Quan lớn dạy phải vâng,

    Cúi đầu tạ dưới sân,

    Xin lui về bổn quán."


    Bằng việc khắc họa nhân vật thông qua lời nói hành động, nghệ thuật châm biếm đặc sắc kết hợp với ngôn từ giản dị, mộc mạc, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ mỉa mai đối với những tên quan ô lại. Đồng thời, phê phán bọn đứng đầu bộ máy cai trị chuyên đi nhũng nhiễu, làm hại người dân.


    Qua lớp tuồng này, ta càng thêm đồng cảm với nhân dân trong xã hội phong kiến. Vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" sẽ mãi là tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc trong nền nghệ thuật dân gian Việt Nam.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” là một tác phẩm nổi tiếng của nghệ thuật tuồng Việt Nam. Vở tuồng đã tái hiện một cách đầy sống động bức tranh xã hội trong thời kì phong kiến. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn trích “Huyện Trìa xử án”. Thông qua nhân vật Huyện Trìa, tác giả đã thể hiện thái độ, suy nghĩ về những kẻ đứng đầu bộ máy cai trị.


    Ngay phần mở đầu trích đoạn, người đọc đã có được những hình dung tương đối cụ thể về nhân vật qua lời tự giới thiệu:


    “Tri huyện Trìa là mỗ

    Nội hạt tiếng khen khen ta:

    Cầm đường ngày tháng vào ra,

    Hoa nguyệt hôm mai thong thả.

    […] Đồ hành khiển nhiều mâm cũng đặng”.


    Có thể thấy, nhân vật giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền. Trong lời khen của dân làng đã ẩn chứa sự mỉa mai, châm biếm đối với tên Huyện Trìa. Chuyện trai gái cũng thong thả, thư thái như việc làm quan. Chứng tỏ, tên tri huyện là một con người trăng hoa, phóng túng.


    Chẳng những thế, hắn còn vô cùng tham lam, hống hách, chuyên nhận hối lộ của người dân. Luật pháp không hay thì hắn xử theo đồng tiền. Không kể già trẻ, gái trai, hắn đều nhắm mắt dùng đòn roi, gậy phạt.

    Đặc biệt, hắn còn là một kẻ xu nịnh, chuyên luồn cúi để giữ được chức quan “Chỗ nào nhắm tốt tiền tốt bạc/ Lễ phù lưu hết mấy cũng lo/ Quan ở trên dù cú, hay cò/ Đồ hành khiển nhiều mâm cũng đặng”. Huyện Trìa luôn tìm cách để đút lót bề trên. Chỉ cần có cơ hội thăng quan tiến chức thì hết bao nhiêu tiền hắn cũng sẽ lo. Kẻ làm quan tưởng chừng phải học hành, thi đậu danh bảng. Đến bây giờ, trí tuệ cũng như không.


    Nhân một ngày nhàn hạ, không vướng việc kiện tụng, Huyện Trìa mượn rượu giãi bày gia cảnh. Chi tiết rót rượu vào chén tiện bằng sừng tê giác đã cho ta thấy được sự giàu có, đủ đầy của tên tri huyện. Mặc dù khá giả nhưng gia đình hắn lại không hề hạnh phúc, ấm êm. Mỗi lần nghĩ đến chuyện nhà, Huyện Trìa đều thở dài ngao ngán, giận vợ tính hay ghen “Ngẫm chuyện nhà quá ngán,/ Giận mụ huyện hay ghen.”


    Ở ngoài công đường, hắn ngạo nghễ, hống hách bao nhiêu, về nhà, hắn lại trở nên hèn nhát, yếu đuối bấy nhiêu “Hễ đi mô cả tiếng run en,/ Ngồi lại đó tấc lòng buồn bực”. Đi ra ngoài thì hắn sợ vợ quát tháo, ngồi ở nhà thì lòng khó chịu, bực tức. Lúc này, tên tri huyện rơi vào cảnh “đi không được, ở không xong”. Như vậy, thông qua lời xưng danh, người đọc có được cái nhìn bao quát về nhân vật Huyện Trìa. Hắn không chỉ là một con người tham lam, xấu xa mà còn là kẻ nhát gan, sợ vợ.


    Tính cách, đặc điểm của tên tri huyện càng được khắc họa rõ nét thông qua cảnh xử án. Mặc dù làm quan nhưng hắn lại phân xử thiếu công bằng. Mọi phán quyết đều dựa trên cảm tính, sắc dục. Buổi phân xử chỉ vừa mới bắt đầu, tên tri huyện đã than:


    “Ngồi lâu thời mỏi,

    Nó nói kéo dài,

    Lão Đề lấy tờ khai,

    Đặng ta toan làm án.”


    Khi nghe những lời giãi bày của Thị Hến, Huyện Trìa đã động lòng thương. Ngoài mặt thì nói “Cứ mực thẳng, cung cho ngay, bày cho thiệt/ Kẻo hai đàng cua nói có, vọ nói không.” nhưng đằng sau, hắn lại cho người hỏi cung Thị Hến trước. Mục đích là bênh vực, giành phần có lợi cho thị. Hắn trơ trẽn nói trước quan đường:


    “Việc phải, không, vốn ta chưa tỏ,

    Thấy đơn cô chút chạnh lòng thương

    Phải năng lên hầu gần quan

    Ai dám nói vu oan gieo họa.”


    Tên tri huyện bày đường trốn tội cho Thị Hến bằng cách lên hầu hạ hắn thường xuyên. Có như vậy, hắn mới tạo điều kiện cho. Nghe thấy Thị Hến ưng thuận, tên Huyện Trìa đồng ý phân xử thuận lí. Cuối cùng, hắn coi quyền hạn, chức vụ của mình như một trò đùa khi đã phán quyết hết sức bất công:


    “Nguyên tang không phải đó,

    Tình trạng nghiệm là phi.

    Ỷ phú gia hống hách,

    Hiếp quả phụ thân cô,

    Cứ lấy đúng pháp công,

    Tội cả vợ lẫn chồng,

    Ta thứ liền ông, liền mụ.”


    Rõ ràng, Thị Hến mới là người có tội vì đã tiêu thụ đồ ăn cắp. Tang chứng, vật chứng rành rành, vậy mà tên tri huyện lại kết tội hai vợ chồng Trùm Sò cậy nhà giàu có, ức hiếp quả phụ. Cuối cùng, kẻ có tội lại trốn thoát, người vô tội bỗng chốc trở thành phạm nhân.


    Như vậy, Huyện Trìa đã hiện lên một cách chân thực với vẻ xấu xa, phóng đãng. Bằng việc khắc họa nhân vật thông qua lời nói, hành động, tác giả dân gian muốn thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm đối với những kẻ đứng đầu bộ máy cai trị. Đồng thời, vạch trần sự mục ruỗng, thối nát của xã hội phong kiến, bày tỏ sự đồng cảm, xót thương đối với những người dân “thấp cổ bé họng”.


    Có thể nói, nhân vật tri huyện đã góp phần vào thành công toàn bộ đoạn trích “Huyện Trìa xử án” cũng như vở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”. Hiểu về nhân vật, ta càng đồng cảm với nỗi bất hạnh của những người dân trong chế độ xưa.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Nghêu, Sò, Ốc, Hến (khuyết danh) là vở tuồng đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, đậm chất dân gian, tiêu biểu cho tuồng đồ. Tác phẩm gồm màn giáo đầu và 19 lớp, có thể tóm tắt như sau.

    Trần Ốc, một gã kẻ trộm, nhờ thầy bói là Lữ Ngao gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò – một trọc phú trong vùng. Ốc đêm của trộm được bán cho Thị Hến, một gái góa trẻ đẹp, ma mãnh. Trùm Sò báo với lí trưởng (Lý Hà), thuê phù thuỷ dùng bùa phép tìm kẻ gian.

    Thị Hến làm cho cả quận huyện (Huyện Trìa) lẫn Đề Hầu mê mệt nhan sắc của mình. Thị được tha bổng, Trùm Sò không lấy lại được tài sản mất cắp. Kết thúc vở tuồng là màn kịch khôi hài do Thị Hến bày ra, lần lượt đưa Sư Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu vào tròng, lật tẩy bản chất của gã thầy tu hổ mang và thầy trò hai tên chức dịch mê gái.

    Vở tuồng này có nhiều dị bản. Các dị bản khác nhau về tổng số lớp tuồng, về số nhân vật và vai trò hành động của các nhân vật trong tác phẩm. Chẳng hạn, bản in của Nhà hát tuồng Đào Tấn, 1967, chỉ có 15 lớp. Một số dị bản khác không có nhân vật Sư Nghêu, và trong lớp kết thúc tác phẩm ba kẻ mắc lỡm Thị Hến là Lí Hà, Đề Hầu, Huyện Trìa, có màn xuất hiện của ba bà vợ táo tợn, hung dữ,…

    Bản tóm tắt trên đây dựa vào văn bản in trong Tổng tập Văn học Việt Nam (trọn bộ 42 tập), tập 12, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, 2000.


    Huyện Trìa xử án là lớp XIII trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến. Nhan đề văn bản do người biên soạn đặt.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Loại hình nghệ thuật nào cũng có sức mạnh kì diệu ấy và nghệ thuật Tuồng cũng vậy. Là một trong những hình thức nhạc kịch phổ biến và được yêu thích tại Việt Nam, Tuồng ngày càng khẳng định được sức ảnh hưởng và hơn hết là khẳng định được giá trị đối với đời sống. Thật thiếu sót khi ta bỏ lỡ vở Tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” đặc biệt là phân đoạn “Huyện Trìa xử án” đã làm nổi bật lên giọng điệu mỉa mai, châm biếm đối với những điều xấu xa.


    Vở Tuồng là một chuỗi những sự việc dở khóc dở cười khi Trần Ốc, một gã kẻ trộm, nhờ thầy bói là Lữ Ngao gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò – một trọc phú trong vùng. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến, một gái goá trẻ đẹp, ma mãnh. Trùm Sò báo với lí trưởng, thuê phù thuỷ dùng bùa phép tìm kẻ gian.


    Một tên gia định của Thị Hến, vì bất bình với cách đối xử cay nghiệt của Thị Hến, đã có lời nói hớ hênh, khiến tang vật do Ốc lấy cắp từ nhà Trùm Sò bị phát giác. Lí Hà giam giữ Thị Hến cùng tang vật. Đề Hầu xuất hiện, thấy Thị Hến xinh đẹp, có ý bênh vực thị. Sau đó, cả bọn bị giải lên huyện để quan xét xử. Thị Hến làm cho cả quan huyện lẫn Đề Hầu mê mệt nhan sắc của mình. Thị được tha bổng, Trùm Sò không lấy lại được tài sản mất cáp.


    Kết thúc là màn kịch rất khôi hài do Thị Hến bày ra, lần lượt đưa Thầy Nghêu, Huyện Trìa, Đề Hầu vào tròng, lật tẩy bản chất của gã thầy tu và thầy trò hai tên chức dịch mê gái.


    Phân đoạn “Huyện Trìa xử án” sáng lên với những câu chuyện trong đời sống thường nhật của nhân dân, tinh thần phê phán những thói hư tật cấu trong xã hội phong kiến thời xưa, đặc biệt là sự bất công trong vấn đề xử án của quan lại.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Phân đoạn “Huyện Trìa xử án” là câu chuyện trong đời sống thường nhật của nhân dân, mang tinh thần phê phán những thói hư tật cấu trong xã hội phong kiến thời xưa, đặc biệt là sự bất công trong vấn đề xử án của quan lại.


    Câu thoại đầu tiên đã mang đến cho ta cái cảm giác ngập ngụa sự tự mãn của quan huyện “Nội hạt tiếng khen khen ta”. Một loạt những ghi danh của Huyện Trìa dài như tấu sớ để muốn tỏ ý khoe khoang tự cao tự đại. Những tưởng chỉ để “khoe khéo” bản thân Huyện Trìa đã ranh ma đến độ bật mí luôn cơ hội thắng kiện. Mục đích xử kiện của Huyện Trìa qua lời danh xưng chính xác là xử kiện chỉ vì muốn được nhiều tiền của, những ai đút lót càng nhiều càng được quan xử thắng. Khi xưa dân gian từng có câu nói bất hủ, đi vào biết bao vở hài kịch: “Tốt khoe, xấu che” đằng này có lẽ Huyện Trìa cũng đã khoe được hết những gì của bản thân kể cả những tật xấu cũng lỡ làng trưng ra:


    “Cao tài tật túc”

    “Tiên đắc hữu tiền”


    Gây ấn tượng bằng cách dùng tên các con vật để đặt tên cho các nhân vật trong tác phẩm văn học sẽ giúp mang đến những điều mới lạ, hấp dẫn cho người đọc và đậm chất văn học dân gian. Sau những lời tự mãn cha chẳng mấy tốt đẹp của quan huyện, hội đồng loã của quan cũng đã lên tiếng.


    Tác phẩm là câu chuyện trong đời sống thường nhật của nhân dân, phê phán những thói hư tật cấu trong xã hội phong kiến thời xưa, đặc biệt là sự bất công trong vấn đề xử án của quan lại. Trong đó cảm hứng chủ đạo là cuộc sống con người trong xã hội cũ. Đoạn trích “Huyện Trìa xử án” là một vở tuồng mang tính châm biếm, mỉa mai xã hội bất công với người dân, một xã hội đầy rẫy những nhuốc nhơ ô hợp.


    Các vở tuồng đồ thường được xây dựng dựa trên một câu chuyện hay một tình huống, hành động, sự việc nào đó, thường có sẵn trong kho tàng truyện dân gian, gọi là “tích truyện”. Từ tích truyện này, các tác giả kịch bản viết thành kịch bản tuồng ở dưới dạng truyền miệng. Khi trình diễn, nghệ nhân trong các gánh tuồng có thể cải biên ít nhiều cho phù hợp với điều kiện diễn xuất, đối tượng người xem. Kết hợp với lời thoại nhịp nhàng, giàu thanh sắc như văn vần và thơ những vở Tuồng luôn đem lại cho ta nhiều cung bậc cảm xúc. Là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu và đặc sắc tuồng nói chung trong đó đoạn trích “Huyện Trìa xử án” đã thực sự đem lại cho ta những giá trị tinh thần cao cả. Giúp ta nhận thức cái tốt, cái xấu, biết cảm thông với người thiệt thòi, biết lên án kẻ xấu.


    Văn bản đã cất lên từ tiếng nói của những người nông dân, với nghệ thuật dân gian luôn gần gũi, dễ nghe, dễ hiểu, dễ đồng cảm. Đoạn trích “Huyện Trìa xử án” thực sự đã lắng đọng cái thần cốt trong lòng khán giả, gieo vào tâm hồn con người những hạt giống tốt đẹp.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy