Top 10 Bí quyết học tập hiệu quả nhất ở Đại học

Nhật Minh 255 0 Báo lỗi

"Tại sao giờ này em vẫn ngồi ở đây? Hãy đứng lên và tạo cho mình những dự định đi. Đại học không phải là thiên đường để em dừng chân và ... xem thêm...

  1. Hiện nay hầu hết các trường đại học ở Việt Nam cho sinh viên đăng kí lịch học ở trường theo hệ thống tín chỉ. Điều đó có nghĩa là các bạn có thể tự đăng kí lịch học phù hợp cho bản thân mình. Ví dụ nếu như bạn học trên lớp buổi sáng thì buổi chiều bạn có thể ở nhà nghỉ ngơi sau đó tự ôn lại kiến thức đã học trên lớp buổi sáng và chuẩn bị cho bài mới ngày mai. Hoặc nếu như bạn học buổi chiều cũng vậy, buổi sáng bạn có thể ở nhà học lại bài và ăn uống nghỉ ngơi để có buổi học chiều tỉnh táo nhất,...
    Sắp xếp thời gian hợp lý theo thời gian biểu cụ thể trong tuần
    Sắp xếp thời gian hợp lý theo thời gian biểu cụ thể trong tuần

  2. Sinh viên hiện nay đều có cách học là gần đến lúc thi mới vùi đầu vào ôn, học thâu đêm đến lúc gần giờ thi. Nhưng thực sự cách học này không hiệu quả, áp lực, dễ bị căng thẳng và hại sức khỏe mà kết quả đạt được không cao. Vì lúc đó lượng kiến thức rất nhiều các bạn không thể nhớ và hiểu trong một khoảng thời gian ngắn như vậy được và cách học đó chỉ là "chống chế" cho qua kì thi chứ không mang lại cho bạn vốn kiến thức nào giúp bạn sau này cả.
    Không học kiểu
    Không học kiểu"cuốn chiếu" mà nên học ngay từ những ngày đi học đầu tiên
  3. Làm bài tập về nhà sau mỗi buổi, công đoạn này sẽ giúp chúng ta có thể nắm được 30 đến 50% kiến thức.
    Trên lớp lắng nghe thầy cô giảng. Thường thì ở đại học thầy cô giảng rất nhanh thậm chí nói sơ qua và chúng ta phải tự học là chính. Tuy nhiên chúng ta nên chú ý ghi chép những ý chính, những điều quan trọng mà thầy cô lưu ý. Cách học này là học hiểu giúp chúng ta nhớ bài nhanh và lâu hơn.Như thế là ta nắm được 90% kiến thức. Còn lại 10% chính là do chúng ta áp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, là kĩ năng của mỗi người.
    Thái độ học tập trên lớp cũng như ở nhà
    Thái độ học tập trên lớp cũng như ở nhà
  4. Khi học thực hành chúng ta cần nhớ một số lưu ý:Nắm kĩ những nội quy của phòng thí nghiệm, chuẩn bị kĩ phần kiến thức áp dụng trong bài thực hành cũng như quy trình vận hành các máy móc, cách sử dụng các dụng cụ thiết bị có trong nội dung thực hành, phải chú ý nghe hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn thực hành, thao tác chuẩn theo thầy cô hướng dẫn để có thể bổ sung các kĩ năng nghề nghiệp sau này. Còn khi học nhóm chúng ta nên trao đổi, tranh luận, cùng giải bài tập, đặt ra câu hỏi cùng nhau giải quyết nếu các thành viên trong nhóm biết phát huy hết năng lực của bản thân và hiểu lẫn nhau thì sẽ cùng nhau học tốt hơn và đạt kết quả tốt. Học nhóm còn giúp chúng ta hiểu nhau hơn và hoàn thiện bản thân hơn.
    Học thực hành và học nhóm
    Học thực hành và học nhóm
  5. Hầu hết các bạn sinh viên vẫn còn có tính ỷ lại, tức là dựa dẫm quá nhiều vào giảng viên. Trong khi đó, hiện nay, nguồn tài liệu phục vụ cho việc học tập đã không còn là vấn đề quá khó khăn, các bạn có thể lên thư viện hay đơn giản chỉ lên mạng tìm thông tin để cung cấp thêm vốn kiến thức cho mình. Chúng ta nên tìm những kiến thức liên quan đến môn học, từ đó mở rộng ra những kiến thức liên quan,... Điều này giúp bạn có khả năng tự học tốt hơn, tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
    Tự tìm kiếm tài liệu và học hỏi bên ngoài
    Tự tìm kiếm tài liệu và học hỏi bên ngoài
  6. Nếu chỉ học mà khiến cho chúng ta không biết gì về xung quanh thì không hề tốt một chút nào. Chúng ta nên dành thời gian quan tâm đến các vấn đề đời sống xã hội, các mặt khác nhau của cuộc sống bên ngoài kia để tích lũy cho mình những kinh nghiệm sống quý báu mà sách vở không hề mang lại cho bạn. Là sinh viên chúng ta có thể sắp xếp thời gian tham gia các hoạt động tình nguyện để cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn hay tham gia các câu lạc bộ để giúp chúng ta hoàn thiện kĩ năng mềm,... Trong thời đại đất nước đang hội nhập thì không chỉ học kiến thức ở nhà trường mà phải học thêm nhiều thứ: học ngoại ngữ, tin học.
    Không nên chỉ cắm đầu vào học ở trường
    Không nên chỉ cắm đầu vào học ở trường
  7. Hãy tìm cho mình những người bạn để mỗi khi cảm thấy lười biếng, thì chúng nó sẽ là động lực để bạn đi học. Đùa thôi! Học đại học không phải cái gì bạn cũng biết, và bạn bè sẽ là người nói cho bạn những điều bạn chưa biết. Họ sẽ kéo bạn đến sinh hoạt ở các câu lạc bộ, tham gia những sự kiện thú vị, đi đến những buổi hội thảo, kỹ năng mềm… và vô số nơi để bạn được mở mang kiến thức và thăm thú. Hay đơn giản, chúng sẽ là người lôi bạn ra khỏi phòng vì những môn học khô khan, cứng nhắc hay những đống bài tập, tiểu luận chất như núi mà bạn chưa “rờ” tới. Bạn bè sẽ là người học chung với bạn, chơi chung với bạn và phát triển cùng bạn. Hãy nhớ “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”.

    Tìm cho mình những người bạn
    Tìm cho mình những người bạn
  8. Nếu có cơ hội, bạn nên xung phong phát biểu và lên bảng làm bài tập. Mỗi lần như vậy, thầy cô sẽ đánh một dấu “+” vào tên bạn trong danh sách lớp. Mỗi dấu “+” bạn sẽ được cộng từ 0.25 đến 1 điểm vào bài thi giữa kỳ tùy vào mỗi môn học. Đó là những điểm vừa đáng quý lại còn dễ dàng lấy được. Những điểm cộng này sẽ làm giảm bớt áp lực thi cử của bạn. Và lỡ không may bạn có sai sót trong bài thi, thì nó cũng sẽ kéo điểm của bạn lên một ít. Không những vậy, mạnh dạn nêu lên ý kiến, quan điểm của mình sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn, có thể hiểu và thuộc bài ngay tại lớp.

    Hãy mạnh dạn hỏi và nêu lên quan điểm của mình
    Hãy mạnh dạn hỏi và nêu lên quan điểm của mình
  9. Bạn nên đi học đầy đủ nhất có thể, mặc dù đi học chuyên cần chỉ đóng góp 10% vào điểm số cuối kỳ của bạn. Đi học đầy đủ giúp bạn không bị lỡ mất những kiến thức quan trọng mà giảng viên giảng trên lớp và những yêu cầu mà giảng viên giao cho bạn phải hoàn thành. Tất nhiên, sinh viên là bạn còn phải dành thời gian cho các hoạt động xã hội, làm thêm, học thêm ngoại ngữ,… Tuy nhiên, hãy biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để mọi thứ được cân bằng nhé!

    Đi học đầy đủ
    Đi học đầy đủ
  10. Có phải khi đến lớp bạn thường tránh ngồi bàn đầu? Bạn cảm thấy ngại ngùng sợ bị giảng viên hỏi hay sợ bị gọi là “bon chen”? Thực chất, chúng ta thường có xu hướng ngồi giữa hoặc ngồi cuối. Tuy nhiên, đây là một sai lầm sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng. Ngồi bàn cuối bạn sẽ không thể tập trung được, vì hầu hết những người chọn ngồi bàn cuối là để làm việc riêng. Ngồi cuối có thể bạn sẽ không nghe được giảng viên nói gì và thậm chí là không thể nhìn được bảng hay slide thuyết trình. Và còn rất nhiều lợi thế mà chỉ có ngồi bàn đầu bạn mới biết.

    Ngồi bàn đầu tốt hơn bàn cuối
    Ngồi bàn đầu tốt hơn bàn cuối



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy