Top 18 Căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ em mà các bà mẹ cần lưu ý

An Nhiên 990 0 Báo lỗi

Ở trẻ em, do kháng thể yếu hơn so với người lớn nên rất dễ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Đồng thời, có một số bệnh về tâm thần kinh, bệnh bẩm sinh ... xem thêm...

  1. Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh gặp nhiều ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vùng dịch nhỏ vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và ở miệng. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như thủy đậu, phỏng dạ, chốc, dị ứng… dẫn đến điều trị sai phương pháp và làm bệnh càng lan tràn. Bệnh do một số chủng virus đường ruột gây ra.


    Trong những năm gần đây, ở khu vực Đông Nam Á xuất hiện những vụ dịch bệnh tay chân miệng do Enterovirus typ 71 gây nên. Khác với các chủng Coxsackie cổ điển, chủng Enterovirus typ 71 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. Virus này có tính chất lây lan rất mạnh và truyền trực tiếp từ người sang người. Người lành bị nhiễm virus do hít hay nuốt phải các giọt nhỏ chất tiết đường tiêu hoá, hô hấp được phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi. Virus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước hoặc tiếp xúc với phân của bệnh nhân.

    Bệnh chân tay miệng
    Bệnh chân tay miệng

  2. Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và phát triển của cơ thể. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do vấn đề ăn uống không đúng cách, giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai.


    Trẻ mắc bệnh suy dĩnh dưỡng có thể xảy ra các nguy cơ như tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, chậm phát triển thể chất và tâm thần, ảnh hưởng đến tầm vóc, giảm phát triển cả hệ cơ và xương. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường chậm chạp, lờ đờ, giao tiếp kém, kéo theo sự giảm sút trong học hỏi, tiếp thu.

    Suy dinh dưỡng ở trẻ luôn khiến các bậc cha mẹ lo lắng
    Suy dinh dưỡng ở trẻ luôn khiến các bậc cha mẹ lo lắng
  3. Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus mắc kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo ra những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, và một số loại virus khác cũng gây nên bệnh này.

    Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau khoảng vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chất nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.

    Viêm phổi là căn bệnh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi. Hàng năm trung bình tần suất mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của mỗi trẻ từ 4 - 5 lần. Tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm 1/3 trong tổng số các nguyên nhân tử vong ở trẻ em.

    Bệnh viêm phổi ở trẻ
    Bệnh viêm phổi ở trẻ
  4. Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng ở ruột do một số vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên. Bệnh sẽ khiến trẻ bị đại tiện liên tục kèm dịch nhầy và máu trong phân. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và sẽ gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.


    Có ba đặc điểm lâm sàng của bệnh lỵ là đau quặn, mót rặn, đi ngoài phân có máu hoặc nhầy mũi. Bênh lý phổ biến ở trẻ em là lỵ trực trùng. Biểu hiện lâm sàng là trẻ sốt, nhiệt độ giao động từ 37,5 độ C - 39 độ C. Hội chứng của bệnh lỵ đó là đau bụng liên tục và dội lên từng cơn kèm theo bệnh nhi mót đi ngoài, mót rặn và đi ngoài phân có lẫn nhầy máu hoặc lờ lờ máu cá, mỗi ngày có thể đi từ 10 - 30 lần.

    Bệnh lỵ rất nguy hiểm với trẻ
    Bệnh lỵ rất nguy hiểm với trẻ
  5. Thương hàn là chứng bệnh đường tiêu hóa do nhiễm phải loại vi trùng mang tên Salmonella enterica serovar Typhi. Bệnh này rất dễ lây lan khi vi trùng trong phân người bị bệnh nhiễm vào thức ăn hay thức uống và truyền sang người khác. Hàng năm trên thé giới có khoảng khoảng 16 - 33 triệu người mắc bệnh thương hàn, 5 - 6 trăm nghìn người chết. Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt thương hàn vào loại bệnh truyền nhiễm công cộng nghiêm trọng.


    Bệnh lây lan nhiều nhất ở lớp trẻ em 5 - 16 tuổi. Đặc trưng của bệnh là sốt liên tục, sốt cao lên đến 40°C, vã nhiều mồ hôi, viêm dạ dày ruột và tiêu chảy không có máu. Ít gặp hơn là hiện tượng ban dát, chấm màu hoa hồng có thể xuất hiện. Thương hàn không ra gây tử vong ở hầu hết các ca bệnh. Nhiều loại kháng sinh được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh thương hàn ở các nước phát triển. Nếu điều trị kịp thời với kháng sinh, tỷ lệ tử vong giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 1%. Nếu không được điều trị, thương hàn sẽ tồn tại trong ba tuần đến một tháng. Tử vong có thể xảy ra khoảng 10% - 30 % trong những trường hợp không được điều trị.

    Bệnh thương hàn cần được theo dõi và điều trị dứt điểm
    Bệnh thương hàn cần được theo dõi và điều trị dứt điểm
  6. Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do loại vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là màng giả xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng. Một số nòi vi khuẩn tạo ra độc tố gây lên viêm cơ tim và viêm dây thần kinh ngoại biên. Bệnh lây truyền đa phần do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng bởi các chất tiết đường hô hấp hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da có chứa vi khuẩn bạch hầu.


    Ở các vùng ôn đới, bệnh bạch hầu thường xảy ra qua đường hô hấp, đỉnh điểm vào các tháng mùa đông. Bệnh bạch hầu là bệnh của trẻ em, chiếm 80% xuất hiện ở những trẻ dưới 15 tuổi không được chủng ngừa. Tỷ lệ này cao nhất ở những nơi tập trung dân nghèo.

    Bệnh bạch hầu thường xảy ra qua đường hô hấp
    Bệnh bạch hầu thường xảy ra qua đường hô hấp
  7. Tự kỷ liên quan đến sự phát triển bất thường của não bộ và hành vi biểu hiện trước khi đứa trẻ lên 3 tuổi và có quá trình tiến triển không suy giảm. Nó đặc trưng bởi sự suy giảm trong giao tiếp và các phản xạ xã hội, cũng như hạn chế và cư xử lặp đi lặp lại.


    Trong một thống kê gần đây của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ cho thấy, tỷ lệ trẻ bị bệnh tự kỷ đang ngày một gia tăng. Cứ 88 trẻ thì có một trẻ bị bệnh tự kỷ. Còn ở Việt Nam, mấy năm gần đây bệnh tự kỷ cũng có chiều hướng gia tăng.


    Theo thống kê của ngành giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỉ lệ cao nhất ở trường học, trẻ tự kỷ chiếm khoảng 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường. Con số này cũng chưa nói lên hết thực trạng, vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường khi đến tuổi đi học. Điều đáng lo ngại là thông tin liên quan đến căn bệnh này ở châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế, vì vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị cho trẻ.

    Bệnh tự kỷ đang ngày một gia tăng
    Bệnh tự kỷ đang ngày một gia tăng
  8. Hemophilia là hiện tượng rối loạn của hệ thống đông máu. Đông máu là một quá trình mà qua đó máu thay đổi từ dịch lỏng thành trạng thái đông đặc nhằm ngăn chặn chảy máu. Có một số loại bệnh hemophilia, tất cả các loại đều có thể gây ra chảy máu kéo dài.


    Nếu có chảy máu và có một vết cắt, máu sẽ bị chảy trong một thời gian dài hơn so với những người bình thường. Nếu vết cắt nhỏ thường không có nhiều vấn đề. Vấn đề cần quan tâm là chảy máu từ các vết thương lớn và chảy máu nội sâu vào trong khớp. Hemophilia là một căn bệnh suốt đời. Nhưng nếu điều trị thích hợp và biết cách chăm sóc bản thân hợp lý, hầu hết mọi người hemophilia có thể duy trì lối sống và hoạt động bình thường. Lúc đầu, vì tính di động hạn chế, một em bé với hemophilia thường sẽ không có nhiều vấn đề liên quan đến chảy máu. Nhưng khi em bé bắt đầu tham gia các hoạt động di chuyển xung quanh, rơi xuống và chạm vào mọi thứ, lúc đó vết bầm tím trên bề mặt da có thể xảy ra. Đối với các trẻ năng động, chảy máu vào mô mềm có thường xuyên hơn.

    Bệnh Hemophilia
    Bệnh Hemophilia
  9. Bệnh sốt bại liệt xảy ra quanh năm. Yếu tố môi trường giữ vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh giữa người với virus gây bệnh, cũng như sự xuất hiện kháng thể chống virus. Ở những vùng vệ sinh môi cảnh kém, việc tiếp xúc với virus sớm nên hầu hết trẻ dưới 15 tuổi đã có kháng thể chống virus bại liệt. Con người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt.


    Người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây lan nhiều nhất. Một số súc vật cũng có thể mang virus bại liệt nhưng không có khả năng truyền sang người. Sữa cũng là nguồn lây cần lưu ý trong mùa dịch. Ruồi nhặng, gián là động vật trung gian truyền bệnh, tác nhân vận chuyển virus từ phân người bệnh sang người lành.


    Đường lây chính của bệnh sốt bại liệt là đường tiêu hóa, truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn... Một số ít trường hợp được ghi nhận lây qua đường hô hấp. Tuổi thường mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi ít bị bệnh vì nhận được kháng thể từ mẹ truyền sang. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nam bằng với nữ, nhưng tỷ lệ trẻ nam bị liệt nhiều hơn ở nữ. Ngược lại, ở người lớn thì nữ nhiều hơn nam. Hiện nay chúng ta có thể phòng bệnh này bằng việc tiêm vacxin bại liệt.

    Tiêm vắc xin phòng bệnh bãi liệt cho trẻ
    Tiêm vắc xin phòng bệnh bãi liệt cho trẻ
  10. Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm chung của bệnh là những hành vi hiếu động quá mức, đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ giao tiếp với mọi người.


    Theo thống kê mới đây, cứ 100 trẻ thì có từ 3 - 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu với 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh là 3,01%.

    Rối loạn tăng động giảm chú ý đang dần gia tăng ở trẻ
    Rối loạn tăng động giảm chú ý đang dần gia tăng ở trẻ
  11. Viêm tai ngoài là hiện tượng nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai (khoang tai được tính từ màng nhĩ đến bên ngoài tai), do vi khuẩn, nấm gây ra. Vi khuẩn, nấm ở trong môi trường nước đi vào tai khi cho trẻ bơi lội hoặc khi có dị vật trong tai hay trẻ mắc các bệnh về da cũng là thời điểm nhạy cảm cho vi khuẩn nấm phát triển trong tai. Vi khuẩn, nấm gây ra viêm tai ngoài với các biểu hiện như đau, ngứa tai, xuất hiện mủ chảy trong tai ra, thính lực giảm. Viêm tai giữa (tai giữa gồm màng nhĩ và hốc xương tai) là viêm cấp do ứ đọng dịch trong hốc xương tai gây nhiễm trùng mà thành.


    Ở trẻ em, vòi nhĩ nối hòm tai và họng mũi ngắn nhưng khẩu kính lại lớn hơn so với người trưởng thành nên vi khuẩn gây bệnh, các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ chảy vào hòm tai gây viêm. Viêm tai giữa ở trẻ thường có biểu hiện sốt cao, kém ăn, thính giác kém, đau tai, nôn mửa.

    Bệnh viêm tai giữa ở trẻ
    Bệnh viêm tai giữa ở trẻ
  12. Viêm thanh quản llà bệnh phổ biến hay gặp vào thời điểm chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông. Nhiệt độ không khí thấp, đường hô hấp của trẻ ngắn và không có lông sưởi như ở người lớn, không khí đi vào hệ thống hô hấp không được làm ấm. Trẻ có nguy cơ bị nhiễm lạnh hệ thanh quản, vi khuẩn, virus cũng dễ dàng xâm nhập gây bệnh cho trẻ.


    Hơn nữa trẻ nhỏ hiếu động, hay la hét dẫn đến tình trạng hộp thoại, dây thanh hoạt động quá mức, dễ bị kích ứng gây viêm, nhiễm trùng. Khi các dây thanh quản bị viêm, sưng làm hình dạng các dây bị biến đổi làm biến dạng âm thanh gây các biểu hiện ho, ho khan, khàn tiếng.

    Viêm thanh quản gây ra ho, ho khan, khàn tiếng
    Viêm thanh quản gây ra ho, ho khan, khàn tiếng
  13. Đau mắt đỏ là bệnh do virus Adenovirus hoặc khi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây nhiễm trùng ở mắt. Virus, vi khuẩn đau mắt đỏ sinh sôi trong môi trường có độ ẩm không khí cao, khi thời tiết chuyển từ nắng sang mưa.


    Vì vậy, khi giao mùa hoặc thời tiết đột ngột thay đổi trẻ nhỏ rất dễ bị bệnh. Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với người bị bệnh. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đau mắt đỏ là hiện tượng đỏ mắt, mí mắt sưng nề, mọng, mắt nhiều dử.

    Đau mắt đỏ ở trẻ
    Đau mắt đỏ ở trẻ
  14. Top 14

    Sởi

    Sởi là bệnh do virus sởi gây ra, đây là một loại bệnh truyền nhiễm. Bệnh có nguy cơ lây lan nhanh, virus sởi thông qua các chất tiết của mũi, họng của người bệnh lan truyền ra không khí rồi vào đường hô hấp gây bệnh cho trẻ.


    Biểu hiện của bệnh sởi ban đầu là sốt cao, biếng ăn, có hiện tượng nổi ban. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời sởi rất dễ gây ra biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, tiêu chảy...

    Bệnh sởi ở trẻ
    Bệnh sởi ở trẻ
  15. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, do virus thủy đậu gây ra. Bệnh thủy đậu còn có cách gọi khác là bệnh trái lạ. Bệnh lây truyền nhanh qua hệ hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh. Thủy đậu là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em vì trẻ nhỏ không thể tự miễn dịch với virus này.


    Bệnhthủy đậu thường có biểu hiện sốt nhẹ, sổ mũi, ho, đau đầu, người mệt mỏi , chán ăn, cơ thể xuất hiện mẩn đỏ, mẩn ngứa. Nếu không phát hiện và điều trị thủy đậu kịp thời rất dễ gây ra các biến chứng thần kinh.


    Tiêm chủng vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu càng quan trọng. Nếu gia đình có trẻ nhỏ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định.

    Bệnh thủy đậu
    Bệnh thủy đậu
  16. Viêm họng là căn bệnh khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm hạch mủ hay viêm cầu thận cấp,... Vì vậy, cha mẹ cần cảnh giác và nên nhanh chóng đưa bé đi viện nếu trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày không khỏi kèm theo các triệu chứng cảnh báo bệnh chuyển nặng.


    Viêm họng là bệnh mà hầu hết trẻ em trên thế giới đều từng mắc phải, thường là do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Bệnh có triệu chứng nuốt đau, đau họng, sưng họng, sốt...Tuy nhiên triệu chứng đau họng xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau nên dễ nhầm lẫn. Mặc dù bệnh viêm họng có thuốc điều trị khỏi nhưng bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm tận gốc căn nguyên gây bệnh để điều trị hiệu quả

    Trẻ em hầu hết đều bị mắc bệnh viêm họng
    Trẻ em hầu hết đều bị mắc bệnh viêm họng
  17. Top 17

    Cúm

    Nhiều người khó phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm? Điều này rất đúng bởi chúng có chung triệu chứng. Cúm thường gây sốt cao, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn. Bệnh cúm đặc biệt nguy hiểm với trẻ vì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi.


    Cơ quan y tế Mỹ khuyến cáo mọi người nên tiêm vắcxin phòng cúm hàng năm, trẻ từ 6 tháng trở lên có thể chủng ngừa cúm. Việt Nam hiện nay cũng đã có vắc xin tiêm phòng cúm, các bậc cha mẹ có thể đến các trung tâm tiêm chủng để được tư vấn cụ thể hơn.

    Đã có vắc xin tiêm phòng cúm cho trẻ
    Đã có vắc xin tiêm phòng cúm cho trẻ
  18. Trước khi có vắc xin, rota virut là căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn. Hầu hết các trường hợp nhiễm rotavirus tử vong là do em bé bị mất nước. Khi nghi ngờ nhiễm rotavirus cần đưa trẻ cấp cứu tại viện.


    Loại virus này lây lan mạnh gây viêm dạ dày và ruột, trong khoảng từ cuối đông đến đầu xuân, người bệnh có những triệu chứng như tiêu chảy nặng, nôn ói, sốt, đau bụng và mất nước ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và một số người trưởng thành.

    Các triệu chứng này có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng không có loại thuốc nào có thể tiêu diệt. Thậm chí trẻ em đã được chủng ngừa vẫn có thể mắc hơn 1 lần. Hiện có hai loại vắc-xin rotavirus cho trẻ sơ sinh, các nghiên cứu cho biết kể từ khi vắc xin ra đời, số trẻ mắc tiêu chảy do rotavirus sụt giảm đáng kể.

    Trẻ bị mắc rotavirut
    Trẻ bị mắc rotavirut



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy