Top 6 Bài văn phân tích khổ thơ 4 bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt hay nhất

  1. Top 1 Bài tham khảo số 1
  2. Top 2 Bài tham khảo số 2
  3. Top 3 Bài tham khảo số 3
  4. Top 4 Bài tham khảo số 4
  5. Top 5 Bài tham khảo số 5
  6. Top 6 Bài tham khảo số 6

Top 6 Bài văn phân tích khổ thơ 4 bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt hay nhất

Thai Ha 698 0 Báo lỗi

Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt trong SGK văn 9 được sáng tác năm 1963 khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga xa xôi. Với giọng điệu ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài tham khảo số 1

    Nhà thơ Bằng Việt có một người bà, người mà suốt bao nhiêu tháng năm tuổi thơ đã cùng ông lớn lên, người đã thổi vào tâm hồn thân thiện, giúp ông hiểu thế nào là sự biết ơn, thán phục và là người đã tạo dựng lên cho ông có một tuổi thơ không thể nào quên trong những năm tháng chiến tranh. Chính vì vậy mà bài thơ Bếp lửa được ra đời, một bài thơ ông viết để dành riêng cho người bà kính yêu của mình.


    Du học ở một đất nước xa xôi, nó khiến cho ông nhớ lại những kỷ niệm không thể xóa mờ của một tuổi thơ đầy gian khổ, khó nhọc, khoảng thời gian mà ông được nhận tình yêu thương bao bọc của người bà của mình. Khi cô đơn người ta thường hoài niệm, nó hiện về trong ông, về người cháu trong bài thơ.


    Kỷ niệm cũ như những thước phim thời thơ ấu tràn về trong tâm tưởng của người cháu:


    "Năm giặc đốt làng cháy tàn rụi

    Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

    Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh".


    Chiến tranh. Chỉ cần nhắc đến hai chữ ấy thôi, ai trong chúng ta cũng đều liên tưởng đến tính khốc liệt, tàn ác mà nó đem đến cho dân tộc. Nó đã gây ra bao đau thương, mất mát cho bao người, bao gia đình. Hai bà cháu trong bài thơ cũng không ngoại lệ: gia đình bị chia cắt, nhà cửa bị đốt "cháy tàn cháy rụi". Những lúc như vậy, duy chỉ có tình làng xóm, tình cảm giữa những con người cùng khổ, những con người cùng thấm thía được nỗi đau thương của chiến tranh, là không bị hủy diệt. Họ đỡ đần nhau, đùm bọc nhau, cùng nhau vượt qua những ngày tháng gian lao, vất vả.


    Và trong hoàn cảnh này, hình ảnh người bà hiện lên thật đẹp với tấm lòng hy sinh cao cả. Nỗi khổ vì nhà của bị giặc tàn phá, bà âm thầm chịu đựng. Từ "lầm lũi" diễn đạt rất xúc động hình ảnh bà lặng lẽ sớm hôm, muốn chia sẻ, gánh vác cùng con cháu những lo toan vất vả, nhọc nhằn.


    Bà vẫn chịu thương chịu khó, cặm cụi làm việc chỉ vì không muốn con mình ở chiến khu phải lo lắng cho gia đình:


    "Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh

    Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

    Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”


    Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động. Nỗi khổ giặc phá làng xóm, nỗi vất vả, thiếu thốn, bà âm thầm chịu đựng. Chỉ mong sao con mình ở nơi tiền tuyến xa xôi luôn yên lòng để bảo vệ mảnh đất quê hương. Lời dặn dò giản dị ấy không chỉ giúp hiểu thêm về tấm lòng, về tình cảm thương con, thương cháu của người bà, mà còn gián tiếp đề cao những phẩm chất cao quý của bà: bình tĩnh, vững lòng, làm tròn nhiệm vụ hậu phương để yên lòng người đi công tác.


    Đức hy sinh, tần tảo; sự nhẫn nại, kiên trì trụ thật vững trong lòng bà đến cảm động! Cháu nhớ đến bà, nghĩ về bà và cảm nhận được rằng: bà đang hiện diện bên mình. Lời bà yêu thương, ấm lòng cứ như văng vẳng bên tai... Làm sao cháu có thể quên?

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Top 2

    Bài tham khảo số 2

    Chiến tranh mang đến cho con người ta sự ám ảnh mỗi khi nghĩ tới. Nó khiến cho bao nhiêu gia đình phải chịu sự chia cắt, bao nhiêu gian khổ gánh nặng lên vai người đi, người ở lại. Có ai đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh mới biết trân trọng sự bình yên. Và Bằng Việt là một nhà thơ đã có một tuổi thơ như vậy, tuổi thơ sống trong chiến tranh phải sống xa bố mẹ, chiến tranh bắt người bà yêu dấu của ông phải một mình gánh vác trọng trách chăm lo cho người cháu. Cũng nhờ đó mà với ông bao nhiêu kỷ niệm gắn với tuổi thơ bên bà đã giúp ông sáng tác thành công bài thơ Bếp lửa. Bài thơ được viết trong khoảng thời gian ông xa nhà, ở một đất nước xa xôi, nơi mà người ta dễ hoài niệm và nhớ về quá khứ.

    Ở bếp lửa, người đọc thấy được duy nhất bao trùm bài thơ đó là tình yêu thương, đùm bọc vô bờ bến của người bà dành cho đứa cháu của mình. Qua những năm tháng chiến tranh bố mẹ xa nhà, ông được sống với bà, được nhận những tình cảm trọn vẹn.


    Bao nhiêu kỷ niệm về chiến tranh, về người bà kiên cường, vững vàng hiện về trong tâm trí ông:


    “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

    ...........

    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!.”


    Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn trước song nghị lực của bà vẫn bền vững, tấm lòng của bà vẫn nhân hậu mênh mang. Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động.


    “Bố ở chiến khu bố còn việc bố

    Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”.


    Gian khổ thiếu thốn và nhớ nhung cần phải che giấu cho con người đi xa được yên lòng. Tấm lòng người bà thương con, thương cháu ân cần chu đáo biết bao. Đó cũng chính là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam ta từ muôn thuở, luôn can đảm, bản lĩnh và cứng rắn trước nỗi đau của dân tộc, hy sinh tình riêng đặt tình chung lên trên. Đó chẳng phải là biểu hiện cao nhất của tình yêu quê hương đất nước đó ư.


    Chiến tranh là một danh từ bình thường, nhưng đằng sau nó lại là một khung cảnh đầy mùi máu tanh, chiến tranh khiến biết bao con người hy sinh, gây ra đau khổ cho bao người và hai bà cháu trong bài thơ này cũng là một nạn nhân của chiến tranh. Gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi,… lúc này đây hình ảnh người bà hiện lên thật thiêng liêng thật đẹp với tấm lòng hy sinh cao cả.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Top 3

    Bài tham khảo số 3

    Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình... Bài thơ "Bếp lửa" là một trong các bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ, phong cách nghệ thuật và sự nghiệp cầm bút của ông.


    Qua bài thơ người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu bình dị, sâu sắc, cảm động và rất đỗi thiêng liêng, rất đáng trân trọng. Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Điều đó được gợi ra qua hình ảnh bếp lửa quê hương và hình ảnh người bà. Từ đó mà người cháu (chính là Bằng Việt) bộc lộ nỗi nhớ về những kỉ niệm thời ấu thơ và được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của bà.


    Trong những năm đất nước có chiến tranh, những khó khăn, ác liệt, biết bao nhiêu đau thương mất mát vẫn luôn in sâu trong tâm trí của người cháu. Và có một kỉ niệm trong hồi ức mà người cháu chẳng bao giờ quên được dù đã lớn khôn:


    Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

    Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

    Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

    Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

    "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

    Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"


