Top 10 Cách chữa ngọng cho con hiệu quả nhất

Ngọc Hyukie 476 0 Báo lỗi

Hầu như mọi trẻ em đều sẽ nói ngọng nhưng các ông bố, bà mẹ thường chủ quan cho rằng con họ chỉ đang bắt chước hay nhại lời người lớn mà thôi. Đừng chủ quan ... xem thêm...

  1. Top 1

    “Sàng lọc” những người tiếp xúc với trẻ

    Một trong những lý do thường gặp nhất dẫn tới tật nói ngọng của trẻ là do trẻ bắt chước những người xung quanh như bố mẹ, bạn bè, giáo viên,... Vì thế bạn nên sàng lọc đối tượng tiếp xúc với con bạn, bạn nên hạn chế, thậm chí có thể là không cho trẻ tiếp xúc với những người có phát âm không chuẩn. Nếu là trẻ học nói ngọng từ cô giáo ở lớp thì bạn nên cho con chuyển lớp, hay trẻ nói ngọng do chơi với bạn bè hàng xóm thì bạn nên hạn chế cho con chơi cùng các bạn đó.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  2. Top 2

    Thời gian tập ngắn nhưng thường xuyên

    Bố mẹ nên dành thời gian luyện tập sửa ngọng cùng trẻ, bạn nên sửa ngọng cho bé bằng những bài tập ngắn vì nếu bài tập dài trẻ sẽ nhanh chán và mất tập trung, chỉ nên cho trẻ luyện tập 2 - 3 phút nhưng tập nhiều lần trong ngày sẽ đem lại hiệu quả cao, khi luyện tập cho trẻ thì không nên nổi nóng và nản chí vì nếu như vậy bạn sẽ thất bại.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  3. Top 3

    Cho con luyện cơ miệng thường xuyên

    Bố mẹ nên tập hợp và phân loại lại những chữ cái, từ mà con đang phát âm sai để có phương hướng hướng dẫn con nói chuẩn hơn. Có thể cho con tập bài tập luyện cơ miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và nói “A, O, TR,…” làm khoảng 5 - 7 lần.
    Ngoài ra, bạn nên kết hợp giữa bài tập với các trò chơi để trẻ hứng thú hơn và không bị chán, bạn có thể cho con bạn chơi đố vui hay tìm đồ vật rồi gọi tên đồ vật,... khi rèn nói ngọng cho con thì bạn nên nói chậm lại, không cáu gắt, không tức giận, nên tạo cho trẻ một môi trường thoải mái để trẻ tiếp thu thứ bạn muốn truyền đạt tới con, sửa lỗi nói ngọng nên vừa sửa và chơi sẽ hiệu quả cao hơn.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  4. Top 4

    Giúp trẻ bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng tới phát âm

    Những thói quen xấu cũng là nguyên nhân dẫn đến nói ngọng như mút tay, ngoái mũi, cho tay vào miệng,… Vì thế, ba mẹ nên luôn chú ý nhắc nhở để trẻ có thể dần dần bỏ những thói quen này. Ví dụ nếu trẻ mút tay khi đang cùng cả nhà xem tivi thì bạn có thể cho trẻ chơi một trò chơi nào đó khiến trẻ quên đi việc mút tay hoặc bạn cũng có thể trực tiếp nhắc nhở trẻ để trẻ biết những hành động đó là không nên làm.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  5. Top 5

    Để trẻ biết mình phát âm sai

    Khi trẻ lớn một chút hay khi bạn không có đủ thời gian hay sự kiên trì để sửa lỗi ngọng cho trẻ thì bạn có thể trực tiếp cho trẻ biết trẻ đang phát âm sai để trẻ tự ý thức về việc mình đang nói ngọng và sẽ tự chú ý sửa sai cho mình. Trẻ nói ngọng sẽ không biết mình đang bị ngọng và ngọng như thế nào nên cách nhanh nhất là bạn cho con bạn biết bé đang nói ngọng, bạn có thể chọn cách ghi âm lại một đoạn trẻ nói ngọng để cho trẻ nghe, khi đó trẻ sẽ có được hình dung tốt nhất về tình trạng ngọng của mình.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  6. Top 6

    Cho trẻ tập nói trước gương

    Việc nói trước gương sẽ tạo cho trẻ sự mới lạ và thích thú, cả nhà cùng nhau đúng trước gương, tất cả cùng nhau nói, cùng nhau phát âm. Cả ba mẹ và con đều nói trước gương. Ba mẹ phát âm mẫu cho trẻ những từ và cụm từ mà trẻ thường nói sai để trẻ quan sát, khi phát âm mẫu bố mẹ nên chú ý phát âm chậm và rõ ràng nhất có thể để trẻ có thể dễ dàng quan sát và bắt trước theo. Khi trẻ bắt trước theo thì bố mẹ nên quan sát và sửa sai kịp thời thì trẻ sẽ nhớ hơn, nên động viên trẻ khi luyện tập.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  7. Top 7

    Kể chuyện, đọc thơ cùng con

    Thực tế nhiều người khi nói sẽ phát âm sai khi giao tiếp thường ngày nhưng khi hát, đọc truyện lại nói chuẩn, đúng. Trẻ em cũng giống như vậy. Do đó, ba mẹ có thể sửa ngọng cho trẻ bằng việc thường xuyên đọc truyện cho trẻ nghe, cũng có thể cho con đọc truyện hay cùng con hát những bài hát thiếu nhi mà trẻ yêu thích. Quá trình mà trẻ bắt chước kể theo những câu chuyện, hát theo những bài hát mà ba mẹ đã kể hay hát sẽ giúp trẻ dần dần phát âm chuẩn hơn.
    Các bé thường rất thích nghe kể chuyện, hát tuy nhiên việc đó không đồng nghĩa với việc bé không chán, chính vì thế bạn nên chọn những câu chuyện ngắn gọn, vui vẻ để tạo hứng thú cho trẻ.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  8. Top 8

    Khuyến khích bé giao tiếp

    Giao tiếp là nguyên nhân dẫn đến nói ngọng nhưng đồng thời cũng là cách để sửa nói ngọng tốt nhất. Bé sẽ phát âm tốt hơn khi thường xuyên được giao tiếp với mọi người xung quanh. Cha mẹ cần tạo thêm không gian giao tiếp cho bé như bạn có thể cho bé ra ngoài công viên chơi hoặc đến nơi có nhiều trẻ nhỏ để vui chơi. Tuy nhiên, cho tiếp xúc nhiều không phải là ai cũng tiếp xúc, mà nên tránh những trường hợp nói ngọng, nói giọng địa phương.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  9. Top 9

    Không nhại, chê con khi con nói ngọng

    Một sai lầm rất thường gặp ở người lớn là khi trẻ nói ngọng thì thường hay đùa với con bằng cách nhại lời con, chọc quê con thậm chí còn có người lớn chê con nói ngọng khiến trẻ cảm thấy xấu hổ. Điều này chỉ khiến trẻ khó chữa được tật nói ngọng hơn mà thôi vì trẻ sẽ lầm tưởng điều đó khiến cho bố mẹ vui nên sẽ cố nói ngọng nhiều hơn. Còn đối với trường hợp trẻ bị chê nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị tổn thương và trở nên sống khép kín, mất tự tin.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  10. Top 10

    Cho trẻ gặp chuyên gia để tư vấn

    Nếu bạn không có thời gian, không có sự kiên nhẫn, không tự tin vào khả năng của mình thì bạn có thể cho trẻ gặp các chuyên gia là các giáo viên chuyên dạy ngôn ngữ hay bác sĩ, bạn cũng có thể cho con của bạn tham gia vào một lớp học phát âm để trẻ của bạn có thể có một một trường luyện tập chuyên nghiệp nhất. Cách này cũng sẽ mang lại một hiệu quả rất tích cực.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy