Top 10 Cách phòng chống sét đánh hiệu quả nhất
Sét là hiện tượng thiên nhiên hình thành do sự tích tụ điện và phóng điện trong bầu khí quyển ở giữa các đám mây và mặt đất hoặc giữa các đám mây mang điện ... xem thêm...tích trái dấu. Sét có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, đánh vào bất kỳ đối tượng hoặc vật thể nào hội tụ đủ các yếu tố hình thành nên chúng. Các hậu quả mà sét gây ra là vô cùng nghêm trọng như gây cháy nhà cửa, khiến đổ cây hư hại tài sản hoặc nguy hiểm hơn là chết người. Mỗi năm nước ta phải hứng chịu khoảng 2 triệu cơn sét nếu không biết phòng tránh thì hậu quả chúng gây ra là cực kì trầm trọng. Chính vì thế mỗi người, mỗi nhà cần trang bị cho mình kiến thức chống sét hiệu quả. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những cách phòng chống sét hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
-
Xem dự báo thời tiết trước khi đi ra ngoài
Sét là hiện tượng thời tiết cực đoan ngẫu nhiên nên không có vị trí an toàn tuyệt đối để tránh sét. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn khuyến cáo, việc chủ động tìm nơi an toàn, đề phòng tránh sét khi gặp trời mưa giông, nhất là trong mùa mưa bão, có thể làm giảm đáng kể khả năng bị sét đánh và tránh được những tổn thương về sức khỏe. Điều đầu tiên để phòng chống bị sét đánh, tất cả người dân cần chủ động nắm rõ thông tin thời tiết.
Xem dự báo thời tiết là cách phòng chống sét hiệu quả nhất. Chú ý theo dõi thời tiết bạn sẽ lên kế hoạch học tập, làm việc một cách hợp lý nhất, tránh phải đi ra ngoài vào những ngày giông bão, trời mưa để tránh sét. Trước khi đi ra ngoài hay có dự định đi đến một nơi nào đó hãy dành một chút thời gian để xem diễn biến tình hình thời tiết, với sự phủ sóng của công nghệ hiện đại, internet ngày nay thì việc theo dõi tình hình thời tiết hàng ngày không phải là một điều quá khó khăn.
-
Tìm nơi tránh sét ngay lập tức khi cơn giông tới
Ở Việt Nam, sét thường xuất hiện trong các cơn giông mùa hè. Theo nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới, có hoạt động giông sét mạnh. Mùa giông ở Việt Nam tương đối dài, số ngày giông trung bình 100 ngày mỗi năm và số giờ giông trung bình là 250 giờ một năm. Mỗi năm, Việt Nam hứng chịu tới hai triệu cú sét. Tần suất sét lớn hơn ở vùng núi, vùng trung du phía Bắc và đồng bằng Nam Bộ. Ở vùng núi, tuy sét xuất hiện nhiều hơn nhưng lại ít gây nguy hiểm vì có nhiều cây to là những vật dẫn điện tốt. Vùng trung du và đồng bằng có ít cây xanh nên người và gia súc dễ bị sét đánh trúng.
Nếu đang di chuyển mà thấy thời tiết có biểu hiện bất thường như gió mạnh, nắng tắt, mây đen kéo ầm ầm thì bạn cần nhanh chóng di chuyển tới nơi an toàn. Các địa điểm tránh sét an an toàn nhất đó là về nhà hoặc trú mưa ở công sở vì những nơi này thường có hệ thống cột chống sét rất an toàn. Trong trường hợp khẩn cấp và không có chỗ để trú, hãy nhảy vào hố hoặc rãnh gần nhất. Trường hợp khác có thể trú trong xe buýt, ô tô vì các nhà khoa học đã khẳng định không gian trong những loại xe này là nơi ý tưởng để tránh sét và nhớ phải đóng kín cửa xe và tuyệt đối không được thò đầu ra ngoài.
-
Động tác ngồi chống sét đúng cách
Theo thống kê thì sét đánh thẳng là nguy hiểm nhất, cú 10 người bị sét đánh thẳng thì 8 người chết. Sét đánh tiếp xúc hay tạt ngang cũng rất nguy hiểm. Khi sét đánh xuống cây, thì 1 tia sét có thể giết chết ngay vài người xung quanh. Độ nguy hiểm phụ thuộc vào bản chất của vật bị sét đánh và vị trí tương đối với nạn nhân. Thương vong do điện thế bước nhẹ hơn. Trong một số trường hợp năng lượng tia sét không tiêu tán ngay tại chỗ mà truyền theo mặt đất và khi nạn nhân đứng trên đường truyền đó có thể bị liệt. Trong một số trường hợp tồi tệ nạn nhân sẽ bị vấn đề với việc đi lại sau này. Thường thị điện thế bước chỉ gây những hiệu ứng tạm thời và ít khi để lại hậu quả sau này. Trong thực tế sét lan truyền xuất hiện khi nạn nhân nói chuyện điện thoại, cầm vào các dây cáp, dây anten dẫn từ ngoài vào.
Nếu động tác ngồi chống sét không đúng cách bạn cũng có nguy cơ phải đối mặt với các rắc rối. Trường hợp thấy tóc, lông tay dựng lên thì chắc chắn bạn đã bị nhiễm điện và sét khi này bạn cần nhanh chóng thực hiện các thao tác như: không được nằm trên nền đất; chỉ để cho hai bàn chân chạm đất: ngay lập tức ngồi xuống, cúi người thấp, làm cách nào càng thu nhỏ người lại càng tốt, hai chân chụm lại và dùng hai tay để bịt tai. Sau khi sét đánh 30 phút, bạn có thể làm việc trở lại bình thường vì khi này cơn sét đã đi qua. Một điểm đáng lưu ý nữa là khi có sét đánh tuyệt đối không đứng tập trung thành nhóm.
-
Tránh xa các dụng cụ có khả năng dẫn điện
Khi trời giông sét sử dụng điện thoại cố định có dây sẽ rất nguy hiểm. Sét có thể thâm nhập vào đường điện, cáp điện thoại và lan truyền khoảng cách xa. Tốt nhất, hãy ngắt nguồn điện và rút dây cắm, dây sạc của các thiết bị điện để tránh bị sét đánh theo con đường này. Do đường ống nước có thể là nhựa nhưng cũng có địa điểm là đồng, bởi vậy, việc đi tắm ở thời điểm sấm sét đùng đùng không phải là ý kiến hay. Bởi rất có thể, bạn vô tình tự biến mình thành mồi ngon cho "thần sét".
Các vật dụng bằng kim loại như cuốc, xẻng, búa hoặc liềm có khả năng dẫn điện rất cao vì thế khi trời mưa giông bạn tuyệt đối không được sử dụng hay đứng gần chúng ở khu vực làm việc. Khi này hãy tìm tới các nơi có thể an toàn để trú mưa và tránh sét; không nên trú ở các nhà có máu tôn, khu vực có nhiều sắt thép hay ẩm ướt. Ngoài ra khi trời mưa giông phải tuyệt đối không dùng hoặc tránh xa các thiết bị di dộng, thiết bị có khả năng hấp thụ dòng điện và dẫn điện gây chết người.
-
Cắt nguồn điện khi mưa giông
Hiện tượng sét khi mưa bão sẽ không đoán trước được, tuy nhiên bạn vẫn có thể đề phòng những tai nạn, hư hỏng có thể xảy ra với các đồ điện trong nhà. Nếu bạn ở nhà, khi có mưa bão thì nên rút hết tất cả các nguồn của các thiết bị điện trong gia đình ra. Điều này sẽ tránh được tình trạng cháy, chập, nổ hay sự cố điện xảy ra cho đồ dùng. Khi tay ướt hay đi chân trần trên nền nhà ẩm, bạn tuyệt đối không chạm vào thiết bị có điện. Mưa bão cũng kéo theo sấm sét, đây là nguyên nhân hàng đầu làm hỏng các thiết bị điện trong nhà rất nhanh chóng và đôi khi tình trạng lại còn rất nghiêm trọng, không thể khắc phục.
Để đề phòng sét đánh bạn nên tiếp đất cho các thiết bị điện trong gia đình như tủ lạnh, máy giặt, tivi, máy nước nóng...Hay bạn có thể sử dụng các thiết bị thu sét để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng và còn cả tính mạng của các thành viên trong nhà. Khi trời bắt đầu đổ mưa giông bạn phải nhanh chóng thực hiện các thao tác đó là ngắt hết các phích cắm, ăng - ten ti vi và những đồ điện tử có trong nhà đang sử dụng. Nếu lưới điện bị trục trặc thì giải pháp an toàn nhất là ngắt cầu dao để đảm bảo chúng không có khả năng dẫn điện hoặc bị cháy nổ khi có sấm sét xảy ra đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của bạn.
-
Không trú mưa dưới cây, ở khu vực cao hơn xung quanh
Khi trời mưa giông, thường hay xảy ra hiện tượng sấm chớp và sét. Sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Sét có thể đánh vào bất kỳ đâu, bất kỳ đối tượng hoặc vật thể nào khi có đủ các yếu tố hình thành nên sét. Hơn thế, khi phóng điện, tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h và ảnh hưởng trong vòng 8km với nhiệt độ lên đến 27.700 độ C (nóng hơn 5 lần bề mặt của Mặt Trời), gây chết người hoặc bị thương hay hư hại tài sản... Sét thường xuất hiện trước, trong, thậm chí cả sau cơn mưa. Hàng năm trên thế giới có khoảng 250.000 người bị sét đánh và hàng chục nghìn người trong số đó thiệt mạng. Những người sống sót cũng bị tổn thương sức khỏe nghiêm trọng.
Cây xanh là nơi mà sét dễ đánh vào nhất vì thế khi trời mưa giông tuyệt đối không được đứng dưới các gốc cây. Nếu khu vực xung quanh chỉ có cây xanh cao, hãy tìm đến các cây thấp để trú. Ngoài ra tuyệt đối không được đứng ở các nơi có vị trí cao như sân thượng, các tòa tháp…vì sét thường đánh vào những nơi ở cao trước. Khi mưa giông, các đám mây ở gần mặt đất thường tích điện âm và mặt đất tich điện dương. Giữa đám mây và mặt đất có hiệu điện thế rất lớn. Những chỗ nhô cao trên mặt đất như gò hay ngọn cây là nơi có điện tích tập trung nhiều nên điện trường rất mạnh, dễ dàng có sự phóng tia lửa điện giữa dám mây và những chỗ đó gọi là sét. Vì vậy, để tránh sét, ta không cần đứng trên những gò cao hoặc trú dưới gốc cây mà nên nằm dán xuống đất.
-
Không đi bơi hoặc đứng gần nơi chứa nước như bồn tắm, ao, hồ, mương
Sét là một hiện tượng thiên nhiên, thường xuất hiện trước, trong, thậm chí cả sau cơn mưa. Nó có thể đánh vào bất kỳ đâu, bất kỳ đối tượng nào khi có sự tích tụ điện và phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Hiện đang vào mùa mưa giông, vì vậy, bất cứ ai cũng cần nắm rõ những nguyên tắc phòng tránh để có thể giảm đáng kể khả năng bị sét đánh. Bên cạnh kim loại, nước cũng là một vật liệu có khả năng dẫn điện từ sét rất tốt. Chính vì thế bạn tuyệt đối không được đứng ở các nơi ẩm ướt và cấm kị đi bơi trời mưa. Khi sét đánh xuống khả năng hấp thụ dòng điện cực lớn nếu bạn đang bơi lúc này thì nguy cơ bị đe dọa tính mạng cao gấp nhiều lần so với thông thường.
Khi sét đánh vào nhà, sét có thể di chuyển ngầm theo đường ống nước, dây điện hoặc dây điện thoại, đặc biệt là nếu sét đánh ở khu vực gần nhà. Rất khó để xác định sét có thể đi được bao xa và có thể gây nguy hiểm. Có những trường hợp ghi nhận sét đã đi được từ 1.8-3km, nhưng đó là ở bên ngoài ngôi nhà. Với các trường hợp ở trong nhà, thì rất hiếm gặp trường hợp sét có thể đánh ở vị trí đủ xa để gây hại, mặc dù sét vẫn có thể đi theo đường ống nước và dây điện nằm ở bên ngoài của ngôi nhà. Để xác định được việc sét có thể đi được bao xa và gây nguy hiểm, còn phải tuỳ thuộc vào độ mạnh của tia sét, độ ẩm của đất, và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, nếu sét đã đi vào nhà qua đường ống nước và nước trong nhà, và nếu bạn chạm vào nước thì rất có thể bạn cũng bị “sét đánh”.
-
Không che dù (ô che mưa) khi đi ngoài trời mưa
Ở Việt Nam, sét thường xuất hiện trong các cơn giông mùa hè. Theo nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới, có hoạt động giông sét mạnh. Mùa giông ở Việt Nam tương đối dài, số ngày giông trung bình 100 ngày mỗi năm và số giờ giông trung bình là 250 giờ một năm. Mỗi năm, Việt Nam hứng chịu tới hai triệu cú sét. Tần suất sét lớn hơn ở vùng núi, vùng trung du phía Bắc và đồng bằng Nam Bộ. Ở vùng núi, tuy sét xuất hiện nhiều hơn nhưng lại ít gây nguy hiểm vì có nhiều cây to là những vật dẫn điện tốt. Vùng trung du và đồng bằng có ít cây xanh nên người và gia súc dễ bị sét đánh trúng.
Khi đang ở ngoài trời, nếu không tìm được chỗ trú ẩn, phải tránh xa các cây cao, không đứng ở đỉnh đồi, không đứng ở các vùng đất trống trải, vứt bỏ các vật dụng kim loại trong người; cũng không đứng, ngồi cạnh cột điện, hoặc đường dây tải điện, vì đây cũng là những nơi dễ bị sét đánh hay dây điện bị đứt nên rất nguy hiểm. Đặc biệt khi trời mưa, đa số chúng ta đều có thói quen mang ô đi dưới trời mưa mà không hề hay biết rằng thói quen này cực kì tai hại khi trời có giông bão và sấm sét. Đặc biệt việc mang ô đi trời mưa ở các khu vực địa hình cao thì nguy cơ phải đối mặt với tử thần còn tăng lên gấp bội vì thế nếu thấy trời bắt đầu nổi giông bão hãy tìm nơi trú ẩn an toàn nhất cho mình thay vì sử dụng ô (dù) nhé.
-
Không thả diều khi trời sắp mưa
Bạn biết không chiếc diều chính là vật thí nghiệm quan trọng của nhà khoa học Benjamin Franklin để phát minh ra cột thu lôi, ông đã phải thả diều trong ngày mưa sấm sét mới có thể phát minh ra công trình vĩ đại này nhưng không phải ai cũng may mắn sống sót khi thực hiện hoạt động liều lĩnh trên như ông. Các nhà khoa học đã khuyến cáo việc thả diều khi trời mưa là việc làm cực kì nguy hiểm vì chúng là vật cản và có khả năng hấp thụ sét, đó là chưa kể tới việc muốn con diều của bạn bay cao thì phải thả ở những nơi đất trống, rộng - tọa điểm yêu thích của các cơn sét.
Một điều mà những người chơi diều chuyên nghiệp luôn thuộc nằm lòng là không bao giờ được thả diều lúc sắp mưa bão. Trên thực tế nhiều người chơi diều lại muốn tận dụng thời khắc gió thổi mạnh trước lúc mưa bão để đưa diều bay cao. Họ không biết rằng sét mang dòng điện khổng lồ, mạnh hơn bất cứ dòng điện nào, có thể tấn công con diều và cả người thả. Các nhà khoa học cảnh báo người thả diều trong lúc sắp mưa bão chẳng khác nào tự biến mình thành một cột thu lôi, gây nguy hiểm cho tính mạng của mình và những người xung quanh. -
Lắp đặt các thiết bị chống sét
Ngày nay mọi người càng có xu hướng xây nhà cao hơn, nhiều tầng hơn do diện tích chiều ngang ngày càng thu hẹp lại vì dân số không ngừng gia tăng. Các ngôi nhà cao tầng rất dễ bị sét đánh vì thế việc lắp đặt hệ thống chống sét, cột thu lôi là rất cần thiết để tránh thiệt hại tài sản cũng như nguy hiểm đến tính mạng người. Sét là một hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm, thường diễn ra vào mùa mưa bão, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, tính mạng con người. Vì vậy, việc lắp đặt các thiết bị chống sét cho nhà ở, khu chung cư, công ty, nhà xưởng là vô cùng cần thiết.
Thiết bị chống sét là những thiết bị được chế tạo từ các nguyên liệu đặc trưng chuyên dụng, có tác dụng phòng và chống những hậu quả do sét gây ra. Nếu không được lắp đặt hệ thống chống sét, khi bị sét đánh công trình sẽ bị phá hủy. Năng lượng sét sẽ truyền qua các vật dẫn điện như ống nước, dây điện, các thiết bị điện tử…và phá hủy chúng, gây cháy nổ, hỏa hoạn. Một hệ thống chống sét nói chung gồm 3 phần chính: Kim thu sét, hệ thống dây dẫn thoát sét và hệ thống tiếp địa.