    Nỗi khổ sở, đau đớn khi giặc giã kéo về làng tàn phá, thiêu hủy nhà cửa, xóm làng, bà vẫn âm thầm chịu đựng, tự gắng gượng đứng lên chống đỡ nhờ sự đùm bọc, giúp đỡ của dân làng. Bà không muốn người con ở chiến khu biết được việc ở nhà mà ảnh hưởng đến công việc trong quân ngũ. Đó phải chẳng là phẩm chất cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh. Ta đọc ở đây sự hy sinh thầm lặng, cao cả và thiêng liêng của người bà, người mẹ ở hậu phương luôn muốn gánh vác cùng con cháu, cùng đất nước để đánh đuổi giặc giã xâm lăng, đem lại bầu trời tự do cho dân tộc. Lời dặn dò của người bà vẫn được cháu "đinh ninh" nhớ mãi trong lòng, được trích nguyên văn được nhắc lại trực tiếp khi người cháu viết thư cho bố càng cho thấy phẩm chất đáng quý biết bao của người bà. Vì thế, đến đây ta mới thấy được hết tất cả công lao to lớn của người mẹ Việt Nam đối với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Có được thắng lợi ấy không chỉ là sự đóng góp trực tiếp của những người lính trên mặt trận tiền tuyến mà còn có cả sự đóng góp lớn lao của những người phụ nữ ở hậu phương.


    Sự kiên cường, vững vàng của người bà đã nuôi ông lớn, đã cho ông có một tuổi thơ thấm đậm tình thương. Qua khổ thơ càng khẳng định cho những người anh em trên mọi miền năm châu thấy được lòng kiên định, hiên ngang bất khuất của những người con đất Việt. Dù chiến tranh, dù tuổi tác cũng không làm ý chí con người bị lung lay.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Top 4

    Bài tham khảo số 4

    Từ lâu, những phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ đã khơi nguồn cảm xúc dồi dào, bất tận cho biết bao những người nghệ sĩ để sáng tác lên những bài văn hay, những bài thơ tuyệt mĩ về người bà, người mẹ. Và Bằng Việt, với bài thơ "Bếp lửa" cũng đã góp một tiếng thơ tuyệt mĩ ấy về hình ảnh người bà - một người phụ nữ nhân hậu, bao dung, giàu tình yêu thương con, thương cháu tha thiết.


    Bài thơ ra đời năm 1963, khi đó Bằng Việt đang là sinh viên ngành luật bên Liên Xô, vì thế thi phẩm là dòng hoài niệm về những kỉ niệm thời thơ ấu được sống trong sự chăm sóc, yêu thương của bà và bên bếp lửa thân yêu. Qua đó, người cháu thể hiện lòng kính yêu, sự trân trọng, biết ơn đối với bà, cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.


    Trước hết là hình ảnh "bếp lửa" - nơi khơi nguồn cảm xúc nỗi nhớ, hồi tưởng về người bà kính yêu. Ở phương xa, người cháu luôn hướng về quê nhà, nơi có gia đình, có người thân yêu, có bà và có cả những kỉ niệm ầu ơ khi còn nhỏ. Và dòng cảm xúc hồi tưởng ấy được bắt đầu từ hình ảnh "bếp lửa" yêu thương:


    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắm mưa.


    Hình ảnh bếp lửa "chờn vờn sương sớm" giàu tính chất tả thực, gợi lên hình ảnh một bếp lửa ẩn hiện bập bùng cháy trong làn sương khói của buổi sớm mai. Những đốm than hồng đỏ rực nồng đượm sự ấp ủ, được nhóm lên bởi bàn tay dịu dàng, cần mẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người bà. Đồng thời, cái bếp lửa ấy cũng chờn vờn trong tâm trí , trong nỗi nhớ ám ảnh của nhà thơ, ấp ui, trân trọng và giữ gìn. Từ đó đánh thức dòng hồi tưởng nhớ thương của người cháu về người bà - người nhóm lửa trong mỗi buổi sớm mai:Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.Cụm từ "biết mấy nắng mưa" gợi tả sự cần cù, chịu khó, vất vả, giàu đức hi sinh của người bà. "Thương" là tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, sự sẻ chia vả bao hảm cả sự kính trọng, niềm biết ơn sâu sắc, cùng nỗi nhớ khôn nguôi của người cháu dành cho bà của mình.


    Sống trong thời buổi chiến tranh loạn lạc, biết bao gia đình phải li tán, thậm chí là sinh li tử biệt. Và Bằng Việt, một đứa trẻ phải sống dưới làn bom, mũi súng của kẻ thù cũng đã phải chịu cảnh xa cha, xa mẹ từ nhỏ. Bởi cha mẹ Bằng Việt cũng tham gia cách mạng, vì thế tất cả mọi thứ ở quê nhà, Bằng Việt đều sống trong tình yêu thương, bao bọc chở che của người bà kính yêu. Cho nên với Bằng Việt, bà là nơi giữ gìn tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc giàu tình yêu thương, niềm tin tưởng, nuôi dạy Bằng Việt khôn lớn, trưởng thành suốt những năm ròng kháng chiến:


    Mẹ cùng cha công tác bận không về

    Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

    Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

    Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

    Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà...


    Bên bếp lửa, bà kể chuyện cho cháu nghe, bà bảo ban, dạy dỗ và chăm cháu học. Các động từ: "bà bảo, bà dạy, bà chăm" đã diễn tả một cách sâu sắc và thấm thía tình yêu thương bao la, chăm chút của người bà dành cho người cháu. Vì thế , bà trở thành ngọn nguồn ấm áp, vỗ về, nuôi nấng, chở che, giữ gìn tổ ấm gia đình và bà là sự kết hợp thiêng liêng cao quí của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy trong những chuyến đi xa bận công tác của bố mẹ. Cho nên, người cháu luôn ghi lòng tạc dạ đức công ơn trời bể ấy của bà: "Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc". Chỉ một mình chữ "thương" thôi cũng đã đủ gói ghém tất thảy tình yêu thương, sự kính trọng và niềm biết ơn sâu nặng mà người cháu dành cho bà của mình. Trong những năm đất nước có chiến tranh, những khó khăn, ác liệt, biết bao nhiêu đau thương mất mát vẫn luôn in sâu trong tâm trí của người cháu.


    Và có một kỉ niệm trong hồi ức mà người cháu chẳng bao giờ quên được dù đã lớn khôn:


    Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

    Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

    Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

    Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

    "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

    Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"


    Nỗi khổ sở, đau đớn khi giặc giã kéo về làng tàn phá, thiêu hủy nhà cửa, xóm làng, bà vẫn âm thầm chịu đựng, tự gắng gượng đứng lên chống đỡ nhờ sự đùm bọc, giúp đỡ của dân làng. Bà không muốn người con ở chiến khu biết được việc ở nhà mà ảnh hưởng đến công việc trong quân ngũ. Đó phải chẳng là phẩm chất cao quí của những người mẹ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh. Ta đọc ở đây sự hi sinh thầm lặng, cao cả và thiêng liêng của người bà, người mẹ ở hậu phương luôn muốn gánh vác cùng con cháu, cùng đất nước để đánh đuổi giặc giã xâm lăng, đem lại bầu trời tụ do cho dân tộc. Lời dặn dò của người bà vẫn được cháu "đinh ninh" nhớ mãi trong lòng, được trích nguyên văn được nhắc lại trực tiếp khi người cháu viết thư cho bố càng cho thấy phẩm chất đáng quí biết bao của người bà. Vì thế, đến đây ta mới thấy được hết tất cả công lao to lớn của người mẹ Việt Nam đối với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Có được thắng lợi ấy không chỉ là sự đóng góp trực tiếp của những người lính trên mặt trận tiền tuyến mà còn có cả sự đóng góp lớn lao của những người phụ nữ ở hậu phương. Cho nên, đến đây chúng ta thấy tấm lòng của người thật rộng lớn mênh mông không chỉ dành riêng cho con cho cháu mà còn cho tất cả mọi người, cho quê hương, đất nước tươi đẹp này.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Top 5

    Bài tham khảo số 5

    Khi lớn lên ai cũng nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. Có thể là kỉ niệm với người mẹ thân yêu, với người cha tôn kính, có thể là với người bà trân trọng. Với Bằng Việt, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mình là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Hiện diện cùng bà là hình ảnh bếp lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về bà và viết về bà qua bài thơ đậm chất trữ tình: Bếp lửa.


    Thuở ấy, tuổi thơ của cháu gắn gắn liền với 8 năm kháng chiến chống Pháp đầy tủi cực.


    "Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
    Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
    Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
    Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

    "Bố ở chiến khu bố còn việc bố
    Mày viết thư chớ kể này kể nọ
    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

    Có những khi “Giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi” trong khi mẹ và cha bận công tác xa, đứa cháu ngây thơ chỉ biết sống trong vòng tay cưu mang, đùm bọc của bà. “Bà bảo cháu nghe” từng câu chuyện quê hương, “bà dạy cháu làm” từng công việc trong nhà, “bà chăm cháu học” mỗi đêm trong làng vắng tiếng bom thù. Tất cả những nhỏ nhặt, tủn mủn trong cuộc sống đều đặt lên đôi vai của người bà tần tảo khiến bà phải kiên cường mạnh mẽ hơn bao giờ hết:


    “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố

    Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”


    Chiến tranh không những khiến bao gia đình phải chia xa mà nó còn tàn phá sự yên bình của bao làng quê, thôn xóm. Hai bà cháu người trẻ nhỏ, người già yếu được hàng xóm giúp đỡ dựng lại túp lều nhỏ, có chỗ che mưa, che nắng. Bao khốn khổ là thế mà bà có bao giờ chịu phó mặc, luôn vững lòng, đinh ninh. Câu nói ấy của bà đã theo tác giả suốt ngần ấy năm mà không thể nào quên được. Đó là câu nói thể hiện sự hy sinh to lớn của những bà mẹ. Hình ảnh bà bao giờ cũng ấm áp yêu thương và tình cảm hai bà cháu bao giờ cũng thắm thiết sâu nặng không dễ gì quên

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Top 6

    Bài tham khảo số 6

    Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 1960 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt, cảm xúc tinh tế, có giọng điệu tâm tĩnh trầm lắng, giàu suy tư, triết luận. Bài thơ “Bếp lửa” là bài thơ xuất sắc của ông, được sáng tác năm 1963, khi là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki-ép. Qua hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.


    Có người nói người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người Thật vậy. Dù đi đâu, ở đâu, ai cũng nhớ về quê hương, nhớ về những kỉ niệm đã từng làm ấm lòng người, là điểm tựa tinh thần để vươn lên nghịch cảnh.


    Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng của người cháu về người bà và bếp lửa quê hương. Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với bao vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu; từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà; cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về bà.


    Ở khổ thơ thứ 4, khung cảnh chiến tranh trở nên khủng khiếp hơn, khi giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, để trơ trọi lại chỉ là những mảnh tro tàn. Những ký ức về bà lớn dần, lớn dần lan tỏa sang cả nỗi nhớ làng quê, nhớ đất nước:


    “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
    Hàng xóm bốn bên trở về lầm lũi
    Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
    Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
    Bố ở chiến khu bố còn việc bố
    Mày viết thư chớ kể này kể nọ
    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”


    Chiến tranh đã gây ra bao mất mát, đau thương nhưng không thể nào xóa nhòa được tình làng, nghĩa xóm. Trong những tháng ngày xa quê những ký ức về những người làng xóm đáng kính đã cùng hai bà cháu đi qua hết những năm tháng chiến tranh đang lần lượt hiện về trong tâm trí của cháu. Lời dặn dò “Mày viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” cho thấy hình ảnh của một người phụ nữ tần tảo, giàu tình thương. Dẫu trong hoàn cảnh nào bà vẫn kiên cường để làm điểm tựa tinh thần cho người cháu, làm hậu phương vững chắc cho người con chiến đấu ngoài chiến trường....


    Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi vừa mới ra đời cho đến tận hôm nay “Bếp lửa” vẫn luôn có chỗ đứng riêng của nó. Bằng những hình ảnh chân thực cùng tất cả tình cảm chân thành Bằng Việt đã thật sự chạm đến trái tim người đọc qua từng câu, từng chữ của mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy