Top 10 bệnh thường gặp nhất do nghiện rượu

Nobi Ta 294 0 Báo lỗi

Nghiện rượu là tình trạng một người đã từng uống rượu thường xuyên, liên tục trong một khoảng thời gian dài. Nếu thiếu rượu, người nghiện sẽ xuất hiện các ... xem thêm...

  1. Top 1

    Loạn thần do rượu

    Loạn thần do rượu hay do ngộ độc rượu mạn tính gây ra. Rối loạn loạn thần gồm các ảo giác kéo dài, chủ yếu là ảo thị, ảo thanh, không có mê sảng, thường xuất hiện trong vòng 2 ngày khi những người lệ thuộc rượu ngưng uống rượu. Loạn thần rượu có thể kéo dài mãn tính và bệnh cảnh lâm sàng gần giống tâm thần phân liệt. Đây là trạng thái hiếm gặp, tỷ lệ mắc của nam/nữ là 4/1, thường gặp ở những người có tiền sử uống rượu trên 10 năm.


    Rượu có khả năng ức chế hệ thần kinh, gây dung nạp chéo. Với nồng độ rượu 0,05% trong máu, quá trình suy nghĩ và phán đoán sẽ trở nên lỏng lẻo hoặc ngưng trệ. Ở nồng độ rượu 0,1% trong máu, các cử động tự ý trở nên vụng về. Ngộ độc rượu khi nồng độ rượu trong máu ở mức 0,1 - 0,15%. Ở nồng độ 0,2%, chức năng toàn bộ vùng vận động của não bị ức chế. Ở mức 0,3%, người bệnh bị lú lẫn và hôn mê. Từ 0,4 – 0,5%, bệnh nhân rơi vào hôn mê. Rượu có thể gây rối loạn tâm thần. Rối loạn tâm thần do sử dụng rượu có thể do ngộ độc rượu cấp tính hoặc do ngộ độc rượu mạn tính (nghiện rượu).

    Bệnh loạn thần do rượu
    Bệnh loạn thần do rượu
    Rượu có thể gây rối loạn tâm thần
    Rượu có thể gây rối loạn tâm thần

  2. Top 2

    Bệnh não Wernicke

    Bệnh não Wernicke là một rối loạn thoái hóa thần kinh, là kết quả của sự thiếu hụt vitamin B-1 hay còn được gọi là thiamine. Một nguyên nhân phổ biến của Hội chứng Wernicke-Korsakoff là do nghiện rượu nặng thường xuyên trong thời gian dài, nhưng phẫu thuật dạ dày, các vấn đề nghiêm trọng về đường ruột, ung thư và suy dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến sự phát triển của Hội chứng Wernicke-Korsakoff.

    Một số người tin rằng Wernicke là giai đoạn khởi phát và bệnh Korsakoff là trạng thái mãn tính, lâu dài. Bệnh não Wernicke thường dẫn đến hội chứng Korsakoff ngay cả sau khi đã điều trị. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khác nhau trong xử lý suy nghĩ và những thay đổi trong hệ thống thần kinh đặc trưng do hội chứng Wernicke-Korsakoff. Nếu không điều trị sớm, hội chứng Wernicke-Korsakoff có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn và tử vong.


    Các dấu hiệu chính của bệnh não Wernicke là: Vấn đề cân bằng và di chuyển. Bước đi của người bệnh có thể trở nên chậm chạp và đi không vững, với những bước đi ngắn. Người bệnh có thể cần giúp đỡ đứng và đi lại, tay và chân cảm thấy yếu; Lú lẫn, nhầm lẫn. Người bệnh có thể không nhớ bất cứ điều gì và mất hứng thú với những gì xảy ra xung quanh; Những vấn đề về mắt như có thể có tầm nhìn đôi, rung giật nhãn cầu, liệt dây VI dẫn đến liệt nhìn phối hợp. Đồng tử thường có phản ứng chậm với ánh sáng.

    Bệnh não Wernicke
    Bệnh não Wernicke
    Bệnh não Wernicke do nghiện rượu
    Bệnh não Wernicke do nghiện rượu
  3. Top 3

    Hội chứng Korsakoff

    Hội chứng Korsakoff là một chứng bệnh với các biểu hiện rối loạn tâm thần phối hợp với tổn thương đặc biệt về trí nhớ và các dấu hiệu thần kinh mà chủ yếu là viêm đa rễ thần kinh cảm giác vận động kèm teo cơ. Nguyên nhân chính là do tổn thương ở củ núm vú 2 bên và vòng Paper ( vòng nối hải mã - núm vú - đồi thị). Hội chứng Korsakoff thường gặp ở người nghiện rượu mạn tính có thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng.

    Khởi bệnh thường đột ngột nhân dịp mắc 1 bệnh nhiễm trùng hay 1 tình trạng ngộ độc rượu cấp tính hay sau khi ra khỏi tình trạng sảng run do rượu và đôi khi là một biến chứng của điều trị giải độc rượu. Bộ nhớ tức thời bị ảnh hưởng nặng; sự mất trí nhớ ngược và quên về sau xảy ra ở các mức độ khác nhau. Bệnh nhân có khuynh hướng thu hút sự chú ý của các sự kiện từ xa, điều này dường như ít bị ảnh hưởng hơn so với các sự kiện gần đây. Sự mất phương hướng theo thời gian là phổ biến. Thay đổi cảm xúc là phổ biến; chúng bao gồm thờ ơ, nhạt nhẽo, hoặc khoan khoái nhẹ nhàng với phản ứng ít hoặc không vợi sự việc, thậm chí những điều đáng sợ. Tính tự phát và sáng kiến có thể bị giảm xuống.

    Hội chứng Korsakoff
    Hội chứng Korsakoff
    Hội chứng Korsakoff thường gặp ở người nghiện rượu mạn tính có thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng.
    Hội chứng Korsakoff thường gặp ở người nghiện rượu mạn tính có thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng.
  4. Top 4

    Thiếu hụt vitamin

    Rượu, bia là chất lợi tiểu. Nếu uống nhiều rượu, bia sẽ khiến cơ thể bị mất nước và các chất dinh dưỡng, vi khoáng thông qua bài tiết. Những người có thói quen uống rượu trong thời gian dài thường bị rối loạn nặng trong ăn uống, dẫn đến thiếu hụt vitamin. Bên cạnh đó, rượu cũng gây ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng ở đường tiêu hóa.


    Các loại vitamin dễ bị thiếu hụt ở người nghiện rượu là:

    • Thiếu hụt vitamin B1: Trung bình cứ 2 người nghiện rượu thì có 1 người bị thiếu hụt vitamin B1. Những triệu chứng đầu tiên xuất hiện khi cơ thể thiếu vitamin B1 là triệu chứng về thần kinh bao gồm viêm đa dây thần kinh cảm giác và vận động. Nếu thiếu hụt vitamin B1 lâu dài, bệnh nhân có thể có biểu hiện suy tim. Ngoài ra, thiếu hụt vitamin B1 cũng có thể dẫn đến các bệnh như Gayet - Wernicke về não, bệnh loạn thần Korsakoff với những triệu chứng như nhìn đôi, sụp mi mắt, giảm trí nhớ, ảo giác, yếu cơ, hạ huyết áp, mạch nhanh, nhiệt độ cơ thể thấp
    • Thiếu vitamin B2, B3: Biểu hiện là các trạng thái lo lắng, e ngại, mệt mỏi.
    • Thiếu hụt vitamin B9 (acid folic): Xảy ra khi uống nhiều rượu, có triệu chứng là thiếu máu hồng cầu to
    • Thiếu hụt vitamin B6 (pyridoxin): Có biểu hiện viêm da tiết bã nhờn, có thể liên quan tới các rối loạn thần kinh - tâm thần ở những người nghiện rượu
    • Thiếu hụt vitamin PP (nicotinamid): Thường xuất hiện sau các thiếu hụt vitamin kể trên, thể hiện ở nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau như ban đỏ ngoài da, viêm dạ dày, viêm lưỡi, loạn thần
    • Thiếu hụt vitamin B12: Có thể xuất hiện nhưng khá hiếm vì thông thường cơ thể có dự trữ loại vitamin này với lượng đủ dùng trong nhiều năm và các khẩu phần bình thường có vitamin B12, đủ cho nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiện rượu lâu năm hoặc mắc một số bệnh lý khác, người nghiện rượu có thể bị thiếu hụt vitamin B12.


    Thiếu hụt vitamin do nghiện rượu
    Thiếu hụt vitamin do nghiện rượu
    Thiếu hụt vitamin do nghiện rượu
    Thiếu hụt vitamin do nghiện rượu
  5. Top 5

    Viêm loét dạ dày

    Viêm loét dạ dày do rượu là một trong những bệnh,hậu quả của việc uống rượu nhiều và thường xuyên. Nguyên nhân là vì rượu ức chế sự tiết chất nhầy của niêm mạc dạ dày – một yếu tố bảo vệ dạ dày – đồng thời,kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị dẫn đến bệnh cảnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm ợ chua, đau thượng vị, đầy hơi, có thể tiêu chảy, nôn ra máu.


    Nếu bệnh lý lâu ngày không được điều trị thì sẽ chuyển sang xuất huyết dạ dày. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ đại tiện phân đen 2-3 lần trong ngày người mệt mỏi vã mồ hôi, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, vật vã, có khi ngất xỉu, mạch nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh nếu không cấp cứu sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh nên đi khám sớm để được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn, điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

    Bệnh viêm loét dạ dày
    Bệnh viêm loét dạ dày
    Viêm loét dạ dày do rượu
    Viêm loét dạ dày do rượu
  6. Top 6

    Bệnh tim mạch

    Tim và mạch máu tạo thành một vòng tuần hoàn hoàn chỉnh của hệ thống tim mạch. Máu được bơm từ tim đi xung quanh cơ thể, bằng cách chảy trong các động mạch, đến từng tế bào bằng mao mạch và trở về tim bằng tĩnh mạch. Vai trò của máu là cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan, bao gồm cả rượu khi được hấp thụ trực tiếp vào dòng máu chủ yếu qua dạ dày và ruột non.


    Hệ thống tim mạch không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng bởi rượu. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống nhiều rượu thường xuyên có thể gây ra các cơn nhịp tim nhanh. Biến chứng do nhịp tim nhanh gây ra sẽ thay đổi tùy theo tần suất, thời gian và mức độ nghiêm trọng của từng loại loạn nhịp. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhịp nhanh kéo dài sẽ mau chóng làm cơ tim bị suy. Đồng thời, cục máu đông hình thành khi máu ứ trong tim lúc vào cơn nhịp nhanh có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Uống rượu trong một lần duy nhất có thể gây ra tăng huyết áp tạm thời và uống rượu thường xuyên lại làm tăng huyết áp do rượu. Việc điều trị lúc này đã chỉ ra rằng giảm lượng rượu mới có thể làm huyết áp cải thiện như ban đầu.

    Bệnh tim mạch
    Bệnh tim mạch
    Hệ thống tim mạch không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng bởi rượu.
    Hệ thống tim mạch không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng bởi rượu.
  7. Top 7

    Viêm gan, xơ gan

    Viêm gan, xơ gan do rượu là một tình trạng bệnh lý viêm của gan do uống nhiều rượu, dung nạp vào cơ thể lượng lớn rượu có nồng độ cồn cao trong một thời gian dài. Nguyên nhân gây viêm gan do rượu là quá trình phân hủy rượu của cơ thể tạo ra các hóa chất cực độc. Những hóa chất này kích hoạt quá trình viêm phá hủy tế bào gan. Theo thời gian, sẹo thay thế mô gan khỏe mạnh, can thiệp vào chức năng gan. Sẹo không hồi phục này (xơ gan) là giai đoạn cuối của bệnh gan do rượu. Tuy nhiên, viêm gan do rượu có thể xảy ra ở những người uống ít hơn và có các yếu tố nguy cơ khác.

    Viêm gan do rượu ở giai đoạn nặng, bệnh có thể gây ra tăng áp lực ở tĩnh mạch cửa, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa xuất huyết, loét dạ dày hay giãn tĩnh mạch thực quản xuất huyết, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể biến chứng gây tử vong. Viêm gan do rượu là một bệnh nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng của viêm gan do rượu khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương của gan. Dấu hiệu phổ biến nhất của viêm gan do rượu là vàng da và vàng tròng trắng mắt.

    Viêm gan, xơ gan do rượu
    Viêm gan, xơ gan do rượu
    Viêm gan, xơ gan do rượu
    Viêm gan, xơ gan do rượu
  8. Top 8

    Động kinh

    Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh, kể cả những người trước giờ chưa từng bị động kinh. Đặc biệt trong bệnh cảnh sảng rượu, cơn động kinh sẽ dễ dàng bùng phát. Đặc điểm của cơn động kinh là cơn co cứng, co giật ngắn dưới 30 giây thường xuất hiện khi người nghiện ngưng hoặc giảm lượng rượu uống vào so với mọi ngày. Trong cơn co giật, người bệnh mất ý thức, sau cơn thường rơi vào trạng thái sững sờ, mê man.


    Sử dụng rượu trong thời gian dài và liên tục sẽ phá vỡ và cản trở hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh dạng ức chế như GABA, đồng thời tăng cường giải phóng chất kích thích glutamate. Hậu quả là các tế bào não đồng loạt phóng điện không kiểm soát gây nên co giật.

    Quá trình cai nghiện rượu cũng có thể gây nên co giật, bởi não bộ đã quen với sự kích thích của rượu, dừng lại đột ngột dễ khiến não bị kích thích quá mức. Người bệnh có dấu hiệu kích động, run cơ và co giật. Cơn co giật lần đầu do rượu chưa phải là bệnh nhưng nó báo hiệu não bộ đang bị ảnh hưởng và sẽ cần có những giải pháp tác động kịp thời để phòng tránh nguy cơ tái phát sau này.

    Bệnh động kinh
    Bệnh động kinh
    Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh
    Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh
  9. Top 9

    Viêm tụy cấp

    Nghiện rượu bia là một trong những thói quen không tốt làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh viêm tụy cấp tính. Đa số các bệnh nhân nhập viện điều trị viêm tụy cấp do rượu bia đều trong tình trạng tổn thương phổi, gan, thận ở mức độ nặng, trụy mạch, rối loạn đông máu... vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng viêm tụy cấp do rượu, bia xảy rất nhanh chóng và diễn biến phức tạp. Gần như 100% bệnh nhân đều có biểu hiện đau bụng, điển hình là cơn đau bụng xuất hiện đột ngột và rất dữ dội ở vùng trên rốn, cơn đau lan dần lên ngực và sang hai bên mạng sườn rồi xiên ra sau lưng.

    Theo thống kê thì có đến phần nhiều bệnh nhân mắc phải bệnh viêm tụy cấp do rượu, bia đều có biến chứng xuất huyết hoại tử, trụy tim mạch và suy thận. Cơn đau bụng khi bị viêm tụy cấp do rượu thường dữ dội nhưng chỉ kéo dài sau vài giờ, đặc biệt ở những người bệnh béo phì thì rất hay có cơn đau khởi phát tự nhiên sau khi uống rượu, ăn thịt.

    Ngoài đau bụng, người bệnh còn có dấu hiệu nôn và buồn nôn, bí trung đại tiện do bị liệt ruột cơ năng.... Các triệu chứng viêm tụy cấp do rượu này thường dễ bị nhầm sang các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nên bệnh nhân thường chủ quan, nhập viện muộn và có nguy cơ tử vong cao.

    Bệnh viêm tụy cấp
    Bệnh viêm tụy cấp
    Nghiện rượu bia là một trong những thói quen không tốt làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh viêm tụy cấp tính.
    Nghiện rượu bia là một trong những thói quen không tốt làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh viêm tụy cấp tính.
  10. Top 10

    Bệnh gút

    Lượng cồn trong rượu nhiều là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gút. Ban đầu, các chất cồn dư thừa, tích tụ lại sau nhiều lần quá chén sẽ gây ra những trục trặc cho quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. Sự tích tụ chất này trong các ổ khớp sẽ dẫn đến bệnh gút, hay còn gọi là bệnh thống phong, phá huỷ mạn tính khớp, gây nên các cơn viêm khớp thống phong cấp với các biểu hiện sưng đỏ và đau nhức. Uống liên tục rượu mạnh sẽ làm gia tăng lượng axít uric trong máu. Bệnh gút nếu để xảy ra biến chứng thì người bệnh khó tránh bị tổn thương thận, có thể gây sỏi thận.


    Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều thử nghiệm và đưa ra kết luận: Với những người uống ít hơn 1 ly rượu, bia trong khoảng thời gian 24 giờ không làm tăng đáng kể nguy cơ các cuộc tấn công bệnh gout lặp lại. Nhưng tiêu thụ nhiều hơn 1-2 ly một ngày có thể làm tăng nguy cơ tấn công các cơn đau gout lên đến 36%. Với việc uống 2 - 4 ly, nguy cơ tăng lên 50% và nó tiếp tục tăng khi bạn tăng số lượng mình tiêu thụ rượu, bia. Đối với những người sử dụng rượu mạnh thì chỉ cần uống một ngụm rượu mạnh (30ml) trong vòng 1 tháng thì bạn đã có nguy cơ mắc bệnh gout. Và nếu bạn uống từ 2 ngụm rượu mạnh (60ml) trở lên thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên 60% so với người bình thường không uống rượu.

    Bệnh gút do nghiện rượu
    Bệnh gút do nghiện rượu
    Bệnh gút do nghiện rượu
    Bệnh gút do nghiện rượu



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy