Top 6 Bài văn phân tích khổ thơ 4 bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Bài tham khảo số 6

Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 1960 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt, cảm xúc tinh tế, có giọng điệu tâm tĩnh trầm lắng, giàu suy tư, triết luận. Bài thơ “Bếp lửa” là bài thơ xuất sắc của ông, được sáng tác năm 1963, khi là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki-ép. Qua hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.


Có người nói người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người Thật vậy. Dù đi đâu, ở đâu, ai cũng nhớ về quê hương, nhớ về những kỉ niệm đã từng làm ấm lòng người, là điểm tựa tinh thần để vươn lên nghịch cảnh.


Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng của người cháu về người bà và bếp lửa quê hương. Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với bao vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu; từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà; cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về bà.


Ở khổ thơ thứ 4, khung cảnh chiến tranh trở nên khủng khiếp hơn, khi giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, để trơ trọi lại chỉ là những mảnh tro tàn. Những ký ức về bà lớn dần, lớn dần lan tỏa sang cả nỗi nhớ làng quê, nhớ đất nước:


“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lũi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”


Chiến tranh đã gây ra bao mất mát, đau thương nhưng không thể nào xóa nhòa được tình làng, nghĩa xóm. Trong những tháng ngày xa quê những ký ức về những người làng xóm đáng kính đã cùng hai bà cháu đi qua hết những năm tháng chiến tranh đang lần lượt hiện về trong tâm trí của cháu. Lời dặn dò “Mày viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” cho thấy hình ảnh của một người phụ nữ tần tảo, giàu tình thương. Dẫu trong hoàn cảnh nào bà vẫn kiên cường để làm điểm tựa tinh thần cho người cháu, làm hậu phương vững chắc cho người con chiến đấu ngoài chiến trường....


Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi vừa mới ra đời cho đến tận hôm nay “Bếp lửa” vẫn luôn có chỗ đứng riêng của nó. Bằng những hình ảnh chân thực cùng tất cả tình cảm chân thành Bằng Việt đã thật sự chạm đến trái tim người đọc qua từng câu, từng chữ của mình.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 6 Bài văn phân tích khổ thơ 4 bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy