Top 12 Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thì đời sống con người ngày càng được nâng cao kéo theo đó là tuổi thọ cũng vì thế tăng lên, kèm theo đó là vấn đề ... xem thêm...chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được quan tâm đúng mức. Sau đây là thống kê những bệnh thường gặp ở người cao tuổi mời các bạn cùng theo dõi.
-
Bệnh mỡ máu xảy ra khi lượng mỡ trong máu tăng cao, khi thành phần này quá nhiều sẽ lắng đọng ở thành mạch máu làm tắc nghẽn dòng máu lên não, gây ra tình trạng tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ. Khi lượng máu lên não bị thiếu não sẽ dừng hoạt động và bị tổn thương, bán cầu não nào bị tổn thương thì phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, gây tê liệt và mất cảm giác nửa người, khó nói hoặc không nói được, hoặc hôn mê. Rất dễ dấn đến tử vong.
Ở người già, do sự suy yếu của hệ thống mạch máu, máu đến nuôi não giảm sút nên dễ bị tai biến mạch máu não, thiếu máu não. Tỉ lệ hiện mắc của bệnh này ở người già là 21,9%.
Cách phòng và điều trị bệnh:
- Người xưa có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trong dân gian từ lâu đã sử dụng các loài dược liệu như: Lá sen, Táo mèo, giảo cổ lam để phòng ngừa và điều trị mỡ máu cũng như các biến chứng tim mạch khác.
- Chúng ta nên khuyên ông bà, cha mẹ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế ăn mỡ.
- Tập thể dục thường xuyên và tăng cường sử dụng các loại thảo dược kể trên để phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc tai biến mạch máu não.
-
Ở người già, cơ quan hô hấp có sự suy giảm đáng kể vè mọi mặt. Nên người già dễ bị viêm phổi, nhất là vào những ngày trái gió trở trời. Thủ phạm gây bệnh thông thường là các loại vius mà thông thường là virus cúm. Ngoài ra còn một số loại khác như virus tụ cầu, phế cầu, liên cầu...
Bệnh viêm phổi ở người già khó điều trị và tốn nhiều chi phí hơn so với người trẻ, hơn nữa lại rất dễ tái phát làm cho sức khỏe của họ yếu dần và giảm tuổi thọ. Tỉ lệ mặc bệnh viêm phôi ở người già hiện nay là 7,8%.
Cách phòng và điều trị bệnh:
- Hạn chế đến nơi đông người.
- Giữ ấm cho cơ thể khi trời trở lạnh, tránh hít gió.
- Uống thêm một số các loại thảo dược đông y theo chỉ định của thầy thuốc.
-
Khi huyết áp trên mức 180/110mmHg, và có kèm theo nhức đầu thì có nghĩa là bạn bị tăng huyết áp rồi đấy. Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể là do tăng từ lúc còn trẻ, hoặc chế độ ăn uống chưa hợp lí. Nhưng nguyên nhân hay gặp nhất chính là do xơ vữa động mạch, dẫn đến thành động mạch bị hẹp và gây cao huyết áp.
Bệnh cao huyết áp ở người già tuyệt đối không nên xem thường vì hệ quả của nó là các biến chứng nghiệm trọng như suy tim, nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não...Tỉ lệ mắc bệnh này ở người già là 7,7%.
Cách phòng và điều trị bệnh:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày);
- Tập thể dục đều đặn, vừa sức;
- Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn;
- Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;
- Tránh nhiễm lạnh đột ngột
- Kiểm soát tốt các bệnh liên quan;
- Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày);
-
Đái tháo đường có 2 loại:
- Loại 1: Khi lượng đường trong máu lúc bình thường đạt nồng độ trên 200mg%.
- Loại 2: Lượng đường trong máu lúc đói trên 126mg%.
Đối với người già thì ta hay gặp loại 2, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường ở người già. Ta có thể kể ra một vài nguyên nhân cơ bản sau như gan suy yếu, hoặc các cơ quan giảm nhạy cảm với hormon Insulin, hormon insulin hoạt động không hiệu quả hoặc cũng có thể là do tụy bị lão hóa nên giảm tiết insulin.
Tất cả các nguyên nhân trên đều dẫn đến một kết cục là làm tăng lượng đường trong máu và gây ra bệnh đái tháo đường. tỉ lệ mắc bệnh này ở người cao tuổi là 5,3%.
Cách phòng và điều trị bệnh:
- Ăn nhiều rau xanh.
- Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Loại 1: Khi lượng đường trong máu lúc bình thường đạt nồng độ trên 200mg%.
-
Đây cũng là một căn bệnh thường gặp ở người già với tỉ lệ 2,4%. Suy tim có nhiều loại gồm: suy tim tái/phải, suy tim tâm thu/tâm trương, suy tim cấp, mãn... Nguyên nhân dẫn đến bệnh này có rất nhiều như: bệnh van tim, cơ tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim...Theo các kết quả nghiên cứu hiện nay thì thời gian sống trung bình của người cao tuổi mắc bệnh này là 4,3 đến 7,1 năm.
Cách phòng và điều trị bệnh:
- Tạo thói quen ăn uống cân bằng, bớt mỡ, bớt calo, bớt muối.
- Phòng và chữa tăng huyết áp.
- Thường xuyên tập thể dục đúng cách...
- Tạo thói quen ăn uống cân bằng, bớt mỡ, bớt calo, bớt muối.
-
Loãng xương là một căn bệnh rất thường hay gặp ở người già do sự suy giảm cả về khối lượng lẫn chất lượng xương. Đặc điểm của bệnh lí này là làm tăng quá trình hủy xương đồng thời làm giảm quá trình tạo xương do các tế bào xương bị lão hóa. tỷ lệ mắc bệnh này ở người lớn tuổi là 1,9%.
Cách phòng và điều trị bệnh:
- Cần bổ sung canxi vào chế độ ăn từ các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, cua, ốc...
- Uống các loại thuốc cung cấp canxi...
-
Bệnh Parkinson là bệnh thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên. Bệnh do thoái hóa một số tổ chức ở não gây ra những biểu hiện như: run tay, vận động chậm chạp, kém linh hoạt, cứng đờ. Có thể kèm theo một số triệu chứng như: suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ, mùa giật, trầm cảm…Đây là bệnh đặc trưng của người cao tuổi, hiện chưa tìm được nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của bệnh.
Bệnh diễn tiến một cách từ từ theo chiều hướng ngày càng nặng dần. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động nghiêm trọng, không nói được, không cử động được mà chỉ nằm một chỗ. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm bệnh và điều trị kịp thời là điều hết sức quan trọng giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian hoạt động bình thường cho người bệnh. Bệnh Parkinson chiếm tỷ lệ 2,1 %.
Cách phòng và điều trị bệnh:
- Phương pháp điều trị bệnh Parkinson cơ bản là sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có nhiều loại thuốc khắc phục bệnh Parkinson nhưng phổ biến nhất là Levodopa. Tuy nhiên, người bệnh có khả năng mắc chứng loạn động nếu sử dụng Levodopa trong thời gian dài.
- Cho tới nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh Parkinson. Mặc dù vậy, với sự ra đời của nhiều cách thức trị liệu mới, bệnh nhân Parkinson hoàn toàn có quyền hi vọng trong tương lai gần, căn bệnh nguy hiểm này sẽ được điều trị tận gốc.
-
Hội chứng tiền đình bao gồm các triệu chứng như: chóng mặt, xây xẩm, hoa mắt, mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu, ù tai… Gồm có hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương. Người cao tuổi dễ bị hội chứng tiền đình do thiếu máu đến nuôi cơ quan tiền đình - ốc tai, thiếu máu đến não, hậu quả của các bệnh lý về tai (viêm tai giữa, chấn thương tai, viêm tai xương chũm…) từ giai đoạn trước…
Người mắc hội chứng tiền đình nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị các biến chứng như tổn thương tai ảnh hưởng đến khả năng nghe, tổn thương thần kinh (trong trường hợp bị hội chứng tiền đình trung ương), chấn thương do té ngã… Tỷ lệ mắc hội chứng tiền đình ở người cao tuổi là 2,0 %.
Cách phòng và điều trị bệnh:
- Sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya, tránh làm việc quá sức.
- Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước. Không ăn nhiều những món đồ dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
- Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít nước một ngày.
- Tạo một tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tiếp xúc với các tình huống căng thẳng tâm lý.
-
Khi bước vào tuổi già các cơ của mí mắt bắt đầu suy yếu. Vùng da xung quanh mắt cũng trở nên mỏng hơn, để lại những vết nhăn dưới mắt. Chưa kể, quá trình bài tiết nước mắt để dưỡng ẩm và cung cấp chất dinh dưỡng cho giác mạc cũng bị giảm đi đáng kể. Từ đó gây ra chứng khô mắt, lão hóa điểm vàng hoặc đục thủy tinh thể.
Khi những bệnh này ghé thăm sẽ khiến mắt dễ bị suy giảm thị lực khiến tầm nhìn bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, bạn phải đối mặt với chứng bệnh tăng nhãn áp hoặc đột ngột bị mất thị lực.
Cách phòng và điều trị bệnh:
- Nên khám mắt thường xuyên để phát hiện sức khỏe thị giác.
- Luôn bảo vệ mắt bằng cách vệ sinh mắt, cung cấp dinh dưỡng cho mắt, sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa purin do sự lắng đọng axit uric ở khớp, gây viêm khớp, bạn sẽ phải chịu trận với tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau, phù nề ở khớp ngón chân cái, khớp ngón tay, cổ tay… Những triệu chứng này thường khởi phát đột ngột về đêm hoặc sau khi uống nhiều bia rượu.
Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh sẽ tái phát nặng nề và có thể gây tổn thương xương khớp, hủy hoại đầu xương, dẫn đến tàn phế.
Cách phòng và điều trị bệnh:
- Thay đổi lối sống giúp hỗ trợ điều trị: giảm béo, tránh ăn nhiều đạm động vật, không uống rượu bia, uống nhiều nước, thể dục thể thao...
- Uống thuốc kháng viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
-
Bước vào tuổi trung niên trở đi, khung xương thường không còn được mềm dẻo, các khớp cứng hơn và bắt đầu bị lão hóa. Bạn sẽ cảm thấy thường xuyên cảm bị đau lưng, mỏi gối, đau mỗi khi làm việc nặng nhọc hay khiêng nặng.
Khi mắc những dấu hiệu kể trên, có thể bạn đã bị chứng đau xương khớp, cụp xương sống hoặc thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm gây khó chịu, đau nhức khủng khiếp.
Cách phòng và điều trị bệnh:
- Khi bị đau nhức khớp, người bệnh nên tới các trung tâm y tế xác định nguyên nhân gây tổn thương khớp để có chỉ định điều trị sớm.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng axit béo omega-3, các loại rau lá xanh, trái cây nhiều vitamin C.
- Hàng ngày vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp.
-
Cholesterol, triglycerid, rối loạn về chức năng gan: SGOT, SGPT; đái tháo đường (bệnh tiểu đường) cũng là một số biểu hiện dễ gặp ở người cao tuổi do suy giảm chức năng sinh lý; đi kèm các rối loạn một số chỉ số này thường gặp ở người cao tuổi có tăng huyết áp, viêm gan, nghiện rượu…Bệnh đái tháo đường không chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn gặp ở người tuổi trẻ nhưng với người cao tuổi thường ít được phát hiện mà khi đã phát hiện bệnh thì thường muộn, đôi khi đã có biến chứng.
Ngoài ra, người ta còn thấy người cao tuổi thường thiếu một lượng nước cần thiết do thói quen uống ít nước hoặc ăn nhiều chất đạm như cá, trứng, thịt gà, thịt lợn, thịt bò… làm xuất hiện một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc làm da khô, nứt nẻ khó chịu…
Cách phòng và điều trị bệnh:
- Kiểm soát cân nặng cơ thể và duy trì ở mức hợp lý.
- Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa, các loại thịt màu đỏ như: thịt lợn, thịt bò, thịt bê...
- Nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo có lợi.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ và chất khoáng cho cơ thể.
- Kiểm soát cân nặng cơ thể và duy trì ở mức hợp lý.