Top 10 Cách tốt nhất cha mẹ có thể giúp con kiềm chế sự nóng giận

Hoai Nguyen 205 0 Báo lỗi

Người xưa thường nói "Cả giận mất khôn"- nóng giận chính là tính khiến con người trở nên hồ đồ và thậm chí gây ra những việc đáng tiếc. Với trẻ nhỏ, người lớn ... xem thêm...

  1. Làm cha mẹ, bạn không hề muốn nhìn thấy con cái mình lúc nào cũng cáu kỉnh, khó chịu. Vậy nên điều đầu tiên các phụ huynh nên nhớ trong việc giáo dục con cách kiểm soát các cảm xúc của bản thân chính là dạy con phân biệt được các cung bậc cảm xúc. Tức là, bạn hãy hướng dẫn và dạy cho con biết các trạng thái cảm xúc: vui, buồn, giận dữ, bực bội...là như thế nào.


    Nguyên nhân và cách điều chỉnh các cảm xúc đó sao cho người đối diện không thấy phiền lòng. Khi trẻ đã ý thức được việc nóng giận sẽ khiến người khác phiền toái và mệt mỏi thì bé sẽ biết tiết chế cũng như bộc lộ sự nóng giận đúng độ, đúng thời điểm, đúng cách.

    Cha mẹ cần dạy con cách phân biệt các trạng thái cảm xúc.
    Cha mẹ cần dạy con cách phân biệt các trạng thái cảm xúc.
    Dạy con phân biệt các trạng thái cảm xúc
    Dạy con phân biệt các trạng thái cảm xúc

  2. Để tránh sự nóng giận vô cớ, trẻ cần biết học cách nghe và lắng nghe mọi sự việc, tình huống trong giao tiếp hàng ngày. Cha mẹ hãy phân tích cho trẻ hiểu tác dụng của việc lắng nghe sẽ giúp con hiểu rõ ngọn ngành sự tình và tránh được những bực bội khó chịu.


    Tính kiên nhẫn và khả năng kiềm chế bản thân sẽ là nền tảng giúp trẻ trưởng thành và khôn lớn hơn. Và khi đó, con sẽ không cáu gắt mỗi khi gặp phải những tình huống bực dọc vô cớ.

    Khi biết cách lắng nghe, trẻ sẽ học được cách kiềm chế sự nóng giận.
    Khi biết cách lắng nghe, trẻ sẽ học được cách kiềm chế sự nóng giận.
    Dạy con cách lắng nghe
    Dạy con cách lắng nghe
  3. Trẻ em thường non kém trong kĩ năng sống, chính vì vậy khi gặp phải các tình huống hiểu lầm, khó chịu, trẻ dễ rơi vào trạng thái nóng giận. Bạn hãy cùng con thực hành một vài tình huống dễ gây nên sự bực bội bé gặp hàng ngày và giúp con cách xử lí các tình huống đó một cách lịch sự, hài hòa và vui vẻ nhất.


    Ví dụ, bạn chỉ cho trẻ cách giải quyết tình huống bạn cùng lớp mượn bài kiểm tra của con để copy trong khi con vẫn chưa hoàn thành mà thời gian làm bài sắp hết, hay tình huống bé đi xe bus đông người và có một hành khách cứ chen lấn giẫm vào chân con...Khi được trang bị các kĩ năng xử lí tình huống dễ gây nóng giận trong cuộc sống, trẻ sẽ dần tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân và dễ dàng phản ứng đúng mực, hài hòa.

    Cha mẹ có thể giúp con thực hành xử lí các tình huống dễ gây nóng giận.
    Cha mẹ có thể giúp con thực hành xử lí các tình huống dễ gây nóng giận.
    Dạy con cách xử lí các tình huống nóng giận
    Dạy con cách xử lí các tình huống nóng giận
  4. Cũng giống như bất kì phương pháp giáo dục nào khác, khi dạy trẻ cách kiềm chế sự nóng giận, cha mẹ cũng cần có các quy tắc riêng. Tức là, ngay từ đầu, bạn nên đưa ra cho con những việc con nên và không nên làm để giảm bớt hoặc triệt tiêu sự nóng giận.


    Bạn hãy giải thích cặn kẽ cho con hiểu rằng bất kì tình huống nào trong cuộc sống con gặp phải, sự bình tĩnh luôn là cách tối ưu giúp đầu óc con sáng suốt và quyết đoán hơn. Khi trẻ đã hiểu được dụng ý các quy tắc mà cha mẹ đặt ra, bé sẽ cố gắng học cách tiết chế các cảm xúc của bản thân, đặc biệt là sự nóng giận.

    Khi thực hiện các quy tắc riêng của cha mẹ, trẻ sẽ biết cách kiềm chế nóng giận.
    Khi thực hiện các quy tắc riêng của cha mẹ, trẻ sẽ biết cách kiềm chế nóng giận.
    Cha mẹ nên đưa ra các quy tắc riêng
    Cha mẹ nên đưa ra các quy tắc riêng
  5. Môi trường sống có tác dụng quyết định nên tính cách của mỗi con người. Nếu bạn muốn con cái luôn vui vẻ, gia đình ngập tràn tiếng cười và hạnh phúc thay cho sự bực bội, cáu kỉnh nóng giận thì bản thân bạn phải làm gương cho con.


    Khi thấy cha mẹ biết cách kiềm chế nóng giận và hiểu được sự bực bội chỉ khiến cho không khí gia đình thêm nặng nề, u ám, trẻ sẽ biết cách kiềm chế giống cha mẹ. Hãy ghi nhớ rằng, bạn chính là tấm gương để con cái học tập và noi theo, chính vì vậy cha mẹ nên khéo léo, tinh tế và tránh nổi cáu vô lí với trẻ.

    Cha mẹ không nên nổi cáu trước mặt con cái.
    Cha mẹ không nên nổi cáu trước mặt con cái.
    Cha mẹ cần làm gương
    Cha mẹ cần làm gương
  6. Trước khi dạy con cách kiềm chế cảm xúc, mẹ hãy tìm cách giúp con nói ra nguồn gốc sự tức giận. Đối với nhiều đứa trẻ, việc kể cho ai đó về sự tức giận của mình có thể giúp trẻ bình tĩnh lại và quên đi. Vậy còn, nếu trẻ đang giận mẹ thì sao? Lúc này mẹ hãy nhẹ nhàng gợi ý rằng trẻ có thể nói chuyện với bố, với gấu bông hoặc có thể là chú thú cưng trong nhà. Qua đó, không chỉ trẻ được giải tỏa cảm xúc mà mẹ cũng sẽ hiểu hơn về tâm lý của con, và biết cách rút kinh nghiệm trong từng tình huống cụ thể.


    Điều này giúp phát triển kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Khi hiểu được nguyên nhân gây ra sự giận dữ, mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích cho trẻ hiểu, và nói với trẻ những cách để tránh những cuộc xung đột tiềm ẩn một cách thông minh nhất.

    Giúp trẻ nói ra nguyên nhân của sự tức giận
    Giúp trẻ nói ra nguyên nhân của sự tức giận
    Giúp trẻ nói ra nguyên nhân của sự tức giận
    Giúp trẻ nói ra nguyên nhân của sự tức giận
  7. Khi cảm xúc bộc phát mạnh mẽ, nhiều trẻ thường ăn vạ. Trẻ nghĩ rằng đó là cách hiệu quả nhất để bố mẹ đáp ứng nhu cầu của mình. Tuy nhiên, cha mẹ phải học cách đối phó thay vì nhượng bộ hay nuông chiều theo mong muốn của con. Dạy dỗ thường xuyên để con bạn hiểu rằng chúng không được quá quấy phá hay hỗn hào.


    Nếu con bạn phá luật, bạn nên phạt chúng. Phạt úp mặt vào tường hoặc tước đi đặc quyền là hai phương pháp phạt con hiệu quả. Nếu con bạn tức giận đập vỡ thứ gì, hãy bảo con làm sửa nó hoặc làm việc nhà để kiếm tiền sửa đồ. Đừng trao lại đặc quyền cho con nếu con chưa khắc phục hậu quả.

    Phạt con khi cần thiết
    Phạt con khi cần thiết
    Phạt con khi cần thiết
    Phạt con khi cần thiết
  8. Tất nhiên, khi một đứa trẻ đang trong cơn giận dữ tột độ rất khó để tìm thấy sự hài hước. Nhưng nó không phải là không thể. Trên thực tế, bố mẹ vẫn có thể tận dụng sự hài hước. Đầu tiên, bố mẹ phải tìm gốc rễ của vấn đề thừa nhận một thực tế rằng, nhiều khi bất đồng quan điểm là do những hiểu lầm khá ngớ ngẩn.


    Hãy chỉ ra điều này một cách nhẹ nhàng nhất và hài hước để giúp bé giải tỏa căng thẳng. Óc khôi hài là một “công cụ” quan trọng để nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc.

    Dùng sự hài hước
    Dùng sự hài hước
    Dùng sự hài hước
    Dùng sự hài hước
  9. Hãy dạy con bạn phải làm gì khi bắt đầu cảm thấy giận dữ. Hãy dạy con cách kiềm chế cơn giận, đừng để con ném đồ đạc hay đánh em mình.Khuyến khích con cái tự ‘giải lao’ khi bực bội, hặn con là con có thể vào phòng mình để bình tĩnh lại khi bắt đầu thấy bực. Khuyến khích con tô màu, đọc sách, hoặc làm các hoạt động khác để bình tĩnh lại.

    Các bậc phụ huynh có thể tạo một “bộ đồ nghề giữ bình tĩnh”, bao gồm những quyển sách tô màu và màu vẽ, một quyển sách hài hước, những miếng dán xinh xắn, một món đồ chơi quen thuộc hay một lọ nước hoa dịu nhẹ. Và khi bé giận dữ, bạn có thể nói: “Đi lấy bộ đồ nghề giữ bình tĩnh của con nào”, khuyến khích trẻ con tự kiềm chế bản thân mình.

    Lập kế hoạch giúp con bình tĩnh lại
    Lập kế hoạch giúp con bình tĩnh lại
    Lập kế hoạch giúp con bình tĩnh lại
    Lập kế hoạch giúp con bình tĩnh lại
  10. Nhiệt kế tức giận là công cụ giúp trẻ em nhận ra chúng đang giận dữ quá mức. Vẽ một nhiệt kế lớn trên một tờ giấy. Số 0 ở dưới cùng và điền vào các số cho đến 10 ở trên đỉnh nhiệt kế.


    Mức 0 có nghĩa là ‘không tức giận’, mức 5 là ‘mức tức giận trung bình’, và mức 10 là ‘giận hơn bao giờ hết’. Giải thích với con bạn về những ngôn ngữ cơ thể ứng với từng mức độ trên nhiệt kế. Con sẽ mỉm cười ở mức 0, làm mặt giận dữ ở mức 5 và tới mức 10, con có thể trở thành ‘quái vật giận dữ’.


    Giải thích với con về biểu hiện cơ thể khi con thấy giận. Con cảm thấy nóng mặt ở mức hai, hay nắm tay thành nắm đấm ở mức 7. Và khi trẻ con nhận biết được những dấu hiệu ấy, chúng sẽ tự hiểu mình cần phải bình tĩnh lại trước khi mức độ giận dữ chạm ngưỡng 10. Treo nhiệt kế tức giận ở một địa điểm dễ thấy và hỏi trẻ: “Hôm nay con giận tới mức nào?”

    Tạo một nhiệt kế đo mức tức giận
    Tạo một nhiệt kế đo mức tức giận
    Tạo một nhiệt kế đo mức tức giận
    Tạo một nhiệt kế đo mức tức giận




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy